BÀI BÁO CÁO NHÓM 8
Thành viên nhóm
1. Thạch Sách
2. Thạch Phiếp
3. Nguyễn Thị Bé Hồng
4. Nguyễn Thị Yến Phi
5. Nguyễn Thị Thùy Linh
6. Nguyễn Thị Tiện

Chủ đề:
Tạo động lực cho người giáo viên
Tiểu học
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Bên cạnh sự yêu nghề và tâm huyết với nghề thì giáo viên hiện nay đang chịu nhiều áp lực từ nhà trường đến các mối quan hệ xã hội, lo lắng từ ổn định công việc, biên chế đến thu nhập đời sống… Chưa bao giờ áp lực giáo viên lớn, sự bất an trong giáo dục cao như hiện nay”. Theo nhận định của nhiều chuyên gia tại hội thảo Áp lực lao động nghề nghiệp của nhà giáo phổ thông hiện nay.

Bên cạnh đó Giáo dục và Đào tạo không ngừng thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Để chương trình triển khai có hiệu quả, đáp ứng việc dạy học theo hướng tích cực thì đội ngũ giáo viên cần phải có đủ năng lực. Song song đó, sự động viên khích lệ sẽ giúp các nhà giáo gắn bó hơn với nghề.
Một số hoạt động học tập và vui chơi của Trường Tiểu học Hiếu Trung A
II. Nội dung
1.Khái niệm
Động lực là các yếu tố bên trong thúc đẩy cá nhân làm việc nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
Động lực được tạo ra trong quá trình sống và học tập.
Vậy khi có động lực sẽ giúp người giáo viên kiên trì, phấn đấu, tâm huyết với nghề và luôn học hỏi nâng cao trình độ ,…
2. Hiện trạng
- Giáo viên hiện nay luôn lo lắng cho số phận của mình sẽ ra sao, sẽ đi về đâu… Sự kiện giáo viên mất việc ở huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), Thanh Oai (Hà Nội) là những nổi lo lắng của giáo viên.
- Không chỉ công việc giảng dạy kiến thức, giáo viên phải chịu áp lực trước dư luận. Nhiều phụ huynh còn tỏ thái độ không phối hợp cùng giáo viên trong việc dạy dỗ con em mình, thậm chí nhiều phụ huynh còn gây áp lực cho giáo viên khi bí mật cài camera vào lớp học,….
Trường Tiểu học ở Long An nơi xảy ra vụ việc bức xúc phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối.
Giáo viên phải chịu mọi áp lực từ cơ chế quản lý nhà nước, trong dạy và học, trong các mối quan hệ… Những chỉ tiêu khủng khiếp về bệnh thành tích, về chỉ tiêu như 100% lên lớp thẳng, chất lượng bộ môn 100%, duy trì sĩ số 100%, bảo hiểm y tế 100%,….

- Tiền lương bấp bênh dẫn đến việc giáo viên bỏ nghề phải tìm một nghề khác để có cuộc sống tốt hơn mặc dù bản thân là một giáo viên giỏi, nhiệt huyết với nghề.
3.Nguyên nhân
3 yếu tố quan trọng làm hạn chế động lực làm việc của giáo viên là:







Điều kiện làm việc
Sự ổn định trong công việc
Điều kiện sống
Trong những năm vừa qua, cơ sở vật chất trường, lớp đã có những bước cải thiện đáng kể. Song ở một số nơi, các trường học vẫn thiếu trang thiết bị dạy học như: máy chiếu, máy tính, tranh ảnh minh họa, thiết bị thí nghiệm... để thuận lợi cho đội ngũ giáo viên thực thi nhiệm vụ. Công tác bồi dưỡng giáo viên còn chưa hiệu quả.
- Bên cạnh đó, nhiều hoạt động giáo dục lồng ghép, thanh tra, kiểm tra, dạy chuyên đề, tập huấn, các cuộc thi, kiêm nhiệm các công việc khác trong trường nên khiến giáo viên cảm thấy quá tải, mệt mỏi…
- Lối dạy học hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là cung cấp kiến thức dẫn đến tình trạng chạy theo điểm số, thi cử, thành tích và các chỉ tiêu thi đua. Nhà trường, phụ huynh, học sinh đặt áp lực lên giáo viên và chính giáo viên cũng tự tạo ra áp lực cho chính mình.
Liên quan đến sự ổn định trong công việc, hiện có nhiều giáo viên phải chấp nhận kí hợp đồng với trường, hoặc huyện để chờ cơ hội vào biên chế. Nhiều trường hợp cống hiến 5 năm, 10 năm vẫn không được tuyển dụng biên chế chính thức nên khiến giáo viên có tâm lí bất an, luôn lo lắng bị dừng hợp đồng bất cứ lúc nào. Điều này làm cho họ không thể toàn tâm, toàn ý đầu tư cho sự nghiệp trồng người.
Đời sống vật chất của giáo viên các cấp học ở nhiều địa phương còn khó khăn so với mức sống chung của xã hội. Ngoài lương hàng tháng, một bộ phận không nhỏ giáo viên không có nguồn thu nào khác. Điều kiện sinh sống của các giáo viên vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập.
4. Hậu quả
- Hiện tượng giáo viên xin nghỉ việc không chỉ năm học này mới diễn ra, bởi thời gian qua đã có rất nhiều giáo viên vì thu nhập thấp, không chăm lo được cho gia đình, chăm sóc con cái mà đã bất đắc dĩ nộp đơn xin nghỉ việc như một “trào lưu”, dù rằng nhiều người đã trở thành viên chức, có thời gian công tác lâu năm…
- Hồ sơ sổ sách ngày càng nhiều, nhiều cuộc họp đươc triển khai với nhiều công văn,công việc…khiến giáo viên sợ họp và sợ hồ sơ sổ sách.
- Áp lực công việc khiến giáo viên không tha thiết với nghề dẫn đến chất lượng dạy học chưa đạt được kết quả cao nhất.
- Do tiền lương bấp bênh nên bản thân giáo viên phải tìm kiếm thêm những việc làm ở ngoai
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Giải pháp:
- Cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ tài chính để giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cũng như tích cực thi nâng hạng cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
- Các chính sách khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ; những hoạt động tại cộng đồng và các trường học cũng góp phần tăng cường sự gắn bó, say mê của giáo viên đối với công việc; thúc đẩy giáo viên làm việc nhiệt tình, chủ động, sáng tạo và tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
- Ngoài lương, phụ cấp,tiền thưởng cần quan tâm đến phúc lợi cho giáo viên để họ không phải ái ngại mỗi khi các ngày lễ, tết đến.
- Bên cạnh chăm lo đời sống vật chất thì cũng cần chú ý tới đời sống tinh thần cho giáo viên thông qua những hoạt động tham quan, giao lưu để làm giàu thêm vốn sống, tri thức cho các kĩ sư tâm hồn
- Tạo môi trường làm việc tích cực còn thể hiện qua tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, được trao đổi, bàn bạc công khai các hoạt động của trường học; hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sắp xếp thời gian giảng dạy hợp lí, tạo môi trường cảnh quan sư phạm thân thiện...
Bên cạnh đó bản thân giáo viên cũng cần:
- Phải biết cách vượt qua áp lực bằng khả năng sẵn có của mình. Những quy định, những chuẩn đánh giá mà cấp trên đưa ra, chúng ta xem mình đã đáp ứng tới mức nào; còn những mức nào chưa đạt thì cần phấn đấu để đạt bằng được. Không buông xuôi kiểu “nước chảy bèo trôi” hoặc tỏ thái độ thờ ơ, chán nản. 
- Luôn tin yêu và gắn bó với nghề, thương yêu học trò bằng tấm lòng bao dung, độ lượng; biết chia sẻ, lắng nghe và biết cách tha thứ nếu HS có lỗi lầm… Giá trị của một người thầy luôn được soi rọi qua những phẩm cách cơ bản này. “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”.
Không ngừng tự học, tự rèn luyện, sáng tạo trong giảng dạy để nâng cao chất lượng truyền thụ kiến thức. Người thầy phải luôn tự làm mới mình qua từng bài giảng, với từng đối tượng khác nhau để thể hiện tài năng, sự cố gắng của mình. Làm mới bài dạy hàng ngày là nhu cầu của HS, là yêu cầu của việc truyền thụ. Một khi chúng ta có sự năng động thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và luôn gặp nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc.
Cùng với mọi người, ra sức xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết; giúp đỡ lẫn nhau trong giảng dạy, trong sinh hoạt và cùng tháo gỡ những vướng mắc gặp phải như cách xử lý những tình huống sư phạm thường gặp… Có tinh thần đoàn kết mới có sức mạnh và có sự đoàn kết thì mới tạo được niềm tin của HS, của phụ huynh, của xã hội…
2. Kết luận
Tạo động lực lao động giúp cho người cán bộ, giáo viên có thể tự hoàn thiện mình. Khi có động lực trong lao động, người cán bộ giáo viên sẽ nỗ lực hơn để lao động học hỏi, đúc kết được những kinh nghiệm trong công việc, nâng cao kiến thức, trình độ để tự hoàn thiện mình. Việc tạo động lực kích thích lao động làm việc có tác dụng gắn kết giữa các cán bộ giáo viên với cơ quan, trường học để giữ được cán bộ giáo viên giỏi. Điều này giúp tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tâm của các cán bộ giáo viên trong cơ quan trường học; Giảm thời gian chi phí tuyển và đào tạo các bộ giáo viên mới. Đó là nền tảng để tăng quy mô đào tạo nâng cao chất lượng và cải thiện đời sống người cán bộ, giáo viên”.
Rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của quý thầy cô
nguon VI OLET