PHÒNG GD - ĐT HUYỆN VŨ THƯ
TRƯỜNG THCS MINH QUANG
B�I GI?NG ELEARNING
Đất và người Thái Bình
Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Thảo
I. Vị trí địa lí
Diện tích 1.570 km
Dân số 1.788.400 người
2
Các em hãy quan sát bản đồ và
cho biết tỉnh Thái Bình tiếp giáp với
những tỉnh nào?
Đất và người Thái Bình
2
- Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh
Hải Dương và Hải Phòng.
- Phía đông giáp Biển đông
- Phía tây và tây bắc giáp Hà Nam và
Hưng Yên.
- Phía nam giáp Nam Định.
I. Vị trí địa lí
Đất và người Thái Bình
Hải Dương
Hải Phòng
Hưng Yên
Hà nam
Nam Định
B
I

N
Quá trinh hình
thành vùng đất
Thái Bình
Đất và người Thái Bình
Vùng đất Thái Bình có cách đây trên 2000 năm do quá trình biển lùi và sự lắng đọng của phù sa sông Hồng.
Ngày 21 tháng 3 năm 1890 tỉnh Thái bình được chính thức thành lập.
Hiện nay Thái bình gồm 01 thành phố và 07 huyện:
- Thành phố Thái Bình
- Huyện Đông Hưng
- Huyện Hưng Hà
- Huyện Kiến Xương
- Huyện Quỳnh Phụ
- Huyện Tiền Hải
- Huyện Thái Thụy
- Huyện Vũ Thư

Đất và người Thái Bình
Quỳnh Phụ
Hưng Hà
Đông Hưng
Thái Thụy
Kiến Xương
Tiền Hải
Thành
Phố

Thư
Bài tập:
Em hãy cho biết hiện nay Thái Bình gồm bao nhiêu huyện thị?
A. 1 thành phố 4 huyện.
B. 1 thành phố 5 huyện.
C. 1 thành phố 6 huyện.
D. 1 thành phố 7 huyện.
D
Đất và người Thái Bình
II. Những
danh nhân
tiêu biểu
Đất và người Thái Bình
Câu hỏi:
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tỉnh ta có những danh nhân
tiêu biểu nào?
Đáp án:
1. Nguyễn Đức Cảnh (1908 -1932). Quê Diêm Điền - Thái Thụy
2. Nguyễn Thị Chiên (1930). Tán Thuật - Kiến Xương.
3. Phạm Tuân (1947). Quốc Tuấn - Kiến Xương.
4. Tạ Quốc Luật . Thụy Hải - Thái Thụy.
5. Bùi Quang Thận. Thụy Xuân - Thái Thụy.
6. Vũ Ngọc Nhạ (1928). Vũ Hội - Vũ Thư.
7. Đặng Đình Khanh. Xuân Hòa - Vũ Thư.
Và còn rất nhiều những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động...
Đất và người Thái Bình
III. Những di tích lịch sử
Đất và người Thái Bình

Di tích cấp quốc gia tiêu biểu
1. Chùa Keo
2. Chùa Đoan túc TP Thái Bình
3. Đền Tiên La huyện Hưng Hà
4. Đền Đồng Bằng huyện Quỳnh Phụ
5. Khu lưu niệm Bác Hồ huyện Vũ Thư.
6. Từ đường lăng mộ nhà bác học Lê Quý Đôn.
7. Đền Quốc Mẫu, Lăng đình thờ thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc Mẫu
Trần Thị Dung
8. Khu lưu niệm lăng mộ Nguyễn Đức Cảnh.
...
Đền Tiên La
Đền Đồng Bằng
Nhà thờ và lăng mộ Lê Quý Đôn
Đền Trần
Theo các nghiên cứu từ Ban Quản lý di tích tỉnh, chùa Keo hiện tồn được xây dựng cách đây tròn 380 năm (1632). Song nguồn gốc xa xưa là từ một ngôi chùa tên Nghiêm Quang tự, được xây dựng trên đất làng Keo vào năm Tân Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời Lý Thánh Tông. Tháng 3 năm Đinh Hợi niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông, chùa Nghiêm Quang được đổi là chùa Thần Quang”.
“Đến năm Tân Hợi (1611), gặp lúc tang thương, nước sông lũ lụt dâng đầy, đến nỗi ngôi chùa trôi dạt”. Từ đấy dân ấp Keo cũ phải dời đi 2 nơi, một chuyển về Đông Nam hữu ngạn sông Hồng (thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nay), một chuyển sang tả ngạn sông Hồng về phía Đông Bắc (được gọi là Dũng Nhuệ sau đổi là Dũng Mỹ, Hùng Mỹ, Dũng Nghĩa – bây giờ thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
1.Lịch sử chùa Keo
Sau sự kiện lũ lụt năm 1611 và sự kiện chuyển cư, làng Keo được chia làm hai làng, và sau đó cả hai làng đều xây dựng lại chùa và đều gọi theo tên Nôm là “Chùa Keo” - một là Chùa Keo Nam Định, một là Chùa Keo Thái Bình. Ngoài tên gọi theo địa danh “Thái Bình”, “Nam Định”, dân gian còn gọi Chùa Keo Thái  Bình là Keo trên, Chùa Keo Nam Định là Keo dưới. Cách gọi này là gọi theo dòng chảy thượng - hạ của sông Hồng, phía thượng nguồn là “Keo Thái Bình”, phía hạ nguồn là “Keo Nam Định”.
Chùa Keo Thái Bình được xây dựng vào năm 1632, có tên chữ là Thần Quang Tự, và hiện tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Cụ thể, căn cứ vào văn bia chùa Keo Thái Bình thì chùa Keo do một vị quan lớn thời Lê - Trịnh đứng ra khởi công xây dựng lại, đó là quận công Hoàng Nhân Dũng ở làng Tứ Quán, phủ Hải Thanh. Vì lúc bấy giờ đang có cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn nên chúa Trịnh chỉ cấp cho nhà chùa 100 cây gỗ lim, còn tất cả vật liệu khác đều do nhân dân tự đóng góp. Chính vì vậy, Hoàng Nhân Dũng đã phải mất 19 năm ròng đi vận động quyên góp (1611-1630), đến tháng 7-1630 ông đã mời được 42 hiệp thợ và khởi công công trình. Công trình xây dựng trong vòng 28 tháng thì hoàn thành, Chùa Keo đã được khánh thành tháng 11-1632.
Chùa Keo
Chùa Keo
Khánh thành Tháng 11 năm 1632
Có tên chữ là Thần Quang Tự.
Thuộc Làng Keo xã Duy Nhất
huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình
diện tích toàn khu kiến trúc rộng 28 mẫu (100.800m2), bề ngang dài gần 500 mét, chiều sâu khoảng 200 mét. Theo bản đồ địa chính xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư thì khu di tích chùa Keo hiện nay có diện tích 40.907,9m2, đường giao thông nội tự (đường rước kiệu) có diện tích 654 m2. Tổng diện tích 41.561,9m2.
Theo Ban tổ chức lễ hội, hội chùa Keo Thái Bình được tổ chức mỗi năm 2 lần. Hội xuân được tổ chức vào mùng 4 Tết Nguyên đán và hội thu được tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch.
Tại hội xuân năm nay, ngoài các nghi lễ thông thường, trong hội còn có nhiều trò chơi cổ truyền đặc sắc, đặc trưng của cư dân nông nghiệp như thi nấu cơm, thi ném pháo, thi bắt vịt... Trong đó, thi nấu cơm được coi là hoạt động trung tâm của hội.
Đến dự hội, du khách còn được thưởng thức các đặc sản của vùng “quê lúa” Thái Bình như cốm, bánh gạo, bánh đa vừng...
Ước tính, trong buổi sáng nay đã có gần 1 vạn người từ khắp nơi đến đi lễ và dự hội chùa Keo.
2.Các hoạt động văn hóa trong lễ hội
Đất và người Thái Bình
Lễ hội Chùa Keo.
ngày 13 tháng 9
năm 2014
Thái Bình quê hương của các bậc tiền nhân, những con người qua các thời đại đã từng góp sức mình làm rạng ngời thêm trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Thái Bình có một nền văn hóa mang đậm những nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ; nơi đây là nôi sinh ra nhiều những loại hình nghệ thuật độc đáo đó là những làn điệu hát Chèo và nghệ thuật múa Rối nước.
Là nơi có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia.
Vậy là những người con của quê lúa Thái bình chúng ta phải làm gì để giữ gìn và
phát huy những bản sắc tốt đẹp đó?
Tổ chức các hoạt động và khuyến khích cán bộ, giáo viên, học sinh nghiên cứu truyền thống lịch sử, tuyên truyền, giới thiệu các khu ditích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
Lồng ghép giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá trong các môn học chính khóa (lịch sử, địa lý, văn học , âm nhạc, mỹ thuật,…) và các hoạt động ngoại khoá, giới thiệu trò chơi, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian (phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và lứa tuổi học sinh).
Tổ chức các hoạt động đặc biệt cho giáo viên và học sinh đến chăm sóc di tích, tuyên truyền giáo dục truyền thống, tổ chức các cuộc thi như: “Hành trình theo chân những danh nhân văn hoá đất nước”, “Tìm hiểu lịch sử hình thành di tích tại địa phương”, …
- Phát động các phong trào: “Trường em và di tích cùng xanh, sạch, đẹp”.
Đất và người Thái Bình
Và ngay từ bây giờ cô mong tất cả các em. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ hãy ra sức học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi. Duy trì, bảo vệ, chăm sóc và phát huy tốt nhưng di sản văn hóa mà ông cha ta đã để lại.Xứng đáng với quê hương anh hùng của một dân tộc anh hùng.
PHÒNG GD - ĐT HUYỆN VŨ THƯ
TRƯỜNG THCS MINH QUANG
Tiết học kết thúc
xin được kính chúc sức khỏe
các vị đại biểu, các thầy cô giáo
cùng tất cả các em.
nguon VI OLET