BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ MÀU Ở PHÂN MÔN VẼ TRANH ĐỀ TÀI BẬC THCS
 

Trần Văn Đông
I.Đặt vấn đề.

- Mĩ thuật là môn học của năng khiếu nên việc dạy học mĩ thuật cũng đòi hỏi dạy phải có nghệ thuật cao.
- Đối với mỗi phân môn giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp và cách truyền thụ riêng thì mới đạt hiệu quả.
-Vẽ tranh đề tài là một trong bốn phân môn có vị trí rất quan trọng trong môn mĩ thuật THCS vì nó ảnh hưởng và liên quan đến tất cả các phân môn còn lại.
-Là giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật điều này làm tôi suy nghĩ và băn khoăn rất nhiều! Từ đó tôi lựa chọn giải pháp, “Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh vẽ màu ở phân môn vẽ tranh đề tài bậc THCS”
II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu

- Đa số học sinh tiến hành bài vẽ màu chưa nắm được yêu cầu cơ bản của một bức tranh: Vẽ cần có mảng, có hình, có đậm, có nhạt, có hòa sắc chung. Vì vậy khi vẽ các em chưa thể hiện những mảng màu làm cho bài vẽ rời rạc về hình, về bố cục và cuối cùng là bài vẽ không đảm bảo yêu cầu. (khiến người xem không có cảm xúc và cho rằng bài vẽ đang giữa chừng )
2.1 Thực trạng thứ nhất:

- Học sinh THCS thường dùng màu sáp và màu bút lông để vẽ màu cho bài, thường vẽ theo ý thích của mình là nhặt được bút màu nào thì vẽ lên bài màu đó, ít suy nghĩ về cách dùng màu như thế nào để có hiệu quả.
2.2 Thực trạng thứ hai:

-Màu sắc là yêu cầu rất quan trọng trong hội họa, nhưng khi học sinh vẽ chỉ bám theo màu sắc của thiên nhiên, của sự vật để vẽ, mà chưa đi sâu khai thác vào sự chiếu sáng của ánh sáng nó đã tạo nên sự tương quan về hòa sắc. Điều này làm cho bài vẽ trở nên khô cứng, thiếu sinh động và sáng tạo, làm mất đi tính nghệ thuật cho tranh vẽ.
2.3. Thực trạng thứ ba:
- Màu sắc của tranh là yếu tố thu hút mạnh đến thị giác của người xem tranh. Một số học sinh có cách nhìn màu rất tốt, sự cảm thụ màu rất nhạy cảm (theo hướng chủ định) các em biết cách pha màu, chồng màu, kéo màu từ mảng chính ra xung quanh một cách hợp lý, làm nổi bật trọng tâm của bài vẽ nhưng vẫn tạo ra sự hài hòa màu sắc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều em chưa thể hiện được độ đậm nhạt làm cho bức tranh trở nên đều đều, màu sắc dàn trải, không tạo được chiều sâu của bức tranh, tranh của các em còn mang đậm tính chất trang trí.
2.4.Thực trạng thứ bốn:
- Học sinh vẽ màu chưa biết tạo ra lớp cảnh cho hợp lý trong tranh vẽ đề tài phong cảnh. Màu sắc trong các lớp cảnh phải phù hợp với không gian xa -gần theo phối cảnh. Các em chưa chú ý về độ đậm nhạt để diễn tả các lớp cảnh tạo chiều sâu của bức tranh.
2.5. Thực trạng thứ năm:
III.Giải pháp:

3.1- Giải pháp thứ nhất
*Để giải quyết thực trạng thứ nhất tôi cần giải thích cho học sinh biết:

- Khi ánh sáng chiếu vào vật làm cho sự phản xạ và phản quang sẽ biến đổi màu sắc của chúng, cũng như cần lấy chiều hướng ánh sáng chiếu vào tranh làm cho điểm chính của tranh sáng nổi bật thu hút thị giác người xem để chú ý vào nội dung tranh
Bài vẽ của học sinh chưa đạt yêu cầu cơ bản về mảng màu, đậm nhạt, hoà sắc chung của bức tranh.

( Bức tranh này đã giải quyết được hạn chế thực trạng thứ nhất )
Khi ánh sáng chiếu lên áo, lên người kéo xe đã làm thay đổi màu sắc. Nên khi vẽ ngoài hình tượng chính của tranh cần vẽ màu phía trước nổi bậc, vẽ màu các phần còn lại cho kín mặt tranh, tạo được chiều sâu của bức tranh.
3.2- Giải pháp thứ hai

-Tôi yêu cầu học sinh vẽ phải có trọng tâm, có gam màu chủ đạo, màu trong tranh thế nào là maøu ñeïp mặc dù các em đã biết khái niệm cơ bản về màu. Tôi cho hoïc sinh xem moät soá böùc tranh cuûa caùc hoïa syõ noåi tieáng vaø cuûa caùc baïn hoïc sinh cuøng löùa tuoåi vôùi caùc em. Daãn daét caùc em ñi saâu vaøo phaân tích maøu trong caùc taùc phaåm ñeå thaáy ñöôïc maøu ñeïp, vaø so saùnh veà maøu saéc trong moãi böùc tranh ñeå cuûng coá kieán thöùc veà gam maøu, toâng maøu, maøu töông phaûn và điểm chính trong tranh.
Bài vẽ chưa có trọng tâm, chưa có gam màu chủ đạo
Bức tranh đã tạo được gam màu chủ đạo, thể hiện được không khí, được mảng )
-Trong bài này nội dung là vẽ về chú bộ đội, không gian là đầu làng một vùng quê, thời gian là một buổi chiều, không khí rất vui mừng. Khi vẽ các em phải vẽ màu hình ảnh chú bộ đội trước. Vì đó là hình ảnh chính nói lên nội dung của tranh, thời gian là một buổi chiều mùa hè nên gam màu thường là nóng nó phù hợp hơn với không khí đó.
-Tôi cố gắng tạo không khí vui vẻ, thoả mái, đưa học sinh ra khỏi căng thẳng của các môn học khác.
-Luôn giúp các em tự tin hơn và có sự giao tiếp gần gũi với học sinh. Đồng thời tôi đưa ra bức tranh đẹp về màu sắc và các bức tranh chưa đẹp để học sinh so sánh. Các em biết tạo sao bài vẽ chưa đẹp, vì đặt màu chưa hợp lý, màu còn bẩn , xỉn, màu quá nóng, quá lạnh.
3.3- Giải pháp thứ ba
(Bài vẽ màu mang tính tả, kể liệt kê sự vật, bám theo màu thiên nhiên)
(Bài vẽ màu sắc của học sinh đã thể hiện cảm xúc người vẽ ở sự chuyển màu và độ đậm nhạt)
Cho học sinh xem bức tranh dưới đây và giải thích học sinh thấy người vẽ thể hiện nội dung tranh là “một buổi chợ xổm họp chiều mùa hè ”, chợ ế ẩm, người bán nhiều hơn người mua . Người vẽ chủ động sử dụng gam màu nóng với gam màu chủ đạo là vàng cam, bầu trời cam trắng, cành cây, mái lều vàng cam, mái nhà cam vàng . Đặc biệt là vách ngôi nhà hoang người vẽ thể hiện mảng màu sáng trắng có sự tương tác của màu vàng , màu cam đã thu hút mạnh thị giác người xem, nó lột tả được sự trống vắng. Bức tranh làm cho người xem cảm giác người bán nóng lòng chờ đợi sự may máy trong một buổi chợ chiều ế ẩm .
- Giải quyết được vấn đề này thì khi hướng dẫn học sinh vẽ màu cho tranh tôi cần gợi ý cho học sinh tạo được độ đậm nhạt để gợi lên xa - gần, sáng- tối trong tranh, phải tìm ra được sự hòa hợp và sinh động giữa các màu trong bức tranh . Người vẽ phải biết pha màu, chồng màu và kéo màu từ mảng chính ra xung quanh một cách hợp lý để tạo hòa sắc chung của bài. Xác định đâu là điểm chính tranh thu hút thị giác người xem
- Giáo viên đưa các bức tranh của họa sĩ phân tích cho học sinh xem về gam màu, độ đậm nhạt, trọng tâm tranh, vì sao mảng hình này họa sĩ vẽ tối, mảng hình kia vẽ sáng, mục đích của họa sĩ để làm gì? Đồng thời đưa các bức tranh của các em học sinh vẽ còn thiếu sót về đậm nhạt, về gam màu phân tích học sinh thấy và hướng khắc phục như thế nào để đạt hiệu quả .
3.4 - Giải pháp thứ bốn











( Bức tranh mang đậm tính chất trang trí, chưa diễn tả được cảm xúc )
( Tông màu chủ đạo vàng nâu cô banh)
( Chưa có tông màu chủ đạo )
-Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý diễn tả màu ở lớp chính để làm nổi bật trọng tâm bài vẽ, màu ở lớp giữa tạo ra sự thăng bằng thường là hòa sắc trung gian và màu ở lớp sau tạo ra chiều sâu của tranh thường là nhạt kết hợp với nhấn đậm và đẩy sâu không gian. Để đạt được hiệu quả sâu, xa của không gian đòi hỏi người vẽ có kỹ thuật nhấn màu, kéo màu một cách khéo léo và tinh tế.
3.5- Giải pháp thứ năm
(Tranh chưa tạo ra lớp cảnh, chiều sâu không gian) (Tranh có chiều sâu không gian)
Khi áp dụng nhóm giải pháp trên bản thân tôi nhận thấy:
- Kết quả bài vẽ của học sinh tốt hơn, có trọng tâm hơn, mang yếu tố nghệ thuật cao.
- Làm giảm đi sự khó khăn của giáo viên khi hướng dẫn học sinh vẽ màu trong tranh đề tài.
- Chất lượng của giờ dạy được cải thiện đáng kể, niềm đam mê hội họa ở hs được kích hoạt.
- Dưới đây là minh họa cụ thể tính khả thi của đề tài.

IV.Hiệu quả:

- Để áp dụng những giải pháp mới này một cách hiệu quả, đòi hỏi sự chuẩn bị rất chu đáo của giáo viên trong mỗi tiết dạy: như tranh vẽ của họa sĩ, tranh của học sinh năm trước vẽ cùng một đề tài , giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở cho nhiều đối tượng trong cùng một lớp
+ Làm và sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng mục đích, đúng lúc, có chất lượng và đạt hiệu quả cao.
+ Việc đầu tiên tôi cần nghiên cứu nội dung chủ yếu của các kỹ năng
+ Sự thể hiện của các kỹ năng qua các loại bài Mĩ thuật
+ Tìm ra những kỹ năng được phát triển thuận lợi, những kỹ năng còn hạn chế
+ Cách khắc phục những kỹ năng còn hạn chế
+ Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các bài học nhằm phát triển các kỹ năng
+ Chọn ra một số kỹ năng cơ bản làm nền tảng cho các kỹ năng khác phát triển.
V. Kết luận

-Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng để nâng cao chất lượng của bộ môn tại cơ sở, rất mong quý thầy cô góp ý để tôi có cơ hội trau dồi thêm chuyên môn.
nguon VI OLET