Mẹ Tơm( bà Nguyễn Thị Quyển)- Người mẹ nghèo nuôi giấu cán bộ cách mạng
Nhà thơ Tố Hữu về thăm lại Mẹ Tơm (ảnh tư liệu).
http://kienthuc.net.vn/SP/Print.aspx?NewsID=854352
Mẹ Tơm( bà Nguyễn Thị Quyển)- Người mẹ nghèo nuôi giấu cán bộ cách mạng
Mẹ Tơm và chiếc váy đụp trăm miếng vá
( Nguồn: http://kienthuc.net.vn/SP/Print.aspx?NewsID=854352 ).
Mảnh đất Đông Thành (Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) nơi mẹ Tơm đã bao bọc những người chiến sĩ cách mạng ấy đã thay da đổi thịt từng ngày...
"Con đã về đây, ơi mẹ Tơm/Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm/Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy/Không sợ tù gông, chấp súng gươm".
Theo câu thơ đằm thắm tình cảm của nhà thơ Tố Hữu tôi trở về mảnh đất của người mẹ nghèo khổ năm xưa đã tần tảo, kiên cường nuôi dưỡng những người con yêu nước. Giờ đây, mảnh đất Đông Thành (Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) nơi mẹ Tơm đã bao bọc những người chiến sĩ cách mạng ấy đã thay da đổi thịt từng ngày...

Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2012), để tìm hiểu về cuộc sống của người mẹ nghèo khổ, tần tảo sớm hôm, chở che cho những chiến sĩ cách mạng, chúng tôi được ông Vũ Xuân Thu (67 tuổi) người cháu nội của mẹ Tơm kể lại những câu chuyện cảm động qua hồi ức của mình.
Mẹ Tơm( bà Nguyễn Thị Quyển)- Người mẹ nghèo nuôi giấu cán bộ cách mạng
Mẹ Tơm không phải tên thật

Ông Thu cho hay, bài thơ Mẹ Tơm của Tố Hữu viết vào tháng 7/1961. Đó là thời điểm sau 19 năm đi xa rồi trở về thăm, Tố Hữu ra mộ thắp hương cho ông bà, tri ân người đã nuôi dưỡng mình. Lần về thăm ấy đã khiến nhà thơ Tố Hữu xúc động viết bài thơ Mẹ Tơm.
 
Bài thơ đã khái quát toàn bộ cuộc đời, công lao của người đã có công nuôi dưỡng các chiến sĩ yêu nước trước cách mạng tháng 8/1945. Nhưng tên thật của mẹ Tơm là Nguyễn Thị Quyển, bà mất năm 1953, thọ 73 tuổi.

Ông Thu giải thích về cái tên mẹ Tơm trong bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu rằng: "Mẹ Tơm sinh được 4 người con (hai trai, hai gái). Một người em gái bị bệnh hiểm nghèo mất sớm, còn người chị lớn lên đi lấy chồng xa nhà. Chỉ còn bố và bác tôi ở nhà. Khi đó người bác, anh ruột bố tôi là Vũ Văn Sồ lấy vợ đã lâu mà không có con.
Ông bà tôi mới xin một người người con gái của bác họ làm con nuôi, chị ấy tên là Vũ Thị Tơm. Khi những cán bộ cách mạng về ở gia đình tôi năm 1942 thì Tơm cũng khoảng 7, 8 tuổi. Sau khi bác tôi có Tơm làm con, mọi người không gọi tên cúng cơm là bà Quyển, ông Sởn (chồng mẹ Tơm) nữa mà gọi là ông Tơm, bà Tơm".
Mẹ Tơm( bà Nguyễn Thị Quyển)- Người mẹ nghèo nuôi giấu cán bộ cách mạng
Ông Thu nhớ về những ký ức năm xưa: Năm 1945, bố tôi bị giặc Pháp bắt. Một năm sau ngày bố tôi ra tù, tôi mới ra đời. Bà tôi mất năm 1953 khi đó tôi mới 7, 8 tuổi. Tuy không nhớ nhiều nhưng trong lòng tôi vẫn còn những kỷ niệm về người bà của mình. Bà tôi là người bé nhỏ, gầy còm, hiền lành. Tuy già yếu phải chống gậy, nhưng bà vẫn làm giúp con cháu việc nhẹ nhàng ngoài đồng áng.

"Tôi nhớ vào khoảng năm 1951, trên đường ra Hà Nội công tác, ông Lê Tấc Đắc, một người chiến sĩ cách mạng từng được bà tôi nuôi giấu trong nhà mình đã về thăm lại bà. Đó là buổi chiều khi tôi cùng bà chăn bò ở rừng cây phi lao bên bãi cát. Nhìn thấy bà, ông ấy đã xúc động chạy lại ôm chầm lấy bà như một người con sau bao ngày xa cách nay được gặp lại. Bà và ông Đắc nhìn nhau, nước mắt nghẹn ngào mà không nói lên lời.

Dường như, nhìn thấy người mẹ còm cõi, vẫn bộ quần áo nâu vá víu, ông ấy thương bà lắm. Ông Đắc lấy từ trong ba lô mấy mét vải lụa biếu bà may quần áo. Đêm hôm đó, ông Đắc cùng người cận vệ về nhà tôi ngủ lại. Mọi người tâm sự đến 4h sáng thì bác tôi tiễn chân ông Đắc qua đò sang Nga Sơn (Thanh Hóa) để đi ra Hà Nội", ông Thu nhớ lại.
Mẹ Tơm( bà Nguyễn Thị Quyển)- Người mẹ nghèo nuôi giấu cán bộ cách mạng
Khi con chết, bố mẹ đừng chôn thành mồ

“Nhà ông bà tôi lúc đó là ngôi nhà tranh ba gian, vách nứa, mái nhà lợp bằng cây bổi (cây cói loại ra). Căn buồng của gian nhà được dành riêng cho các bác hội họp bàn kế hoạch chiến đấu với địch, viết truyền đơn tuyên truyền cách mạng.
 
Tờ báo "Đuổi giặc nước" do Tố Hữu làm chủ bút in bằng li tô xuất bản số đầu tiên ở gia đình chúng tôi. Những lá truyền đơn được viết lên hòn đá bằng chữ ngược chiều, sau đó đắp tờ giấy vào lấy con lăn đi lăn lại cho hiện chữ lên.

Khi những người chiến sĩ cách mạng về đây hoạt động, bác tôi được bố con cụ Đinh Chương Dương (người cùng quê) giác ngộ cách mạng. Họ đã dạy bố tôi, bác tôi nghề cắt tóc dạo để vừa có tiền mua gạo nuôi gia đình, vừa có điều kiện đi phân phát tài liệu tuyên truyền cho cách mạng.

Bố tôi, ông tôi hằng ngày đi cắt tóc dạo khắp các nơi, tài liệu được giấu dưới đáy tráp đựng đồ nghề cắt tóc. Hai người vừa cắt tóc vừa tuyên truyền chống bọn cường hào ác bá ở nông thôn, kêu gọi những người yêu nước chống lại kẻ thù. Còn bà tôi cứ chiều chiều đi bộ lên chợ Diêm Phố (Ngư Lộc, Hậu Lộc) gánh một bên rau, bên củi đi bán. Thực chất là ngụy trang để cất giấu tài liệu, truyền đơn.
Những kỷ vật xưa kia của gia đình Mẹ Tơm.
Mẹ Tơm( bà Nguyễn Thị Quyển)- Người mẹ nghèo nuôi giấu cán bộ cách mạng
Bà thường đến chỗ đông người quan sát không thấy sự kiểm tra của quân lính thì bà rải truyền đơn cho dân chúng. Truyền đơn khi đó có nội dung: Đuổi giặc nước, chống sưu cao thuế nặng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa”.

Ông Thu kể: "Năm 1960, ông Lê Tất Đắc viết bài với nhan đề "Cá nước". Trong cuốn hồi ức của mình, ông đã kể lại câu chuyện thật cảm động về tình yêu thương những đứa con làm cách mạng của Mẹ Tơm".

Một phần nội dung bài viết ấy kể rằng, ông Lê Tấc Đắc vốn bị sốt rét rừng từ những lần bị giặc Pháp bắt giam ở nhà tù Buôn Mê Thuột. Một hôm ông lên cơn sốt rét, khi đó trong nhà Mẹ Tơm nghèo đến mức chăn chiếu cũng không có để đắp.
Khi được xác định là khó qua khỏi, ông Đắc đã dặn dò mọi người trong gia đình Mẹ Tơm rằng: Con khó sống được, sau khi con chết bố mẹ đừng chôn con thành mồ mà hãy san bằng phẳng. Nếu đắp mồ bọn chúng phát hiện thì giết cả nhà mất. Mẹ Tơm đã dùng chiếc váy đụp rách trăm miếng vá đắp lên người ông Đắc để giữ ấm, sau đó bà lấy lá nấu xông hơi cho ông Đắc và nấu cháo cho ông ăn. Nhờ thế mà tuần sau ông đã qua được cơn nguy kịch.

"Ngôi nhà tranh ba gian của ông bà xưa kia nuôi dưỡng cán bộ đã bị lũ lụt cuốn trôi. Hiện, ngôi nhà của Mẹ Tơm đã được tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ xây dựng lại và công nhận là khu di tích lịch sử cách mạng, lưu lại những kỷ vật của ông bà đã sử dụng suốt những năm tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng. Mẹ Tơm được tặng Kỷ niệm chương Tổ Quốc ghi công và bằng gia đình có công với nước", ông Thu tự hào cho biết.
Ông Vũ Xuân Thu – nguyên Trung tá công an,
vụ trưởng vụ tổ chức, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Mẹ Tơm( bà Nguyễn Thị Quyển)- Người mẹ nghèo nuôi giấu cán bộ cách mạng
 "7 người con được Mẹ Tơm và gia đình tôi nuôi giấu, che chở đùm bọc từ năm 1942 - 1944 gồm: Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Hoàng Tiến Trình, Đinh Chương Lân, Đặng Hữu, Phạm Thị Thái, Nguyễn Xung Phong. Sau này những đồng chí đó giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta".
Ông Vũ Xuân Thu
"Xã chúng tôi vốn là xã nghèo, ruộng đồng bị nhiễm mặn nên việc trồng trọt gặp nhiều khó khăn. Nhưng hiện nay đời sống người dân cũng được nâng lên từng bước, người dân đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Niềm tự hào nhất của người dân chúng tôi là có truyền thống cách mạng của thế hệ cha ông, trong đó Mẹ Tơm là một tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo".
Ông Bùi Thế Sinh (Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa)Đức Lợi
Mẹ Tơm( bà Nguyễn Thị Quyển)- Người mẹ nghèo nuôi giấu cán bộ cách mạng
Nhà  lưu niệm mẹ Tơm-nơi lưu giữ những giá trị truyền thống yêu nước (ảnh MH)
Hình ảnh người mẹ qua hai bài thơ “ Mẹ tơm “ và “Quê mẹ “ của Tố Hữu
Hình ảnh người mẹ qua hai bài thơ “ Mẹ tơm “ và “Quê mẹ “ của Tố Hữu
Đăng ngày: 23:01 06-02-2010
Thư mục: phê bình và tiểu luận
( Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/quachhongnhat/article?mid=330&fid=-1 ).
Thơ Tố Hữu là tiếng nói yêu thương . Trong sâu thẳm tiếng thơ Tố Hữu là hình ảnh về người mẹ . Có thể nói người mẹ là hình ảnh đẹp nhất của thơ Tố Hữu. Thơ viết về mẹ , bài nào của Tố Hữu cũng xúc động : “Bà má hậu Giang “ , “ Bà mẹ Việt Bắc “ , “ Bầm ơi ! “ , “Bà Bủ “ , “ Mẹ Tơm “ , “ Quê mẹ “ , “ Mẹ Suốt “ …đều là những người mẹ nghoè khor , gắn bó với cách mạng , tham gia đấu tranh xã hội . Nói gọn lại là những người mẹ anh hùng . Trong tình cảm chung đó , có cảm xúc riêng dành cho người mẹ sinh thành vô cùng kính yêu của thi sĩ.
Bài thơ “ Quê mẹ “ thiên về ngợi ca người mẹ sinh thành của nhà thơ . Bài thơ “ Mẹ Tơm “ ngợi ca người mẹ anh hùng.
Hình ảnh người mẹ trong “ Quê mẹ “ hiện lên cùng với hình ảnh xinh đẹp thân thương của quê hương xứ Huế bằng âm điệu trữ tình và nhịp ru :
Huế ơi , Quê mẹ của ta ơi!                                                          
Nhớ tự ngày xưa , tuổi chín mười                                             
Mây núi hiu hiu , chiều lặng lặng                                                
Mưa nguồn gió biển , nắng xa khơi…
Hình ảnh người mẹ qua hai bài thơ “ Mẹ tơm “ và “Quê mẹ “ của Tố Hữu
Trong nỗi nhớ Huế đang trào dâng trong lòng , nhà thơ hồi tưởng lại âm thanh , tiếng ru của người mẹ :
Hà ơi , tiếng mẹ ru nhè nhẹ                                                          
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường!
Hình ảnh người mẹ hiện về cùng với quá khứ khổ đau của quê hương , của dân tộc :
Ôi những đêm xưa , tối mịt mùng                                            
Con nằm bên mẹ , ấm tròn lưng                                            
Ngoài hiên nghe tiếng giày đi rỏn                                                  
Mẹ bấm con im : chúng nó lùng
 Một cử chỉ nhỏ của người mẹ đã làm hiện lên cả một xã hội ngột ngạt với những kiếp người nô lệ . Hồi tưởng lại những ngày thơ ấu , nhà thơ càng thương xót người mẹ yêu quý đã nâng niu , che chở cho con mà suốt đời mẹ buồn lo mãi :
                            Mẹ ơi , đời mẹ buồn lo mãi                                                         
                            Thắt ruột mòn gan , héo cả tim !
Những kỉ niệm về người mẹ đã in sâu trong tâm trí của nhà thơ , đeo đuổi suốt đời nhà thơ , để lại dấu ấn trên tất cả những bài thơ viết về mẹ trong cuộc đời của Tố Hữu.
Hình ảnh người mẹ qua hai bài thơ “ Mẹ tơm “ và “Quê mẹ “ của Tố Hữu
Với hình ảnh người mẹ trong bài thơ “ Quê mẹ “ , Tố Hữu đã thể hiện được sự thống nhất hoà quyện giữa hình ảnh mẹ và quê mẹ . Bằng âm thanh êm ái , ngọt ngào của lời ru xứ Huế , Mẹ đã gieo vào lòng con tình yêu quê hương và lòng căm ghét kẻ thù :
                            “Mẹ không còn nữa còn đây Huế “
…Và Huế đã trở thành mảnh đất quê mẹ , nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ . Hình ảnh người mẹ trong lòng thi sĩ cứ lớn dần lên hoà quyện với quê hương xứ Huế và trở thành “ Quê mẹ “ . Quê hương còn chua xót là mẹ còn “ chua xót “ , quê hương còn khổ đau là mẹ còn “ khổ đau “.
 Mẹ ơi dưới đất còn chua xót                                                  
Những tiếng giày đinh đạp núi đồi.
Hình ảnh người mẹ qua hai bài thơ “ Mẹ tơm “ và “Quê mẹ “ của Tố Hữu
Trên kia ta đã nghe tiếng giày đi rỏn của giặc Pháp xâm lược . Và giờ đây là tiếng giày đinh đạp núi đồi , là giày đinh của giặc Mĩ. Bằng tình yêu chân thành của đứa con , bằng tình yêu tha thiết của người dân xứ Huếy đối với quê hương , nhà thơ tin tưởng Huế sẽ được giải phóng :
                            “Ôi Huế ngàn năm Huế của ta                                               
                             Đường vào sẽ nối lại đường ra                                                   
                             Như con của mẹ về quê mẹ                                                         
                             Huế lại về vui giữa Cộng hoà”
Nếu như hình ảnh của người mẹ trong “ Quê mẹ “ hiện lên trong nhịp điệu ru thì hình ảnh của người mẹ trong “ Mẹ Tơm “ hiện lên trong nhịp điệu sóng , sóng biển , sóng lòng , sự xao động của tình cảm yêu thương :
                            “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa                                                       
                            Một buổi trưa , nắng dài bãi cát                                                  
                            Gió lộng xôn xao , sóng biển đu đưa                                        
                            Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát “
Hình ảnh người mẹ qua hai bài thơ “ Mẹ tơm “ và “Quê mẹ “ của Tố Hữu
Nhà thơ Tố Hữu nói : “ Nhịp điệu của hai câu thơ là nhịp điệu của sóng gió và cũng là nhịp điệu của náo nức xôn xao và biết bao sung sướng êm ái trong lòng người trở về quê cũ nơi đất nuôi mình “ . Mẹ Tơm là bà mẹ ở Hậu Lộc , Thanh Hoá đã từng nuôi Tố Hữu và các đồng chí của ông
trong thời kỳ hoạt động bí mật từ 1942 trở đi. Sau mười chín năm xa cách , Tố Hữu lại trở về vùng Hanh Cát , Hanh Cù trong cuộc sống mới . Nhà thơ cảm thấy như được trở về quê mẹ thân thương với biết bao xuc động :
                            “Con đã về đây , ơi mẹ Tơm                                             
                            Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm                                                  
                            Cho con cho Đảng ngày xưa ấy                                           
                            Không sợ tù gông , chấp súng gươm ! “
Mẹ Tơm được nhà thơ thể hiện là một người mẹ cách mạng với tình cảm , hành động và cả dánh dấp trong cuộc sống hàng ngày. Người mẹ nghèo đã giấu những lá truyền đơn trong gách rau đi chợ , đã ngồi canh gác cho những cuộc họp , chia sẻ với các con từng bát cơm khoai sắn. Việc làm của mẹ Tơm là xuất phát từ tình cảm yêu nước , tinh thần căm thù giặc sâu sắc và lòng thương yêu những đứa con đang quên mình cho công việc đoàn thể :
                            “Thương người cộng sản , căm Tây - Nhật                             
                             Buồng mẹ - buồng tim - buồng chúng con                                
                             Đêm đêm chó sủa…Làng bên động?                                      
                             Bóng Mẹ ngồi canh lẩn bóng cồn…”
Hình ảnh người mẹ qua hai bài thơ “ Mẹ tơm “ và “Quê mẹ “ của Tố Hữu
Nhà thơ đã có dụng ý tạc tượng người Mẹ cách mạng trên quê hương Hanh Cát , Hanh Cù :
                            Bóng mẹ ngồi canh lẩn bóng cồn
Hình ảnh của người mẹ hoà với hình ảnh của non nước! Còn có lời ngợi ca nào cao quý hơn , cảm động hơn !
Qua hình ảnh mẹ Tơm , nhà thơ còn triết lí về những tấm lòng cao đẹp của nhân dân đối với cách mạng :
                            Ôi bóng người xưa , đã khuất rồi                                               
                            Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi                                                
                            Sống trong cát , chết vùi trong cát                                        
                            Những trái tim như ngọc sáng ngời!
Câu thơ “ Sống trong cát , chết vùi trong cát “ gợi đến câu nói trong Kinh Thánh “ Cát bụi sẽ trở về cát bụi “ , nhưng nhà thơ ca ngợi sự bất tử của người mẹ có tấm lòng cao cả đối với cách m
ạng chứ không phải diễn tả một quy luật tự nhiên:
                            Những trái tim như ngọc sáng ngời
Hình ảnh người mẹ qua hai bài thơ “ Mẹ tơm “ và “Quê mẹ “ của Tố Hữu
Hình ảnh người mẹ trong “ Quê mẹ “ và hình ảnh người mẹ trong “ Mẹ Tơm “ là hai người mẹ sinh thành và nuôi dưỡng , những người mẹ đã tạo ra hình hài và tâm hồn nhà thơ , người chiến sĩ cách mạng . Cũng tình cảm yêu mến và kính trọng , nhưng mỗi hình ảnh người mẹ lại diễn tả một chủ đề riêng hết sức sâu sắc . Hình ảnh người mẹ trong “ Quê mẹ “ nhằm thể hiện chủ đề thống nhất đất nước . “ Những tiếng giày đinh đạp núi đồi “ của giặc Mĩ không thể nào chia cắt được tình cảm mẹ con , không thể chia cắt được tình cảm của nhà thơ với quê mẹ . Hình ảnh người mẹ trong “ Mẹ Tơm “ diễn tả tư tưởng ân nghĩa , thuỷ chung đối với cách mạng . Nhà thơ tự nhủ mình và nhắn nhủ với mọi người đừng bao giờ quên những người đã hiến dâng cả tâm hồn và thể xác cho cách mạng . Hãy để cho những trái tim như ngọc mãi mãi sáng ngời trong lòng ta.
Ngôi mộ mẹ Tơm nằm trong quần thể nhà lưu niệm mẹ Tơm - Ảnh: Hà Đồng
Mộ của Mẹ Tơm ( Nguồn ảnh: http://vov.vn/Home/Khanh-thanh-nha-luu-niem-Me-Tom/20119/186074.vov ).

nguon VI OLET