Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam
( Website của Mặt trận có địa chỉ: http://www.mattran.org.vn/ ).
Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 12/06/1999 nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà
LUẬT MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM SỐ NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 1999
 Để nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân - một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam;
Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
  Điều 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Điều 2. Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
Tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương cử ra, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 4. Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là các tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật này.
Khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời các tổ chức thành viên của Mặt trận vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.
Điều 5. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước
1- Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2- Quan hệ phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước được thực hiện theo Quy chế phối hợp công tác do Uỷ ban Mặt trận
nguon VI OLET