ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

                                                  ( Nguồn: http://doanthanhnien.vn ).

 

 

 

 

ĐỀ ÁN

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH THAM GIA

GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

GIAI ĐOẠN 2012 - 2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, tháng 10 năm 2012


Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông    

 

MỤC LỤC

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Thực trạng tai nạn giao thông.

2. Các nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

3. Thực trạng và nguyên nhân TNGT ở độ tuổi thanh thiếu niên.

4. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

5. Sự cần thiết xây dựng Đề án.

 

II. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

 

III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Quan điểm.

2. Mục tiêu của Đề án.

 

IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐOÀN THAM GIA GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐẾN NĂM 2017

1. Giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục.

2. Giải pháp về đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Thanh niên với văn hoá giao thông”.

3. Giải pháp về nhân rộng các mô hình, công trình, phần việc của thanh thiếu niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

4. Giải pháp về đào tạo nâng cao kỹ năng cho thanh thiếu niên khi tham gia giao thông.

 

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

 

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cơ cấu tổ chức thực hiện.

2. Lộ trình thực hiện.

 

VII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Lợi ích và nhóm đối tượng hưởng thụ.

2. Tiêu chí đánh giá.

VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

 

 

 

 

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

 

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á - Thái Bình D­ương

1

 


Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông    

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATGT

An toàn giao thông

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CSGT

Cảnh sát giao thông

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSTT

Cảnh sát trật tự

DA

Dự án

ĐTNĐ

Đư­ờng thuỷ nội địa

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GPLX

Giấy phép lái xe

GTCC

Giao thông công cộng

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

QL

Quốc lộ

QLĐB

Quản lý đ­ường bộ

LHTN

Liên hiệp thanh niên

TNCS

Thanh niên Cộng sản

TNGT

Tai nạn giao thông

TNGTĐB

Tai nạn giao thông đư­ờng bộ

TP

Thành phố

TT

Tạm tính

TTATGT

Trật tự an toàn giao thông

TTATGTĐS

Trật tự an toàn giao thông đư­ờng sắt

SVVN

Sinh viên Việt Nam

UNICEF

Quỹ nhi đồng thế giới

USD

Đô la Mỹ

VN

Việt Nam

VNĐ

Đồng Việt Nam

VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

 

 

 

1

 


Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông    

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Thực trạng tai nạn giao thông

TNGT đường bộ: Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế ở mức cao, nhu cầu đi lại của người dân và số lượng phương tiện cơ giới tăng nhanh, trong đó đặc biệt là xe máy đã làm cho tình hình TTATGT trên toàn quốc trở nên phức tạp và nghiêm trọng. Tại Việt Nam, trung bình hàng ngày ước tính có khoảng 30-35 người chết do TNGT mà chủ yếu là TNGTĐB. Đây là vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

Nguồn: UBATGT Quốc gia.

Hình 1: Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam (2000-2010)

Qua biểu đồ trên cho thấy số vụ TNGT, số người chết và bị thương tăng trong 3 năm từ năm 2000 và bắt đầu giảm từ năm 2003. Tuy nhiên, việc giảm này không ổn định và bền vững. Số người chết qua các năm vẫn không giảm đáng kể, thậm chí còn có dấu hiệu gia tăng. Năm 2007 xảy ra 14.624 vụ (giảm 0,7%), làm chết 13.150 người (tăng 3,1%) và làm bị thương 10.546 người (giảm 6,6%). Mặc dù năm 2007 số vụ TNGT giảm 0,7% nhưng số người chết lại tăng lên điều đó cho thấy rằng TNGT vẫn đang là mối lo ngại cho toàn xã hội. Năm 2010 xảy ra 14.419 vụ (tăng 15,4%), làm chết 11.445 người (giảm 0,6%) và làm bị thương 10.633 người (tăng 34,7%).

Tỷ lệ TNGT phân theo các loại hình giao thông cho thấy hầu hết TNGT ở Việt Nam là TNGTĐB và có mức độ nghiêm trọng nhất chiếm 97,35% năm 2007 và 96,9% năm 2010.

TNGT đường sắt: theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến năm 2010 đã xảy ra tổng số 2.249 vụ TNGT đường sắt, làm chết 1.218 người, bị thương 1.512 người.

TNGT đường thuỷ nội địa: từ năm 2005 đến năm 2010, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1.253 vụ TNGT đường thủy, làm chết 1.034 người, 134 người bị thương. So với các năm trước đây, hai năm 2009, 2010 số vụ tai nạn có giảm, nhưng tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao.

Nhìn chung, tình hình TNGT ở nước ta là một trong những nước có tỷ lệ TNGT và số người chết do TNGT cao đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm kiềm chế và tiến tới giảm thiểu TNGT.

1

 


Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông    

2. Các nguyên nhân gây tai nạn giao thông

Nguyên nhân gây TNGT do ba yếu tố: con người, KCHT giao thông, và phương tiện giao thông, cụ thể:

- Không tuân thủ các quy định và luật giao thông: đây là các lỗi do ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông kém, bao gồm: quá tốc độ, vượt sai quy định, say rượu bia, thiếu quan sát, lái xe mệt mỏi, và đua xe trái phép. Cưỡng chế luật giao thông còn yếu. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về ATGT còn hạn chế, chưa thường xuyên, liên tục và hiệu quả còn thấp (nguyên nhân do ý thức của người tham gia giao thông chiếm trên 80%).

- Số lượng phương tiện cơ giới tăng nhanh, đặc biệt là mô tô, xe máy, ô tô. Phương tiện quá niên hạn sử dụng và phương tiện tự chế đã từng bước được loại bỏ, tuy nhiên, vẫn còn phương tiện kém chất lượng lưu hành. Phương tiện đầu máy, toa xe cũ, lạc hậu. Tuổi tàu thuỷ cao, thiếu các thiết bị thông tin, tín hiệu trong khi đó thường xuyên chở quá vạch mớn nước an toàn của phương tiện.

- Công tác tổ chức giao thông còn nhiều bất cập. Hành lang ATGT bị vi phạm nghiêm trọng, còn nhiều đường ngang dân sinh mở trái phép, thiếu đường gom, thiếu giao cắt khác mức.

3. Thực trạng và nguyên nhân TNGT ở độ tuổi thanh thiếu niên

Tình trạng vi phạm luật giao thông hiện nay ở lứa tuổi thanh thiếu niên vẫn đang vấn đề đáng báo động. Theo số liệu thống kê của Hội SVVN có tới 80% số sinh viên đi xe máy không có giấy phép lái xe, 95% số sinh viên khi lái xe máy còn sử dụng sai kỹ thuật. Đối với học sinh phổ thông hầu như 100% không có GPLX, vì chưa đủ tuổi. Đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm quản lý và cấm học sinh không đủ tuổi đi xe máy đến trường. Nhưng thực tế rất khó kiểm soát tình trạng này.

Thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia cho thấy: độ tuổi lái xe gây TNGT từ 16 - 24 tuổi chiếm tới 34,4%. Trong các nguyên nhân gây tai nạn thì vi phạm tốc độ chiếm 37,8%, đi không đúng phần đường 22%, xử lý kém 15%. Có tới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần. Ngoài ra, tình trạng vượt đèn đỏ, say rượu bia, chở quá tải... của học sinh, sinh viên trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo động và khó kiểm soát. Học sinh các trường ven đường QL thường đi dàn hàng ba, bốn trên đường làm cản trở giao thông. Những vụ TNGT nghiêm trọng do lứa tuổi này gây ra thời gian gần đây đã và đang ngày một gia tăng. Đối tượng tụ tập, cổ vũ đua xe, tham gia đua xe có độ tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ cao; tình trạng thanh niên điều khiển xe cơ giới có nồng độ cồn trong máu, hơi thở có chiều hướng tăng cao. Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của người có độ tuổi thanh niên làm việc ở các khu công nghiệp, kinh tế tập trung khá phổ biến.

Theo số liệu phân tích của Cục CSGT đường bộ - đường sắt, TNGT phân theo các nhóm tuổi cho thấy độ tuổi từ 25-34 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 22%).

1

 


Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông    

Hình 2: Tai nạn giao thông phân theo các nhóm tuổi

4. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Hiện nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có 67 đơn vị cấp tỉnh trực thuộc Trung ương, 996 đơn vị cấp huyện, 34.323 tổ chức Đoàn cơ sở, 243.929 chi đoàn với hơn 7 triệu đoàn viên trên tổng số 22.590.500 thanh niên trong độ tuổi từ 15 – 30. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh còn giữ vai trò nòng cốt chính trị đối với hoạt động của Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và nhiều tổ chức xã hội, nghề nghiệp của thanh niên Việt Nam. Đoàn phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh với gần 8 triệu em đội viên và 6 triệu nhi đồng trong cả nước.

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thời gian qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi và tổ chức các hoạt động tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cấp phát tài liệu, tổ chức các cụm pa nô tuyên truyền, tổ chức đội hình thanh niên tuyên truyền về ATGT, tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông”. Đặc biệt từ năm 2008, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã phát động và triển khai trong toàn thể đoàn viên và thanh thiếu nhi cả nước cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về thái độ và hành vi tham gia giao thông của thanh thiếu nhi. Trung ương Đoàn đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thi tuyên truyền; tuyên dương các gương điển hình tình nguyện trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tuyên dương các chiến sỹ Cảnh sát giao thông tiêu biểu, bình chọn những “đại sứ” tiêu biểu nói chuyện về “Văn hóa giao thông” như: Nghệ sỹ Xuân Bắc, Nghệ sỹ Tự Long, Biên tập viên Hoài Anh, in ấn và phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ năng tuyên truyền; trang bị kiến thức và ý thức chấp hành các quy định về đảm bảo TTATGT cho đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên như: Biên tập và phát hành đĩa DVD “Một ngày ở Bệnh viện Chợ Rẫy”, “Đội tuyên truyền thanh niên về an toàn giao thông”, "Cẩm nang công tác an toàn giao thông", “Kịch bản truyền thông về an toàn giao thông”, “Thanh niên gương mẫu đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy”, “Đội tuyên truyền thanh niên về an toàn giao thông”, “ATGT vì hạnh phúc của bạn” “Hành trình khó quên”.

Các mô hình, các hoạt động của tuổi trẻ tham gia giữ gìn TTATGT đã thu hút đông đảo sự tham gia của thanh thiếu nhi, tạo ra nội dung, hình thức hoạt động mới của các cấp bộ Đoàn, thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trước vấn đề bức xúc của cộng đồng, tạo được dấu ấn xã hội tích cực được các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ. Các đội hình thanh niên tình nguyện giữ gìn TTATGT được xây dựng và ngày càng đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả. Các đội hình thanh niên tình nguyện gắn với các mô hình như

1

 


Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông    

: “Cổng trường Xanh - Sạch - Đẹp, trật tự an toàn giao thông”, “Em yêu đường sắt quê em”, “Điểm giao cắt đường bộ, đường sắt an toàn”, “Bến đò ngang an toàn... đã phát huy hiệu quả trong tham gia phân luồng giao thông, hướng dẫn giao thông, tham gia giải toả các điểm ùn tắc giao thông.

5. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Tình hình TNGT ở nước ta đã và đang là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội, số lượng người chết và bị thương do TNGT ngày một gia tăng và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề trên cần phải huy động mọi nguồn lực, mọi tổ chức, thành phần của xã hội tham gia, trong đó tổ chức Đoàn với lực lượng chiếm 28,1% dân số đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác bảo đảm TTATGT.

Từ kinh nghiệm thực tiễn chỉ đạo phong trào và thực trạng như đã phân tích ở trên, việc xây dựng Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn TTATGT” giai đoạn 2012-2017 là rất cần thiết và cấp bách. Các giải pháp mang tính đột phá, phù hợp với thế mạnh của Đoàn sẽ được nghiên cứu, xem xét và đề xuất thực hiện nhằm góp phần giảm thiểu TNGT, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế - xã hội do TNGT gây ra.

II. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, ngày 13/11/2008;

2. Nghị định 36/2001/NĐ-CP, ngày 10/07/2001 của Chính phủ về đảm bảo TTATGT đường bộ và TTATGT đô thị;

3. Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 23/2004/QH11, ngày 15/06/2004;

4. Luật Đường sắt 35/2005/QH11, ngày 14/06/2005;

5. Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29/09/2005 của Thủ tư­ớng Chính phủ về tăng c­ường công tác bảo đảm TTATGT đường thuỷ nội địa;

6. Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông;

7. Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;

8. Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn ngày 7/1/2012: Về Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án trên nhằm hưởng ứng "Năm an toàn giao thông - 2012" và những năm tiếp theo, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định(Thông báo số 23/TB-VPCP ngày 19/1/2012 của Văn phòng Chính phủ).

III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Quan điểm

- Thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ Đoàn, đoàn viên, TTN đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nâng cao hiệu quả của đoàn viên, thanh niên tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

1

 


Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông    

coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục của Đoàn và các tổ chức của thanh niên do Đoàn làm nòng cốt.

- Các hoạt động của Đoàn và tuổi trẻ tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông phải được tổ chức ở tất cả các cấp bộ Đoàn, thường xuyên và liên tục, có mô hình, giải pháp, công trình, phần việc cụ thể.

2. Mục tiêu của đề án

Mục tiêu chung: Nâng cao hiểu biết, tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng nét văn hoá trong thanh thiếu nhi khi tham gia giao thông. Phát huy vai trò xung kích của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm góp phần giảm số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông.

Mục tiêu cụ thể: Đề án được triển khai từ năm 2012 đến hết năm 2017 phấn đấu đạt:

- 100% cơ sở Đoàn đưa nội dung phổ biến pháp luật về giao thông vào các kỳ sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý và năm. Xác định nội dung Đoàn tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông là tiêu chí thi đua hàng năm của các cấp bộ Đoàn; hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của đoàn viên được đưa vào đánh giá phân loại đoàn viên hàng năm. Đoàn xã, phường, thị trấn có giải pháp để quản lý, giáo dục đối với TTN vi phạm trật tự an toàn giao thông khi nhận được thông báo vi phạm của cơ quan Công an.

- 100% Đoàn cấp tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí văn hóa giao thông trong thanh niên; ký cam kết 100% đơn vị không có đoàn viên, thanh niên chưa đủ tuổi (dưới 18 tuổi) hoặc không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi đi mô tô, xe gắn máy hoặc ngồi sau mô tô, xe gắn máy.

- 100% cơ sở Đoàn ký cam kết không có đoàn viên tham gia cổ vũ đua xe, đua xe trái phép gây mất trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông; không sử dụng rượu, bia, ma túy và những chất kích thích khác mà pháp luật cấm trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

- 100% Đoàn xã, phường, thị trấn có mô hình, đội hình thanh niên, công trình, phần việc tham gia bảo đảm an toàn giao thông.

- 100% Liên đội có các hoạt động tuyên truyền về văn hóa giao thông; thành lập ít nhất 01 Câu lạc bộ măng non tuyên truyền về an toàn giao thông.

- 100% Đoàn các trường Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề, Cao đẳng, Đại học xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”; thành lập ít nhất 1 đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông tại cổng trường vào các giờ cao điểm.

- Đoàn Thanh niên các thành phố trực thuộc Trung ương thành lập các đội thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông tại tất cả các điểm ùn tắc giao thông trên toàn thành phố.

IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐOÀN THAM GIA GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐẾN NĂM 2017

1. Giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục

1.1. Xây dựng chiến dịch tuyên truyền ATGT theo chủ đề cho đối tượng học sinh, sinh viên; thanh niên khu vực đô thị lớn, thanh niên lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất

1

 


Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông    

- Nội dung và hình thức: Tổ chức các Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông; phát tờ rơi, áp phích tuyên truyền; hội thi lái xe an toàn; kịch tương tác về an toàn giao thông; ra quân tuyên truyền về an toàn giao thông; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên ký cam kết không điều khiển xe lạng lách, đánh võng, đua xe và cổ vũ đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông; không sử dụng rượu, bia ma túy và những chất kích thích khác mà pháp luật cấm trước khi điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông; vận động 100% đoàn viên, thanh thiếu niên, nhi đồng đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi đi mô tô, xe gắn máy hoặc ngồi sau mô tô, xe gắn máy.

- Địa bàn triển khai:

+ Lựa chọn 5 khu vực có tập trung các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông, 02 ở miền Bắc, 01 ở miền Trung và 02 ở miền Nam.

+ Lựa chọn 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tai nạn giao thông cao và tình trạng đua xe trái phép diễn ra thường xuyên.

+ Lựa chọn 03 khu vực có tập trung các khu công nghiệp, 01 ở miền Bắc, 01 ở miền Trung và 01 ở miền Nam.

- Thời gian thực hiện: Trước và sau Tết Nguyên đán, Tháng Thanh niên (tháng 3), trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè (tháng 6-8), Tháng an toàn giao thông (tháng 9).

1.2. Xây dựng chiến dịch tuyên truyền trên các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa theo nhiều chủ đề khác nhau

- Nội dung và hình thức: Tuyên truyền chủ yếu qua phương tiện thông tin đại chúng, pa nô, áp phích, xe và tàu, thuyền lưu động; tuyên truyền và đào tạo nhận thức về ATGT cho các lái tàu thuỷ trẻ (<25 tuổi); tổ chức hội thi tuyên truyền luật giao thông đường thuỷ nội địa, đường sắt.

- Địa bàn triển khai: Thực hiện trên một số đoạn tuyến QL1A, QL5, đường sắt Bắc – Nam và trên đường thuỷ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Thời gian triển khai: Trước và sau Tết Nguyên đán, Tháng Thanh niên (tháng 3), trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè (tháng 6-8), Tháng an toàn giao thông (tháng 9).

1.3. Xây dựng chiến dịch truyền thông về ATGT bằng các chương trình văn hóa nghệ thuật để nâng cao nhận thức của người dân và Thanh thiếu nhi

- Nội dung, hình thức: Tổ chức các đội kịch tương tác tuyên truyền về an toàn giao thông; tổ chức các Hội thi tuyên truyền viên về an toàn giao thông và các cuộc thi sáng tác ca khúc và trang cổ động về an toàn giao thông.

- Địa bàn triển khai:

+ Tổ chức các đội kịch tương tác tuyên truyền về an toàn giao thông: Chọn một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ cao nhất về vi phạm an toàn giao thông, một số khu vực nông thôn miền núi, vùng dân tộc ít người.

+ Các hội thi và cuộc thi: Toàn quốc.

- Thời gian triển khai:

+ Tổ chức các đội kịch tương tác tuyên truyền về an toàn giao thông: Trong 5 năm, 2013 - 2017.

1

 


Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông    

+ Các hội thi và cuộc thi: Mỗi năm tổ chức 1 Hội thi tuyên truyền viên về an toàn giao thông theo chủ đề; năm 2013 tổ chức một cuộc thi sáng tác ca khúc về an toàn giao thông trong thanh thiếu nhi; năm 2014 tổ chức cuộc thi sáng tác trang cổ động về an toàn giao thông; năm 2015 tổ chức cuộc thi Thiếu nhi vẽ tranh về an toàn giao thông; năm 2016 tổ chức cuộc thi sinh viên với ý tưởng an toàn giao thông; năm 2017 tổ chức Cuộc thi sáng tạo trẻ về an toàn giao thông trong thanh thiếu nhi.

1.4. Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên về văn hóa giao thông

- Nội dung, hình thức: Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cho đội ngũ tuyên truyền viên cốt cán của các cơ sở Đoàn, Hội, Đội.

- Địa bàn triển khai: Mỗi năm tổ chức 10 lớp cho các đối tượng tuyên truyền viên trong cả nước.

- Thời gian triển khai: Trong cả năm.

1.5. Xây dựng nội dung hoạt động hỗ trợ 350 nhà thiếu nhi cấp tỉnh, thành, quận, huyện, thị trong cả nước có chương trình giáo dục về giữ gìn trật tự an toàn giao thông

- Nội dung, hình thức: Đưa các nội dung về ATGT vào sinh hoạt tại các Nhà thiếu nhi; xây dựng mô hình giáo dục trực quan tại sân nhà thiếu nhi; tổ chức các cuộc thi vẽ; liên hoan các đội tuyên truyền măng non về các nội dung ATGT; tổ chức các sân chơi về ATGT trong toàn hệ thống nhà thiếu nhi.

- Địa bàn triển khai: Các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Thời gian thực hiện: Trong cả năm.

1.6. Giải pháp giáo dục đoàn viên, thanh niên vi phạm pháp luật hành chính về bảo đảm trật tự an toàn giao thông

- Nội dung và hình thức: Các cấp bộ đoàn cơ sở tổ chức góp ý cho đoàn viên, thanh niên vi phạm pháp luật hành chính về bảo đảm trật tự an toàn giao thông do cơ quan công an thông báo về địa phương hoặc tổ chức.

- Địa điểm triển khai: Các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Thời gian triển khai: Trong 5 năm.

2. Giải pháp về đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Thanh niên với văn hoá giao thông

- Nội dung, hình thức: Vận động thanh niên thực hiện các hành vi văn hoá khi tham gia giao thông thông qua tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, giao lưu để thanh thiếu nhi phản ánh, đề xuất những tiêu chí văn hóa của thanh thiếu nhi khi tham gia giao thông; tổ chức các chương trình truyền thông thực tế, kịch tương tác về văn hóa giao thông tại cộng đồng và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về cuộc vận động trên các trang báo, tạp chí, chương trình truyền thanh, truyền hình của Đoàn, Hội; tổ chức các cuộc thi ảnh, thi sáng tác ca khúc, các tiểu phẩm về văn hóa giao thông; tổ chức các Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông” ở các cấp. Các cơ sở Đoàn đưa nội dung phổ biến pháp luật về giao thông và xây dựng văn hóa giao thông vào các kỳ sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý và năm. Xác định nội dung Đoàn tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông là tiêu chí thi đua hàng năm của các cấp bộ Đoàn; hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của đoàn viên được đưa vào đánh giá phân loại đoàn viên hàng năm.

1

 


Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông    

- Địa bàn triển khai: Trong cả nước.

- Thời gian triển khai: Trước và sau Tết Nguyên đán, Tháng Thanh niên (tháng 3), trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè (tháng 6-8), Tháng an toàn giao thông (tháng 9).

3. Giải pháp về nhân rộng các mô hình, công trình, phần việc của thanh thiếu niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông

3.1. Nâng cao ATGT tại các cổng trường học

- Nội dung và hình thức: Xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại các trường học trong cả nước. Trong đó ưu tiên tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp về các hành vi bị cấm khi tham gia giao thông, về nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên. Tổ chức đội thanh niên tình nguyện hướng dẫn giao thông khu vực cổng trường trong các giờ cao điểm. Tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm trật tự an toàn giao thông. Vận động học sinh không điều khiển xe mô tô, xe máy khi chưa đủ tuổi theo quy định.

- Số lượng: 200 cổng trường.

- Địa bàn triển khai: 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

- Thời gian triển khai: Trong 2 năm 2013, 2014.

3.2. Nâng cao ATGT tại các bến đò ngang địa phương

- Nội dung và hình thức: Xây dựng mô hình “Bến đò ngang an toàn” tại các bến đò ngang (bến khách ngang sông). Tại đó có đội thanh niên tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động trong giờ cao điểm có học sinh đi đò đến trường và tan trường như hướng dẫn mặc áo phao hoặc sử dụng thiết bị cứu sinh; nhắc nhở các chủ đò và người điều khiển phương tiện thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn chở đò; ứng cứu khi tai nạn xảy ra. Tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy nội địa cho người dân khu vực bến đò, nhất là các em thiếu nhi tại các trường học. Tổ chức các khóa học bơi cho thiếu nhi. Tham gia tu sửa, bảo dưỡng, bảo quản phương tiện, thiết bị và xây dựng hạ tầng khu vực bến đò.

- Số lượng: 200 bến đò ngang.

- Địa bàn triển khai: Tất cả các tỉnh, thành phố.

- Thời gian triển khai: Trong 5 năm.

3.3. Nâng cao ATGT tại các đường ngang, dân sinh qua đường sắt

- Nội dung và hình thức: Xây dựng mô hình “Điểm giao cắt đường bộ - đường sắt an toàn” tại các đường ngang dân sinh không có rào chắn, nhất là tại các đường ngang tự phát. Tại đó có hoạt động của thanh niên tham gia cảnh báo giao thông, tuyên truyền không vi phạm hành lang an toàn đường sắt, tuyên truyền chống ném đá lên các đoàn tàu. Giải tỏa vật cản hoặc cây xanh bảo đảm tầm nhìn cho lái xe và tài xế lái tầu.

- Số lượng: 100 điểm giao cắt.

- Địa bàn triển khai: Tất cả các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua.

1

 

nguon VI OLET