BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY CẨM MỸ
______________


NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Báo cáo viên: Nguyễn Văn Quang
Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy





CẨM MỸ, THÁNG 9 NĂM 2008
( Nguồn: http://thanhtamstn.violet.vn/present/show?entry_id=5339733 ).

* Đặt vấn đề:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3- 2- 1930 (do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện).
- Ngay từ khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
- Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối đúng đắn phù hợp với ý nguyện của nhân dân.
- Hơn 78 năm qua, Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được những thắng lợi rất vẻ vang.
- Nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường XHCN.
- Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
- Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước.
- Từ đó khẳng định: Chỉ có một tổ chức duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam mới đem lại thắng lợi cho cuộc cách mạng Việt Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng đắn mà Đảng ta đã lựa chọn.
- Phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia sinh hoạt trong tổ chức đảng là vinh dự to lớn của mỗi cá nhân, phải nỗ lực phấn đấu hết sức mình để hoàn thành sứ mệnh mà Đảng và nhân dân tin tưởng, giao phó.


Vậy, muốn phấn đấu trở thành người đảng viên Cộng sản Việt Nam phải làm gì? Và làm như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, xin giới thiệu các đồng chí nội dung bài giảng:
“Phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Điểm 2, Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: “Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.

I- ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC XÉT ĐỂ KẾT NẠP ĐẢNG:
Theo quy định của Điều lệ Đảng thì điều kiện được kết nạp Đảng có 3 điều kiện:
1. Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên:
Đảng xét kết nạp những công dân Việt Nam nhưng phải từ 18 tuổi trở lên. Vì ở độ tuổi đó, mới có trình độ năng lực cần thiết, có ý thức trách nhiệm về mọi suy nghĩ và hành động của mình, có đủ sức để thực hiện nhiệm vụ và quyền của đảng viên.
I- ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC XÉT ĐỂ KẾT NẠP ĐẢNG:
2. Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng.

Muốn trở thành đảng viên phải thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng.

I- ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC XÉT ĐỂ KẾT NẠP ĐẢNG:

a- Mục đích của Đảng:
Là xây dựng một nước Việt Nam độc lập,dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

I- ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC XÉT ĐỂ KẾT NẠP ĐẢNG:

b- Cơ sở tư tưởng:
+ Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
+ Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
+ Nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.



I- ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC XÉT ĐỂ KẾT NẠP ĐẢNG:


3. Quan điểm thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm:
- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Là người có tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức và năng lực, sáng tạo trong sản xuất, công tác, chiến đấu và học tập. Qua thực tiễn để xác định người đó có phải là người ưu tú hay không!





I- ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC XÉT ĐỂ KẾT NẠP ĐẢNG:


Tóm lại: Để trở thành người ưu tú phải trải qua thời gian phấn đấu rèn luyện, qua thực tiễn để kiểm nghiệm chứng minh. Đó chính là thước đo phẩm chất, là chỗ dựa tin cậy để nhân dân tín nhiệm, lựa chọn giới thiệu vào hàng ngũ của Đảng.
Người được xem xét kết nạp Đảng có 3 điều kiện như đã trình bày. Song, cụ thể người muốn vào Đảng cần phải làm gì? Phấn đấu như thế nào?


I- ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC XÉT ĐỂ KẾT NẠP ĐẢNG:


1. Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn (trọng điểm).

Để xây dựng động cơ vào Đảng đúng, trước hết hãy trả lời câu hỏi:
Vào Đảng để làm gì? Vì sao lại vào Đảng?



II- PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

+ Vào Đảng là để hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của người đảng viên.

+ Vào Đảng để cùng chung một chí hướng đấu tranh, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

1. XÂY DỰNG ĐỘNG CƠ VÀO ĐẢNG ĐÚNG ĐẮN
Bởi vì, Đảng là tổ chức cách mạng có sứ mệnh cao cả đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là nơi để tìm kiếm tham vọng, địa vị, thu hái lợi lộc.
Vào Đảng là dấn thân theo lý tưởng cách mạng, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân; chấp nhận hy sinh phấn đấu, quyết tâm theo đuổi đến cùng con đường dẫn đến mục tiêu chủ nghĩa xã hội.


1. XÂY DỰNG ĐỘNG CƠ VÀO ĐẢNG ĐÚNG ĐẮN
* Xây dựng động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn là điều có ý nghĩa quyết định.

Để xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn, người phấn đấu vào Đảng phải làm gì?

+ Cần hiểu sâu sắc bản chất, mục đích của Đảng bằng việc làm hàng ngày của mình, góp phần thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả do Đảng đề ra.


1. XÂY DỰNG ĐỘNG CƠ VÀO ĐẢNG ĐÚNG ĐẮN

+ Thường xuyên trao dồi đạo đức cách mạng, đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, vụ lợi, xa lạ với bản chất của người chiến sỹ cách mạng.

+ Xây dựng động cơ vào Đảng chính là trong mỗi lời nói, việc làm đều có ý thức chính trị rõ ràng, có lợi cho dân, cho Đảng.

1. XÂY DỰNG ĐỘNG CƠ VÀO ĐẢNG ĐÚNG ĐẮN


Vì vậy, “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh” (Hồ Chí Minh).



1. XÂY DỰNG ĐỘNG CƠ VÀO ĐẢNG ĐÚNG ĐẮN
a. Bản lĩnh chính trị
* Bản lĩnh chính trị là gì?
+ Trước hết, là sự kiên định con đường cách mạng, bằng nhiệt tình cách mạng và có trình độ trí tuệ, kiên trì thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Không bi quan, dao động trước những khó khăn thử thách, giữ vững niềm tin vào lý tưởng cách mạng, vào con đường XHCN và sự lãnh đạo của Đảng.
2. RÈN LUYỆN BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ,
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
* Bản lĩnh chính trị được thể hiện:

+ Ở sự thẳng thắn nhận sai lầm, khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa sai lầm, khuyết điểm thẳng thắn tự phê bình và phê bình.
+ Chẳng những là cần thiết trong hoạch định đường lối chính sách mà cả trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện.
2. RÈN LUYỆN BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ,
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
- Bản lĩnh được hình thành chủ yếu bằng sự nỗ lực của bản thân trong quá trình hoạt động thực tiễn. Là khí tiết của người cách mạng.
- Bản lĩnh chính trị chính là sự kiên định mục tiêu, lý tưởng đã chọn.
* Mục tiêu lý tưởng của Đảng ta là: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

2. RÈN LUYỆN BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ,
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
* Làm thế nào để có bản lĩnh chính trị?
Để có bản lĩnh chính trị phải cần đứng vững trên lập trường của Đảng, giữ vững niềm tin, trước khó khăn thử thách không nao núng tinh thần, không để mất phương hướng chính trị.
2. RÈN LUYỆN BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ,
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
- Nếu bản lĩnh chính trị vững vàng kiên định, đồng thời được giáo dục rèn luyện, giác ngộ chính trị tư tưởng thì không thể nghe theo âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
- Bản lĩnh chính trị được hình thành chủ yếu bằng nỗ lực của bản thân trong quá trình hoạt động thực tiễn. Chỉ có trải qua trường học đấu tranh thực tiễn chúng ta mới có thể vững vàng, kiên định.
2. RÈN LUYỆN BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ,
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
b. Đạo đức cách mạng
* Đạo đức cách mạng là gì?
Đạo đức là gì?
Cùng với rèn luyện bản lĩnh chính trị, cần thường xuyên trao dồi đạo đức cách mạng.
Có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Đạo đức cách mạng có nội dung hết sức phong phú.
2. RÈN LUYỆN BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ,
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ ứng xử với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh dư luận xã hội.
- Đạo đức là những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng Việt Nam.

2. RÈN LUYỆN BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ,
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
Bốn
phẩm chất
chung,
cơ bản
nhất
của
đạo đức
cách mạng:

Trung với nước, hiếu với dân.
Phẩm chất thứ nhất:
Phẩm chất thứ hai:
Yêu thương con người.
Cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư.


Tinh thần quốc tế trong sáng.


Phẩm chất thứ ba:
Phẩm chất thứ tư:

- Đảng viên phải luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

- Nâng cao năng lực trên cả 3 mặt: năng lực chuyên môn, năng lực thực tế, năng lực về lý luận chính trị.
3. NÂNG CAO NĂNG LỰC, HOÀN THÀNH TỐT
NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
+ Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp, với lợi ích của dân tộc.
Vì vậy, Đảng ta luôn xác định phải gắn bó với nhân dân, chính quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử.
4. GẮN BÓ VỚI TẬP THỂ, VỚI NHÂN DÂN, TÍCH CỰC
THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ, CÔNG TÁC XÃ HỘI
+ Mỗi người đều xuất thân từ quần chúng nhân dân, gắn bó với quê hương, bản làng, thôn xóm. Vì vậy cần phải có sự gắn bó với tập thể, với nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp, làng xóm … không được tách mình khỏi tập thể.
+ Hoạt động đoàn thể và công tác xã hội là cơ hội tốt giúp chúng ta tiến bộ, trưởng thành về chính trị, tạo dựng tín nhiệm với nhân dân, trở thành đảng viên.
4. GẮN BÓ VỚI TẬP THỂ, VỚI NHÂN DÂN, TÍCH CỰC
THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ, CÔNG TÁC XÃ HỘI
+ Nhiệt tình tham gia sinh hoạt công tác đoàn thể tạo cơ sở và điều kiện đến với Đảng.

+ Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm vận động mọi người đoàn kết, thực hiện mục tiêu nhiệm vụ do Đảng đề ra.
4. GẮN BÓ VỚI TẬP THỂ, VỚI NHÂN DÂN, TÍCH CỰC
THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ, CÔNG TÁC XÃ HỘI
+ Thẳng thắn đấu tranh không lảng tránh, bao che với cán bộ, đảng viên làm trái chính sách, pháp luật, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền …
+ Thường xuyên góp ý phê bình, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm đối với cấp ủy và ý kiến đóng góp của đảng viên đối với chi, đảng bộ.
5. TÍCH CỰC THAM GIA GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG
Ở CƠ SỞ
5. TÍCH CỰC THAM GIA GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG
Ở CƠ SỞ
+ Giới thiệu cho cấp ủy những đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, thực sự có năng lực trách nhiệm các cấp ủy.
+ Giới thiệu những quần chúng ưu tú có đủ điều kiện tiêu chuẩn để chi bộ xem xét kết nạp.
* Kết luận:
Xác định động cơ vào Đảng đúng đắn cũng có nghĩa là đã có sự giác ngộ sâu sắc về mục đích lý tưởng của Đảng, từ đó có sự ý thức trong việc tự phấn đấu rèn luyện để trở thành người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. TÍCH CỰC THAM GIA GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG
Ở MỘT SỐ CƠ SỞ

BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY
VÀ TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN:


Chân thành cảm ơn:
Các đồng chí học viên
đã chú ý theo dõi.
Trân trọng kính chào
nguon VI OLET