T×m hiÓu T­ t­ëng Hå chÝ Minh vÒ vai trß cña TN vµ
gi¸o dôc TN.( ¶nh B¸c Hå víi TNXP t¹i cÇu Nµ Cï- ¶nh chôp l¹i)
Tìm hiểu Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của TN và
giáo dục TN
" Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền,
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí sắt làm nên ".
Hồ Chí Minh.
( Bốn câu thơ Bác Hồ tặng TNXP trong dịp Người đến thăm đơn vị TNXP- liên phân đội 312 thuộc Đội TNXP công tác Trung ưong đang làm nhiệm vụ tại cầu Nà Cù( thuộc thôn Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn) vào ngày 20/3/1951).
ảnh Bác Hồ với TNXP tại cầu Nà Cù( Bắc Cạn)- ( ảnh chụp lại)
Tìm hiểu Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của TN và
giáo dục TN.
Một nội dung rất quan trọng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về chăm lo bồi dưưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau đưược thể hiện qua các luận điểm quan trọng nhất về vai trò củaTN và giáo dục thế hệ trẻ, đó là : Thế hệ trẻ là lực lưượng quyết định sự phát triển của cách mạng, của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Muốn thức tỉnh một dân tộc, trưước hết phải thức tỉnh thanh niên"; "Hỡi Đông Dương đáng thương! Người sẽ chết mất nếu đám TN sớm già của người không được hồi sinh"(Hồ Chí Minh- về giáo dục TN- NXB TN, HN, 1980, tr.30). Bởi: "Thanh niên là rường cột của nước nhà"; "Thanh niên là ngưười chủ tưương lai của nưước nhà. Thật vậy, nưước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên". "Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng thì thanh niên mới được tự do. Vì vậy TN phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc. Ngày nay, nước ta đã được độc lập, tự do; TN mới thật sự là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò người chủ thì phải học tập"(Hồ chủ Tịch với thanh niên và thiếu nhi, tr.47, NXB Thanh niên, năm 1961). Bác dạy: " TN ta phải cố gắng học.Muốn xây dựng CNXH thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác- Lê nin kết hợp với đấu tranh, công tác hàng ngày".. "Lê nin nói: Không học thì không thể trở thành người cộng sản"(Hồ Chí Minh- Sđd, tr.286; 288 ).
Tìm hiểu Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của TN và
giáo dục TN.
Ngay ngày khai trường đầu tiên sau cách mạng tháng tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kỳ vọng vào thế hệ trẻ: " Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, đân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". " Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đâu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn, nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một tương lai không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật"(Thư Bác Hồ gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân, nhân viên, học sinh, sinh viên các cấp nhân dịp khai giảng năm học 1968-1969).
Về học lý luận Mác- Lê nin, bác Hồ căn dặn: " Học tập chủ nghĩa Mác- Lê nin là học tập cái tinh thần xử lý mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân". Bác phê phán những đồng chí chỉ biết: "Học sách vở Mác- Lê nin nhưng không học tinh thần Mác- Lê nin, học để trang sức chứ không phải để vận dụng vào công cuộc cách mạng ( Hồ Chí Minh- Sđd, tr 129; 210; 211).
Bác Hồ khẳng định: Giáo dục thanh, thiếu nhi vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. "Trong giáo dục, không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng"(Bài Bác Hồ nói chuyện ở lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I, ngày 12/6/1965).
Tìm hiểu Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của TN và
giáo dục TN.
"Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân"(Bác Hồ huấn thị về công tác huấn luyện học tập, tháng 5/1950). "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng"( Bác Hồ huấn thị tại Đại hội sơ kết công tác bình dân học vụ 6 tháng đầu năm, ngày 16/7/1956).
" Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". "Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được đường xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang"(Đạo đức cách mạng. Năm 1958)." Học cũng thế, dạy cũng thế; thanh niên là chủ lực quân trong phong trào bình dân học vụ. Bất kỳ ở đâu cũng phải làm cho TN hiểu rõ nhiệm vụ đó. Học, TN cũng phải làm đầu tàu""(Bác Hồ huấn thị tại đại hội sơ kết công tác bình dân học vụ 6 tháng đầu năm, ngày 16/7/1956). " Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: Học đi đôi với lao động; lý luận đi đôi với thực hành; cần cù đi đôi với tiết kiệm"( Bài Bác Hồ nói chuyện với học sinh và giáo viên trường phổ thông cấp 3 Chu Văn An, ngày 31/12/1958). " Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội"( Bác Hồ nói ở hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tập, từ 22 đến 16/11/1965). "Học mà không đi đôi với hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy". " Lao động trí óc mà không có lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa"(Hồ Chí Minh bàn về giáo dục. Năm 1961). "Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng. Lý luận không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông"(Hồ Chí Minh tuyển tập.tr 641. NXB Sự thật, năm 1970).
Tìm hiểu Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của TN và
giáo dục TN.
Trong 5 điều Bác Hồ dạy TN, Bác đã căn dặn TN : ".Luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căng, tự mãn, chống lãng phí xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi. Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho tổ quốc, cho nhân dân"( Thư gửi TN nhân dịp lễ kỷ niệm lần thứ 20 CM tháng tám- trích tuyển tập Hồ Chí Minh, tập 11, tr.504; 505)." Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ" (Bác Hồ- Sửa đổi lối làm việc. Năm 1948). Cần phải học lý luận Mác- lê nin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày"( Bác Hồ nói tại đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Đoàn TN lao động Việt Nam, ngày 24/3/1961). Bởi Mác khẳng định :".Lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng". Do đó khi quán triệt lý luận Mác- Lê nin cho thanh niên thì sẽ trở thành lực lượng vật chất to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Với tấm lòng yêu nước, thương nòi sâu sắc; Bác Hồ đã quyết chí ra đi bôn ba khắp năm châu để tìm đường cứu nước và đã gặp được chủ nghĩa Mác -Lênin. Từ tháng 7/1920, sau khi được nghiên cứu toàn văn "Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin; đến tháng 6/1923 sau khi đến Liên Xô(cũ), Nguyễn ái Quốc có điều kiện nghiên cứu các tác phẩm của Các Mác, Ăng Ghen, Lê nin; tham gia lớp học ngắn hạn tại trường đại học Phương Đông và dự nhiều đại hội quốc tế quan trọng. Đặc biệt là Đại hội BCH quốc tế TNCS lần thứ IV đã diễn ra vào ngày 15/7/1924 tại Maxscơva. Là thành viên trong đoàn chủ tịch trực tiếp lãnh đạo Đại hội. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú, bằng sự quán triệt lý luận Chủ nghĩa Mác- Lê nin, Nguyễn ái Quốc là tác giả chính của bản "Luận cương về TN thuộc địa" nổi tiếng theo Tư tưởng của Lê nin đã được đại hội thông qua.
Tìm hiểu Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của TN và
giáo dục TN.
Từ nhận thức đầy đủ về vai trò của TN đối với cách mạng XHCN nên Nguyễn ái Quốc đã sớm tuyên truyền, giác ngộ những TN ưu tú Việt Nam kết nạp vào tổ chức "Việt Nam TN cách mạng đồng chí hội" do chính Người sáng lập vào tháng 6/1925 để nhân những "hạt giống đỏ" cộng sản cho phong trào cách mạng Việt Nam và là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam, của Đoàn TN cộng sản Hồ Chí Minh sau này.
Năm 1960, tại buổi lễ trọng thể kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Bác Hồ nói: "Đoàn TN lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ TN và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng CNXH và CNCS"( Hồ Chí Minh toàn tập- NXB CTQG,N2000, tập 10, tr21).
Trước khi "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê nin", chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn thiêng liêng:" Đoàn viên và TN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa " hồng " , vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết." Bởi trước đó, từ tháng 3/1961, Người đã xác định: " Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa" và " Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức cần , kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng". Cũng năm đó, Bác đã căn dặn TN sinh viên:" Thời đại ngày nay là thời đại vẻ vang của thanh niên,TN phải là những đội xung phong trên các mặt trận chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật". Bác Hồ dạy: " Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của TN". Bác cho đây là cách tốt nhất để củng cố mối liên hệ giữa các tổ chức TN với đông đảo quần chúng TN.
Tìm hiểu Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của TN và
giáo dục TN.( ảnh Bác Hồ tặng huy hiệu cho TNQĐ- A.ST)
Tìm hiểu Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của TN và
giáo dục TN.
Vì vậy, Người căn dặn: " Cần đi sâu vào đời sống, hiểu rõ tâm lý của các lớp TN và giúp đỡ họ giải quyết vấn đề một cách thiết thực".
Trong thư gửi cán bộ, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hoá, ngày 31/8/1960, Bác viết:" Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế. Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất"( Hồ Chí Minh: Bàn về công tác giáo dục"- NXB Sự thật, Hà Nội, 1972, tr 65-66).
Về giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, Bác Hồ ân cần khuyên nhủ thanh niên: "Chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta"(Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, NXB Sự thật, Hà Nội, 1989, tr 20).
Quán triệt quan điểm của Mác- Ăng ghen, Lê nin, Bác Hồ về vai trò của TN và giáo dục TN; NQ25-NQ/TW của BCH TW Đảng khoá X về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TN trong thời kỳ CNH, HĐH" đã xác định "Quan điểm chỉ đạo": "Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.
Tìm hiểu Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của TN và
giáo dục TN.
Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người "Vừa hồng, vùa chuyên" theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội".
Từ đó, các cấp bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tìm hiểu để nắm vững tình hình TN, vai trò của TN và xác định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình đối với công tác giáo dục TN và tạo mọi điều kiện phát huy vai trò và trí lực "dời non, lấp bể" của TN trong công cuộc đổi mới đất nưước- thiết thực hưưởng ứng tiếp tục thực hiện NQ 4 của BCH TW Đảng khoá VII về "Công tác TN trong thời kỳ mới" và NQ 25- NQ/TW của BCH TW Đảng khoá X về "Tăng cưường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TN trong thời kỳ CNH, HĐH"./.
(Trần Việt Thao- VPTĐTH-sưu tầm, biên soạn).
Tìm hiểu Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của TN và giáo dục TN.
( ảnh Bác Hồ với TTN Yên Trường, Yên Định, TH- A.ST)
nguon VI OLET