ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TỈNH THANH HOÁ.

 

 

 

 

( trích)VĂN KIỆN

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ chí Minh tỉnh Thanh Hoá

lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2012-2017.

 

                                                              (Ảnh BCH Tỉnh đoàn Th khoá XVII- Ảnh sưu tầm).

 

 

                                                      THANH HOÁ, THÁNG 11/2012

1

 


Bài phát biểu của Đồng chí Hoàng Văn Hoằng- phó bí thư thường trực tỉnh uỷ tại Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thanh Hoá lần thứ XVII:

 

Phát huy tài năng và sự sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần xứng đáng xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến, kiểu mẫu (*)

(THO) - Trích bài phát biểu của đồng chí Hoàng Văn Hoằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, tại Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XVII, sáng ngày 7-10-2012.

 

Thưa đoàn chủ tịch!

Thưa các vị khách quý, các đại biểu!

Hôm nay, tôi và các đồng chí lãnh đạo tỉnh rất vui mừng đến dự Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thữ XVII, nhiệm kỳ 2012 – 2017. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng của tuổi trẻ, khởi đầu cho nhiệm kỳ phát triển mới “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn và hiệu quả công tác giáo dục thanh, thiếu nhi, xung kích sáng tạo xây dựng quê hương giàu đẹp, kiểu mẫu”.
 

... Có thể khẳng định 5 năm qua công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong tỉnh đã có sự phát triển, đạt những thành tích quan trọng; góp phần xứng đáng vào thành công chung của tỉnh nhà. Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tôi nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tích mà các cấp bộ Đoàn và tuổi trẻ toàn tỉnh đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua.
 

Thưa các đại biểu đại hội!
 

Tự hào về những thành tích đã đạt được, song chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong tỉnh vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm, đó là: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chậm được đổi mới, chưa được cấp ủy quan tâm đầy đủ, thường xuyên; một bộ phận thanh niên ít quan tâm, hoặc ngại tham gia vào các sinh hoạt chính trị và hoạt động xã hội; không kiên định mục tiêu lý tưởng thiếu ước mơ hoài bão, sống thực dụng, sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm với mọi người và chính bản thân mình; lúng túng trong việc xác định động cơ phấn đấu, học tập, công tác, trong định hướng nghề nghiệp; không tích cực học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc, trở nên tụt hậu trước sự chuyển đổi cơ chế mới và xu thế hội nhập. Chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn còn nhiều vấn đề bất cập nhưng chậm có biện pháp kiện toàn, củng cố và hoàn thiện; nội dung hoạt động và sinh hoạt của các cấp bộ Đoàn xơ cứng, chưa có nhiều biện pháp và hình thức phong phú, linh hoạt để thu hút, tập hợp thanh niên tham gia; ở cơ sở đang có tình trạng có tổ chức nhưng không tập hợp và không có sinh hoạt chi đoàn; công tác phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp còn khó khăn, chậm chuyển biến. Công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh ở một số cấp bộ Đoàn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự hiệu quả. Đoàn chưa phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với ngành giáo dục, với nhà trường về công tác Đoàn, Đội trường học.
 

Những yếu kém, khuyết điểm đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn trong đời sống chính trị xã hội; đến chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển của tỉnh; là nguy cơ đối với tương lai của thế hệ trẻ và tương lai đất nước. Tôi mong các đại biểu hãy phát huy dân chủ, thảo luận, phân tích kỹ thực trạng tổ chức Đoàn, phong trào thanh, thiếu nhi trong tỉnh, chú ý sâu sắc hơn tình hình ở cơ sở (cả nông thôn, thành phố, xã, cơ quan, trường học, bệnh viện, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp), tập trung làm rõ thêm nguyên nhân chủ quan, khách quan, rút ra những bài học kinh nghiệm, nhanh chóng khắc phục những yếu kém trên để đưa công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi tỉnh nhà phát triển mạnh hơn và vững chắc hơn trong thời kỳ mới.
 

1

 


Thưa các đại biểu đại hội!
 

Đất nước ta đang bước vào  thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, “phấn đấu đến năm 2015 đạt mức thu nhập bình quân của cả nước, đến năm 2020 trở thành một trong những tỉnh tiên tiến”.
 

Mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nêu trên là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, là quyết tâm cao của đảng bộ, chính quyền, đồng thời cũng phản ánh mục tiêu khát khao của tuổi trẻ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đó chính là định hướng cơ bản để Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XVII xác định phương hường, mục tiêu, nhiệm vụ của mình trong nhiệm kỳ 2012 – 2017.
 

Tôi đồng tình với mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp mà báo cáo chính trị Đại hội Đoàn đã nêu lên, tôi xin trao đổi thêm một số vấn đề để đại hội thảo luận, góp phần làm rõ hơn nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà đại hội sẽ nghị quyết.
 

Một là, tổ chức Đoàn các cấp phải thực hiện tốt hơn nữa chức năng chủ yếu là trường học cộng sản chủ nghĩa của thanh niên; định hướng giáo dục cho thanh niên về lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, truyền thống quê hương, đất nước; giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống; bồi dưỡng niềm tin, để thế hệ trẻ thực sự vững vàng về chính trị, kiên định đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, sống có lý tưởng cao đẹp, biết nuôi ước mơ, xây dựng hoài bão lớn và khát vọng được cống hiến, được trưởng thành; sống có văn hóa và nghĩa tình; giàu lòng yêu quê hương, đất nước; sẵn sàng xung kích xây dựng quê hương giàu đẹp, kiểu mẫu.
 

Tôi đề nghị các cấp bộ Đoàn vận dụng sáng tạo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” vào công tác xây dựng tổ chức Đoàn và hội liên hiệp thanh niên, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đoàn viên, thanh niên, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đoàn, xây dựng đoàn thanh niên và hội liên hiệp thanh niên vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
 

Hai là, các cấp bộ Đoàn phải bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh và từng địa phương, đơn vị, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua tình nguyện và tự quản để khơi dậy và phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích trong thanh, thiếu nhi, như phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”... tạo ra phong trào hành động cách mạng mạnh mẽ, liên tục, toàn diện trong tham gia phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội; thể hiện rõ vai trò “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tình nguyện tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, vệ sinh môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông... giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng; tạo môi trường rèn luyện, hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 

1

 


Ba là, xây dựng tổ chức Đoàn các cấp vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức đảm nhận vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên. Tập trung làm tốt công tác phát triển đoàn viên mới, xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn, hội liên hiệp thanh niên ở khu dân cư, trong doanh nghiệp, ở những nơi khó khăn, đang có nguy cơ “tái trắng, tái ghép” thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp thanh niên.
 

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn và hội liên hiệp thanh niên, hướng về cơ sở, quan tâm đến quyền lợi chính đáng của đoàn viên thanh niên, đặc biệt là nhu cầu được học tập, lao động, vui chơi, giải trí, qua đó để tập hợp, giáo dục đoàn viên, thanh niên; khắc phục cho được xu hướng hành chính hóa trong tổ chức và triển khai các phong trào hành động cách mạng.
 

Tổ chức triển khai, thực hiện tốt Nghị quyết số 04-NQ/T.U của Tỉnh ủy về “Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020”, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và lựa chọn những cán bộ Đoàn ưu tú, đủ phẩm chất, năng lực giới thiệu cho Đảng kết nạp; giới thiệu bổ sung vào nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; phát huy vai trò phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.
 

Bốn là, chăm lo làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, thực hiện có hiệu quả chương trình “Vì đàn em thân yêu”, chú trọng giáo dục truyền thống, định hướng giá trị, hình thành nhân cách cho thiếu niên, nhi đồng, tạo môi trường thuận lợi, lành mạnh để các em phát triển toàn diện. Quan tâm việc tổ chức quản lý và giáo dục thiêu niên, nhi đồng ở địa bàn dân cư, trong các trường học; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em lang thang cơ nhỡ, tàn tật, trẻ em dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
 

Để tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới, tôi đề nghị các đại biểu trên tinh thần đoàn kết, đổi mới, phát huy dân chủ để lựa chọn và bầu những đồng chí xứng đáng vào Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn nhiệm kỳ 2012 – 2017 và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ X, tiêu biểu cho trí tuệ của đoàn viên và tuổi trẻ Thanh Hóa...

 ( Nguồn: http://baothanhhoa.vn/vn/chinh-tri/n98109/Phat-huy-tai-nang-va-su-sang-tao-cua-tuoi-tre,-gop-phan-xung-dang-xay-dung-Thanh-Hoa-thanh-tinh-tien-tien,-kieu-mau-(*)  ).

(*) Đầu đề do Tòa soạn báo đặt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

  BCH TỈNH THANH HOÁ                            Thanh Hoá, ngày 6 tháng 10 năm 2012

           ***

 

 

 

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NỘI DUNG PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG,

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH THIẾU NHI, XUNG KÍCH SÁNG TẠO, XÂY DỰNG

TỈNH THANH GIÀU ĐẸP, KIỂU MẪU.

 

(Báo cáo của BCH Tỉnh Đoàn khoá XVI, tại Đại hội đại biểu

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2012 - 2017)

--------- 

 

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVII là sự kiện chính trị quan trọng của tuổi trẻ Thanh Hoá. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2007 – 2012; đề ra mục tiêu, phương hướng công tác Đoàn, phong trào TTN nhiệm kỳ 2012 – 2017 với trọng tâm xuyên suốt là: “Tiếp tục đổi mới nội dung phương thức, nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn và hiệu quả công tác giáo dục thanh thiếu nhi, xung kích sáng tạo xây dựng quê hương giàu đẹp, kiểu mẫu”.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN TỈNH LẦN THỨ XVI, NHIỆM KỲ 2007 - 2012

 

 

I – KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THANH NIÊN

 

 

Thanh niên (tuổi từ 16 đến 30) có khoảng 1.050.000 người, chiếm 30% dân số và 50% độ tuổi lao động. Trong đó, số thanh niên thường xuyên có mặt tại địa phương khoảng 800.000 người, số được tập hợp trong tổ chức Đoàn – Hội là 536.000 người, đạt tỷ lệ 67%, bao gồm: Thanh niên nông thôn 198.300 người, chiếm 37%; thanh niên trường học 240.000 người, chiếm 44,8%; thanh niên đô thị 8.450 người, chiếm 1,6%; thanh niên khối công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang 89.250 người, chiếm 16,6%.

Những năm qua tình hình thanh niên tiếp tục có nhiều chuyển biến, tiến bộ: Tính tích cực chính trị xã hội, tinh thần tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng được phát huy mạnh mẽ. Đại bộ phận thanh niên tin tuởng vào sự lãnh đạo của Đảng; quan tâm hơn đến các vấn đề chính trị - xã hội, giá trị văn hóa truyền thống; có ý chí vươn lên, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu; tích cực học tập, lao động sáng tạo, đi đầu trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ mới. Xu hướng gắn bó với quê hương để xây dựng cuộc sống và phát triển kinh tế trong thanh niên nông thôn những năm gần đây ngày một tăng lên.

1

 


Tuy nhiên, do trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, năng lực thực hành, kỹ thuật công nghệ và ngoại ngữ còn hạn chế, nên chất lượng nguồn nhân lực trẻ nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động trong điều kiện mới. Một bộ phận thanh niên sống thực dụng, không chịu rèn luyện, sa sút đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, nhất là về an toàn giao thông và các tệ nạn xã hội gây bức xúc trong nhân dân. Bên cạnh đó, vấn đề việc làm, thu nhập và điều kiện vui chơi, giải trí của các đối tượng thanh niên giữa các vùng miền trong tỉnh ngày càng có khoảng cách lớn. Số lượng thanh niên đi làm ăn xa gần đây tuy có giảm, nhưng sự dịch chuyển lao động theo mùa vụ vẫn còn cao. Những vấn đề đó đã tạo ra không ít khó khăn trong công tác tập hợp, giáo dục thanh niên và tổ chức các hoạt động của Đoàn ở địa bàn dân cư.

 

II – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN TỈNH LẦN THỨ XVI

 

1 – Công tác giáo dục có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, góp phần quan trọng vào việc định hướng lý tưởng, bồi đắp niềm tin, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

 

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTN được quan tâm chú trọng, các cấp bộ đoàn đã đẩy mạnh việc giáo dục chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập 6 bài lý luận chính trị. Công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được 100% các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và 6 bài học Lý luận chính trị cho cán bộ, ĐVTN là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong nhiệm kỳ, trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp, tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong tuổi trẻ toàn tỉnh, qua đó nâng cao nhận thức cho cán bộ, ĐVTN, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn toàn tỉnh.

Cuộc vận độngTuổi trẻ Thanh Hoá học tập và làm theo lời Bácđược thực hiện sáng tạo và hiệu quả, trở thành nội dung xuyên suốt, định hướng công tác giáo dục của Đoàn trong cả nhiệm kỳ. Nội dung “5 xây, 5 chốngđược cụ thể hoá thành các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức phù hợp với các đối tượng ĐVTN, với các địa phương, đơn vị. Cuộc thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” trong ĐV, TTN được các cấp bộ Đoàn triển khai sâu rộng, đạt kết quả tốt. Hoạt động “Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bácđược tổ chức định kỳ đã kịp thời động viên, khích lệ và nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thanh Hoá - Thanh Hoá làm theo lời Bác Hồ dạy” với hơn 660.000 bài dự thi, đạt số lượng và chất lượng cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, tuổi trẻ toàn tỉnh đã quyên góp xây dựng tủ sách “Thanh niên làm theo lời Bác” cho 100% Đoàn các xã, phường, thị trấn trong tỉnh với trị giá gần 2 tỷ đồng. Thông qua cuộc vận động, nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, ĐVTN có chuyển biến tích cực, tạo ra phong trào thi đua sâu rộng, nội dung phong phú, hình thức đa dạng, có ý nghĩa thực tiễn cao.

1

 


Công tác giáo dục truyền thống được triển khai thường xuyên, có chủ đề, chủ điểm, chuyển tải những thông điệp của Đoàn đến đông đảo ĐVTN, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Một số chương trình hoạt động đồng loạt do Đoàn tổ chức đã có sức lan toả sâu rộng, được ĐV, TTN và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, được dư luận xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Tiêu biểu là việc triển khai chương trình phối hợp với Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu TNXP về giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩađược tổ chức thường xuyên, nhất là việc “Thắp nến tri ân” được tổ chức đồng loạt tại các Nghĩa trang, Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ trong toàn tỉnh vào tối 26/7 hằng năm là hoạt động mới, có tác dụng lớn trong việc nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về giá trị văn hóa truyền thống, lòng tự hào dân tộc, sự tri ân đối với các thế hệ cha anh đi trước.

Công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống cho ĐVTTN được tích cực triển khai với nhiều hình thức đa dạng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức công dân, định hướng lối sống đẹp, hình thành nếp sống văn hóa mới trong TTN. Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Xứ Thanhđược hướng dẫn triển khai trong các trường học và dần mở rộng ra các khu vực khác. Công tác giáo dục về Dân số - Sức khỏe - Môi trường, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội được tăng cường và tổ chức với nhiều hoạt động thiết thực, như: Thành lập các mô hình CLB Thanh niên với pháp luật, đội kỹ năng sống, đội TN xung kích phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự ATGT, hoạt động giúp đỡ TTN chậm tiến…

BCH Tỉnh đoàn đã cụ thể hoá Nghị quyết 03 của BCH TW Đoàn về Đổi mới phương thức giáo dục của Đoàn”, quan tâm đầu tưđổi mới các hình thức và phương tiện thông tin tuyên truyền, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn. Thông qua Website: “Tuoitrethanhhoa.vn”, tài liệu “ Sinh hoạt chi đoàn”, chuyên mục“Tuổi trẻ Lam sơn” và các phương tiện thông tin đại chúng đã cập nhật nhiều nội dung, phản ánh kịp thời, sinh động các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong tỉnh, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo của BCH, BTV Tỉnh đoàn.

2. Phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” đã khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo và vai trò xung kích tình nguyện của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường rèn luyện, bồi dưỡng thanh niên và khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Xung kích lao động sáng tạo và  phát triển kinh tế - xã hội:

Nhiệm kỳ vừa qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền tiếp tục dành sự quan tâm, tạo điều kiện để thanh niên xung kích trong phát triển kinh tế - xã hội. BCH, BTV Tỉnh đoàn triển khai chương trình “2000 bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi”, tăng cường phối hợp để thanh niên được vay vốn ưu đãi học tập và phát triển kinh tế. Đồng thời đã củng cố, thành lập 436 CLB “Thanh niên làm kinh tế giỏi” với 8.640 hội viên tham gia hoạt động. Hiện nay toàn tỉnh có trên 2.500 trang trại, gia trại trẻ và 1.320 tổ hợp tác TN.

Đoàn TN đã huy động đông đảo ĐVTN tham gia thực hiện các chương trình, dự án, công trình, phần việc thanh niên. Tuổi trẻ toàn tỉnh đã đăng ký, đảm nhận và thực hiện có hiệu quả trên 86.000 công trình, phần việc thanh niên, làm lợi cho nhà nước trên 155 tỷ đồng. Trong đó, nhiều công trình, dự án mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét như: Công trình làm đường giao thông liên thôn, bản thuộc 11 huyện miền núi; Dự án khoa học “

1

 


Khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào dân tộc miền núi”; Chương trình PCCCR và BVR; hoạt động bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững; dự án ngăn ngừa tình trạng trẻ em lang thang đường phố kiếm sống; dự án đầu tư xây dựng Làng thanh niên lập nghiệp, Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề & Giới thiệu việc làm thanh niên.

Phong trào “Sáng tạo trẻ” đã khuyến khích ĐVTN phát huy sáng kiến, ý tưởng sáng tạo, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công tác, lao động, sản xuất. ĐVTN là trí thức trẻ, giảng viên trẻ và sinh viên trong trường học đã tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học. ĐVTN công chức, viên chức đã tích cực, sáng tạo trong công tác, góp phần cải cách hành chính. ĐVTN trong khối công nghiệp dịch vụ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề. ĐVTN nông thôn xung kích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Đã có 3.200 ý tưởng, sáng kiến, giải pháp của ĐVTN được ứng dụng trong lao động, sản xuất làm lợi cho địa phương, đơn vị trên 30 tỷ đồng, trong đó có 82 ý tưởng, giải pháp được chọn cử tham gia Hội thi“Sáng tạo kỹ thuật”  cấp tỉnh và toàn quốc, đoạt 03 giải Nhất, 09 giải Nhì, 15 giải Ba, 40 giải khuyến khích; 05 giải pháp đạt giải thưởng Khoa học công nghệ Việt Nam và giải thưởng WIPO quốc tế; 05 giải pháp được tuyên dương trong 80 công trình, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu của Việt Nam.

Hưởng ứng CVĐ “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các cấp bộ Đoàn - Hội trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, ĐVTN và nhân dân các kỹ năng, thói quen về lựa chọn, tiêu dùng hàng Việt Nam; phối hợp với các Doanh nghiệp trẻ tổ chức các hội chợ nhằm quảng bá, giới thiệu các thương hiệu, sản phẩm Việt, vận động đưa hàng Việt về với nông thôn, miền núi của tỉnh.

-  Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng:

Hoạt động tình nguyện được duy trì thường xuyên và được đẩy mạnh trong Tháng Thanh niên và chiến dịch Hè thanh niên tình nguyện. Hàng năm, các cấp bộ Đoàn đã huy động gần 1 triệu lượt ĐVTN tham gia phong trào bằng các việc làm thiết thực tại các địa phương, đơn vị, nhất là việc ứng phó các tình huống cấp bách, như: Phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy rừng, tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông … Trong các đợt rét đậm, rét hại, dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm, các cấp bộ Đoàn đã huy động hàng vạn lượt ĐVTN tham gia giúp dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.

Các hoạt động Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh, hoạt động tình nguyện hiến máu nhân đạo, vì an sinh xã hội, chương trình tình nguyện mùa đông, khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho nhân dân được đẩy mạnh và đạt nhiều hiệu quả thiết thực. Các cấp bộ Đoàn đã phối hợp tổ chức cho hơn 30.000 lượt ĐVTN tham gia hiến máu nhân đạo, thu được 22.500

1

 


đơn vị máu an toàn; huy động ĐVTN và các nguồn lực trong xã hội với tổng số tiền trên 10 tỷ đồng và hàng chục ngàn ngày công xây mới 405 nhà nhân ái tặng gia đình chính sách, cựu TNXP, cán bộ Đoàn có hoàn cảnh khó khăn; vận động quyên góp hàng chục ngàn bộ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, trên 7000 suất quà, học bổng và hàng chục ngàn cơ số thuốc, với tổng trị giá trên 8 tỷ đồng tặng cho các hộ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…vv.

Trong nhiệm kỳ, Đoàn thanh niên đã phối hợp với Đoàn kinh tế Quốc phòng 5, tuyển chọn 54 trí thức trẻ tình nguyện tham gia công tác tại huyện Mường Lát; phối hợp với Sở Nội vụ tuyên truyền, tuyển chọn 61 trí thức trẻ tăng cường về làm Phó chủ tịch UBND xã của 07 huyện thuộc diện 30a trong tỉnh.

-  Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội:

Các cấp bộ Đoàn đã tập trung tuyên truyền đến ĐVTN về vai trò xung kích và trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc tham gia bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền về luật Nghĩa vụ quân sự, về nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay cho ĐVTN. Hàng năm, đã tích cực tham gia công tác tuyển quân, động viên, tặng quà, tổ chức tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ góp phần đảm bảo 100% chỉ tiêu giao quân. Nhiều cơ sở Đoàn đã làm tốt việc đón thanh niên xuất ngũ trở về địa phương; tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, tín chấp cho thanh niên vay vốn phát triển kinh tế; lựa chọn bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ Đoàn chủ chốt từ các cựu quân nhân trẻ. Thực hiện cuộc vận động Nghĩa tình biên giới hải đảo”, tuổi trẻ toàn tỉnh đã tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các đồn biên phòng, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn; thường xuyên tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, tặng quà cho cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo. Đặc biệt, Đoàn thanh niên Thanh Hoá đã ký kết chương trình phối hợp với Thành đoàn Hà Nội về việc hỗ trợ, giúp đỡ gia đình cán bộ, chiến sỹ là người Thanh Hóa đang công tác tại quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Hoạt động Đoàn tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông được diễn ra trên diện rộng, gắn với cuộc vận động  “Thanh niên với văn hoá giao thông” đã thu hút đông đảo ĐVTTN tham gia. Nét mới của phong trào là đã triển khai xây dựng thành công và đi vào hoạt động có hiệu quả 300 mô hình “Đội thanh niên xung kích tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực trường học”, qua đó góp phần làm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông; củng cố, thành lập mới gần 2000 đội thanh niên xung kích phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại địa bàn dân cư.

Phong trào “Thanh niên quân đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích sáng tạo, xứng danh bộ đội cụ Hồ” và phong trào “Thanh niên công an Thanh Hoá anh hùng học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” ngày càng có chiều sâu với nhiều cách làm sáng tạo đã phát huy tốt sức trẻ các LLVT trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tích cực tham gia phát triển KT – XH.

-  Xung kích thực hiện cải cách hành chính.

1

 


Được triển khai thông qua cuộc vận động “Xây dựng nét đẹp công chức trẻ xứ Thanh” và phong trào “Ba trách nhiệm” đã tạo sự chuyển biến về lề lối, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trẻ, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Toàn Đoàn đảm nhận 186 công trình, phần việc thanh niên về cải cách hành chính, tổ chức 83 buổi hội thảo, tọa đàm, báo cáo chuyên đề, diễn đàn, hội thi; 148 buổi giao lưu, học tập kinh nghiệm; mở 89 lớp bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học, nâng cao kỹ năng hoạt động xã hội, kỹ năng ứng xử trong giao tiếp hành chính cho gần 7.000 lượt ĐVTN. Qua đó, ĐVTN khối cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và công sở các xã, phường đã có sự chuyển biến tiến bộ, là lực lượng xung kích trong cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị.                

-  Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Được các cấp bộ Đoàn quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền cung cấp thông tin, trang bị kiến thức, nâng cao bản lĩnh, tri thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ, ĐVTN; tích cực tuyên truyền Nghị quyết 02 của BCH Đảng bộ tỉnh “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011-2015”. Các cấp bộ Đoàn đã có nhiều hình thức động viên TTN tích cực học tập ngoại ngữ, tin học, trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong hội nhập. Một bộ phận TN nông thôn đã tiếp cận phương thức sản xuất mới để tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

 Các hoạt động giao lưu, đối ngoại giữa Đoàn TN và tuổi trẻ Thanh Hoá với Đoàn TN tỉnh Hủa Phăn nước bạn Lào được quan tâm, đẩy mạnh. Trên cơ sở chương trình phối hợp giữa Đoàn thanh niên 2 tỉnh, hàng năm BTV Tỉnh Đoàn và các Huyện Đoàn có chung biên giới với nước bạn Lào đều tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và các hoạt động tình nguyện tại nước bạn, góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa 2 dân tộc Việt – Lào. Đồng thời, BTV Tỉnh Đoàn đã lựa chọn, giới thiệu nhiều cán bộ, ĐVTN tham gia có hiệu quả các hoạt động đối ngoại nhân dân do Trung ương Đoàn, UBND tỉnh tổ chức.

3. Phong trào “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” đạt hiệu quả thiết thực, huy động được nhiều nguồn lực xã hội, góp phần giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng, bảo vệ, chăm lo lợi ích chính đáng của TTN.

- Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ.

Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, khuyến khích ĐVTN thi đua học tốt, dạy tốt, nghiên cứu khoa học; cổ vũ, tạo môi trường đĐVTN, HSSV xác định đúng đắn động cơ và mục đích học tập, đi đầu trong xây dựng xã hội học tập, phát triển các sân chơi trí tuệ, rèn luyện tư duy, góp phần xây dựng môi trường học đường lành mạnh. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh có 18.854 học sinh giỏi cấp tỉnh, 332 học sinh giỏi cấp quốc gia, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi Olimpic khu vực và quốc tế; đã có 686 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm của HSSV, 33.100 HSSV được vay tiền từ Quỹ tín dụng đào tạo và thông qua tổ chức Đoàn, hàng chục nghìn HSSV được trao tặng giải thưởng, học bổng các loại.

1

 


Bên cạnh đó, thông qua chiến dịch hè thanh niên tình nguyện hàng năm, toàn tỉnh đã mở được 406 lớp ôn tập văn hoá hè cho 15.300 thiếu nhi; vận động 1.080 học sinh bỏ học tiếp tục đến trường; tặng quà Tiếp sức tới trường cho 6.900 học sinh với tổng trị giá 585 triệu đồng. Được sự hỗ trợ của TW Đoàn và Viễn thông Thanh Hoá, BTV Tỉnh Đoàn đã  thành lập được 7 điểm truy cập internet cho thanh niên tại 7 huyện thuộc chương trình 30a của Chính phủ, 5 thư viện điện tử và nhiều công trình khác, góp phần giúp thanh niên tiếp cận với kiến thức, tìm hiểu thông tin, nâng cao dân trí. Ngoài ra, các cấp bộ Đoàn đã phối hợp tổ chức các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản cho thanh niên nông thôn.

- Đồng hành với thanh niên trong hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm :

Các cấp bộ Đoàn đã quan tâm tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên, tích cực tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn, ĐVTN và xã hội về học nghề, lập nghiệp.

BCH Tỉnh đoàn đã ban hành Nghị quyết 01 về “Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho TN; tích cực triển khai thực hiện Đề án 103 của Chính phủ về: “Hỗ trợ TN học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015; tăng cường phối hợp với ngành Lao động TBXH, Hội dạy nghề giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; các trường nghề; tổ chức các ngày hội việc làm và các hoạt động “Tư vấn mùa thi; tổ chức tuyên dương TN làm kinh tế giỏi... qua đó đã hỗ trợ, giúp đỡ TN trong hướng nghiệp, học nghề và giải quyết việc làm. Trong nhiệm kỳ, toàn Đoàn đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 50.000 ĐVTN, giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động trẻ, trong đó có 2.800 TN đi xuất khẩu lao động.

Nét nổi bật là đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tăng cường nguồn vốn cho TN vay học tập, sản xuất kinh doanh. Hiện nay, nguồn vốn do Đoàn quản lý lên tới 463 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ đồng so với nhiệm kỳ trước, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ĐVTN.

- Đồng hành với thanh niên nâng cao sức khoẻ thể chất và đời sống văn hoá tinh thần:

Các hoạt động đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khoẻ thể chất và đời sống văn hoá, tinh thần được quan tâm đẩy mạnh. Các cấp bộ Đoàn thường xuyên tổ chức nhiều loại hình hoạt động phù hợp, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu sở thích của thanh thiếu niên như: Liên hoan văn nghệ, TDTT, mít tinh, tọa đàm... Định kỳ phối hợp tổ chức Liên hoan “Thanh niên hát dân ca và ca khúc cách mạng”, giải Việt dã Báo Thanh Hoá, tổ chức các giải bóng đá trong TTN, Hội khoẻ Phù Đổng, Hội thao cán bộ Đoàn các khối, các lực lượng và các vùng, miền trong tỉnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh cho TTN, là phương thức hiệu quả trong đoàn kết tập hợp thanh niên, qua đó phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ trên các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, TDTT.

Các hoạt động đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu, ngăn chặn tác động xấu của Internet và các ấn phẩm thiếu lành mạnh được các cấp bộ Đoàn quan tâm phối hợp thực hiện thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, qua đó giác ngộ và từng bước ngăn chặn những tác hại đối với thanh thiếu niên. Hoạt

1

 

nguon VI OLET