Chương 1
tổng quan về thị trường chứng khoán
Nội dung
Vài nét về lịch sử thị trường chứng khoán
Khái niệm về thị trường chứng khoán
Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán
Phân loại thị trường chứng khoán
1. Vài nét về lịch sử thị trường chứng khoán
Xuất hiện các hình thức sơ khai từ giữa thế kỷ 15 ở châu âu
Thuật ngữ "Bourse" (sở giao dịch) xuất hiện ở Bruges (Bỉ) từ 1453, Đến nay đã có > 160 Sở giao dịch trên thế giới.
Phương thức giao dịch từ chỗ ký hiệu bằng tay nay đã điện tử hoá.
Ban đầu phát triển tự phát, nay có quản lý chặt chẽ
tTCK xuất hiện là tất yếu khách quan theo sự phát triển của kinh tế thị trường (vào giai đoạn 3 của kinh tế thị trường)
các tTCK nổi tiếng

TTCK New York Thành lập 1792
TTCK London Thành lập 1793
TTCK franfurt Thành lập 1795
TTCK Paris Thành lập 1817
TTCK Tokyo Thành lập 1878

về TTCK ở Việt Nam

28/11/1996 Thành lập ủy ban ck quốc gia thuộc CP (nay thuộc Bộ TC)
20/7/2000 thành lập TTGDCK Tp hồ chí minh
8/3/2005 thành lập trung tâm GDCK hà nội
2006 Luật CK ra đời, có hiệu lực 1/1/07
31/12/2006 193 công ty CK niêm yết, vốn hóa 14 tỷ USD. VN Index > 800
Sau khi có luật CK, TTCK VN "tăng trưởng quá nóng", VN-INDEX đã >1000.
VN-INDEX Phiên giao dịch gần nhất là bao nhiêu?
2. Khái niệm về thị trường chứng khoán
Thị trường tài chính là nơi gặp gỡ các nguồn vốn giữa bên "dư vốn" và bên "thiếu vốn", cho phép khơi thông nguồn vốn trong nền kinh tế
Phân loại thị trường tài chính theo bản chất, chức năng, phương tiện hoạt động
- Thị trường tiền tệ điều chỉnh thanh khoản, cung cấp phương tiện thanh khoản.
- Thị trường hối đoái giao dịch các đồng tiền chuyển đổi
- Thị trường vốn gắn với dư và thiếu vốn (tiết kiệm và đầu tư) đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế
Thị trường vốn là nơi diễn ra các hoạt động mua bán CK và các giấy nợ trung và dài hạn từ 1 năm trở lên. Công cụ trao đổi là CK (nên thường gọi là TTCK)
TTCK hay thị trường vốn (capital market) là bộ phận quan trọng của thị trường tài chính nhằm tập trung nguồn vốn tiết kiệm nhỏ của XH thành những nguồn vốn lớn dài hạn tài trợ cho DN, cho dự án,...
Cơ sở chủ yếu hình thành TTCK
- Mâu thuẫn nội tại của quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn trong kinh tế thị trường
- Sự độc lập tương đối của hình thái giá trị và hình thái hiện vật của hàng hóa
- Sự phát triển của các công cụ giao dịch và thanh toán
- Cơ chế kích thích giao lưu các tài sản tài chính
Chức năng của TTCK

Huy động vốn để đầu tư cho nền kinh tế
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
Tạo tính thanh khoản của các chứng khoán
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Tạo môi trường để chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
Nơi cất giữ tài sản và chia sẻ rủi ro của nền kinh tế
Các chủ thể tham gia TTCK
Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp chứng khoán - hàng hóa của TTCK. Bao gồm:
- CP và chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu CP và trái phiếu địa phương
- Công ty CP: phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty
- Các tổ chức TC: phát hành các công cụ tài chính : trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng, các công cụ khác của TTCK
Nhà đầu tư: là những người mua bán CK trên TTCK gồm nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức
Các tổ chức KD trên TTCK gồm các công ty CK, quỹ đầu tư CK, các trung gian TC
Các tổ chức có liên quan đến TTCK gồm Cơ quan quản lý của CP; Sở GDCK; Hiệp hội các nhà KD CK; Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ; Công ty dịch vụ máy tính CK; Tổ chức tài trợ chứng khoán; Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm CK...
Mọi giao dịch CK đều có sự tham gia của dân chúng, công ty, tổ chức, chính phủ tại:
- Sở giao dịch chứng khoán
- Thị trường phi tập trung
- Thị trường thứ 3
- Thị trường thứ 4
Sở giao dịch chứng khoán
(Exchange market)
Thị trường sàn giao dịch còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán (Exchange market) hay thị trường niêm yết tập trung (Listed market)
Sở GDCK là thị trường tổ chức tập trung, có địa điểm giao dịch.
Tính cạnh tranh cao của các CK niêm yết
Sở giao dịch chứng khoán
(Exchange market)
Cơ chế giá cả: Các CK được niêm yết và mua bán theo phương thức đấu giá hai chiều (double auction) giữa đại diện mua và đại diện bán.
Động lực chuyển giá: Giá chào bán của đại diện bán (offer) thấp hơn giá trước đó hay giá rao mua (bid) cao hơn giá trước đó.
Vai trò chỉ đạo thị trường : các chuyên gia trên sàn chịu trách nhiệm duy trì ổn định thị trường. Họ sẽ can thiệp khi có sự mất cân đối của CK nào đó để tạo sự bình ổn thị trường
Thị trường phi tập trung
OTC (Over-The-Counter Market)
OTC là thị trường dựa vào hệ thống vận hành chào bán cạnh tranh và thương lượng giữa các công ty CK với nhau thông qua phương tiện thông tin.
OTC: "không qua quầy" nghĩa là bán trực tiếp, không có không gian giao dịch.
OTC là thị trường không kén chọn CK bằng Sở GDCK. Đây là nơi bán CK mới phát hành: người phát hành chào bán với giá tham khảo IPO (Initial public offering price) để các nhà đầu tư lựa chọn (chưa được bán theo cơ chế đấu giá hai chiều)
Thị trường phi tập trung
OTC (Over-The-Counter Market)
Cơ chế tạo giá: OTC hoạt động nhờ mạng lưới liên công ty (interdealer network). Các nhà tạo giá trong hệ thống cạnh tranh với nhau đưa ra giá mua (bid) và chào bán (ask), thị trường sẽ chọn bằng thương lượng nên còn gọi là thị trường thương lượng (negotiated market).
Động lực chuyển giá: Một nhà tạo giá nào đó muốn khuyến khích nhà đầu tư bán ra thì họ sẽ đưa ra giá rao mua (bid) cao hơn giá cũ hoặc họ sẽ giảm giá chào bán (ask) để hấp dẫn người mua.
Thị trường phi tập trung
OTC (Over-The-Counter Market)
Vai trò chỉ đạo: người tạo giá (market maker) là người đưa ra giá rao mua tốt nhất (best bid) và giá chào bán (best ask) được chọn lọc từ tập hợp các giá rao mua và chào bán trong hệ thống thị trường nội bộ (inside market).
Trên OTC, nhiều công ty kinh doanh CK có thể giữ lượng CK OTC cho riêng mình mà không cần đăng ký
Các CK giao dịch trên OTC là những công ty chưa đủ điều kiện niêm yết tại Sở GDCK. OTC đảm nhận vai trò bán ra của các CK mới phát hành. Tuy nhiên, các công ty đủ điều kiện niêm yết vẫn có thể chọn giao dịch trên OTC.
Khác biệt cơ bản giữa thị trường sàn GDCK và thị trường OTC
Sàn GDCK:
Địa điểm KD tập trung
Điều hành bởi Sở GDCK
Gút giá bằng đấu giá 2 chiều
OTC:
Không có không gian cụ thể
Điều hành thường do Hiệp hội KD CK
Gút giá bằng thương lượng
Thị trường thứ 3
(Third Market - OTC Listed)
Đây là thị trường giao dịch các CK đã niêm yết tại Sở GDCK theo cơ chế OTC.
Đây là nơi các nhà đầu tư cần mua bán lượng CK lớn qua thương lượng. Các thương vụ được mua bán thông qua các công ty CK là nhà tạo giá trong thị trường OTC
Thị trường thứ 4
Các thị trường lớn có hệ thống mạng giao dịch nội bộ gọi là INSTINET phục vụ các giao dịch với khối lượng CK lớn (cả loại niêm yết hoặc trên OTC). Các tổ chức tham gia mạng này các ngân hàng, các quỹ tương hỗ đầu tư, quỹ hưu trí,... mua bán không cần môi giới
3 Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán
thị trường sơ cấp
(primary market)
Thị trường sơ cấp là thị trường khởi đầu của thị trường chứng khoán (mua bán những CK mới phát hành) nên còn gọi là thị trường phát hành CK
Nguồn vốn chủ yếu: tiết kiệm của dân chúng và các tổ chức phi tài chính
Thị trường sơ cấp thực hiện chức năng thu hút tiền nhàn rỗi vào đầu tư.
thị trường sơ cấp
(primary market)
Vai trò của thị trường sơ cấp là tạo ra hàng hoá cho thị trường giao dịch và làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. (Cụ thể là quá trình CK hoá nguồn vốn sang vốn trung và dài hạn)
Chủ thể phát hành là những "người thiếu vốn", chủ thể đầu tư là "người dư vốn".
Nhà phát hành chỉ thu được tiền lần đầu, còn khi nhà đầu tư bán CK nhiều lần thì nhà phát hành không thu thêm được tiền nữa
thị trường thứ cấp
(secondary market)
Thị trường thứ cấp là nơi mua bán các CK đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Các CK có thể mua bán nhiều lần nên còn gọi là thị trường luân chuyển CK
Thị trường thứ cấp thực hiện vai trò điều hoà, lưu thông các nguồn vốn, bảo đảm chuyển hoá nguồn ngắn hạn thành dài hạn. Do đó người đầu tư yên tâm mua CK vì họ có thể bán lại.
thị trường thứ cấp
(secondary market)
Chức năng:
- Thuận lợi mua bán công cụ tài chính nhằm tăng tính thanh khoản
- Tạo sức sinh lợi từ giữ CK
- Xác định giá hợp lý trên cơ sở đấu giá tự do (cạnh tranh hoàn hảo)
- Giá CK ở đây ảnh hưởng đến giá CK trên thị trường sơ cấp
thị trường thứ cấp
(secondary market)
Tổ chức:
- Giao dịch qua các Sở GDCK, trung tâm giao dịch,...
- Giao dịch trao tay (giao dịch qua OTC) theo kiểu mua bán thẳng cho ai chấp nhận giá người bán đặt ra.
so sánh thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Sự khác nhau giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp là nội dung và mục đích của TTCK (chứ không phải hình thức): Nếu thị trường sơ cấp là huy động vốn vào đầu tư thì ở thị trường thứ cấp mặc dù có lượng giao dịch rất lớn nhưng không có đồng nào đưa vào đầu tư (mà chỉ có những khoản lời chênh lệch giá mua bán CK).
Thị trường sơ cấp là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực.
Sự phân biệt này chỉ có ý nghĩa về lý thuyết, trên thực tế không phân biệt được chúng ở đâu.
4. phân loại thị trường chứng khoán
4.1 Phân loại TTCK -
theo phương diện pháp lý
TTCK chính thức
TTCK bán chính thức
TTCK phi tập trung (thị trường thứ 3)
Thị trường CK chính thức
Các cách gọi: TTCK chính thức, TTCK tập trung, TTCK có tổ chức, sở GDCK, thị trường niêm yết tập trung.
Đây là thị trường hoạt động theo đúng pháp luật nghiêm ngặt: nơi giao dịch các CK đã được đăng ký.
CK được đăng ký là các CK được phát hành hội đủ điều kiện (thâm niên hoạt động, thành tích lợi nhuận, quy mô cổ phần, lượng cổ đông...) tức là có đủ uy tín trên sàn giao dịch, được "bảo vệ" tối đa do sàng lọc hệ thống
Thị trường CK chính thức
TTCK chính thức có thời biểu mua bán rõ rệt, giá cả xác định trên cơ sở đấu giá công khai có kiểm soát, mua bán tại sàn giao dịch nên tạo ra niềm tin công bằng, trung thực, có trật tự (nơi tập hợp và chuyển hóa niềm tin thành những kết ước cụ thể của nhà đầu tư).
Quá trình mua bán tại sàn: diễn ra nhanh qua đấu giá, mua bán thực sự được giải quyết qua công ty môi giới và KDCK.
Các nhu cầu mua (cầu) và bán (cung) sẽ được thông qua các công ty môi giới và KDCK rao mua (bid) và chào bán (offer) công khai tại chỗ ngồi quy định (seat) trong Sở GDCK.
Thị trường CK bán chính thức
TTCK bán chính thức (TTCK bán tập trung, thị trường OTC...) là thị trường không có địa điểm tập trung những người môi giới, người KDCK. Hoạt động giao dịch diễn ra mọi nơi, mọi lúc mà người mua và bán CK gặp nhau.
Đây là thị trường bậc cao được tự động hóa với rất nhiều hãng môi giới giao dịch mua bán thông qua điện thoại và mạng vi tính.
OTC không phải là thị trường hiện hữu, loại thị trường bậc cao ở các nước có trình độ thông tin hiện đại.
Thị trường CK bán chính thức
Các chú ý về TTCK bán chính thức:
OTC không có trung tâm giao dịch, các nhà đầu tư không trực tiếp gặp nhau (not face-to-face) để thỏa thuận mua bán mà thông qua việc thuê các công ty môi giới giao dịch hộ qua hệ thống viễn thông.
Một giao dịch CK trên OTC bắt đầu khi khách hàng đặt lệnh và người môi giới điền vào phiếu lệnh. Phiếu lệnh được chuyển đến nhân viên giao dịch trên OTC để thi hành, nhân viên giao dịch sẽ xác định người KDCK để thương lượng.
Người KDCK trên OTC cung cấp liên tục giá hỏi mua (bid) và giá chào bán (offer) cho một CK cụ thể nghĩa là tạo thị trường cho CK đó (make a market) được gọi là người tạo ra thị trường (vì lợi nhuận của họ và chấp nhận rủi ro)
Thị trường CK bán chính thức
Các chú ý về TTCK bán chính thức:
Nếu Sở GDCK chỉ có một loại người tạo ra thị trường (chuyên gia - specialist) thì OTC có nhiều người tạo ra thị trường cho một CK
Niêm yết CK trên OTC: chỉ cần được phép phát hành là có thể được giao dịch trên OTC. Nói chung có tín nhiệm thấp hơn Sở GDCK. Giá CK ở OTC qua hệ thống màn hình tự động.
Giao dịch trên OTC: người mua đưa lệnh mua CK nào đó cho công ty CK đang quản lý tài sản của mình yêu cầu thực hiện giao dịch hộ. Công ty giao dịch lên kết với mạng viễn thông tới các nhà tạo thị trường của loại CK này để biết giá chào bán thấp nhất và báo lại cho người mua, nếu chấp nhận thì công ty sẽ thực hiện giao dịch.
Thị trường CK phi tập trung
TTCK phi tập trung hay TTCK thứ ba là loại TTCK xuất hiện đầu tiên trong lịch sử
Việc mua bán diễn ra bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, có thể qua môi giới hoặc trực tiếp thực hiện. Tất cả các CK được phép phát hành đều có thể giao dịch
TT thứ ba là cơ sở để hình thành Sở GDCK và OTC
Mục đích: cung cấp CK của những công ty nhỏ, mới phát hành để huy động vốn trên TTCK, tạo điều kiện để gia nhập Sở GDCK và OTC khi có điều kiện.
4.2 Phân loại TTCK -
theo địa điểm phát hành
TTCK chính thức
TTCK phi chính thức
TTCK chính thức
TTCK chính thức hay TTCK tập trung hoặc Sở GDCK
TTCK phi chính thức
TT OTC gồm TTCK bán tập trung và TTCK thứ ba
4.3 Phân loại TTCK -
theo phương thức giao dịch
Thị trường giao ngay
Thị trường tương lai
Thị trường giao ngay (Spot market)
TT giao ngay hay thị trường thời điểm: mua bán theo giá khi (ngày) giao dịch, thanh toán diễn ra sau vài ngày theo quy định mỗi TTCK
Thị trường tương lai (Future market)
TT tương lai mua bán những hợp đồng mà giá cả thỏa thuận trong ngày giao dịch, nhưng thanh toán diễn ra trong các kì hạn xác định của tương lai (1 tháng, 6 tháng, 1 năm,...)
4.4 Phân loại TTCK -
theo loại hàng hoá giao dịch
Thị trường cổ phiếu
Thị trường trái phiếu
Thị trường các công cụ có nguồn gốc CK
TT cổ phiếu
TT mua bán cổ phiếu thường (common stock) và cổ phiếu ưu đãi (preferred stock)
TT trái phiếu
TT mua bán trái phiếu dài hạn kho bạc, trái phiếu đô thị, trái phiếu công ty, trái phiếu cầm cố...
TT các công cụ có nguồn gốc CK
TT mua bán những hợp đồng về quyền lựa chọn, giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu...
nguon VI OLET