Kỹ thuật lái xe

Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?

( Nguồn: http://motgoctroi.com/Vuibuon/VBxMy/Kythuatlaixe.htm  ).


 

Trần Quốc Sỹ

Giám Đốc trung tâm Diamond Traffic Safety School thực hiện. Trung Tâm Diamond Traffic Safety School giúp xóa Ticket, sang tên xe, đăng bộ xe, trả thuế lưu hành… Mọi chi tiết, xin liên lạc Diamond Traffic Safety School 714-890-7171.

***

Sinh sống tại Hoa Kỳ hay những quốc gia tân tiến, xe hơi là phương tiện giao thông không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Điều này càng đúng hơn cho những người cư ngụ tại những thành phố như Los Angeles hay quận Cam, thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn; những nơi mà hệ thống chuyên chở công cộng thiếu thốn hay không thuận lợi, không đáp ứng được nhu cầu di chuyển của đại chúng.


Lái xe là một nhu cầu cần thiết, một việc chúng ta làm hằng ngày, quen thuộc đến nỗi trở nên một phản xạ tự nhiên. Dầu vậy, rất ít người trong chúng ta biết cách hành xử khi bất thình lình gặp những trường hợp khẩn cấp trong khi lái xe như xe bị bể bánh, xe thắng không ăn, xe bị trượt, xe bị hết nước, xe bị hết dầu, xe đâm xuống sông, …vân…vân…Nếu một trong những điều trình bày dưới đây không may xảy ra trong khi chúng ta đang lái xe với vận tốc cao, và nếu chúng ta không bình tĩnh, không phản ứng đúng cách, sinh mạng của chúng ta và những người thân trong xe có thể bị nguy hiểm.


Tác giả không mong những điều xui xẻo này sẽ xảy đến cho quý bạn, nhưng lỡ trong tương lai, nếu một trong những trường hợp hoạ hiếm này thực sự xảy ra, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp quý bạn thoát được cơn hiểm nguy, và được an toàn bình an vô sự.


Sự BÌNH TĨNH là điều tối quan trọng trong bất cứ trường hợp khẩn cấp nào. Nếu bạn hoảng hốt, bạn sẽ làm cho tình thế trở nên tệ hại hơn vì trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có một vài giây để phản ứng mà mạng sống của bạn và những người thân trong xe hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự quyết định của bạn trong thời gian ngắn ngủi đó. Nếu bạn giữ bình tĩnh, bạn đã có 50% cơ hội để sống sót, 50% phần còn lại sẽ tuỳ thuộc vào sự hiểu biết và phản ứng đúng hay sai, nhanh hay chậm của bạn. Phản ứng nhanh, đúng phương pháp sẽ tăng cơ hội sống còn của bạn và những người trong xe một cách đáng kể.


Dưới đây là những trường hợp tiêu biểu trong rất nhiều trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong khi chúng ta đang lái xe.

 

1. Xe bị đứt thắng:


Bạn đang lái xe, bỗng nhiên thắng xe của bạn không còn hữu hiệu để ngừng xe lại hay giảm tốc lực xe nữa. Bạn đạp mạnh trên bàn thắng, nhưng xe vẫn chạy vù vù. Hệ thống thắng xe của bạn đã bị hư hỏng. Thắng không ăn, hay còn gọi là đứt thắng, thường xảy ra không báo trước, do một trong những hư hỏng liên quan đến hệ thống thắng xe của bạn như hết dầu thắng, ống dẫn dầu bị bể, heo dầu bị hư, bố thắng mòn quá mức, vân…vân…Xe của bạn có thể hư thắng khi bạn đang ở trong thành phố, đang ở trên xa lộ hoặc tệ hơn nữa, đang đổ dốc trên đường đèo.


Bất cứ trong trường hợp nào, luôn giữ bình tĩnh, nên nhớ mục đích tối hậu của bạn là tìm mọi cách để dừng xe lại một cách an toàn càng sớm càng tốt.

 

A. Hư thắng trong thành phố:

 

Nếu thắng bị hư khi bạn đang chạy trong thành phố, với một vận tốc trung bình khoảng trên dưới 40 miles/giờ, những điều bạn cần làm là:

 

· Giữ bình tĩnh.
· Không nên tắt máy xe vì nếu bạn không cẩn thận, tay lái có thể bị khoá. Hơn nữa, khi bạn tắt máy xe, tay lái sẽ trở nên rất nặng khó điều khiển.
· Bật đèn chớp emergency
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
· Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại
· Buông chân ga
· Trả về số nhỏ. Nếu bạn lái xe số tay, trả số về số 4 hoặc 3, rồi 2, rồi 1. Nếu bạn lái xe số tự động, kéo cần số về hết phía sau
· Từ từ kéo thắng tay và lách vào lề phải.

 

Chú ý: Cẩn thận khi kéo thắng tay. Nếu bạn kéo thắng tay quá mạnh, quá nhanh, xe của bạn có thể bị trượt hoặc có thể bị quay vòng 360 độ.

 

B. Hư thắng trên xa lộ:


Nếu bạn đang chạy trên xa lộ, với một vận tốc cao 65-75 miles/giờ, trong trường hợp này, những điều bạn cần làm là:

 

· Giữ bình tĩnh.
· Không nên tắt máy xe vì nếu bạn không cẩn thận, tay lái có thể bị khoá. Hơn nữa, khi bạn tắt máy xe, tay lái sẽ trở nên rất nặng khó điều khiển.
· Bật đèn chớp emergency
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
· Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại
· Buông chân ga
· Trả về số nhỏ. Nếu bạn lái xe số tay, trả số về 4 hoặc 3, rồi 2, rồi 1. Nếu bạn lái xe số tự động, kéo cần số về hết phía sau
· Chờ cho xe giảm tốc độ xuống khoảng 40 miles/giờ, rồi mới từ từ, kéo thắng tay và lách vào lề phải.

 

Chú ý: Cẩn thận, nếu bạn kéo thắng tay khi xe còn đang ở tốc độ cao, và nếu bạn kéo quá mạnh, hoặc quá nhanh, xe của bạn có thể sẽ bị trượt, quay vòng 360 độ hoặc lật úp.

 

C. Hư thắng khi đang đổ dốc trên đường đèo:


Nếu bạn đang đổ dốc với một vận tốc cao 65-75 miles/giờ mà thắng xe bị hư, bạn đang lâm vào tình trạng rất nguy hiểm. Sự an toàn của bạn và những người thân trong xe hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự hành xử mau lẹ và đúng phương pháp của bạn. Những điều cần bạn làm trong trường hợp này:


· Giữ thật bình tĩnh.
· Không nên tắt máy xe vì nếu bạn không cẩn thận, tay lái có thể bị khoá. Hơn nữa, khi bạn tắt máy xe, tay lái sẽ trở nên rất nặng khó điều khiển.
· Bật đèn chớp emergency
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
· Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại
· Buông chân ga
· Trả về số nhỏ. Nếu bạn lái xe số tay, trả số về 4 hoặc 3, rồi 2, rồi 1. Nếu bạn lái xe số tự động, kéo cần số về hết phía sau. Xe của bạn sẽ giảm tốc lực chút đỉnh nhưng vẫn đổ dốc với tốc lực cao.
· Từ từ, kéo thắng tay


Chú ý: Cẩn thận, nếu bạn kéo thắng tay quá mạnh, hoặc quá nhanh, xe của bạn sẽ chắc chắn sẽ bị trượt hoặc sẽ quay vòng 360 độ hoặc lật úp.


· Nếu sau một thời gian ngắn xe bạn vẫn không dừng lại, có lẽ hệ thống thắng tay của bạn đã bị cháy và trở nên hoàn toàn vô hiệu. Để ý và tức khắc lái xe vào những “run-away-ramp”. Đây là những đường hoặc exit đặc biệt dành cho những xe đang đổ dốc bị hư thắng. Đường thường được trang bị những đụn cát để dừng xe lại. Hầu hết trên các đoạn đường đổ dốc đều có bảng chỉ dẫn để vào những con đường đặc biệt này.
· Nếu không có “run-away-ramp”, cố gắng làm giảm tốc lực xe bằng cách quẹt bên phải của xe vào những chướng ngại vật trên đường như bụi rậm, bờ rào cản… Đừng lo lắng về sự hư hại của chiếc xe. Mạng sống của bạn và những người trên xe quan trọng hơn.
· Nếu bạn đã làm hết mọi cách mà xe vẫn không dừng, cách cuối cùng để làm cho xe ngừng lại là ủi xe vào bụi rậm. Bụi rậm bên đường là chỗ an toàn nhất cho trường hợp này.


Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ lao xe vào gốc cây, cột đèn hay mõm đá. Luôn luôn ghi nhớ là, trong những điều tệ hại, bạn sẽ có cơ hội sống còn nếu bạn khôn ngoan chọn điều ít tệ hại nhất.

 

2. Xe bị bể bánh:


Bạn đương lái xe trên xa lộ với tốc lực cao, bỗng nhiên một trong 4 bánh xe của bạn bị nổ vì những lý do như bánh xe mòn quá độ an toàn (gai xe mỏng hơn 1/32 hay .030 của một inch), bánh xe cán qua những vật sắc nhọn, bơm bánh xe quá độ…. Xe của bạn lập tức sẽ bị mất thăng bằng, và sẽ chao đảo. Những điều bạn cần làm trong trường hợp này là:


· Giữ bình tĩnh và không đạp thắng. Nếu bạn hốt hoảng đạp thắng, xe của bạn có thể quặt về một bên và sau đó sẽ lật và sẽ lăn nhiều vòng.
· Buông chân ga và kềm chặt tay lái. Sau một vài giây chao đảo, xe của bạn sẽ lấy lại được thăng bằng và bạn có thể điều khiển xe.
· Sau khi xe hết chao đảo, bật đèn chớp emergency, đạp thắng và từ từ lách vào lề phải.
· Nếu bạn đang ở gần lối ra xa lộ, lái xe chậm ra khỏi xa lộ. Đừng bận tâm về việc hư vỏ xe và niền xe. Sự an toàn của bạn quan trọng hơn.
· Nếu bạn ở quá xa lối ra xa lộ, tắp và đậu xe sát lề phải. Gọi 911 xin tiếp cứu nếu bạn có phôn cầm tay. Nếu đang ở gần hộp điện thoại khẩn cấp trên xa lộ, bạn có thể gọi xin tiếp cứu tại đó. Bạn chỉ cần nhắc điện thoại lên, điện thoại sẽ tự động nối với tổng đài và sẽ có nhân viên trực giúp đỡ bạn.
· Trong khi chờ đợi để được tiếp cứu, vào trong xe, khoá chặt cửa xe cho đến khi thấy nhân viên công lực hoặc nhân viên của hãng kéo xe tới.


Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ băng ngang xa lộ hoặc thay bánh xe trên xa lộ. Không mở cửa xe cho bất cứ một người lạ mặt nào nếu không phải là nhân viên công lực hay nhân viên của hãng kéo xe


3. Xe bị trượt (skid or hydroplaning):


Xe bị trượt có nhiều lý do, thường là vì bạn thắng gấp, quẹo gắt hoặc vì đường trơn trợt trong mùa mưa, hay đường bị đóng băng. Nếu bạn không để ý và bảo trì vỏ xe của bạn đúng mức đến nỗi chúng bị mòn quá độ (gai bánh xe mỏng hơn 1/32 của một inch), bạn đang đánh bài với sinh mạng của bạn và những người thân trong xe mỗi khi bạn lái xe trên đường hoặc xa lộ, nhất là vào mùa mưa hoặc mùa tuyết.
Lý do là khi những bánh xe của bạn quá mòn, những rãnh bánh xe sẽ không còn khả năng thoát nước hoặc gai xe không còn khả năng bám trên mặt đường, khi bạn lái xe qua khoảng đường mưa ướt đóng vũng, hoặc qua đoạn đường bị đóng băng, xe của bạn sẽ có cơ hội bị trượt ngang và bạn sẽ mất sự điều khiển chiếc xe. Đôi khi xe của bạn sẽ trượt trên làn băng mỏng (hydroplaning) như người trượt tuyết. Trường hợp này thường xảy ra khi xe đạt tốc độ 35miles/giờ, tệ nhất là khoảng 55miles/giờ. Những điều nên làm trong trường hợp này là:

 

· Giữ bình tĩnh và không đạp thắng. Nếu bạn hốt hoảng đạp thắng, xe của bạn có thể sẽ quay vòng 360 độ, sẽ lật và lăn nhiều vòng, sẽ đâm vào gốc cây hoặc thành xi măng chắn trên xa lộ.
· Buông chân ga
· Nếu xe trượt vì đi ngang qua đoạn đường có nước đọng vũng, bạn chỉ cần kềm chặt tay lái, sau khi xe qua khỏi vũng nước, xe sẽ trở lại thăng bằng, bạn sẽ có thể lấy lại sự điều khiển xe.
· Nếu xe đuôi bị trượt ngang vì đường đóng băng hay tuyết, bạn chỉ cần bẻ tay lái cùng chiều với đuôi xe đến khi bạn cảm thấy có thể điều khiển được xe. Sau đó, cẩn thận bẻ tay lái ngược lại đến khi xe trở lại thăng bằng.

 

4. Máy xe bị nóng quá độ (engine overheating):


Máy xe bị nóng quá độ có thể do nhiều nguyên nhân như bình nước hoặc những ống cao su dẫn nước bị lủng làm mất hết nước, bơm nước bị hư, dụng cụ điều hoà nhiệt độ (thermostat) bị hư hoặc dây kéo cánh quạt bị đứt, vân…vân… Nhiều khi chỉ vì bạn xài máy lạnh quá độ trong mùa hè, hoặc bị kẹt xe nhiều tiếng đồng hồ trên đường hay xa lộ cũng làm cho máy xe bị nóng quá mức.


Trong điều kiện bình thường, cây kim chỉ nhiệt độ trong xe của bạn sẽ nằm ở giữa mực nóng (H) và lạnh (C). Bạn nên luôn để ý đến cây kim này. Nếu một khi nó vượt khỏi mức chính giữa của H và C, bạn sẽ phải có hành động. Những điều nên làm trong trường hợp này là:

 

· Nếu bạn đang ở một nơi xa lạ và điều kiện an toàn không cho phép bạn dừng lại, và nếu cây kim chỉ nhiệt độ chưa hoàn toàn lên đến vạch đỏ (H), bạn có thể tiếp tục lái về nhà, đến nơi an toàn, hoặc đến tiệm sửa xe nếu bạn làm những điều sau đây:


1. Tắt máy lạnh
2. Quay tất cả cửa kiếng xuống và mở máy sưởi đến mức tối đa bằng cách kéo cần nhiệt độ về hết tay phải và mở quạt đến mức mạnh nhất. Những điều này có thể giúp làm giảm nhiệt độ máy xe để bạn có thể chạy tiếp tục
· Nếu điều kiện an toàn cho phép hoặc nếu cây kim chỉ nhiệt độ đã lên đến vạch đỏ, bạn nên dừng lại bên lề đường, tắt máy, mở nắp xe và chờ cho máy nguội hoặc gọi cho cảnh sát hoặc xe kéo


Chú ý: Điều tối quan trọng trong trường hợp này là không bao giờ mở nắp bình nước khi máy xe còn nóng. Nếu bạn mở nắp bình nước xe trong khi máy xe còn nóng, nước trong bình sẽ xịt ra với một áp xuất rất cao, bạn sẽ bị phỏng hoặc bị mù.

 

5. Bàn đạp ga bị kẹt:


Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe, bạn muốn xe chạy chậm lại, nhưng khi bạn nhấc chân ra khỏi bàn đạp ga, xe vẫn phon phon chạy. Hoặc bất thình lình bàn đạp ga tự nhiên bị kéo xuống, xe của bạn vọt tới trước và gia tăng tốc lực. Bạn phải làm gì trong trường hợp này?
Những điều bạn cần làm là:

 

· Giữ thật bình tĩnh.
· Bật đèn chớp emergency
· Tắt máy xe.


Chú ý: Cẩn thận, vặn chìa khoá ngược chiều kim đồng hồ chỉ một nấc. Tay lái xe sẽ khoá cứng nếu bạn vặn hết hai nấc.


· Đạp thắng cho xe ngừng lại cành nhanh càng tốt
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại và tắp vào lề phải. Tay lái xe bạn sẽ rất nặng nhưng bạn vẫn có thể bẻ lái được.

 

6. Xe không thể bẻ lái được:


Xe không thể bẻ lái được có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không báo trước. Bạn không còn điều khiển được xe như ý muốn. Có thể hệ thống bẻ lái xe của bạn đã bị hư một bộ phận. Đôi khi, bạn vẫn điều khiển xe được nhưng tay lái rất nặng, như trường hợp dây kéo bị đứt hoặc phần trợ lực tay lái (power steering) bị hư. Những điều cần bạn làm trong trường hợp này:


· Giữ thật bình tĩnh.
· Bật đèn chớp emergency
· Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa
· Đạp thắng để xe ngừng lại càng sớm càng tốt
· Đậu xe sát lề và gọi cho cảnh sát hoặc xe kéo

 

7. Xe bị mất áp xuất của nhớt máy:


Khi đèn báo áp xuất nhớt máy bất thình lình hiện lên, không có nghĩa là xe bạn bị hết nhớt, mà đó là dấu hiệu của áp suất nhớt xuống thấp hơn mức bình thường. Điều này có thể do xe thiếu nhớt, bơm dầu xe bị hư, hoặc đôi khi chính hệ thống đèn báo bị hư. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn nên dừng xe lại tức thời và kiểm soát lại hệ thống nhớt. Những điều nên làm trong trường hợp này:


· Bật đèn chớp emergency và tắp xe vào lề phải
· Mở nắp xe và kiểm soát mực nhớt bằng cây đo. Nếu mực nhớt quá thấp, đổ thêm nhớt ( luôn luôn đem theo trong xe ít nhất một hoặc hai lon nhớt dự trữ). Kiểm soát lại mực nhớt
· Nếu mực nhớt ở mức bình thường mà đèn báo vẫn sáng, nếu bạn không nghe những tiếng kêu bất thường từ động cơ xe, và nếu điều kiện an toàn không cho phép để bạn chờ cảnh sát hoặc xe kéo đến, bạn có thể lái xe một vài dặm để đến tiệm sửa xe, nhưng đừng lái xa hơn.

 

8. Xe bị đâm xuống sông, hồ….


Trong một vài trường hợp họa hiếm xe của bạn bị lạc tay lái và đâm thẳng xuống sông hoặc xuống hồ. Thông thường, xe của bạn sẽ nổi vào khoảng vài giây trước khi chìm hoàn toàn xuống nước. Nếu bạn bình tĩnh và nếu bạn hành xử đúng cách trong thời gian này, bạn sẽ có nhiều cơ hội thoát ra ngoài và sống sót. Những điều bạn cần làm là:


· Giữ thật bình tĩnh.
· Đừng phí thì giờ vô ích để tìm cách mở cửa xe. Áp xuất bên ngoài của nước sẽ làm cửa xe bạn không thể nào mở được. Trong vài giây đầu, khi điện trong xe còn, quay cửa kiếng xuống và thoát ra ngoài bằng cửa sổ.
· Nếu cửa kiếng xe của bạn thuộc loại power, và bạn không thể hay chỉ có thể quay cửa kiếng xuống được một phần vì điện trong xe bị mất, nhanh chóng di chuyển về phía sau xe nơi vẫn còn dưỡng khí (vì đầu xe nặng sẽ chìm trước), chờ đến khi trong xe hoàn toàn ngập nước để áp xuất bên ngoài và bên trong bằng nhau, hít một hơi dài, mở cửa xe và thoát ra ngoài

 

9. Buồn ngủ:


Buồn ngủ hoặc mệt mỏi trong khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính đưa đến tai nạn trên xa lộ đưa đến cái chết cho hằng trăm ngàn người tại Hoa Kỳ.
Phương thuốc chữa bịnh buồn ngủ hay nhất là giấc ngủ. Vì vậy, nên cố gắng ngủ đầy đủ trước khi ngồi trước tay lái hoặc trước khi làm một cuộc hành trình đường dài. Không bao giờ lái xe quá sức của mình hoặc trên 12 tiếng một ngày.
Nếu bạn đang lái xe và bỗng dưng cảm thấy buồn ngủ, hoặc có những triệu chứng như mệt mỏi, chảy nước mắt, đầu óc mơ màng, mở mắt không nổi, giật mình tỉnh giấc khi xe cán lên những lằn đinh ngăn đường, vân…vân…, và nếu bạn không dừng xe lại mà vẫn tiếp tục lái, bạn đang đánh bài với sinh mạng của chính bạn, của những người thân trong xe và của những người chung quanh. Những điều bạn cần phải làm ngay là:

 

· Bật đèn chớp emergency
· Tắp vào lề, dừng xe lại và đổi tay lái cho người khác.
Nếu bạn chỉ có một mình:
· Xuống exit nếu bạn đang ở trên xa lộ, tìm nơi an toàn và ngả ghế ngủ khoảng 15 hay 20 phút để lấy lại sức, ra khỏi xe và đi bách bộ chung quanh xe khoảng 10 phút để máu lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, hoặc làm một vài động tác thể dục. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và có thể tiếp tục
· Nếu bạn không thể xuống exit, quay cửa kiếng xuống nếu trời lạnh hoặc quay cửa kiếng lên và mở máy lạnh tối đa khi trời nóng. Điều nên nhớ là, nhiệt độ trong xe càng cao sẽ làm bạn càng thêm buồn ngủ
· Nếu trong xe có đá lạnh, lấy một cục và bỏ lên sau gáy
· Uống cà phê nóng hoặc trà nóng (trà sâm là tốt nhất)
· Nghe nhạc giựt gân hoặc nói chuyện với người bên cạnh
· Nếu đã làm tất cả các điều trên mà bạn vẫn lim dim, mơ màng, hoặc giật mình tỉnh giấc mỗi khi xe cán qua lằn đinh ngăn đôi đường, bạn phải tức khắc tìm chỗ an toàn ngừng xe lại và ngủ một giấc để lấy lại sức. Không bao giờ cố gắng tiếp tục lái xe khi bạn đang buồn ngủ

 

10. Những xa lộ tử thần:


Tại Hoa Kỳ, có những xa lộ được mệnh danh là những “xa lộ tử thần” vì số người tử thương trên những xa lộ này. Đó là những xa lộ xuyên bang, hoặc trong tiểu bang, thường được gọi là xa lộ đồng quê, chỉ có hai lối (lanes) cho xe chạy, không có lằn đinh ngăn đôi đường, và không có tường chắn ở giữa. Bạn nên tránh dùng những xa lộ này nếu có thể. Thay vào đó, bạn nên dùng những xa lộ có tường chắn ở giữa và có nhiều lối cho xe chạy. Nếu bạn bắt buộc phải dùng những xa lộ này, xin nhớ kỹ những điều sau đây:
 

· Chỉ qua mặt ở những chỗ mà lằn vẽ đứt đoạn ở bên phần đường của mình
· Khi muốn qua mặt xe khác, bạn phải chắc chắn là phía trước không có xe ngược chiều đang đi tới, hoặc nếu có xe ngược chiều đang đi tới, bạn phải chắc chắn là bạn có đủ thời giờ để qua mặt
· Không bao giờ qua mặt xe khác tại những khúc đường quanh, hoặc trên dốc
· Không bao giờ qua mặt xe khác khi điều kiện thời tiết không an toàn như: nắng chói, sương mù, mưa, tuyết, đường đóng băng, vân…vân…


Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ qua mặt ban đêm khi bạn nhìn thấy hai ánh đèn xe phía trước dù rất nhỏ. Lý do là bạn sẽ không thể lượng định được khoảng cách của chiếc xe ngược chiều và sẽ không có đủ thì giờ để qua mặt.


Nếu bạn đang lái xe trên những xa lộ này và bỗng dưng bạn nhận thấy chiếc xe ngược chiều đang từ từ lấn sang phần đường của bạn. Điều này thường xảy ra vì người tài xế của chiếc xe đó lơ đãng, không tập trung trong việc lái xe, buồn ngủ, đang bị ảnh hưởng của rượu, ma tuý, thuốc uống… hoặc do những lý do khác.
Bạn phải làm gì ? Nếu bạn không nhanh chóng hành động hoặc hành động không đúng cách, sinh mạng của bạn và của những người thân trong xe sẽ bị nguy hiểm. Những điều bạn nên làm trong trường hợp này là:


·Bóp kèn, pha đèn báo động người tài xế của chiếc xe ngược chiều. Hầu hết trong mọi trường hợp, người tài xế chiếc xe ngược chiều sẽ sửa sai và trở về phần đường của anh ta
Nếu bóp kèn và pha đèn không đem lại kết quả, lái xe về sát phía bên phải để tránh tai nạn


Chú ý: Không bao giờ lách về phía trái vì người tài xế xe ngược chiều có thể thấy bạn, sửa sai và lách về bên phải của anh ta. Bạn và anh ta sẽ đụng nhau ở giữa đường

 

Du lịch xuyên bang bằng xe hơi là điều rất thú vị, đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm khó quên, nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận một thực tế rất phũ phàng: xe hơi là loại vũ khí giết người nếu chúng không được xử dụng đúng cách nhất là trong những trường hợp khẩn cấp. Tác giả chỉ ước mong bài viết này đã đem đến cho đọc giả những kiến thức căn bản hầu có thể bình an vô sự nếu những rủi ro, hoạ hiếm đề cập ở trên xảy ra cho các bạn.

 
Chúc các bạn lái xe thật cẩn thận và an toàn.

 

 

Top of Form 

 

Thứ hai, 11/05/2009, 16:06:54 PM

 

 

Kỹ thuật lái xe ô tô

( Nguồn: http://backup.lenduong.vn/VietNam/Home/Goc-tu-van/Cam-nang-lai-xe/2009/05/35F15E31/  ).

Người lái luôn có lỗi trong mọi tai nạn giao thông! Nguyên nhân duy nhất: không nắm được các nguyên tắc lái xe cơ bản. Nghe có vẻ ngược đời, nhưng thực tế là như vậy! Nguyên nhân của phần lớn sự cố giao thông là không có sự phối hợp “ôtô- người lái” vì người lái không biết trong các trường hợp đặc biệt, chiếc xe sẽ phản ứng ra sao, và thêm vào đó họ lại còn thao tác sai.

1. Lỗi điển hình thứ nhất - Tư thế ngồi sai

Một số người thích ngồi “thoải mái” trên ghế, còn những người khác lại ngồi rât “nghiêm túc” - tỳ ngực vào vô-lăng, thu hai tay vào nách và dí mũi vào kính trước. Họ cho đó là tư thế thuận tiện nhất, nhưng không biết rằng trong các trường hợp khẩn cấp, chính lỗi này sẽ gây ra tất cả!. Với thế ngồi “thoải mái” thì bạn có thể thò khuỷnh tay trái ra ngoài cửa xe, và chỉ dung hai ngón tay của bàn tay phải để xoay vô-lăng, thế có vẻ là dân chơi “sành điệu”!

Nhưng khi gặp tình huống khẩn cấp, trước hết bạn sẽ mất vài phần giây để ngồi thẳng người lên, tóm lấy vô-lăng. Còn nếu bạn ngồi “nghiêm túc” cả người hướng về phía trước, thì hai tay thường nắm rất chắc phía trên vô-lăng. Trong thực tế, cả hai tư thế này đều không cho phép phản ứng nhanh với tình huống xẩy ra. Tư thế ngồi duy nhất đúng: lưng thẳng và dựa vào lưng ghế. Hai đầu gối gần như thẳng để dễ dàng đạp tới chân côn và ga, hai tay vươn tới trước sao cho cổ tay chạm nhẹ vào vô-lăng. Nhẹ nhàng và chắc chắn nắm vô-lăng bằng cả hai tay, đặt bàn tay ở vị trí “10 giờ” và “2 giờ”. Kinh nghiệm cho thấy đây là tư thế ngồi mà bạn có thể thả tay khỏi vô-lăng và nhấc chân khỏi bàn đạp. Nếu cơ thể bạn không thay đổi - bạn đã ngồi đúng, nếu bạn bị nghiêng tới trước hoặc ngả về sau - bạn đã ngồi sai.

2. Lỗi điển hình thứ hai – Vòng xe

Nhiều người vòng xe như sau: trước hết về số 0, tiếp theo vừa phanh xe vừa vào cua, và sau cùng là tăng tốc độ. Chính cách “lái xe” này thực tế đã làm xe mất điều khiển. Dưới đây là “quy tắc vàng” ba bước giúp bạn vòng xe trong bất kỳ điều kiện nào - mưa hay nắng.

Bước 1- giảm tốc độ

Chỉ được phanh xe khi đang đi thẳng, không được đạp phanh khi quay vô-lăng. Nếu cần có thể về số thấp, nhưng chuyển số khi đang vòng cua có thể gây trượt xe đột ngột, nếu đường trơn. Nhiệm vụ của bước này là: giảm tốc độ khi xe đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo.

Bước 2- nhả phanh rồi mới được quay vô-lăng đúng một góc cần thiết, và giữ nguyên không cần chỉnh thêm

Khi xe đang lượn cần giữ ga đều và đảm bảo tốc độ, không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga trên mặt đường trơn có thể làm trượt xe.

Bước 3– đã vượt khúc cua

Trả vô-lăng về thẳng hướng, sau đó tăng ga. Nhưng thực tế thường phức tạp hơn nhiều: một khách bộ hành băng qua đường, hoặc một chiếc xe đạp đang phóng tới…

Trong trường hợp này tất nhiên bạn sẽ phải phối hợp sử dụng cả hai tay lẫn hai chân

3. Thử phản ứng của xe

Người lái luôn phải biêt chính xác phản ứng của xe trong các trường hợp khẩn cấp, và cảm nhận được mọi giới hạn của nó. Muốn vậy chỉ có mộy cách duy nhất - thử xe trên bãi trống. Trước hết cần phanh gấp ở tốc độ cao, ước lượng độ dài vệt phanh và xem phản ứng của xe. một số địa hình có thể bị lắc khi phanh gấp và do đó cần chỉnh vô-lăng để giữ cân bằng. Ngoài ra, bạn cần nhận biết bằng sống lưng của mình thời điểm bánh xe bị trượt và xe ngừng lăn (nếu không có hệ thống ABS).

Tiếp theo hãy lái xe theo các đường tròn và đường số 8 có bán kính khác nhau để xem phản ứng của xe với vô-lăng khi vòng nhanh. Xe sẽ ra sao nếu lúc ấy bạn lại phanh gấp? Cần thử phản ứng của xe trên bãi trơn trượt với các kiểu dẫn động trước, sau hay 4 bánh. Mỗi kiểu dẫn động có một cách lái riêng. Mọi người thường sai lầm ở đây, ví dụ cho rằng dẫn động 4 bánh cho phép phóng nhanh trên đường trơn. Điều này không hoàn toàn đúng, vì khi xe bị trượt thì điều khiển một chiếc xe dẫn động 4 bánh có khi lại khó hơn một chiếc hatchback dẫn động trước…

Điều quan trọng cuối cùng

Không nên nghĩ là qua một khoá đặc biệt nào, bạn sẽ là tay lái siêu hạng suốt đời. Theo thời gian, mọi kỹ năng sẽ mất đi, nếu chúng không được thường xuyên củng cố

LenDuong.Vn (Tổng hợp)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Thứ ba, 21/04/2009, 13:53:08 PM

 

 

Kỹ thuật lùi xe ôtô

 

Các bạn lái xe ôtô thường gặp những trường hợp phải lùi xe, như lùi vào gara, thao tác tiến lùi xoay trở ở bãi đỗ xe hoặc gặp chỗ đường hẹp để tránh xe ngược chiều... Vấn đề đặt ra là phải lùi xe an toàn. Các chuyên gia xin cung cấp để các bạn tham khảo về kỹ thuật lùi xe:

1. Kỹ thuật phổ biến nhất là người lái xe quay đầu lại nhìn về phía sau trong khi lùi xe. Những người mới biết lái xe nhiều khi phải hạ kính hay mở cánh cửa xe nhìn lại để căn đường. Những người kinh nghiệm hơn thì nhìn vào gương chiếu hậu cho xe lùi.

- Xin lưu ý, tất cả các kỹ thuật lùi xe nêu trên đều có thể sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi cách này cũng có nhược điểm riêng của nó mà các bạn cần biết để tự tin hơn khi thực hiện:

- Khi lùi xe và quay đầu nhìn lại có nhược điểm là tài xế sẽ “quên” phần trước, do vậy dễ va quệt do không kịp nhận thấy vật cản bất ngờ xuất hiện phía trước khi đang lùi xe.

- Khi lùi và mở cửa xe cùng phía với mình thì tài xế không thể quan sát phần xe bên phải...

2. Thực tế cho thấy, kỹ thuật ưu việt nhất là lùi xe cùng với quan sát qua các gương chiếu hậu. Với cách này số “vùng chết” sẽ giảm đi. Do vậy bạn lưu ý chỉnh gương chiếu hậu cho phù hợp, chính xác và tạo ra góc quan sát hai bên càng rộng càng tốt (khi nhìn vào gương quan sát thấy cạnh ngoài cùng của xe). Nhưng khi lùi xe, bạn cần nhớ vùng quan sát quan trọng nhất lại là phía dưới và phần sau kể từ khoảng giữa xe.

3. Những người mới biết lái xe thường hay mất phương hướng lùi khi đánh vô lăng để lùi xe. Bạn cần nhớ rằng khi lùi xe, quay vô lăng sang bên nào thì xe sẽ lùi về bên đó. Và yêu cầu phải kiểm soát được phần đầu xe khi lùi, vì mũi xe luôn hướng ra phía ngoài bán kính quay nên rất dễ va quệt.

LenDuong.vn (theo A.T.G.T)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Bottom of Form 

Top of Form 

 

Thứ hai, 20/04/2009, 14:59:42 PM

 

 

Kỹ thuật lái xe trời mưa

 

Hàng năm ở nước ta mùa mưa có tới 3, 4 tháng, gây không ít khó khăn cho người lái xe đi trên đường, vì luôn tiềm ẩn sự cố mất an toàn có thể xảy ra và luôn bị sức ép về tâm lý xử lý tình huống do thời tiết

Các chuyên gia ATGT khuyến cáo các bạn lái xe ôtô và cung cấp thông tin về “kỹ thuật lái xe trời mưa” để tham khảo:

1- Khi trời mưa đường trơn ướt, tài xế đứng trước mối nguy hiểm rình rập. Do vậy, các bạn chớ chủ quan, cần điều khiển xe hết sức cẩn thận, óc luôn quan sát, phán đoán và thuần thục một số kỹ năng lái xe nhất định.

2- Trước tiên người lái xe cần nhớ rằng cơn mưa ngắn bất chợt còn nguy hiểm hơn cả khi mưa lớn kéo dài. Vì nước mưa không trôi ngay mà tạo ra những bong bóng nhỏ trên mặt đường. Khi đó, nếu xe đang chạy ở tốc độ cao mà phanh hay lúc vào cua, các bong bóng sẽ vỡ tung ra dưới bánh xe có thể làm cho chệch hướng hoặc mất lái. Lời khuyên trong trường hợp này, ngay khi bắt đầu mưa, bạn nên giảm tốc độ, tránh phanh xe đột ngột; khi mưa lớn thì phải bật pha gần để các lái xe khác dễ quan sát thấy xe bạn.

3- Trường hợp xe lao phải vũng nước, bạn cần thực hiện giảm nhanh tốc độ, đi chậm qua vũng nước, giữ đều ga. Gặp trường hợp chỉ có các bánh ở một bên xe lao vào vũng nước làm cho bạn có cảm giác thấy tay lái không thực hiện theo sự điều khiển của mình nữa, lúc này nên giữ chặt vô lăng và đừng cố điều chỉnh hướng xe chạy vì chỉ vài tích tắc sẽ vượt khỏi vũng nước.

Gặp tình huống cả hai bánh trước, mũi xe lao qua vũng nước sâu thì người cầm lái sẽ có cảm giác xe như bị giật mạnh lại, trong trường hợp này, bạn không nên hốt hoảng mà cần phải giữ vô lăng cho thật chặt.

Bạn cần lưu ý khi chạy qua vũng nước không nên phanh gấp, tăng ga hay đánh vô lăng (lúc này gần như bánh xe không tiếp xúc với mặt đường). Hãy coi đây là tình huống bất lợi, nhưng không đáng sợ vì xe sẽ ra khỏi vũng nước theo đúng hướng như khi nó đi vào.

LenDuong.vn (theo ATGT)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ sáu, 13/03/2009, 15:15:40 PM

 

 

Phanh ô tô và những điều cần lưu ý

 

Là lái xe ôtô hẳn bạn thấy rõ vai trò, tác dụng của chiếc phanh để thực hiện tiêu chí lái xe an toàn. Đặc biệt, bạn phải biết “phanh đúng”, ngoài việc bạn chăm sóc cơ bộ phanh luôn tốt, là điều kiện cần và đủ khi hành trình trên đường

Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ về phanh ô tô để người điều khiển giữ vững tay lái trên những chặng đường.

1. Về vị trí chân và tư thế ngồi lái xe: không nên đẩy ghế ngồi quá xa để tránh tình trạng không đủ lực khi cần đạp phanh gấp. Còn để ghế quá gần sẽ khó khăn khi di chuyển chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh.

2. Cần nhớ khi phanh: Nên quan sát gương chiếu hậu trước khi phanh. Hạn chế đạp phanh gấp vì dễ gây trượt, khó kiểm soát tay lái. Hết sức tránh đạp phanh ở những chỗ sóc vì dễ gây ra hỏng hóc phanh.

3. Phanh cơ bản: Cách này được coi là phổ biến nhất và tránh được nguy hiểm trượt bánh, mất lái: Đạp mạnh chân phanh và khi cảm thấy bánh xe bắt đầu trượt nhẹ nhàng thì nhả bớt chân phanh. Khi bánh xe hết trượt lại tiếp tục đạp mạnh chân phanh cho đến khi xe dừng hẳn.

4. Phanh hết hợp: Khi đạp phanh thì nhanh chóng chuyển số xuống số thấp hơn, chẳng hạn từ số 4 xuống số 3 sau đó là số 2, số 1 cho đến khi xe dừng hoàn toàn. Ưu thế của kỹ thuật phanh này là đường phanh ngắn hơn và quán tính quay của động cơ giúp cho bánh xe khỏi bị trượt.

LenDuong.VN (Theo ATGT)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ năm, 06/11/2008, 13:48:41 PM

 

 

Kinh nghiệm lái xe qua đường ngập nước

 

Chủ nhân những chiếc ôtô tại Hà Nội đã đúc rút được bài học vượt nước quý báu sau trận "mưa tháng 11". Đó là tắt điều hòa, đi ở số thấp, ga đều và không đề nổ nếu xe bị chết máy


 Xem xét kỹ, quan sát xe xung quanh để ước lượng mực nước trước khi quyết định đi qua. Ảnh: Hoàng Hà

Cơn mưa kỷ lục kéo dài từ 31/10 đến 3/11 kéo theo hàng trăm ôtô bị hỏng khi chết máy do ngập nước. Sau quãng thời gian vật lộn với việc gọi cứu hộ, chờ bảo hiểm và đối mặt với khoản tiền sửa không nhỏ, chủ nhân những chiếc xe mới ngẫm lại và rút ra những kinh nghiệm cho mình.

Ngoài nguyên nhân khách quan, nhiều tai nạn xảy ra lại do chính sự "liều lĩnh" của tài xế. Những người đứng trú mưa sáng 31/10 trên đường Thái Hà vẫn nhớ chiếc thể thao đa dụng hạng sang Audi Q7 "hùng dũng" lao qua vũng nước và "chết đứng" ngay sau đó.

Trên diễn đàn chuyên về ôtô Otofun, chủ đề chia sẻ kinh nghiệm lái xe qua vũng ngập nhận được sự chú ý khi kéo dài tới gần 20 trang. Không ít thành viên tỏ ra hối tiếc vì có được thông tin quá muộn.

Trước lượng xe BMW bị chết máy phải đưa về xưởng lên tới 80 chiếc, nhà phân phối Euro Auto ra khuyến cáo cho người sử dụng. Còn đội cứu hộ 116 cũng từng có những hướng dẫn rất cụ thể.

Trong tất cả các tình huống đường phố bị ngập nước, biện pháp tốt nhất là...không hoặc hạn chế đi qua.

Trường hợp không có sự lựa chọn, buộc phải mạo hiểm đi qua vùng ngập thì nên tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào (vị trí cao nhất) mà không thông qua đường khí nạp theo xe (vị trí thấp hơn). Qua khỏi đoạn ngập lụt, lắp lại lọc gió động cơ như ban đầu. Tuy nhiên, mức nước an toàn cảnh báo là dưới 25 cm, không vượt qua tâm bánh xe.

Đặc biệt chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều sẽ xảy ra hiện tượng tạo sóng, có khả năng nước dâng cao và tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.


 Cổ hút gió trên xe Ford Laser, nơi rất dễ bị nước vào.

Nên tắt công tắc AC (điều hòa), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, lái điềm tĩnh. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1. Nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô. Không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập.

Rất nhiều tài xế cho rằng phải thốc ga thật mạnh để xe vượt qua. Trên thực tế giải pháp này rất nguy hiểm bởi tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Ngoài ra, khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong tay biên.

Qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.

Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, tuyệt đối không được khởi động lại và phải liên lạc ngay đến điện thoại đường dây nóng của cứu hộ, đại lý hoặc nhân viên bán hàng để được tư vấn hướng dẫn, tìm biện pháp tối ưu để xử lý.

Nguyên nhân là do khi máy vận hành bình thường, các piston lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Do hỗn hợp khí nạp đã bị nước chiếm chỗ và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng cong các tay biên và piston, khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy. Đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ phá hủy máy

Khi gọi cứu hộ, tài xế cũng lưu ý nếu xe trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, tự động cài cầu, tự động ổn định chống lật hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay).

Ngoài ra, do mất bình tĩnh nên nhiều tài xế mở cửa ngay mà không chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử, khi đó cần mở cửa sổ để ra vào xe.

 LenDuong.VN (Theo VNE)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ tư, 15/10/2008, 13:40:51 PM

 

 

5 quy tắc cơ bản khi lái xe

 

Việc lái xe vội vàng và sử dụng điện thoại khi đang lái xe cùng với nhiều thói quen xấu khác trong khi lái xe đã làm cho tai nạn giao thông ngày càng tăng. Có rất nhiều cách để tránh các vụ tai nạn trên đường, và cách hiệu quả nhất đó là xem lai 5 qui tắc lái xe cơ bản sau

Bước 1: Hãy đọc quyển sách dạy về luật lệ lái xe. Nếu bạn không có thời gian đọc kĩ thì đọc qua các luật lệ này và khoanh tròn nhưng chỗ cần thiết để đọc. Để quyển sách trong xe của bạn để khi đang đợi vượt qua một đoàn tàu thì bạn có thể lấy ra xem lại. Nếu chúng ta có thể tự học bằng cách này thì sẽ tránh được rất nhiều khả năng gây tai nạn khi đang lái xe.

Bước 2: Hãy chú ý đến những người lái xe khác, đặc biệt là những người không để ý đến lời khuyên ở bước 1. Bởi vì bạn biết luật lệ giao thông không cho phép bạn được phép đâm vào những người không đọc bài báo này. Ở những ngã tư thì đừng ngại nhắc nhở hay ra hiệu cho những người lái xe khác khi họ không nhận ra rằng đến lượt họ phải đi.

Bước 3: Hãy cố gắng giữ bình tĩnh trong bất cứ tình huống nào.

Bước 4: Nếu bạn là nạn nhân của một vụ tai nạn mà lái xe là một người thích gây sự thì hãy nhịn họ đi và cố gắng tránh được những tình huống như thế này càng nhiều càng tốt. Nếu không được thì cố gắng gọi cho cảnh sát, ghi lại biển số xe. Hãy cố gắng ở lại những nơi có nhiều nhân chứng, bạn sẽ vượt qua cơn ác mộng này mà không có những thiệt hại gì đáng kể. Tôi cho rằng bạn vẫn nên thông báo với cảnh sát, cho dù không có thiệt hại gì đối với bạn hay với chiếc xe.

Bước 5: Hãy tự mình nhắc đi nhắc lại lời hướng dẫn nay thường xuyên. Bạn sẽ là một người khôn ngoan nếu bạn tìm được càng nhiều thông tin về lái xe an toàn càng tốt.

 Theo Ehow

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ ba, 27/05/2008, 13:23:11 PM

 

 

10 cách để chống ngủ gật khi lái xe

 

Quả thực là không dễ dàng để chống lại cơn buồn ngủ trong lúc lái xe khi bạn đang mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc lái xe đường trường vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu biết cách, không có gì là không thể.

Khi buồn ngủ, phản xạ của người lái sẽ chậm lại, độ tỉnh táo giảm, rất dễ căng thẳng và khả năng xử lý tình huống thiếu chính xác. Điều này dẫn tới hàng nghìn vụ tai nạn mỗi năm. Vậy làm thế nào để nhận ra một tài xế đang trong tình trạng “gà gật” và các mẹo để đấu tranh với cơn buồn ngủ?

Nghiên cứu mới đây của Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã cho thấy 20% các vụ tai nạn và 12% các vụ “suýt tai nạn” là do tài xế ngủ gật. Một tài xế bị coi là đang “gà gật” khi anh ta nhắm mắt thay vì chớp mắt, đầu anh ta lắc lư về phía trước rồi gật gù về phía sau và thay vì đảo mắt quan sát đường đi hay nhìn gương, mắt anh ta thường đờ đẫn và chỉ tập chung về một điểm cố định.

Ngủ gật là nguyên nhân dẫn tới hàng nghìn vụ tai nạn mỗi năm.

Tuy nhiên, khác với quan niệm thường thấy, phần lớn các vụ tai nạn do buồn ngủ xảy ra vào ban ngày tại các thời điểm giao thông đi lại đông đúc. Những vụ tai nạn xảy ra ban đêm ít hơn nhưng lại thường có hậu quả nặng nề hơn do đi ở tốc độ cao và tài xế chỉ có một mình. Cơ quan này cũng tiến hành thử nghiệm và tìm ra các dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân của tình trạng buồn ngủ khi lái xe chủ yếu là do thiếu ngủ và mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chồng dị ứng, thuốc cảm cúm cũng dẫn tới tình trạng tài xế bị “lơ tơ mơ”.

Dưới đây là 10 cách để giúp tài xế thoát khỏi tình trạng ngủ gật và lái xe an toàn:

- Nên dừng xe khi cảm thấy buồn ngủ và uống càfê hoặc chè để lấy lại sự tỉnh táo.


- Sau khi uống cafe hoặc chè khoảng 30 phút mới được tiếp tục lên đường bởi cần có thời gian để nghỉ ngơi và để chất caffein ngấm vào máu.

- Trước khi lái xe đường trường nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng hoặc hơn.

- Không nên làm việc cả ngày rồi lái xe cả đêm.

- Nên tranh thủ lái xe những lúc bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái thông cả ngày lẫn đêm.

- Nên tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và từ giữa đêm đến sáng.

- Nếu không thể ngủ những thời điểm đó thì hãy tạm dừng vài phút và nghỉ ngơi.

- Nên tránh ăn các thức ăn nhiều chất carbohydrate nên ăn các thức ăn giàu protein.

- Nên tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm khi định lái xe.

- Khi lái xe đường trường một mình nên vặn to đài, thỉnh thoảng thay đổi chương trình để chống lại cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó nên nghỉ 2h mỗi khi đi được 100 đến 120 dặm. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vai. Hãy lên lịch trình đi và không nên đi quá 300 đến 400 dặm/ngày.

Khi nào thì nên nghỉ ngơi

- Khi bạn không thể nhớ được những km cuối cùng bạn vừa đi qua.
- Khi bạn lái lệch ra khỏi làn đường của mình.
- Khi bạn cảm thấy suy nghĩ không còn thật tập trung.
- Khi bạn ngáp liên tục.
- Khi bạn cảm thấy khó tập trung hoặc mở mắt một cách tỉnh táo.
- Và khi bạn suýt đâm vào cái gì đó.

Theo vtc

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ hai, 12/05/2008, 08:36:57 AM

 

 

Điều cần biết khi lái xe ban đêm

 

Theo những con số thống kê thì tai nạn thường xảy ra từ 12h đêm đến 6h sáng. Vì vậy, việc lái xe vào ban đêm đòi hỏi có một sự chuẩn bị, sự tỉnh táo để có thể nhận thức được mọi thứ xung quanh nhằm tạo an toàn cho bản thân bạn và gia đình bạn. Sau đây là một vài kinh nghiệm cho bạn.

* Đầu tiên cho chuyến đi là bạn hãy đảm bảo tất cả ngọn đèn trong chiếc xe của mình đều hoạt động tốt.

* Giữ sạch đèn pha và kính chắn gió để đảm bảo rằng bạn nhìn thấy rõ những chiếc xe khác và ngược lại xe khác cũng nhìn thấy bạn. Bạn hãy dành vài phút lau lại chúng lúc cho xe đỗ.

* Áp dụng quy luật 4 giây để tính tốc độ lái xe. Bạn hãy dùng điểm xa nhất mà đèn pha chiếu và đếm từ 1 đến 4 giây, nếu như bạn cho xe chạy đến điểm sáng đó chỉ trong vòng 4 giây thì coi như tốc độ của bạn hợp lý, nhưng nếu dưới 4 giây thì bạn đã lái quá tốc độ.

Đi đường ban đêm thì tai nạn là điều rất dễ xảy ra.

* Chỉ sử dụng đèn pha khi không có xe chạy ngược chiều, bởi đèn pha sẽ làm chói mắt người đối diện.

* Đừng nhìn vào đèn pha ngược chiều mà hãy tập trung vào những vật sáng hoặc góc đường phía trước.

* Đừng nhìn tập trung về phía trước, mà hãy để mắt nhìn quanh để không mỏi mắt.

* Đeo mắt kính khi lái xe ban ngày để vào ban đêm mắt bạn vẫn còn nhạy.

* Mang theo bảng hiệu có phản quang để lỡ như nếu xe bạn bị hỏng giữa đường thì đặt nó trước xe để giúp người đi đường biết xe bạn đang dừng.

* Nếu bạn mệt nhưng vẫn không có cảm giác buồn ngủ thì vẫn dành 2 tiếng để nghỉ ngơi. Không được mở nhạc lớn và nên mở cửa sổ.

* Chạy chậm khi trời nhá nhem tối, bởi khoảng thời gian này có rất nhiều người đi tản bộ để thư giãn.

Theo sggp

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ tư, 14/05/2008, 13:52:43 PM

 

 

Hướng dẫn cách thay lốp dự phòng

 

Trong các chuyến đi xa, sẽ rất phiền toái nếu xe bất ngờ bị xẹp hơi mà bạn lại không biết cách thay lốp dự phòng. Nhưng thực tế, chỉ bằng vài thao tác đơn giản, bạn có thể vượt qua tình huống trớ trêu này.

Bước 1:

- Tìm ngay một điểm dừng xe gần nhất ngay khi phát hiện lốp bị xịt, nên chọn chỗ bằng phẳng (nếu có thể) để đậu xe ngay ngắn nhưng phải chừa đủ chỗ trống để có thể tiến hành thao tác lắp bánh xe thuận tiện nhất.

- Tắt máy, kéo phanh tay, gài số (hoặc vào chế độ P nếu xe dùng số tự động), rút chìa khoá đề phòng trẻ em có thể nghịch vô tình khởi động xe.

- Tìm một viên gạch hoặc hòn đá to để chèn lốp ngừa cho xe bị trôi trên mặt đường dốc.

- Bật đèn báo nguy hiểm (nút màu đỏ có in hình tam giác lớn trên táp lô) để cảnh báo sự cố hoặc bạn có thể mở nắp capô giúp cho lái xe khác dễ dàng nhận biết xe đang được sửa chữa.

Bước 2:
Lấy hộp đồ nghề (kích, cờ lê) và lốp dự phòng ra khỏi xe và kiểm tra tình trạng các thiết bị này.

Bước 3:

- Đặt kích cho đúng điểm được thiết kế để kích xe (thường trên kích có dán một sơ đồ chỉ dẫn nhỏ). Sau đó, kích nâng bánh xe tách khỏi mặt đất một chút rồi hạ xuống vài chục mm đến khi bánh tỳ nhẹ xuống mặt đường sao cho nó không phải chịu tải lớn nhưng cũng không quay tự do. Tháo bánh bị hết hơi ra ngoài.

- Để tháo bu-lông ra khỏi la-zăng bạn hãy vặn ngược kim đồng hồ. Nếu bu lông quá chặt thì hạ thêm tầm kích cho bánh xe bám chắc lề đường và tiếp tục vặn cho tới khi tháo hết bu-lông.

* Lưu ý, nên tháo từng bu-lông theo hình sao. Trước tiên, tháo một bu-lông bất kỳ, tiếp theo là tháo chiếc ở phía đối diện, cứ thế tiến hành cho tới khi hết bu-lông.

- Tiếp tục nâng kích lên cho mặt lốp cần thay thế cao hơn mặt đường vài cm và nhấc lốp ra ngoài. Mục đích việc nâng kích cao là để vừa khoảng trống cho chiếc bánh dự phòng đầy hơi.

Bước 4:

Sau khi đã thay lốp dự phòng vào đúng vị trí, vặn chặt tất cả các bu-lông khít vào ren.

Lưu ý khi lắp bu-lông không nên lắp tuần tự theo hình tròn. Cách tốt nhất là lắp theo hình ngôi sao. Bước đầu, cho 1 bu-lông vào và xoáy tay vài vòng để cố định (chưa cần vặn chặt), bu-lông tiếp theo đặt vào vị trí đối diện, cứ thế cho tới khi đủ hết bu-lông. Cuối cùng, bạn cố định tất cả cho thật khít.

Bước 5:

Hạ kích cho bánh xe tỳ xuống mặt đường đủ chắc để hãm lốp xoay rồi xiết chặt cho đủ lực. Cách nhận biết đủ lực là khi bạn nghe thấy tiếng kêu “tạch tạch” trên thân bu-lông là được.

Nâng kích và xoay thử bánh xe vài vòng để kiểm tra thao tác lắp có gì sai sót không. Nếu bánh xe quay êm và bon là được.

Bước 6:

Từ từ hạ hết kích, lắp lốp xe bị hỏng vào vị trí của bánh xe dự phòng vừa lấy ra, rút viên gạch chèn lốp trước ra.

Bước 7:

Nổ máy cho xe chạy thử và để ý xem xe có phát ra tiếng ồn hay rung lắc lạ hay không. Nếu cảm thấy không an tâm thì sau đó bạn nên mang đến trạm sửa chữa để kiểm tra lại.
 

Một số lời khuyên cho bạn:

- Nếu có điều kiện bạn nên lắp thêm thiết bị hiển thị áp suất lốp thì có thể biết sớm lốp nào đang mất hơi mà không phải dừng lại xem xét.

- Kiểm tra bộ đồ nghề và lốp dự phòng 1 tháng/ 1 lần và đặc biệt trước khi đi xa.

- Khi thay lốp ở trên đường lớn, nên để ý xung quanh, đề phòng khi có tiếng xe đi tới. Nếu bạn đặt biển báo nguy hiểm thì nên để cách vị trí đỗ xe khoảng 10-15m hoặc tìm đồ vật nào thay thế để cảnh báo sự cố cho phương tiện khác biết.
 
- Ở một số xe hiện đại, bánh xe dự phòng được chế tạo theo quy cách khác so với lốp chính. Do vậy, bạn nên mang lốp xe bị hết hơi tới trạm bảo hành và sửa lại để lắp về chỗ cũ. Vì lốp hỏng có cùng độ mòn với 3 lốp còn lại trên xe, nên sử dụng tiếp để giúp cho việc thay từng cặp bánh sau này được đồng bộ.

Theo Autopro

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ sáu, 04/01/2008, 17:22:14 PM

 

 

Khi tai nạn không thể tránh khỏi...

 

Khi lái xe không ai muốn xảy ra tai nạn cả. Nhưng trong trường hợp nếu không thể tránh khỏi thì nên làm thế nào? Thật khó có thể hình dung tâm trạng người ngồi sau vô lăng khi biết chắc rằng chỉ sau vài giây nữa chiếc xe của mình sẽ đâm thẳng vào chiếc xe chạy ngược chiều hay đâm vào vật cản bất ngờ nào đó. Có vẻ như không còn làm được gì nữa. Nhưng không phải vậy, vẫn có thể!


Khi tai nạn không thể tránh khỏi nhưng bạn có thể giảm nhẹ nó

Thực tế cho thấy nếu như những người ngồi trong xe lúc đó trong vài giây ngắn ngủi kịp chuẩn bị đón nhận sự cố xảy ra thì hậu quả sẽ nhẹ đi rất nhiều so với những người chỉ biết phó mặc cho số phận.

Nếu như tai nạn không thể tránh khỏi thì cần áp dụng ngay một số biện pháp giảm tối đa sự di chuyển của tài xế và hành khách bên trong xe. Các chấn thương chủ yếu là do va đập vào vô lăng, kính trước, bảng táp lô. Giảm nhẹ các va chạm này chính là bài toán cần giải quyết.

Hành động của người lái. Nói chung, người cầm lái là người đầu tiên cảm nhận sự nguy hiểm xuất hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết. Tóm lại, có thể coi là "thuyền trưởng" trên con tàu với trách nhiệm chính là đảm bảo an toàn cho hành khách. Dĩ nhiên, sẽ tốt hơn nếu hành tự biết phải làm gì trong tình huống như vậy, nhưng kịp thời đưa ra các chỉ thị từ phía người lái là đặc biệt quan trọng. Ngay trước khi va chạm, hãy tì cánh tay vào vôlăng, hai tay đặt sắt gần nhau và nắm chặt phần trên vôlăng. Đầu và cổ nghiêng về phía trước, phần thân giữ căng dây an toàn.

Thắt dây an toàn không chặt là cơ sở dẫn đến các chấn thương vùng ngực và bụng.

Hành khách. Việc thắt chặt dây an toàn cũng cần được nhắc nhở cho hành khách ngồi ghế trước. Trong tình huống xấu, hãy tỳ tay lên bảng táp lô trước mặt. Đầu và cổ nghiêng xuống dưới càng thấp càng tốt.

Hành khách ngồi ghế sau có thắt dây an toàn cần nằm ngay xuống ghế và dùng 2 tay che đầu.

Đáng tiếc là không phải tất cả các xe hơi hiện nay đều trang bị dây an toàn ở ghế sau. Trong trường hợp như vậy nên co người lại tối đa, tì hai tay vào lưng ghế phía trước.

Dùng tay giữ chặt ghế, tay nắm cửa nếu không thắt dây an toàn là việc làm vô ích.

Trong thời điểm va chạm với vận tốc xe là 100km/h, trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên 10 lần và tất nhiên sẽ không có cơ bắp nào chịu nổi nếu muốn giữ cơ thể ngồi yên tại chỗ.

Đâm từ phía sau. Một trong những nguyên tắc an toàn khi lái xe là người cầm lái phải luôn quan sát qua gương chiếu hậu. Nếu như luôn ghi nhớ điều này thì sẽ giảm được tối đa hậu quả đáng tiếc nếu như không thể tránh khỏi cú đâm từ phía sau.

Để giảm chấn thương, tài xế cần bỏ chân khỏi bàn đạp, để xuống sàn xe dưới vôlăng, lưng dựa chặt vào ghế, 2 tay ôm cổ. Hành khách ngồi ghế trước cần dựa lưng và cổ vào ghế, đầu gối tỳ vào bảng táp lô, còn tay giữ chặt hai mép ghế. Hành khách ngồi phía sau cũng cần giữ tư thế tương tự, tỳ đầu gối vào lưng ghế trước.

Sau tai nạn. Điều quan trọng nhất là cố gắng bình tĩnh, tuyệt đối không sử dụng lửa, không hút thuốc vì hoàn toàn có thể khi va chạm bình xăng đã thủng. Mở ngay nắp capô, tháo một trong hai dây nối ắcquy. Tiếp theo là gọi điện báo cảnh sát và gọi xe cứu thương nếu cần thiết.

Việc đưa những người bị nạn ra khỏi xe phải được thực hiện hết sức cẩn thận do những chấn thương não, cột sống có thể đã xảy ra. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được lôi hay lắc cơ thể người bị nạn. Đưa nạn nhân ra khỏi xe tốt nhất là không thay đổi tư thế ban đầu. Nếu có biểu hiện chấn thương cột sống thì không nên di chuyển nạn nhân nếu không còn cách nào khác. Cần đặt người bị nạn nằm ngửa hoặc nằm sấp, mở cổ áo, cởi thắt lưng để không gây khó khăn cho việc hô hấp. Cuối cùng, nếu xe cứu thương không thể đến nhanh được, phải tìm cách đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

LenDuong.VN (Nguồn: GTMB)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ hai, 07/01/2008, 16:18:37 PM

 

 

Cách dùng xe ô tô có số tự động

 

Một số người cho rằng dùng số tự động dễ gây tai nạn, số khác lại không muốn dùng số tự động vì ngại tốn xăng. Sau đây là một số điều cơ bản nhất về xe có số tự động để cho những người mới sử dụng có thể dễ dàng nắm bắt điều khiển.

Từ nhưng năm 40 của thế kỷ trước, hộp số tự động ra đời đã giúp người lái xe giảm bớt được khá nhiều thao tác để tập trung vào tay lái, giảm bớt căng thẳng, nhất là trong những đoạn đường đô thị đông đúc phương tiện. 


 
Điều khiển một chiếc xe có số tự động ( AT- Automatic transmission) ta sẽ bỏ bớt gần hết thao tác sang số của tay phải, bỏ hẳn thao tác đạp côn của chân trái . Số tự động không có nghĩa là không có số nào, loại trừ hộp số AT vô cấp, thì hộp số AT thông thường vẫn có nhiều cấp số, hay gặp nhất là có từ 3 đến 5 số tiến .
 
Hộp số AT sẽ thay ta tự động chọn các số phù hợp dựa vào tốc độ ô tô, tình trạng mặt đường, mức tải của động cơ (chân ga). Số AT có rất nhiều lợi điểm : Khó bị chết máy, khởi động giữa dốc dễ dàng , vận chuyển êm ái, xe chạy ít bị giật. Vì  các tiện ích như vậy nên hiện nay ở Bắc Mỹ lượng xe con xuất xưởng có số AT chiếm đến 80% , và số AT cũng đã được lắp trên rất nhiều dòng xe tải hiện đại . Ở thị trường Việt Nam chúng ta cũng thấy ngày càng nhiều xe có số AT xuất hiện, tuy rằng giá mua xe có đắt hơn chút ít nhưng bù lại người lái được thoải mái dễ dàng hơn khi điều khiển xe.

8 thao tác cơ bản khi lái một chiếc xe AT:
 
1, Khi lần đầu bạn lên một chiếc xe AT, lưu ý rằng chỉ có 2 bàn đạp ga và phanh dùng cho chân phải , chân trái luôn được để dưới sàn , một số người có thói quen đạp phanh bằng chân trái, đạp ga bằng chân phải là một thói quen dễ dẫn đến tai nạn khi chuyển sang lái trên nhưng xe có số cơ .
 
2, Các ký hiệu cần phải nhớ : Ở bên phải của bạn là cần số, tại đó có các vị trí được ghi rất rõ  P R N D 2 1 ... Được giải thích như sau:

P : Park , số  đỗ, Vị trí cần số khi xe đã dừng hẳn. Chỉ ở vị trí này xe mới khởi động hay rút được chìa khóa. Nếu cần số không ở vị trí này, mở cửa xe chuông sẽ cảnh báo khi bạn mở cửa.

R: Reverse, số lùi. Số này cũng chỉ hoạt động khi xe dừng hay chạy không tải để chuẩn bị lùi xe.

N: Neutral , số “mo” Tại vị trí này động cơ vẫn chạy không tải, nên dùng trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng. Không dùng số N khi đỗ xe và khi chuyển N sang vị trí D và ngược lại thì không cần bấm nút khóa trên cần số.
 
D: Drive, số tiến, vị trí thường xuyên nhất khi vận hành xe, tùy theo tốc độ mà số tiến sẽ tự động lựa chọn số cao hay thấp sao cho phù hợp nhất.
 
M: Manual ( + - ) vị trí phía bên phải số D, vận hành như số thường, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, thường để tạo đà tăng tốc vượt xe khác hoặc khi xuống dốc, đổ đèo.
 
OD –Overdrive, số vượt tốc dùng như số D
L: Low, số thấp , dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc , xuống dốc
S:  Sport , số thể thao
 
3, Kiểm tra tay số đã để ở vị trí P chưa, chân phải ấn vào pedal phanh, rồi bật chìa khóa điện , quan sát nhanh bảng đồng hồ xem có bất thường không, bật công tắc khởi động máy.
 
4, Chuyển tay số về D, OD hoặc R , nhả phanh tay
 
5, Nhấc nhẹ chân lên khỏi pedal phanh, chiếc xe sẽ từ từ lăn bánh , điều này sẽ làm những người quen chạy xe số cơ ngạc nhiên tí chút.
 
6, Nếu xe không chuyển động có thể do địa hình dốc hoặc không bằng phẳng, chuyển chân sang pedal ga , nhấn nhẹ để xe tăng tốc .
 
Nếu bạn đã quen chạy xe số cơ thì thỉnh thoảng thói quen dùng chân trái để đạp côn vẫn làm bạn đôi chút lúng túng, hãy cố gắng giữ chân trái ở trên sàn xe trong suốt hành trình, mọi thao tác phanh và ga chỉ để một mình chân phải đảm nhiệm.
 
7, Khi cần giảm tốc : Đạp nhẹ chân phanh ( dĩ nhiên bằng chân phải )
Không cần thiết chuyển cần  số ra khỏi vị trí D hay R khi dừng xe trong một vài phút .
 
8, Nhớ giữ chân phải trên pedal phanh mỗi khi dừng xe . Khi đỗ xe, chuyển số về P, nếu cần thiết, kéo thêm phanh tay khi nền đường dốc, lúc đó bạn mới tắt máy và rời chân phải khỏi pedal phanh.
 
Lưu ý:  Chính những thao tác dùng số tự động không thuần thục sẽ là tiềm ẩn cho những vụ tai nạn rất đáng tiếc . Thông thường Cứu hộ 116 gặp các trường hợp xe mới tậu, lái xe mới làm quen với số AT, lái xe là phụ nữ là có khả năng gây tai nạn trên xe số AT nhiều hơn. Có những vụ tai nạn rất trớ trêu mà chúng tôi chứng kiến như vụ một cô gái đề nghị chạy thử chiếc Mitsubishi Gala chưa có biển số, khi đến cuối sân khu nhà thay vì dừng lại đã vọt lao thẳng luôn vào tường. Vụ tại phố Nguyễn Văn Tố, một chiếc Mercedes E 240 do tổng giám đốc TCT Vật tư nông nghiệp cầm lái khi ra khỏi cổng cơ quan với vận tốc quá lớn đến mức không kịp rẽ theo đường chính mà lao xuyên luôn vào cổng nhà dân đối diện, rồi vụ một chiếc Ford Mondeo trong khi lên cầu bảo dưỡng thay dầu đã lao vọt luôn qua cầu và cắm thẳng đầu xe xuống đất ….Thực tế đã có rất nhiều vụ TN ngớ ngẩn như vậy nên nếu bạn còn lạ với số AT, bạn nên dành thời gian để làm quen với chiếc xe, chỉ đến khi thật thuần thục hẵng lên đường. 

LenDuong.VN (Nguồn: GTMB)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ hai, 07/04/2008, 13:55:43 PM

 

 

Những kinh nghiệm quý báu dành cho lái xe (P1)

 

Dưới đây là một số kinh nghiệm quý báu dành cho dân lái xe mà ngay cả những lái xe dày dạn nhất cũng muốn tham khảo những kinh nghiệm quý báu này.

I/ Những điều cơ bản

1. Các giấy tờ cần thiết trên xe: Giấy phép lái xe Việt Nam hợp lệ, Đăng kiểm và Bảo hiểm còn hiệu lực, Đăng ký xe, Các giấy phép đặc biệt khác tuỳ loại xe, hàng hoá và cung đường của xe.

2, Các vật dụng cần mang theo: Túi cứu thương, đèn pin, bản đồ, bộ đồ sửa xe, lốp dự phòng, bình cứu hoả, tiền, giấy bút, nước uống, giấy vệ sinh. Điện thoại phải lưu các số của Bảo hiểm, Cứu hộ, Tư vấn kỹ thuật…

3. Trước khi đi xa cần: Ktra nước mát, nước rửa kính, dầu côn, phanh, dầu thuỷ lực, lốp, nhiên liệu, acqui, gương, đèn, kính chắn gió, các thiết bị chuyên dụng khác…

4. Tư thế lái đúng: Luôn giữ vôlăng bằng cả hai tay theo các thế 9 giờ, 9 giờ 15, hay 3 giờ, không tì khuỷu tay lên thành cửa, chỉnh ghế phù hợp, nó giúp bạn thoải mái và có thể đánh lái nhanh, chắc khi gặp các tình huống bất ngờ, đặc biệt phòngtránh bị thương khi xe đâm mạnh và túi khí an toàn trên vôlăng nổ. Chỉnh các gương cho đúng ý mình, Phải hiểuvề chiếc xe bạn sắp phải lái. Dùng giầy dép, quần áo, kính râm phù hợp. Trước khi khởi động máy phải kiểm tra số, yêu cầu mọi người cùng thắt dây an toàn.

Không lái xe khi sức khoẻ yếu, đói và thần kinh không tỉnh táo, đãng trí, xúc động, bị chi phối vì một vấn đề quan trọng, nếu buồn ngủ và bắt buộc phải lái xe thì nên ngủ chợp mắt độ 10 –15 phút, rửa mặt, uống càphê, trà đặc cho tỉnh. Nếu không cần thiết thì không nên lái vào khảng thời gian từ 0h đến 6h, lúc thiếu ngủ, đang dùng thuốc an thần, đang bị rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng của rượu kể cả đến ngày hôm sau.

5. Trên xe có trẻ nhỏ: Cho trẻ ngồi ghế sau, dùng dây an toàn, khoá các cửa và kính lại, không cho trẻ đứng hoặc đi lại khi xe đang chạy. Cho xe chạy đều, không lắc, không giật, không phanh gấp, dùng điều hoà vừa phải.

II/ Một số kinh nghiệm lái xe cơ bản

Theo thống kê thì 85% nguyên nhân các vụ TNGT là do lỗi của người điều khiển phương tiện. Vì thế có những lời khuyên bạn không nên bỏ qua: Luôn tuân thủ luật giao thông, lái xe đúng tốc độ cho phép kể cả việc bị chậm trễ vài phút. Chia xẻ đường và nhường nhịn với mọi người. Khởi hành thật chậm, không nên đổi hướng hoặc phanh dừng xe đột ngột. Dùng nguyên tắc vàng: Giữ khoảng cách với xe trước và xe sau ít nhất là 2 giây (16m cho tốc độ 30Km/h, 33 m cho 60Km/h, 44m cho 80Km/h), khoảng cách này chỉ dùng khi thời tiết và mặt đường tốt, không nên nhìn đi hướng khác quá 2 giây, điều này sẽ hạn chế hầu hết các vụ “rúc đuôi” và “dồn toa”.

Không nên dùng điện thoại sẽ làm phản ứng của bạn bị chậm đáng kể, không nên ăn, uống, hút thuốc hay lục tìm các vật dụng khi cầm lái. Không nghe loại nhạc mạnh, độ ồn lớn, nên mở volum radio vừa đủ để còn nhận được các âm thanh khác. Khi dừng xe phải nhắc khách quan sát bên ngoài trước khi mở cửa. Đừng tuỳ tiện dừng xe trên đường cao tốc nhất là khi trời tối và thời tiết xấu, Nếu bắt buộc phải dừng thì tìm chỗ thuận lợi, nhớ bật xinhan đi thẳng, dừng lâu phải dùng các biển báo, cành cây để cảnh báo….

Không để chìa khoá trên xe khi ra ngoài, nhất là khi có trẻ nhỏ trên xe. Khi lái đường dài, cứ sau 2 giờ lái liên tục nên dừng nghỉ vài phút, nên động viên một người luôn thức trò chuyện cùng lái xe. Khi nổ lốp: Không phanh, giữ chắc vôlăng, giảm ga bình thường, khi kiểm soát được xe thì phanh nhẹ, đưa xe ra hẳn lề đường.

Việt Anh. ST

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ bảy, 12/04/2008, 08:37:26 AM

 

 

Những kinh nghiệm quý báu dành cho lái xe (P2)

 

Dưới đấy là những kinh nghiệm và một số kỹ năng lái xe trong những trường hợp cụ thể. Những lái xe dầy dạn nhất đôi khi cũng cần tham khảo những kinh nghiệm này.

KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

1. Lái xe trên đường đèo dốc:

Kiểm tra xe cẩn thận trước khi lên và xuống đèo: Nhiệt độ máy, áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, tămpua phanh, dầu phanh, cácđăng, xem có đủ chèn lốp không. Chất lượng phanh và lái tốt là điều kiện an toàn bắt buộc khi qua đèo, ghi nhớ nguyên tắc lên đèo số nào thì xuống đèo bằng số ấy. Nên hãm tốc bằng số và động cơ, không lạm dụng phanh, chú ý đồng hồ vòng tua và nhiệt độ máy. Chú ý các biển báo, gương cầu. Cẩn thận với các khúc cua, con dốc - đó luôn là cạm bẫy, hạn chế vượt, chỉ vượt khi thật an toàn. Bóp còi trước khi vào cua, phải đi đúng phần đường. Luôn nhớ, hầu hết các vụ tai nạn thảm khốc là khi đang xuống đèo, nếu phát hiện hỏng phanh: Bình tĩnh và tỉnh táo, tìm cách giảm tốc bằng động cơ, dồnsố, đừng bao giờ tắt máy. Nếu không hiệu quả thì thông báo cho mọi người biết ngay để có thể tự nhẩy khỏi xe. Bật toàn bộ đèn và bóp còi ra hiệu sự cố, quan sát các biển báo đường lánh nạn hoặc địa hình thuận lợi để đưa xe vào giảm tốc. Khi không điều khiển được xe phải nhanh chóng rời xe ngay, đừng luyến tiếc tài sản.

2. Lái xe khi mưa - gió:

Khi có cơn mưa bạn phải bật đèn, giảm tốc độ, lái cẩn thận khi có giông bụi, phải tránh xa môtô xe đạp. Che đậy lại hàng hoá, Ktra các cửa. Đường mới ướt sẽ trơn hơn nên phải xử lý phanh, lái, xi nhan sớm hơn, giữ khoảng cách lớn hơn với xe cùng chiều, dùng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất. Nếu mưa to, đừng bao giờ chạy quá 90 Km/h vì hiệu ứng trượt lướt sẽ xảy ra, nếu thấy xe tròng trành, nhớ giữ lái, giảm ga, tuyệt đối không phanh. Đừng cho xe chạy nhanh qua những vũng nước vì xe sẽ bị lệch hướng đáng kể. Xe bạn dễ trượt hơn khi lốp mòn nhiều hoặc bị đất bám kín rãnh hoa lốp. Nên chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường. Nên chú ý đến phanh, khi bị ướt các má phanh sẽ ăn lệch hoặc không ăn sẽ rất nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở lại. Nếu trời bão hoặc gió to tốt nhất tìm chỗ trú vì sẽ có nhiều cây đổ, dây điện chùng võng, tai nạn bất ngờ rình rập. Nếu phải lái thì đi với tốc độ chậm, nếu xe bị lắc lư thì cố giữ lái thẳng, nếu gặp các xe tải, xe khách lớn thì tránh ra xa và giữ lái chắc vì luồng khí xoáy sau những chiếc xe này rất nguy hiểm. Nếu đi ngược chiều gió thì phải xử lý nhanh hơn. Nếu đi cùng chiều gió thì chạy chậm hơn và phanh sớm hơn. Thận trọng giảm tốc khi vào cua vì rất dễ bị nghiêng.

3. Lái xe đêm:

Chạy xe đêm nguy hiểm hơn ban ngày, tầm nhìn bị thu hẹp rất nhiều, nhất là trên đường thiếu đèn cao áp hoặc đường quê. Khi trời nhá nhem nhớ bật đèn đăng-téc và giảm tốc, bỏ kính râm, khi trời tối thì bật đèn phù hợp, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh, vượt, gặp xe ngược chiều. Không đi nếu đèn không đảm bảo. Luôn nhìn vào đường chân của bóng tối trên nền

đường, khi gặp xe ngược chiều, bật đèn cốt, đừng nhìn trực tiếp vào đèn pha xe đó, mà nhìn chéo sang phải vào cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu để căn lái, khi đến ngang nhau bật ngay đèn pha để quan sát đường (Khắc phục khoảng mù của mắt người). Chỉ dừng xe khi thật cần thiết, nhớ tắt đèn pha, chỉ để đèn đăng téc và xi nhan đi thẳng.

4. Lái xe khi bị nắng chói:

Thường gặp khi sáng sớm hoặc chiều muộn. Lau kính trước sạch, dùng kính râm, chắn nắng. Nếu xe ngược chiều hoặc xe sau bạn bị chói nắng thì cẩn thận trước khi rẽ vì họ khó phát hiện ra bạn đang bật đèn xinhan. Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị hạn chế.

5. Lái xe trong sương mù:

Lời khuyên tốt nhất là đừng lái, nếu phải lái thì nên bật cả đèn cốt, đăng téc, đèn sương mù, xinhan đi thẳng. Nên đi theo đoàn, cách nhau một tầm nhìn, kiên nhẫn đi với tốc độ chậm, không dùng radio, điện thoại; dùng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất, dù rất vội cũng không nên vượt. Đừng dừng xe, nếu xe bị hỏng thì cố gắng đưa xe vào bên phải lề đường, cùng mọi người rời xe càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm, chỉ đến khi trời quang hãy sửa xe. Chú ý với những quãng đường sương mù hoặc khói xuất hiện theo từng đoạn cách nhau, phải giảm tốc ngay vì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trong đám mù là chướng ngại vật, người đi bộ hoặc hướng đi thay đổi, đáng sợ nhất là một vụ tai nạn đã nằm đó từ trước.

Việt Anh (st)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ hai, 21/04/2008, 14:40:31 PM

 

 

Những kinh nghiệm quý báu dành cho lái xe (P.3)

 

Chi tiết

Lái xe trên đường trơn lầy, phòng tránh lửa, phòng tránh nước cũng nhưng việc xử lý tai nạn khi đã xảy ra sẽ ra sao? Dưới đaya là những hướng dẫn giúp bạn xử lý trong các trường hợp cụ thể trên.

Lái xe trên đường trơn lầy:

Chuyển về số nhỏ, giữ vôlăng thẳng, đi ga nhẹ, tránh làm bánh xe bị trượt (Patinê), cho xe di chuyển đều càng xa càng tốt. Nếu bị trượt thì nhẹ nhàng lùi lại một quãng đến chỗ đường bám tốt rồi lại tiến lên, lùi lại, tiến lên đến khi xe vượt qua được chỗ lầy. Dùng các mảnh ván, cành cây, cát… lót dưới bánh xe bị trượt để tăng ma sát hoặc dùng sợi xích, thừng quấn vào lốp để vượt qua quãng lầy. Nếu không được thì tìm xe khác kéo hoặc nhờ người hỗ trợ.

Phòng tránh lửa:

Thực tế nhiều xe đang sử dụng thì bị cháy, nguyên nhân có thể do chập điện trên xe, tiếp xúc gần với nguồn điện cao thế bên ngoài, xe bị rơm quấn vào trục và ống xả gây cháy, sơ xuất khi đốt nến khử mùi trên xe… Khi thấy xe cháy, dừng lại và tắt máy ngay, sơ tán hành khách, dùng bình chữa cháy và các phương tiện khác để dập lửa. Nếu cháy lớn không dập được thì tránh xa vì khói độc và nguy cơ nổ, không dùng nước để chữa cháy cho xăng và dầu. Gọi 114 để xin xe cứu hoả.

Phòng tránh nước:

Xe ô tô của bạn không phải được thiết kế để lội nước. Theo thống kê của chúng tôi, cứ sau mỗi trận Hà Nội mưa to thì có hàng chục ô tô phải gọi cứu hộ 116, có chiếc phải sửa tốn kém đến cả trăm triệu đồng. Nước rất có hại với các ổ bi, ổ bạc dưới gầm xe, ảnh hưởng đến máy đề máy phát, các cánh quạt, các linh kiện điện, các cảm biến rất dễ hỏng, nước làm giảm hiệu lực của ly hợp, phanh. Nếu mức nước cao sẽ bị hút vào đường hút gió của máy và làm máy hỏng, nhẹ thì cong biên, nặng thì hỏng trục cơ, vỡ block máy. Vì vậy bạn phải hiểu rõ đầu ống hút gió của xe bạn ở vị trí nào.

Khi trời mưa to nên để xe nơi cao, nếu phải dùng xe thì chọn các tuyến đường ít ngập. Còn khi bắt buộc phải lội nước thì nếu mức nước cao trên trục láp là mức nguy hiểm, tắt AC, đi số 1, chạy đều ga giữ cho nổ tròn máy, đi thật chậm và ra hiệu cho xe ngược chiều cùng đi chậm tránh tạo sóng cao. Nếu nước cao đến giữa Padeshock thì tốt nhất là tắt máy, đẩy xe qua nơi nguy hiểm, rồi ktra bầu lọc gió xem có nước vào không, sau khi khởi động xe và đi, nhớ đạp nhẹ rà phanh một lúc cho má phanh khô. Nếu không may xe chết máy thì tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, rút chìa khoá, đẩy xe lên chỗ cao phòng tránh bị trôi dạt và gọi Cứu hộ 116 ngay. Trong trường hợp vượt ngầm thì chỉ cho xe qua khi chắc chắn đã kiểm tra kỹđường, tháo curoa cánh quạt, cho xe đi hơi chếch ngược hướng dòng nước, không được để chết máy giữa dòng.

Xử lý tai nạn:

Chắc chắn không lái xe nào muốn xảy ra tai nạn, nhưng thực tế nó luôn rình rập mọi người, mỗi tháng bình quân tại Việt Nam có khoảng 2000 vụ TNGT. Khi không may xe bị tai nạn bạn phải dừng xe ngay và nên làm theo các lời khuyên sau:

Có người bị thương: Bằng mọi cách, càng sớm càng tốt, cứu người ra khỏi xe, gọi 115 nếu thấy cần thiết, đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để sơ cứu, kiểm tra tư trang bàn giao cho bệnh viện và nhờ thông báo cho người nhà nạn nhân. Để số ĐT của bạn lại cho bệnh viện. Nếu mức độ nghiêm trọng, bạn có thể nhờ người khác giải quyết hộ và xin phép CSGT tạm tránh mặt.

Xe ô tô, xe máy bị hỏng: Giữ nguyên hiện trường, bật tất cả đèn xi nhan, khoá các cửa, bẻ cành cây làm các biển cảnh báo nguy hiểm, cử người trông coi tài sản, giữ gìn xe, tư trang hàng hoá và các đồ có giá trị cẩn thận. Báo cho CSGT đến. Gọi điện cho Bảo hiểm để xin tư vấn cách giải quyết và xin hỗ trợ. Thông báo cho Cơ quan và gia đình cử người đến. Luôn tỉnh táo khi xem xét và ký vào các biên bản. Sau khi CSGT làm nhiệm vụ tại hiện trường xong và yêu cầu chuyển phương tiện về kho bãi, bạn phải kiểm tra ô tô cẩn thận

Sưu tầm

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này:

 http://backup.lenduong.vn/VietNam/Home/Goc%2Dtu%2Dvan/Cam%2Dnang%2Dlai%2Dxe/2008/04/2FEC2756/

 

Top of Form 

 

Thứ năm, 06/12/2007, 11:22:40 AM

 

 

10 nguyên tắc dành cho người mới lái xe

 

Nếu hiểu được tính cách của mình, mức tiếp thu và khả năng hoàn thiện các thói quen mới, tự mình có thể lên được kế hoạch tập lái. Các giáo viên dạy lái không phải lúc nào cũng có thể tìm được phương pháp tập luyện riêng cho từng học viên.

- Không nên cố có được bằng lái bằng mọi giá - cái giá phải trả có thể là tính mạng của bạn.

- Nếu hiểu được tính cách của mình, mức tiếp thu và khả năng hoàn thiện các thói quen mới, tự mình có thể lên được kế hoạch tập lái. Các giáo viên dạy lái không phải lúc nào cũng có thể tìm được phương pháp tập luyện riêng cho từng học viên.

- Hãy hoàn thiện các thao tác lái xe đến mức nhuần nhuyễn để không mất tập trung quan sát khi cầm lái. Tập luyện xử lý các tình huống bất ngờ.

- Đánh giá được giới hạn của mình trong xử lý các tình huống phức tạp, tạo cho mình thói quen dự đoán trước các tình huống nguy hiểm.

- Rèn luyện sự bình tĩnh trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào trạng thái thần kinh như thế nào.

- Không nên quên rằng an toàn lái xe phải cần có sự hợp tác và thông cảm giữa các lái xe chứ không phải sự tranh đua, tự ái hay cáu giận.

- Nắm vững luật lệ giao thông cũng như trách nhiệm hình sự của người cầm lái.

- Đồ uống có cồn, thuốc ngủ và thuốc an thần chỉ uống trong trường hợp không phải cầm lái trong vòng 1 ngày đêm sau đó.

- Bằng lái chỉ là sự cho phép tiếp tục rèn luyện không có giáo viên dạy lái, nhưng đồng thời cũng là sự khẳng định trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả gây ra nếu lái xe không cẩn thận

LenDuong.VN(Tổng hợp)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ năm, 13/12/2007, 14:34:52 PM

 

 

7 lưu ý cho những người mới biết lái xe

 

Chọn loại xe thích hợp, không quá to như thể thao đa dụng SUV hay nhỏ như Matiz và lắp số tự động là lời khuyên của các chuyên gia cho những tài xế "non tay".

Những lưu ý do các chuyên gia của trang ForbesAuto và The Carconnection đưa ra cho những người bắt đầu lái.

Loại xe phù hợp

Những người bắt đầu làm quen với vô-lăng không nên chọn loại cỡ lớn như thể thao đa dụng SUV. Vị trí ngồi cao, tầm nhìn rộng có thể khiến tài xế không quen với việc định hướng cũng như điều khiển tay lái. Ngoài ra, khi đi với tốc độ nhanh, xe SUV rất dễ lật nếu người xử lý kém kinh nghiệm.

Ngược lại, xe hạng nhỏ có mui và khoang chở đồ ngắn nên không an toàn nếu tai nạn xảy ra.

Những người mới lái xe luôn cần những lời khuyên bổ ích.

Xe thể thao cũng được các chuyên gia đưa vào danh sách cần tránh. Khả năng tăng tốc lớn có thể khiến các tay lái non không kịp xử lý, đặc biệt trên những đoạn đường đông đúc.

Xe vừa nhất cho người mới biết lái là dòng sedan như Daewoo Lanos, Honda Civic hay Toyota Altis. Những xe này có kích thước vừa phải, đủ tầm nhìn và điều khiển không quá khó khăn.

Chọn xe số tự động

Kỹ năng của tay lái mới thường chưa thuần thục nên các chuyên gia khuyên bắt đầu từ một chiếc trang bị số tự động. Nếu đi xe số sàn, chỉ cần tập trung vào vô-lăng, nhìn bảng điều khiển hoặc thậm chí nói chuyện với người bên cạnh cũng khiến họ quên không đổi số cho phù hợp với tốc độ.

Vì vậy, người mới biết lái nên đi xe số tự động trong vòng 2 năm, trước khi đổi sang xe số sàn. Tuy nhiên, cần làm quen với xe trước khi đi bởi việc sử dụng xe số tự động quá lâu có thể khiến tài xế thao tác không chính xác.

Chuẩn bị kỹ trước khi lái

Theo cách chuyên gia, thời hạn tập lái cho mỗi người ít nhất là 50 tiếng. Hãy bắt đầu một cách chậm rãi và chọn những con đường vắng để luyện kỹ năng. Sau đó làm quen với những con đường gập ghềnh, đi trong trời mưa và cuối cùng là trong thành phố.

Hạn chế đi trong đêm

Lái xe trong đêm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn với tất cả, từ những tay lái non đến "tài già". Theo thống kê, tỷ lệ người vừa biết lái bị tử nạn cao nhất vào khoảng 9 tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Nguyên nhân là do họ ít kinh nghiệm khi tầm quan sát bị hạn chế. Để không phải lái xe trong đêm, nên sắp xếp thời gian di chuyển sao cho hợp lý, nhất là trong những chuyến đi dài.


Luôn luôn thận trọng trong mọi tình huống

Hạn chế số người đi cùng

Lời khuyên này không có nghĩa là không có ai trên xe. Những người mới lái cần một đến hai người để đủ cho các tình huống khó khăn. Có quá nhiều người trên xe khiến tài xế có thể mất tập trung và cũng nguy hiểm hơn nếu xe gặp tai nạn.

Luôn đeo dây an toàn

Đây là lời khuyên cho tất cả các tài xế. Tuy nhiên, những người bắt đầu lái nên thực hiện động tác này để có thể hình một thói quen tốt, giảm tỷ lệ chấn thương.

Không uống rượu bia trước khi lái

Cùng với dây an toàn, đây là lời khuyên phổ biến nhất cho người điều khiển ôtô. Vậy nhưng tỷ lệ tài xế phá vỡ nguyên tắc này lại cao nhất.

Người mới cầm lái thường không có nhiều kinh nghiệm và chưa đủ độ từng trải. Họ phớt lờ những tình huống mà đáng lẽ các "tài già" phải e dè như lái xe những lúc không tỉnh táo.

Theo vnexpress

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ ba, 13/11/2007, 05:37:56 AM

 

 

Sổ tay lái xe (P.1)

 

Lái xe an toàn luôn là điều quan trọng hàng đầu với bất kì ai đã hay đang tham gia giao thông. LenDuong.VN sẽ cùng bạn chuẩn bị hành trang kiến thức cơ bản nhất định để giúp các bạn tự tin và cẩn thận để có thể tự tin với tay lái của chính mình.

Chương I: Bắt đầu cuộc hành trình

Trước khi lên xe, bạn cần rảo quanh để kiểm tra:

- Trẻ em.
- Khách bộ hành
- Các phương trình đang lưu thông
- Các chướng ngại vật khác.

Sau khi không thấy bất cứ chướng ngại nào, bạn có thể ngồi vào xe và kiểm tra:

- Ghế và vô lăng: Cần kiểm tra chắc chắn ghế và vô lăng đã được chỉnh đúng vị trí và tư thế, đảm bảo rằng bạn có thể kiểm soát hoàn toàn vô lăng một cách thoải mái. Nhiều xe hiện nay được trang bị túi khí bên trong vô lăng, bạn cần phải ngồi cách ít nhất 25 cm. Bạn còn phải kiểm soát được bàn đạp phanh. Đối với những loại xe số sàn, phải đảm bảo rằng bạn có thể cắt côn hoàn toàn.

- Gương: Bạn phải điều chỉnh gương hậu bên trong để có thể nhìn phía sau càng nhiều càng tốt. Còn các gương hậu hai bên thì phải điều chỉnh để góc chết ít nhất.

- Đai an toàn: Thắt đai an toàn kể cả trên những xe có trang bị túi khí.

Dây an toàn sẽ giúp bạn giảm bớt những nguy hiểm nếu không may tai nạn xảy ra

Nếu xe bạn có hệ thống dây an toàn ba điểm, phải nhớ cột và điều chỉnh cả hai dây cho thích hợp, như dây ràng vai thì phải choàng qua hẳn vai của mình chứ không phải choàng ở bên dưới cánh tay hoặc sau lưng của bạn. Dây cột ngang hông phải được choàng qua bên hông, chứ không phải ở bụng. Nếu chỉ cột một dây thì sự bảo vệ an toàn cho bạn bị giảm rất nhiều. Nếu có dây choàng vai tự động, bạn cũng phải nhớ gài dây an toàn ngang hông. Nếu không, khi bị đụng xe, bạn có thể bị tuột ra khỏi dây và bị thương hoặc thiệt mạng.

Ngoài việc bảo vệ cho bạn là người lái xe khỏi bị thương, dây an toàn còn giúp bạn trong việc điều khiển xe. Nếu bạn bị đụng bên hông hoặc cua gắt, lực di chuyển có thể đẩy bạn qua một bên. Bạn không thể điều khiển xe khi mình không ở phía sau tay lái.

Mặc dù túi hơi bảo vệ cho người bạn khỏi bị đụng vào tay lái, đụng vào bảng đồng hồ, hoặc kính trước, nhưng túi hơi không thể bảo vệ bạn nếu bị đụng bên hông hoặc phía sau hoặc khi xe bị lật. Đồng thời, túi hơi sẽ không giữ bạn ở sau tay lái trong những trường hợp này.

Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn bị đụng xe trong khi bạn có cột dây an toàn, thì khả năng bị thương hoặc thiệt mạng sẽ giảm rất nhiều. Một vài người vẫn còn tin vào quan niệm sai lầm về việc dùng dây an toàn. Thí dụ như:

“Dây an toàn có thể làm bạn bị kẹt trong xe”

Sai. Chỉ tốn chưa đầy một giây để tháo dây an toàn. Những vụ đụng xe làm xe bốc cháy hoặc chìm dưới nước sâu và làm bạn bị kẹt, nhưng rất ít khi xảy ra. Cho dù tai nạn loại này có thể xảy ra, thì dây an toàn cũng giữ cho bạn khỏi bị bất tỉnh. Cơ may thoát khỏi tai nạn của bạn sẽ nhiều hơn nếu bạn tỉnh táo.

“Dây an toàn chỉ tốt cho những chuyến đi xa, nên tôi không cần cột dây an toàn khi đi trong thành phố”

Sai. Hơn một nửa số tử vong vì giao thông xảy ra cách nhà trong vòng 40 km. Nhiều tai nạn xảy ra trên các con đường có bảng ghi giới hạn dưới 60 km/h.

“Có người bị văng ra khỏi xe trong một vụ đụng xe mà vẫn bình thường và hầu như không bị một vết trầy xước”

Sai. Cơ may sống sót của bạn khi bị tai nạn sẽ nhiều hơn nếu bạn ở trong xe. Dây an toàn có thể giữ bạn khỏi bị văng ra khỏi xe của mình, để khỏi bị rơi vào đường của xe khác.

“Nếu tôi bị đụng bên hông, sẽ đỡ cho tôi hơn nếu tôi bị văng ngang qua xe; tránh xa khỏi chỗ bị đụng”

(Ảnh minh hoạ)

Sai. Khi một chiếc xe bị đụng bên hông, nó sẽ quay ngang xe qua một bên. Mọi thứ trong xe nếu không cột chặt, kể cả người, sẽ trượt tới chỗ xe bị đụng, chứ không phải văng ra khỏi chỗ đó.

 

“Với vận tốc chậm, tôi có thể tự ứng phó”

Sai. Ngay cả ở vận tốc 40km/h, lực của hai xe khi đụng thẳng vào nhau cũng giống như đạp một xe đạp hết vận tốc tông vào một bức tường gạch hoặc nhảy xuống từ một tòa nhà cao ba tầng và rớt xuống vệ đường. Không ai có thể ứng phó được khi đụng xe như vậy.

LenDuong.VN (Nguồn: AHA)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ hai, 19/11/2007, 11:12:00 AM

 

 

Sổ tay lái xe (P.2)

 

Nào! Hãy tiếp tục cùng lên đường với các kỹ năng cơ bản nhất cần biết cho một ngưòi lái xe an toàn...

Tựa đầu

Tựa đầu điều chỉnh đúng có thể giảm thiểu các chấn thương gây ra do các va chạm từ phía sau. Cần phải điều chỉnh sao cho phần giữa tựa đầu ngang với phần trên tai của bạn. Hãy đảm bảo rằng khoảng cách giữa tựa đầu và đầu bạn không quá 10cm. Luôn nhắc nhở người khác trên xe cũng làm như vậy. Hãy nhớ rằng “Để bảo vệ cổ, hãy nâng cao tựa!”.  

Khi đã sẵn sàng xuất phát

- Kiểm tra chắc chắn trên đường không còn chướng ngại vật.

- Sử dụng gương hậu nhưng đừng hoàn toàn phụ thuộc vào nó mà thỉnh thoảng quay đầu để kiểm tra chắc chắn. 

Ở Việt Nam phải thêm thao tác bỏ thắng tay nữa.

Nếu bạn xuất phát từ bên phải hãy bật xi nhan trái để báo hiệu. Nếu xuất phát từ bên trái đường (đường một chiều) hãy bật xi nhan phải nhưng nhớ rằng bạn rất khó để quan sát toàn bộ đường từ ghế lái.

Thao tác với vô lăng

Hãy tưởng tượng vô lăng giống như một cái đồng hồ. Tay trái của bạn đặt ở vị trí số 9 hoặc 10 còn tay phải ở số 2 hay 3. Để chuyển hướng, bạn sử dụng thao tác vắt chéo tay (hand-over-hand). Để trả lái, bạn có thể thả lỏng tay để vô lăng tự trở về hoặc xoay theo chiều ngược lại.

Tăng tốc

Luôn luôn nhớ rằng:

- Tốc độ phải phù hợp với thời tiết, đường xá và điều kiện giao thông. Không lái xe quá nhanh hoặc quá chậm khi không cần thiết.

- Không vượt quá tốc độ cho phép.

- Tránh tăng tốc đột ngột.

- Lái xe quá chậm cũng là một điều nguy hiểm, việc đó có thể gây ức chế đối với các lái xe phía sau. Duy trì tốc độ xe gần với các xe khác có thể giúp giảm bớt nguy cơ va chạm.

Dừng xe

Phần lớn các lái xe không biết được cần bao nhiêu thời gian hoặc quãng đường để xe dừng lại hoàn toàn. Điều này sẽ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Điều này được xác định thông qua ba yếu tố:

- Thời gian nhận thức: Đây là quãng thời gian mà bộ não nhận thức được tình hình và hiểu rằng cần phải dừng lại. Quãng thời gian này vào khoảng ¾ giây tùy thuộc vào từng lái xe. Một lái xe ít kinh nghiệm sẽ nhận thức nguy hiểm chậm hơn người có nhiều kinh nghiệm. Thời gian này chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự quan sát, mức độ tập trung, khả năng quyết định, tình trạng sức khỏe và đặc biệt là rượu hoặc các loại thuốc.

- Thời gian phản xạ: Đây là quãng thời gian cần thiết để chân bạn rời khỏi chân ga và chuyển sang chân phanh. Quãng thời gian này xấp xỉ ¾ giây. Quãng đường xe đi trong thời gian này gọi là quãng đường phản xạ (reation distance).

- Thời gian phanh: Đây là quãng thời gian cần thiết để xe dừng lại hẳn kể từ khi đạp phanh. Quãng đường xe di chuyển trong thời gian này gọi là quãng đường phanh (braking distance).

Tổng toàn bộ ba quãng đường trên là quãng đường dừng (stoping distance).

Có rất nhiều yếu tố tác động đến quãng đường trên như: thời tiết, đường xá, sự tỉnh táo của người điều khiển, tốc độ xe, tình trạng xe, tình trạng phanh, tình trạng sức khỏe của bạn. Không lái xe khi mệt mỏi hoặc uống bia, rượu hay uống các loại thuốc.
Biểu đồ dưới đây mô tả quãng đường cần thiết để xe dừng hẳn (tính theo mét, trong điều kiện bình thường và mặt đường khô ráo, bằng phẳng).

 

Màu vàng: Quãng đường xe chạy trong thời gian nhận thức (khoảng ¾ giây)
Màu xanh: Quãng đường xe chạy trong thời gian phản xạ (khoảng ¾ giây)
Màu đỏ: Quãng đường xe chạy sau khi phanh, trước khi dừng lại hẳn.

Kỹ thuật phanh

- Để xe dừng một cách nhẹ nhàng, hãy nhả rồi đạp lại chân phanh trước khi xe dừng hẳn.

- Khi cần dừng xe đột ngột hãy đạp mạnh chân phanh. Khi cảm thấy bánh xe bị khóa hãy nhả nhẹ chân phanh ra.

LenDuong.VN (Nguồn: AHA diễn đàn)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ ba, 27/11/2007, 13:42:09 PM

 

 

Sổ tay lái xe (P.3)

 

LenDuong.VN xin gửi đến các bạn phần 3 trong loạt bài giới thiệu các kỹ năng cơ bản để điều khiển thành thạo một chiếc ô tô…

Lùi xe
Khi cần lùi xe, hãy kiểm tra chắc chắn phía sau bạn không có bất cứ chướng ngại vật nào! Nếu lùi xe ra khỏi đường, hãy xuống xe để kiểm tra cho chắc chắn.

Lùi theo đường thẳng:

- Đặt tay trái lên đỉnh vô lăng
- Nhìn vào gương hậu bên trái và lùi từ từ.
- Chỉ nhìn phía trước thoáng qua để chắc chắn đầu xe bạn không va vào đâu (lùi thì làm sao đầu xe va được nhỉ???).

Lùi về bên trái hoặc phải:
- Đặt cả hai tay lên vô lăng.
- Để lùi về bên trái hãy nhìn qua vai trái nhưng thỉnh thoảng liếc về phía đầu xe.
- Để lùi về bên phải hãy nhìn qua vai phải nhưng thỉnh thoảng liếc về phía đầu xe.

Lưu ý:
- Đầu xe sẽ quay về phía đối diện với đuôi xe!
- Chỉ nên lùi xe ở tốc độ tương đương với người đi bộ

Đỗ xe
Việc đỗ xe đòi hỏi việc điều khiển xe một cách chính xác. Sau đây là ba kiểu đỗ xe thông dụng.

Đỗ song song (đỗ giữa hai xe).
Kiểu đỗ này tương đối khó và đòi hỏi tập luyện. Đầu tiên bạn phải ước lượng khoảng cách có đủ cho xe của bạn hay không. Để đỗ xe vào khoảng trống giữa hai xe ở lề đường bên phải, hãy tiến hành theo các bước minh họa dưới đây:

1. Khi xác định được khoảng trống để đỗ xe, hãy quan sát tình hình phía sau qua gương hậu! Đạp khẽ phanh để báo hiệu cho các xe sau biết bạn đang chuẩn bị lùi xe vào chỗ đỗ. Tiến từ từ đến khi cản trước của xe bạn (xe A) ngang với cản trước của xe B và song song với lề đường. Lưu ý khoảng cách giữa hai xe khoảng 1m.

2.Lùi xe từ từ, đánh hết lái về bên phải cho đến khi xe tạo được một góc khoảng 45 độ với lề đường. Lúc này, vô lăng của bạn sẽ nằm trên cũng một đường thẳng với cản sau của xe B.

3. Trả thẳng lái. Tiếp tục lùi cho đến khi phần bên phải cản trước xe bạn nằm trên cùng đường thẳng với cản sau xe B. Lưu ý để không va vào xe này.

4. Đánh lái sang trái nhanh hết mức có thể và lùi cho đến khi xe bạn song song với lề đường. Lưu ý để không va vào cản trước của xe sau.

5. Trả thẳng lái và tiến xe từ từ. Dừng lại khi xe bạn nằm chính giữa hai xe B và C. Kéo phanh tay. Luật quy định bánh xe không được cách lề đường quá 50cm.

Rời khỏi chỗ đỗ:

- Lùi xe về phía sau nếu cần thiết.
- Nhìn gương để đảm bảo không chướng ngại vật gì trên đường.
- Bật xi nhan trái
- Trước khi xuất phát, liếc qua vai trái để kiểm tra phần đường không nhìn được qua gương.
- Tiến từ từ, đánh tay lái thật nhanh qua trái. Chú ý để tránh va chạm với xe phía trước.

Vào và ra khỏi xe đang đỗ song song

Khi vào một chiếc xe đang đỗ, luôn chú ý đến các xe khác. Chỉ mở cửa ở mức cần thiết và đóng lại ngay sau khi đã vào xe. Khi rời khỏi xe, chú ý các xe đang đi tới. Quay đầu sang trái để kiểm tra các điểm mù (blind spot). Nếu an toàn, mở cửa xe ở mức cần thiết và ra khỏi xe thật nhanh. Đi về phía đuôi xe và đi lên hè càng nhanh càng tốt.

Đỗ chéo góc (angle parking)

Đây là kiểu đỗ rất hay gặp ở các bãi đỗ xe, góc đỗ xe có thể từ 30 độ đến 90 độ.

Để đỗ xe vào bãi đỗ nằm bên phải đường, hãy làm theo hướng dẫn sau:
- Bật xi nhan phải và đi chậm lại.
- Lái xe song song với lề đường, cách đuôi các xe đang đỗ ít nhất 1,5 m. Nếu bạn đi vào từ làn đường bên kia, hãy dành khoảng cách ít nhất là 2m vì góc cua sẽ hẹp hơn.
- Khi có thể nhìn thấy phía đuôi bên trái của xe nằm ở bên phải khoảng trống, đánh hết lái sang phải để đi vào giữa khoảng trống với tốc độ chậm.
- Khi đã đi vào khoảng giữa chỗ đỗ, trả thẳng lái và tiếp tục tiến chậm rãi về phía trước. Chú ý quan sát để phần đầu xe bên trái và đuôi xe bên phải không quá gần các xe đang đỗ. Tiếp tục tiến thẳng cho đến khi bánh trước chạm nhẹ vào lề đường hoặc nằm cách trong khoảng 50cm.

Rời khỏi chỗ đỗ xe chéo góc

Việc này tương đối đơn giản nhưng phải lưu ý các xe và các chướng ngại vật phía sau. Lùi thật chậm và sẵn sàng dừng xe nếu cần thiết. Nếu xe bên cạnh dài hơn xe của bạn, dừng lại khi đuôi xe bạn ngang bằng với đuôi chiếc xe đó, tiếp tục lùi thẳng xe cho đến khi có thể nhìn thấy toàn bộ chiếc xe. Khi đầu xe bạn đã thoát hẳn khỏi chỗ đỗ, đánh lái nhanh sang phải và tiếp tục lùi cho đến khi xe song song với lề đường thì dừng hẳn lại. Sau đó bạn có thể lái xe về phía trước nhưng chú ý đến các xe cũng đang rời khỏi chỗ đỗ.

Đỗ vào khoảng trống có góc 90 độ ở bên trái rất dễ dàng vì bạn có nhiều khoảng trống hơn nhưng phải luôn chú ý các xe đang đi đến ở làn đường bên trái.

Không bao giờ đi vào chỗ đỗ xe nằm ở bên trái đường hai chiều!!!

 Đỗ xe trên dốc

Hướng dẫn dưới đây dành cho các xe đỗ ở phía bên phải đường. Các xe đỗ bên trái chỉ cần đánh lái sang chiều ngược lại. Để tránh xe trôi dốc, luôn kéo phanh tay và vào số thấp (đối với số sàn) hoặc đặt ở P (đối với số tự động).
Cụ thể như sau:

Nếu bạn đỗ xe theo chiều dốc lên ở nơi có lề đường, đánh lái về bên trái cho đến khi bánh trước bên phải chạm vào lề đường.

Nếu bạn đỗ xe theo chiều dốc lên ở nơi không có lề đường, đánh lái về bên phải.

Nếu bạn đỗ xe theo chiều dốc xuống, luôn đánh lái về bên phải.

LenDuong.VN (Nguồn: AHA)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Chủ nhật, 11/11/2007, 08:16:38 AM

 

 

Nâng cao kỹ năng lái xe an toàn

 

Lái xe là một công việc khá phức tạp, và đòi hỏi sự tập trung cao độ cũng như khả năng ứng xử nhanh trên đường. Những lời khuyên được các chuyên gia quốc tế về an toàn giao thông đưa ra sau đây có thể giúp bạn “rà soát” lại mình mỗi khi ngồi sau tay lái, để biến công việc phức tạp trở nên... ít phức tạp hơn.

Tự ý thức chính là chìa khóa giúp lái xe an toàn hơn trên đường. Nên lưu ý đến những lúc cảm thấy quá căng thẳng vì cùng lúc phải tập trung vào những biển báo, tín hiệu giao thông, bảng chỉ đường, người bộ hành và những xe tham gia giao thông tại các giao lộ.
 
Nên tránh những chi phối không cần thiết khi cầm lái như: Ăn uống, nói chuyện điện thoại, nghe radio hoặc  nghe đọc truyện, tham gia quá hăng hái vào những cuộc nói chuyện, tranh cãi các đề tài lôi cuốn hoặc luôn la mắng con trẻ đi cùng trên xe. Trong những trường hợp này nên dừng xe ở một chốn an toàn và xem xét hoặc xử lý tất cả các sự việc có thể gây phiền phức trong xe trước khi tiếp tục hành trình

Tự điều chỉnh việc lái xe bằng cách đi trên những tuyến đường quen thuộc, tránh lái vào những giờ cao điểm và vào lúc chiều tối, luôn giữ khoảng cách an toàn với xe chạy trước. Cũng có thể nhờ người cùng đi để mắt trên đường giúp bạn ở những chỗ cần rẽ trái hoặc rẽ phải.

Nên sử dụng bản đồ giúp hoạch định trước tuyến đường cho rõ ràng khi lái xe vào những khu vực không quen đường, và đánh dấu đường đi trên bản đồ cho dễ nhìn nếu thấy cần. Tuy nhiên, không nên vừa chạy xe vừa xem bản đồ mà nên dừng xe vào một chốn an toàn cho đầu óc tỉnh táo hoặc nên quyết định thay đổi tuyến đường trước khi đi tiếp.

Nên cân nhắc khi quyết định chọn mua loại xe nào. Nếu có những hạn chế về thể lực, hãy chọn xe có số tự động, trợ lực lái và trợ lực phanh khẩn cấp. Tầm nhìn lái nên cao hơn tay lái vài phân và bạn không nên dùng đầu ngón chân thao tác bàn đạp vì nó rất dễ gây nguy hiểm khi xử lý phanh gấp trên đường.
 
Giảm hoặc hạn chế bớt những góc khuất tầm nhìn khi bạn cầm lái bằng cách điều chỉnh các gương chiếu hậu: Nghiêng đầu về hướng ngược phía cửa sổ, cạnh bên khoang lái và chỉnh kính chiếu hậu bên trái để tầm nhìn đủ bao quát bên hông xe. Làm như vậy với kính chiếu hậu bên phải.

Nên kiểm tra thị lực định kỳ hàng năm, kể cả việc kiểm tra độ tăng nhãn áp, đục nhãn cầu và sự tăng độ cận hoặc viễn thị. Không nên đeo những gọng kính che mất tầm nhìn bao quát, đừng mang kính màu hoặc đổi màu vào những lúc tối trời và không nên sử dụng những mắt kính giảm tia chói nắng vàng vào lúc tối trời.(vì tác dụng giống kính đổi màu). Luôn lau chùi sạch kính chắn gió, kính gương chiếu hậu và đèn pha. Chiều tối đừng nhìn tập trung vào tia đèn pha dễ gây chói lóa mắt phát ra từ các xe chạy ngược chiều, thay vào đó nên nhìn hướng vào bên phải của lề đường.

Nên thường xuyên dừng nghỉ ngơi, cứ khoảng sau 150km hoặc sau 2 giờ chạy liên tục trong trường hợp lái xe đường dài. Nên duỗi chân tay, đi lại cho thoải mái; có thể ăn nhẹ một chút gì đó lót dạ nhưng đừng ăn quá no  trước khi lái xe trở lại. Đặc biệt, không nên lái xe khi buồn ngủ, hoặc vào những giờ của giấc ngủ trong ngày.

Không nên cầm lái khi có triệu chứng suy giảm trí nhớ hoặc đang có vấn đề về tim mạch. Đây là lời khuyên của các chuyên gia thuộc viện hàn lâm thần kinh học của Mỹ. Những người này vào giai đoạn đầu của sự suy giảm thần kinh có thể ý thức được tình trạng yếu kém của mình, sau đó tự điều chỉnh thói quen lái xe một cách phù hợp. Nhưng khi bệnh nhân mất trí nhớ trở nên nặng hơn có thể gây suy yếu, và đôi khi làm mất hẳn khả năng lái xe. Điều này có thể gây ra những tai nạn không may trên đường.
Cuối cùng, chỉ nên sử dụng điện thoại di động vào những lúc khẩn cấp và lúc bạn không ngồi sau tay lái.

LenDuong.VN (Nguồn TGOT)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ hai, 15/10/2007, 15:40:49 PM

 

 

Kỹ thuật lái xe địa hình vượt lầy

 

Nghệ thuật đi xe ở những nơi chưa có đường xá hoặc địa hình xấu chủ yếu thuộc về kinh nghiệm mỗi người. Chúng tôi xin giời thiệu tới các bạn một số kỹ thuật lái xe địa hình vượt lầy

1. Quan trọng nhất là phải chuẩn bị thật tốt. Trước mỗi chuyến đi đến những nơi địa hình xấu và lầy lội, bạn nhất định phải cho những thứ sau đây và khoang hành lý: một sợi cáp loại tốt (nên chọn loại cáp băng tốt), kích chống (nên dung loại có khoảng nâng lớn), rìu, cưa…

2. Trước khi xe chạy vào đường xấu, lầy lội, nên kiểm tra độ rắn của đất. Nếu bình thường thì đừng quên cài chế độ dẫn động bốn bánh và chuyển sang số nhỏ. Nếu trên đường có cây cối hoặc cỗ máy nào đó (như máy nông nghiệp hư hỏng) đứng biệt lập thì hãy cố gắng vạch một con đường đi sát chúng. Hãy tiến theo hình chữ chi, sát với mục tiêu ngắm sãn. Như vậy tất nhiên là đường sẽ dài hơn, nhưng an toàn hơn. Còn nếu cuối cùng bạn vẫn bị sa lầy, và bên cạnh là một cái “neo” tự nhiên như trên, thì hãy móc dây tời vào đó. Nhưng đó là khi bạn bị sa lầy. Còn bây giờ hãy cố gắng di chuyển với tốc độ đều, đạp hết ga, không để xe bị giật.

3. Nếu tự nhiên bạn cảm thấy tốc độ giảm còn hệ thống truyền động (dù là 4x4) làm việc ngày càng khó khăn hơn, và các bánh xe đang quay một cách vô vọng, không nhích lên được một phân nào cả, thì hãy lập tức chuyển sang số lùi và cố gắng không tăng ga, lùi xe theo đúng vết bánh cũ. Nếu không được thì buộc phải cho tất cả xuống xe. Tuy vậy bạn vẫn có thể tiết kiệm sức lực bằng cách xả bớt áp suất của bánh xe xuống còn khoảng 0,5atm (đúng vậy, chúng tôi không nhầm đâu), và như vậy đã giảm được trọng lượng riêng của xe lên mặt đất.

4. Dù xe có bị sa lầy nghiêm trọng, bạn bình tĩnh cân nhắc tình thế. Nhiệm vụ duy nhất kéo ôtô lên chỗ đất cứng. Và chính lúc này chúng ta cần đến rìu, cưa, thuổng và mọi thứ mà bạn đã mang theo. Hãy cố gắng nâng chiếc xe địa hình của bạn bằng chiếc kích đặt trên tấm bảng mà bạn đã cẩn thận mang theo (để tránh cho kích khỏi bị lún xuống bùn) và lót cành cây, đá sỏi, gỗ xuống dưới bánh xe nhằm giảm áp lực lên mặt đất. Khi bạn thấy là ô tô đã đứng tương đối vững trên một công trình xây dựng ngẫu hứng, hãy thử dùng các chuyển động lắc đều để thoát khỏi cảnh tù tội. Hãy trợ giúp cho máy móc bằng cách dùng cành cây dài làm đòn bẩy.


Bình tĩnh cân nhắc khi bị sa lầy

5. Và giờ đây khi đã thoát lầy, với cảm giác vừa hoàn thành một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, bạn có thể lái xe như khi đang đi trên đường. Điều quan trọng nhất bây giờ là cố gắng di chuyển với tốc độ đều, đạp hết ga, và không được trượt vào vết bánh cũ (hãy để nó nằm giữa các bánh xe). Thực ra, vết bánh xe cũ sẽ cố hút lấy xe của bạn bằng cách quăng quật nó lúc về bên này, lúc về bên kia. Và nếu bạn bị trượt vào vết bánh cũ thì cần đừng vội nhấn ga, mà hãy cố gắng nhẹ nhàng, ở đúng nơi bạn đã bị trượt xuống, dung mặt bên có gai của lốp xe tỳ vào gờ vết bánh cũ để leo lên, thoát khỏi và tiếp tục tiến tới. Còn nếu đuôi xe sa lầy cần dùng kích 2-3 lần là có thể giải thoát xe: kích xe lên rồi đẩy nó về một bên.

Tất nhiên bạn sẽ hỏi: vì sao quan trọng nhất là không được đi vào vết bánh cũ? Vâng, bởi vì giả sử lúc đầu vết bánh cũ tuy có đủ rộng, nhưng dần dần nó sẽ sâu hơn, và để thoát ra khỏi đó sẽ rất khó khăn.

LenDuong.vn (Nguồn: NXB-GTVT)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ sáu, 21/09/2007, 11:40:40 AM

 

 

Làm gì khi chạy gần các xe tải, xe Bus

 

Khi lái ô tô trên xa lộ, bạn đừng bao giờ hy vọng là các tài xế xe tải sẽ nhìn thấy bạn rất rõ. Nhiều xe tải lắp kính chiếu hậu mặt lồi làm méo mó khoảng cách. Cũng vì vậy, rất khó xác định cự ly xe bạn ở phía sau

Ngoài ra, động cơ xe tải còn làm rung kính chiếu hậu khiến tài xế không thể nhìn rõ phía sau. Nơi mà bạn chạy xe nguy hiểm nhất là bên cạnh xe tải, đặt biệt gần bọng vè bánh trước.

Nếu tài xế xe tải thay đổi luồng lưu thông đột ngột, xe bạn có thể bị ép lọt xuống hố hoặc bị các bánh xe tải cán lên. Nếu xe bạn lỡ chạy dọc theo một xe tải nặng với rơ-moóc 18 bánh, bạn cần phải tăng tốc vượt qua xe tải ngay hoặc cho xe chạy xa phía sau xe tải. Ban ngày, bạn thử tìm kiếm hình bóng của tài xế trong kính chiếu hậu xe tải phía trước. Nếu bạn có thể nhìn thấy tài xế trong kính chiếu hậu, tài xế cũng có thể thấy bạn ở phía sau.

 

 

Bạn cần phải hết sức cẩn thận khi chạy xe phía bên phải của bất cứ xe tải nào. Trên đường trường, các tài xế xe tải đều muốn giữ phía bên phải của họ luôn trống, vừa để dễ dàng rẽ vào các lối ra sắp tới, và nếu cần, để rời khỏi đường giao thông nhanh chóng. Trong tình huống hệ thống thắng hơi gặp sự cố khiến các thắng mất tác dụng nghiêm trọng, các tài xế xe tải chỉ cần vài giây để rời khỏi làn đường trước khi các bánh xe khóa chặt lại và chiếc xe tải dừng hẳn giữa đường.

 

Trong thành phố, các xe tải thường lái ngoắt sang bên trái để rẽ hướng bên phải; nếu không thì rơ-moóc sẽ leo lên lề. Trước khi bạn cho xe vượt qua phía bên phải một xe tải với rơ-moóc 18 bánh đang chạy ở làn đường bên trái và bật đèn báo hiệu xin rẽ phải, bạn cần cảnh giác đề phòng tai nạn có thể xảy ra. Khi đèn báo hiệu rẽ hướng của xe tải cho thấy tài xế muốn đi vào làn đường của bạn đặc biệt bên phải, bạn hãy nhường đường ngay. Vượt qua một xe tải và trở vô làn đường nhanh quá có thể gây

tai nạn.

 

Xe Bus - Một thời đã từng là nỗi kinh hoàng trên đường phố

Do đó, khi bạn vượt qua một xe tải, hãy cho xe chạy một đoạn khá xa trước khi trở vào làn đường. Tốt hơn là bạn chờ tới khi nhìn thấy rõ các đèn pha của xe tải trong kính chiếu hậu. Nếu bạn nhìn thấy rõ mặt nạ lưới sắt to lớn của xe tải trong kính chiếu hậu và làn đường bên trái trống, hãy tấp qua bên trái và để xe tải vượt qua bên phải. Thỉnh thoảng quan sát kính chiếu hậu và nếu thấy một chiếc xe tải chạy nhanh đến gần phía sau mà không bật đèn báo hiệu rẽ hướng, bạn nên nhường đường ngay.

LenDuong.vn st

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ tư, 03/10/2007, 16:17:48 PM

 

 

Kỹ thuật phanh khẩn cấp

 

Khi xe đang chuyển động bất ngờ gặp vật cản thì việc đầu tiên bất cứ người lái xe nào cũng cần thực hiện là phanh khẩn cấp.

Đường bình thường 

  • Phanh đường khô
    Kỹ năng phanh khẩn cấp là kỹ năng quan trọng nhất để lái xe an toàn. Bất kỳ người lái xe nào cũng cần phải thực hiện được thành thạo kỹ năng này.
  • Quy trình thực hiện các thao tác khi phanh khẩn cấp 
      + Để xe chạy thẳng.
      + Về hết ga thật nhanh.
      + Phanh cả 2 phanh cùng một lúc
      + Phanh từ từ và tăng dần lực phanh lên tới khi dừng hẳn (Chú ý:  Nên phanh bánh trước mạnh hơn bánh sau một chút để đạt hiệu quả phanh tối đa).
      + Khi xe đã dừng hẳn: Chống chân trái xuống đất, chân phải giữ phanh.

  • Một số điểm cần lưu ý:
      + Không phanh nhấp vì sẽ làm quảng đường phanh (hay thời gian phanh) dài hơn.
      + Không được phanh quá mạnh ngay từ đầu vì sẽ làm khóa bánh xe dẫn tới đổ xe.
      + Khi đang chạy trong đường vòng: cần phải phanh nhẹ hơn vì xe rất dễ bị đổ. Để đảm bảo an toàn, cần giảm tốc độ và quan sát kỹ trước khi vào đường vòng. 

Đường trơn, ướt hoặc cát sỏi

  • Khi đang chạy trên đoạn đường trơn do trời mưa hoặc mặt đường có nhiều đất cát, sỏi đá: cần phải phanh nhẹ hơn vì lực bám giữa bánh xe và mặt đường rất thấp dẫn tới khóa bánh và đổ xe. 
  • Khi có người ngồi sau: Có thể phanh nhẹ hơn một chút vì nếu phanh gấp quá, người ngồi sau sẽ xô lên phía trước rất mạnh làm cho người lái không điều khiển được.

Triệu Huyền (Nguồn : Honda VN)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ sáu, 21/09/2007, 16:30:06 PM

 

 

Cách sử dụng hệ thống chống bó cứng phanh ABS

 

Với xe có trang bị ABS, tài xế phải bỏ kiểu phanh truyền thống "nhấn rồi nhả" và thay bằng phương pháp "nhấn và lái" bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng phanh

ABS đã phổ biến hơn tại Việt Nam so với cách đây 5 năm. Gần như tất cả các mẫu xe mới ra mắt đều trang bị công nghệ an toàn tiên tiến này. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là khách hàng, đặc biệt là nữ giới, dường như chưa quan tâm nhiều đến ABS. Thậm chí nhiều người cầm lái hàng ngày nhưng vẫn không biết xe mình có trang bị hay không và hoạt động của bộ phận này như thế nào.

 ABS là viết tắt của cụm từ "Anti-lock Brake". Ban đầu, nó có tên tiếng Đức là "Antiblockiersystem" do nhà sản xuất thiết bị phụ trợ Bosch nghiên cứu chế tạo. ABS ra mắt tại Mỹ những năm cuối thập niên 1970 và ngay lập tức được coi là thiết bị an toàn có khả năng giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng. Các thử nghiệm dưới điều kiện có kiểm soát cho thấy ABS khá hiệu quả và cần thiết cho các xe trong thời điểm hiện tại.

 Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm một máy tính (CPU), 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh, bơm và các van thủy lực. Trong trường hợp phanh gấp, nếu CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe không bị chết cứng (hay còn gọi là "bó").

 Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm. Để thực hiện được điều này, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn - nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 mỗi giây, thay vì tác động một lần cực mạnh khiến bánh có thể bị "chết" như trên các xe không có ABS.

 

Tác dụng của ABS là giúp quá trình phanh được trơn tru, an toàn. Nếu không có ABS, khi tài xế nhấn chân phanh một cách đột ngột, bánh dẫn hướng sẽ bị cứng nên không thể điều khiển được, dẫn đến mất lái và gây nguy hiểm.

ABS chỉ kích hoạt trong những tình huống phanh khẩn cấp và chân phanh sẽ rung giật để báo cho tài xế biết nó đang hoạt động. Những lưu ý về ABS

Nhiều người lầm tưởng tác động chủ yếu của ABS là giảm quãng đường phanh. Thực tế không phải như vậy. Giảm quãng đường phanh không giúp xe an toàn hơn và trên thực tế, có vô số phương pháp thực hiện điều này mà không cần ABS.

Lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tai nạn giữa xe có và không có ABS gần như không khác biệt. Điều này được giải thích là nhiều người sử dụng, hoặc ít nhất là quan niệm về ABS không đúng. Ngoài ra, tâm lý ỉ lại vào ABS khiến một số người phóng nhanh vượt ẩu trong khi nếu đi xe không có thiết bị này, họ lại rất cẩn thận. 

ABS đã phổ biến hơn tại Việt Nam so với cách đây 5 năm. Gần như tất cả các mẫu xe mới ra mắt đều trang bị công nghệ an toàn tiên tiến này. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là khách hàng, đặc biệt là nữ giới, dường như chưa quan tâm nhiều đến ABS. Thậm chí nhiều người cầm lái hàng ngày nhưng vẫn không biết xe mình có trang bị hay không và hoạt động của bộ phận này như thế nào.

ABS là viết tắt của cụm từ "Anti-lock Brake". Ban đầu, nó có tên tiếng Đức là "Antiblockiersystem" do nhà sản xuất thiết bị phụ trợ Bosch nghiên cứu chế tạo. ABS ra mắt tại Mỹ những năm cuối thập niên 1970 và ngay lập tức được coi là thiết bị an toàn có khả năng giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng. Các thử nghiệm dưới điều kiện có kiểm soát cho thấy ABS khá hiệu quả và cần thiết cho các xe trong thời điểm hiện tại.

Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm một máy tính (CPU), 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh, bơm và các van thủy lực. Trong trường hợp phanh gấp, nếu CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe không bị chết cứng (hay còn gọi là "bó").

Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm. Để thực hiện được điều này, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn - nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 mỗi giây, thay vì tác động một lần cực mạnh khiến bánh có thể bị "chết" như trên các xe không có ABS.

Tác dụng của ABS là giúp quá trình phanh được trơn tru, an toàn. Nếu không có ABS, khi tài xế nhấn chân phanh một cách đột ngột, bánh dẫn hướng sẽ bị cứng nên không thể điều khiển được, dẫn đến mất lái và gây nguy hiểm.

ABS chỉ kích hoạt trong những tình huống phanh khẩn cấp và chân phanh sẽ rung giật để báo cho tài xế biết nó đang hoạt động.

Những lưu ý về ABS

Nhiều người lầm tưởng tác động chủ yếu của ABS là giảm quãng đường phanh. Thực tế không phải như vậy. Giảm quãng đường phanh không giúp xe an toàn hơn và trên thực tế, có vô số phương pháp thực hiện điều này mà không cần ABS.

Lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tai nạn giữa xe có và không có ABS gần như không khác biệt. Điều này được giải thích là nhiều người sử dụng, hoặc ít nhất là quan niệm về ABS không đúng. Ngoài ra, tâm lý ỉ lại vào ABS khiến một số người phóng nhanh vượt ẩu trong khi nếu đi xe không có thiết bị này, họ lại rất cẩn thận. 


Xe không có ABS sẽ bị mất lái (hình trái) trong khi xe có ABS vẫn giữ được hướng đi theo ý muốn. Tuy nhiên, ABS không làm hộ tài xế điều này mà hoàn toàn phụ thuộc kỹ năng của người điều khiển. ABS chỉ là công cụ trợ giúp

 Một quan chức của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA nói: "ABS là công nghệ xa lạ với hầu hết mọi người". Vì thế, lái xe phải được đào tạo để thực hiện động tác phanh một cách nhẹ nhàng trên những đoạn đường trơn để tránh hiện tượng trượt, trước khi nghĩ tới sự trợ giúp của ABS.

Trong tình huống khẩn cấp, tài xế phải loại bỏ kiểu phanh truyền thống "nhấn rồi nhả". Phương pháp tốt nhất lúc đó là "nhấn và lái", bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng bánh, nhiệm vụ lúc đó của tài xế chỉ là điều khiển sao cho xe an toàn nhất.

Vì vậy, bạn nên tìm một nơi nào đó để thử nghiệm cách lái xe khi phanh gấp mà có ABS. Sự thành thạo trong xử lý tình huống là cơ hội khai thác tối đa hiệu quả của thiết bị này.

Lưu ý khi mua xe

Khi đến đại lý đặt hàng, bạn nên xem bảng thống kê xem ABS có phải là thiết bị tiêu chuẩn hay không (có sẵn khi mua) hay nó là trang bị tùy chọn (cần phải bỏ tiền thêm).

Hầu hết xe sedan hay SUV ở Mỹ đều trang bị ABS trên cả 4 bánh nhưng tại Việt Nam, vẫn có những xe chỉ có ABS ở hai bánh

Ngoài ra, việc thay đổi kích thước lốp xe cũng ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị này. Nguyên nhân là do thay đổi kích thước lốp sẽ làm biến đổi tốc độ bánh, dẫn tới các thông số gửi tới CPU bị sai và ABS làm việc không hiệu quả. Vì vậy, cần tham khảo kỹ tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào.

LenDuong.vn st.

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ sáu, 21/09/2007, 15:05:35 PM

 

 

Kinh nghiệm vượt cát

 

Bạn có phải là người thích khám phá các vùng đất hoang sơ ? Bạn có phải là người thích mạo hiểm vượt qua mọi thử thách ? Bạn có phải là người hay phải đi công tác vào những nơi “Vùng sâu, vùng xa” ? Với những nơi như vậy, bạn sẽ làm gì khi gặp những đoạn đường toàn cát, hoặc bùn lầy? Hay đành đỗ xe trên đường, xuống xe và đành phải “lội” bùn, cát vào sâu những vùng bên trong?

Nhiều lần chúng tôi đã có ý định khám phá những đoạn đường như vậy, nhưng những người có kinh nghiệm đều khuyên : Hãy tránh xa những đoạn đường cát sâu và đầm lầy, vì bạn sẽ không thể nào thoát ra được nếu bị sa lầy. Nhưng đam mê khám phá đã khiến chúng tôi quyết định thử một chuyến lên đồi cát xem sao. Và đồi cát Mũi Né là nơi chúng tôi chọn để thử nghiệm. Ngay hôm đầu tiên đi tìm hiểu cung đường bằng chiếc MPV chúng tôi đã bị sa lầy. Thoạt trông, đường cát tưởng dễ đi, ai ngờ vừa lao vào đoạn ít cát nhất vẫn bị sa lầy. Phải mất khá nhiều thời gian đào bới cát giữa trời nắng gay gắt, chúng tôi mới đẩy được chiếc xe ra khỏi nơi bị lầy.

 

Quay trở về khu resort Indochina, trao đổi với ông Quyền, chủ của khu resort, chúng tôi mới biết là đi trên cát cần có rất nhiều kinh nghiệm. Phải chuẩn bị kỹ từ những “phụ tùng” như dây tời, xẻng nhỏ, quốc nhỏ và có thể là một cái lều nhỏ. Khâu kiểm tra lốp rất quan trọng. Được biết trong lịch sử phát triển xe hơi, loại lốp dùng riêng đi trên cát chỉ được sản xuất 1 lần trong chiến tranh thế giới thứ 2 nhằm phục vụ chiến tranh và được những chiếc xe Đức của công ty Africa Corp sử dụng rất hiệu quả. Ngày nay, ngoài loại lốp XZS của Michelin, hầu như không còn ai quan tâm nhiều đến loại lốp này nữa.

 

Lốp xe nên xì bớt hơi còn khoảng 6 psi. Như vậy bề mặt tiếp xúc của lốp với cát sẽ tăng lên làm độ bám đường tốt hơn. Và bạn nhớ là phải bơm căng lại khi lên đường nhựa đấy nhé. Nếu dùng lốp mòn 75% thì còn tốt hơn, vì lúc này lốp sẽ “nổi” trên cát mà không  bị “chìm” vào trong cát. Trước khi lên một đụn cát mới, ông Quyền đều xuống đi bộ, dùng chân thử độ dày và độ lún sâu của cát. Sau khâu chuẩn bị, với sự tự tin, tỳ tay vào cửa xe và đeo kính ôm chặt mắt tránh cát, bánh xe hướng thẳng phía trước, chúng tôi quyết định lấy đà và “phóng lên cát”.

 

Việc này phải được thực hiện một cách dứt khoát. Giữ nguyên đà và tốc độ khoảng 50 km/h và sử dụng số 3. Thực sự lúc này chúng tôi có cảm giác đang lao vào một biển cát mêng mông đến tận chân trời trong câu chuyện “Nghìn lẻ một đêm”, Ali-Baba và 40 tên cướp và những đoàn lạc đà. Đứng trên đồi cát, gió cát thổi rất mạnh, buộc chúng tôi phải áp sát mắt vào chiếc máy ảnh để tránh cho cát không bay vào mắt. Gió cát quất vào mặt, vào cổ rát bỏng. Cát chui vào khắp nơi. Đầy tai, tóc, cổ và bám đầy người. Chúng tôi phải cởi áo và quấn vào mặt, nếu không cát chui cả vào mũi. Chưa bao giờ chúng tôi được “thưởng thức” gió cát mạnh đến thế tại Mũi Né. Nhiệt độ ngoài trời lúc này lên đến trên 40 độ. Nắng cháy da. Lúc này chúng tôi hiểu được tại sao người Trung Đông, những bộ lạc trên sa mạc lại phải quấn kín người và mặt mũi như vậy. Việc lái xe trên cát sẽ làm bạn rất chóng mệt mỏi, vì nhìn gần, nhìn xa và nhìn ra xung quanh, đâu đâu cũng chỉ là một màu vàng của cát. Nếu bạn chưa quen, mắt bạn sẽ rất nhanh mỏi và không còn khả năng nhìn rõ mọi vật xung quanh nữa, cũng giống như bạn ngắm nhìn bức tranh với một vật màu trắng trên một nền vải trắng. Lúc này bạn nên nhắm mắt lại một lúc và nghỉ ngơi nếu bạn đi một mình, hoặc đổi lái cho người đi cùng. Tốc độ trên cát có thể đạt tới 90 km/h. Bạn nên đi vào vệt bánh xe trước. Nếu bị chệch hướng, bạn nên giảm tốc độ, đánh nhẹ vô lăng (khoảng 1/8 vòng quay thôi) sang 2 bên trái phải để bánh trước tìm bám được mặt đường để quay lại hướng cũ. Nên lưu ý khi giữ vô-lăng, bạn không được “nắm” mà phải “tỳ” vào vô lăng tránh việc “trả lái” sẽ làm gãy ngón tay của bạn.  

 

Khi bạn thấy nhiều điều thú vị trên đường và muốn được quan sát gần hơn, hãy tắt máy để cho xe tự dừng lại mà không phanh, không được rời khỏi rãnh đường đang đi. Nếu bạn muốn chuyển hướng khác, hãy xuống đi bộ, lấy chân thử độ sâu của cát, lên xe tiến lên chỗ vừa thử.  Sau đó lại xuống xe lại thử. Dò dẫm từng bước như vậy mới có thể tiến lên được. Việc thực hiện quay vòng càng rộng càng tốt. Nếu bánh xe bắt đầu quay tại chỗ, hãy giảm bớt ga, thậm chí giảm bớt hơi trong lốp, xuống xe cào bớt lớp cát ngập bánh xe và tăng ga từ từ. Tuyệt đối không tăng, giảm tốc độ đột ngột. Khi đi lên đồi cát, bạn phải đi thẳng lên hoặc xuống, không được đi ngang. Khi không lên được đỉnh đồi thì bạn cài số lùi thẳng xuống. Tuyệt đối không được để trôi xe tự do xuống hoặc quay đầu xe. Hãy cẩn thận nhé, nếu xe bị sa lầy, thì việc đi bộ trên cát nóng hàng chục km sẽ thực sự “ấn tượng” đấy, hoặc là phải ngủ đêm lại trên cát. Nếu trường hợp này xảy ra thì tốt nhất là lên xe, đóng kín cửa và ngủ luôn trên xe, nếu bạn không muốn bị những con bọ, rắn chui vào quần áo của bạn. Tôi đã đọc nhiều truyện tả về những giấc ngủ ngoài trời như vậy, nào là dưới bầu trời đầy sao, nhưng thực sự có lãng mạn như vậy không thì các bạn hãy thử một lần xem nhé, và đây là Mũi Né chứ không phải là sa mạc Sahara trên đường Paris-Dakar đâu mà sợ. Cảm giác sau chuyến đi thực sự ấn tượng. Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ trên đây giúp phần nào cho các bạn trong công việc cũng như trong những cuộc du lịch khám phá.

Theo Autovina

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ tư, 03/10/2007, 17:05:04 PM

 

 

Kỹ năng cua vòng

 

Hôm nay lenduong.vn xin giới thiệu tới các bạn kỹ năng cua vòng khi đi xe moto. Kỹ thuật này đã được các nhà sản xuất xe khuyên người sử dụng xe nên học mỗi khi đi xe.

  • Cua vòng qua hàng cọc tiêu thẳng 
      + Chúng ta cần biết rằng xe luôn có xu hướng thẳng lên khi tăng ga (tăng tốc độ), vậy tăng và giảm ga đúng cách sẽ giúp cho việc duy trì cân bằng xe.
      + Phải luôn giữ cho đầu thẳng góc với mặt đường khi cua vòng để duy trì thăng bằng khi lái xe và mở rộng tầm quan sát, cùng đó là phải khép đầu gối lại.

 

  • Một số điểm cần chú ý 
      + Đi xe ở số 1 hoặc 2
      + Điểm quan sát của mắt khi điều khiển là cọc tiêu thứ 2 hoặc 3 ở phía trước tùy theo tốc độ.
      + Cần tăng và giảm ga hợp lý, đúng thời điểm để duy trì sự cân bằng. Giảm tốc độ khi vào và tăng tốc độ khi ra
      + Ngồi đúng tư thế lái xe và khép hai đầu gối vào yên, đầu luôn thẳng góc với mặt đất.

 Nếu cua vòng khi đi hai người:
 + Trọng lượng sẽ lớn hơn nên việc xuất phát, vòng và dừng sẽ chậm chạp hơn.
 + Ngươi ngồi sau không nên ngồi tách rời khỏi người lái mà nên ngồi ôm chặt lấy ngực của người lái xe, đầu gối khép chặt vào hông của người lái xe và chuyển động cùng với chuyển động của người lái xe.

  Triệu Huyền (Nguồn : Honda VN)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ sáu, 21/09/2007, 17:22:15 PM

 

 

Phải làm gì khi xe bị nổ lốp

 

Điều quan trọng nhất trong những trường hợp áp suất hơi lốp xe mất một cách nhanh chóng hay “nổ lốp” là giữ cho xe cân bằng và có thể kiểm soát được

Đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh và xử lý tình hình. Những hành động vội vàng và luống cuống như phanh gấp hay di chuyển khỏi chân ga một cách bất ngờ có thể khiến bạn mất lái và dễ gặp nguy hiểm.

 Trong bất kỳ tình huống lốp xe bị xì hơi, hãy nhớ hai điều tối kỵ không nên làm:

  • Không dược đạp chân phanh bởi nếu bạn làm vậy thậm chí xe của bạn sẽ càng trở nên mất cân bằng và khó kiểm soát.
  • Không được rời chân ga một cách đột ngột. Khi bạn rời chân ga một cách nhanh chóng sẽ khiến chiếc xe của bạn chuyển trọng lượng từ bánh sau lên bánh trước và dẫn tới sự mất kiểm soát.

Thay vì làm hai sai lầm ngớ ngẩn như trên, trong những tình huống như vậy hãy thực hiện theo ba bước sau đây:

Nhả chân ga một cách từ từ.

Chỉnh vô lăng để giữ ổn định xe và tìm nơi mà bạn muốn dừng lại, hướng xe tới đó.

Khi xe của bạn đã ổn định, hãy tiếp tục giảm tốc độ và hướng xe vào địa điểm mà bạn xác định là an toàn.

Hãy nhớ rằng dù là lốp trước hay lốp sau bị xì hơi cũng phải theo những quy tắc trên để duy trì kiểm sự kiểm soát xe một cách chính xác. Điều khác biệt duy nhất giữa xì hơi lốp trước và sau là khi xì lốp trước bạn sẽ cảm nhận thấy áp lực lên vô lăng còn lốp sau sẽ là ghế ngồi và thân xe.

LenDuong.vn st

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này

Top of Form 

 

Thứ hai, 05/11/2007, 23:04:33 PM

 

 

Lời khuyên cho người mới lái xe

 

Muốn trở thành người có tay lái vững vàng, bạn hãy lắng nghe một số lời khuyên nhỏ sau

* Không nên cố có được bằng lái bằng mọi giá - cái giá phải trả có thể là tính mạng của bạn.

* Nếu hiểu được tính cách của mình, mức tiếp thu và khả năng hoàn thiện các thói quen mới, tự mình có thể lên được kế hoạch tập lái. Các giáo viên dạy lái không phải lúc nào cũng có thể tìm được phương pháp tập luyện riêng cho từng học viên.

* Hãy hoàn thiện các thao tác lái xe đến mức nhuần nhuyễn để không mất tập trung quan sát khi cầm lái. Học cách cơ động trong không gian hạn hẹp, lái xe thuần thục trên đường xấu, đường tốt, mùa đông, mùa hè, lái trong dòng xe cộ mà không gây cản trở. Tập luyện xử lý các tình huống bất ngờ.

* Đánh giá được giới hạn của mình trong xử lý các tình huống phức tạp, tạo cho mình thói quen dự đoán trước các tình huống nguy hiểm.

* Rèn luyện sự bình tĩnh trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào trạng thái thần kinh như thế nào.

* Không nên quên rằng an toàn lái xe phải cần có sự hợp tác và thông cảm giữa các lái xe chứ không phải sự tranh đua, tự ái hay cáu giận.

* Nắm vững luật lệ giao thông cũng như trách nhiệm hình sự của người cầm lái.

* Đồ uống có cồn, thuốc ngủ và thuốc an thần chỉ uống trong trường hợp không phải cầm lái trong vòng 1 ngày đêm sau đó.

* Bằng lái chỉ là sự cho phép tiếp tục rèn luyện không có giáo viên dạy lái, nhưng đồng thời cũng là sự khẳng định trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả gây ra nếu lái xe không cẩn thận

LenDuong.vn (st)

 

 

© 2007 - 2008 Bản quyền thuộc về LenDuong.vn
Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này:

 http://backup.lenduong.vn/VietNam/Home/Goc%2Dtu%2Dvan/Cam%2Dnang%2Dlai%2Dxe/2007/11/2A610D32/

 

Bottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of FormBottom of Form 

1

 

nguon VI OLET