SÁCH DẠY NGHỀ CHO TN NÔNG THÔN

(KỸ THUẬT NUÔI, TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY, CON- sưu tầm)

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía đường và kỹ thuật nuôi trồng một số cây, con khác

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mía

( Nguồn: http://www.2lua.vn/article/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-mia-2326.html  ).

( www.binhdien.com )

ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-mia

Ngày nay cây mía đang bị cạnh tranh bởi nhiều cây trồng khác, diện tích mía khó có thể gia tăng thậm chí nhiều vùng còn có xu hướng bị thu hẹp dần. Chính vì vậy việc phát triển mía theo hướng thâm canh để đạt năng suất đường cao nhất trên một đơn vị diện tích là vần đề thiết thực và đúng đắn.

Để đạt được điều đó cần phải có biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ làm đất, chọn giống, trồng, bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

1. Thời vụ, làm đất, chọn giống:

Do hầu hết diện tích mía ở nước ta trồng nhờ nước trời nên chỉ có 2 vụ trồng đó là đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa trồng trong tháng 4-5 để sau khi mía nảy mầm sẽ có đủ nước cho mía sinh trưởng, phát triển, kịp thu hoạch vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9-11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn. Vụ trồng này giúp mía kết thúc nảy mầm bắt đầu đẻ nhánh khi sang mùa khô và chịu đựng được khô hạn để đầu mùa mưa sẽ vươn cao nhanh, đảm bảo thu hoạch cho vụ ép sớm.

Mía là cây không kén đất nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất phù sa, đất xám, đất đỏ, đất cát và cả đất phèn. Đất ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên thường cho mía có chữ đường cao hơn so với vùng ĐBSCL.

Cày đất là khâu quan trọng giúp bộ rễ mía ăn sâu, chịu hạn, chống đổ và tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Cày lần đầu cần sâu khoảng 40-50cm, bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác. Bón 1-1,5 tấn vôi bột/ha trước khi bừa lần cuối. Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy khoảng cách 1-1,2m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn. Lượng giống trồng từ 8-10 tấn/ha tùy theo loại giống và chất lượng giống.

1

 


Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Để có năng suất đường cao cần chọn những giống có chữ đường cao, năng suất cao như: ROC 25, ROC 27, ROC 16, MEX… Mía có thể trồng bằng hom ngọn hoặc toàn bộ cây tuy nhiên không nên trồng cây quá già mà chọn cây khoảng 6-8 tháng tuổi, sạch bệnh. Ruộng làm giống nên tưới, chăm sóc kỹ, bón phân đầy đủ và cân đối để có hom giống tốt, tỷ lệ nảy mầm cao.

2- Bón phân cho mía:

Cây mía có nhu cầu kali cao nhất sau đó đến đạm và lân, ngoài ra, mía còn có nhu cầu một số nguyên tố với lượng ít hơn, gọi là các chất trung và vi lượng (TE). Các nguyên tố trung và vi lượng có ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mía là magiê, canxi, kẽm, bo. Khi cung cấp không đủ dinh dưỡng, cây mía sẽ có các triệu chứng như sau:

- Thiếu đạm: Lá non nhỏ, ngắn, xanh lợt, lá già vàng, nếu thiếu nặng, lá bị chết khô từ chóp lá vào giữa gân chính, hoặc vàng hay khô một bên lá, cây mọc yếu đẻ nhánh ít, thân nhỏ, thấp... năng suất kém.

- Thiếu lân: cây con có lá màu xanh dương ửng tím, thiếu nặng có những vết tím dọc trên lá và bẹ lá. Ở cây mía trưởng thành, thiếu lân làm cho lá ngắn, phiến lá hẹp, khả năng chịu hạn kém. Thiếu nặng mía đẻ nhánh kém, những nhánh mía đẻ muộn thường bị chết, cây yếu, lóng nhỏ và ngắn, năng suất thấp.

- Thiếu kali: mặt trên gân chính của lá xuất hiện những vệt đỏ, nếu thiếu nặng lá bị khô từ chóp lá trở xuống, mép lá trở vào, thân cây nhỏ, yếu, dễ bị bệnh, năng suất và chữ đường đều thấp.

- Thiếu magiê: lá có những vệt sọc trắng sau lan rộng làm mất màu phần thịt lá, gân lá vẫn còn xanh, năng suất thấp.

- Thiếu canxi: cây thấp, dễ bị nứt vỏ và đổ ngã, năng suất thấp.

- Thiếu sắt: hàm lượng đạm trong lá giảm trong khi lân, kali, canxi và magiê tăng, cây kém phát triển, năng suất và chất lượng thấp.

- Thiếu kẽm: cây còi cọc, lá mọc sít nhau, cây tù ngọn. Thiếu kẽm thường dẫn tới hàm lượng đạm và magiê trong lá giảm, năng suất thấp.

- Thiếu bo: cây kém phát triển, hàm lượng kali trong lá tăng và magiê giảm.

1

 


- Thiếu đồng: cây kém phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh kém. Thiếu đồng cũng dẫn đến hàm lượng magiê trong lá thấp, năng suất và chữ đường thấp.

- Thiếu mangan: cây còi cọc, hàm lượng đạm trong lá giảm. Khi có triệu chứng thiếu dinh dưỡng cũng là lúc cây mía đã thiếu nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến năng suất mía cây cũng như chữ đường. Để tránh tình trạng này biện pháp chẩn đoán dinh dưỡng qua lá để biết trước tình trạng dinh dưỡng trong lá và đề ra biện pháp khắc phục rất cần thiết (xem bảng bên dưới).

Bảng chuẩn đoán dinh dưỡng qua lá mía

Chất/đơn vị tính

Hàm lượng chất dinh dưỡng qua lá mía ở các ngưỡng

Thiếu

Trung bình

Thừa

N (%)

< 1,5

1,5 - 1,75

> 2

P (%)

< 0,18

0,18 - 0,22

> 0,26

K (%)

< 1,25

1,25 - 1,75

> 2

Mn (ppm)

< 25

40 - 250

> 400

Zn (ppm)

< 10

20 - 100

-

Cu (ppm)

< 4

5 - 15

-

B (ppm)

< 4

5 - 15

-

Mo (ppm)

0,04 - 0,08

0,08 - 0,8

-

Nguồn Colden và Ricaud 1965; Evans 1965

Các giống mía khác nhau có nhu cầu phân bón khác nhau. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ sinh trưởng cây thì nhu cầu về tỷ các chất dinh dưỡng tương đối giống nhau giữa các giống. Giai đoạn trồng mới đến đẻ nhánh tối đa, cây mía cần nhiều đạm để đâm chồi đẻ nhánh, nhiều lân để phát triển bộ rễ, kali với lượng vừa phải giúp cho cây mía cứng cáp chống chịu sâu bệnh. Giai đoạn từ khi vươn lóng đến chín, thu hoạch, cây mía cần nhiều kali và đạm hơn so với lân. Chính vì vậy phân bón phù hợp với mía cần có 2 loại cho hai giai đoạn sinh trưởng phát triển. Hiện nay nhiều giống mía mới có nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn đầu khá cao do vậy cần tập trung bón phân sớm để cây nảy mầm tốt, đẻ nhánh nhiều, vươn cao mạnh và tích lũy nhiều lượng đường trong cây.

Để tiện lợi trong khâu quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho mía nhằm đạt năng suất cao, chữ đường cao và giữ được gốc nhiều năm, Công ty Bình Điền xin giới thiệu sản phẩm phân bón chuyên dùng cho mía:

1

 


Phân Đầu Trâu TE-Mía 1:  là loại tổng hợp có chứa 20% N, 10% P2O5, 15%K2O và trung vi lượng (TE); với hàm lượng đạm cao giúp cho mía đâm chồi sớm, chồi khỏe, lân dễ tiêu có tác dụng phát triển bộ rễ, kali vừa đủ giúp cho cây mía cứng cáp chống chịu sâu bệnh và các chất trung vi lượng cho cây mía phát triển cân đối chống đổ ngã.

Phân Đầu Trâu TE-Mía 2: có 15%N, 7% P2O5, 20%K2O và trung vi lượng (TE), thích hợp bón ở giai đoạn mía vươn lóng, giúp cây vươn lóng nhanh, tích lũy đường nhiều sớm thu hoạch và đạt chữ đường cao. Phân Đầu Trâu CM1 có hàm lượng 16%N, 8%P2O5, 18%K2O, các chất trung vi lượng, thích hợp và tiện dụng để bón cho tất cả các thời kỳ từ lót, thúc 1 và thúc 2 cho mía, giúp mía phát triển mạnh, năng suất cao và chất lượng tốt.

Phân hữu cơ sinh học Biorganic Đầu Trâu có tác dụng cung cấp chất hữu cơ, cải tạo đất, làm đất tơi xốp, giúp cho rễ mía phát triển mạnh tăng hiệu suất hấp thu phân bón, thích hợp để bón lót cho mía, nhất là vùng đất xám, đất cát và đất nghèo hữu cơ.

Quy trình sử dụng phân bón Đầu Trâu cho cây mía như sau:

- Lót trước khi trồng hoặc sau khi đốn với mía gốc: Phân hữu cơ: bón 20-30 tấn bã bùn, phân hữu cơ hoai hoặc 2-3 tấn phân hữu cơ sinh học Biorganic Đầu Trâu. Phân chuyên dùng: bón 200-250kg Đầu Trâu TE-Mía 1 hoặc 250-300kg Đầu Trâu CM1/ha, vào rãnh sau khi rạch hàng, lấp một lớp đất mỏng 3-5cm rồi đặt hom.

- Thúc đẻ nhánh: 200-250kg Đầu Trâu TE-Mía 1 hoặc 250-300kg Đầu Trâu CM1/ha, sau khi làm cỏ lần 2, giúp cho mía đâm chồi đẻ nhánh sớm và tập trung. Cách bón, dùng cuốc hoặc trâu bò cày sâu 10-15cm vun nhẹ vào gốc.

-Thúc vươn lóng: 300-350kg Đầu Trâu TE-Mía 2 hoặc 350-400kg Đầu Trâu CM1/ha, kết hợp với vun gốc mía giúp chống đổ ngã, tăng chiều cao và mía sớm đạt chữ đường.

3- Chăm sóc:

Sau khi trồng 10-15 ngày nếu gặp mưa nên xới phá váng. Làm cỏ lần 1 kết hợp với dặm, khi mía được 4-5 lá. Làm cỏ lần 2 và bón thúc đẻ nhánh, dùng cuốc hoặc trâu bò cày sâu 10-15cm vun nhẹ vào gốc. Thúc vươn lóng, kết hợp với vun gốc giúp mía phát triển thuận lợi, chống đổ ngã.

Khi mía có lóng và cao trên 1m, nếu có chồi mới (mía mầm hoặc chồi nước) nên nhổ bỏ vì đây là những chồi vô hiệu sẽ cạnh tranh dinh dưỡng của những thân chính làm giảm chữ đường và là nơi trú ngụ và phát sinh sâu bệnh. Đối với mía gốc, sau khi thu hoạch cần tổng vệ sinh đồng ruộng, vùi lấp hoặc đốt sạch lá khô để diệt mầm sâu bệnh, sau đó dùng cuốc thật sắc xén lại các gốc còn cao và các chồi mầm còn sót lại.

1

 


Dùng cày hoặc cuốc hai bên hàng mía để bón 20-30 tấn hữu cơ/ha hoặc 2-3 tấn lân hữu cơ Đầu Trâu + 200-250kg Đầu Trâu TE-Mía 1/ha, sau đó lấp kín gốc, giữ cho mía nẩy mầm, các giai đoạn tiếp theo chúng ta chăm sóc như mía tơ.

4- Phòng trừ sâu bệnh:

Có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân. Một số sâu bệnh chính thường gặp như: bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng... Phải thường xuyên theo dõi trên ruộng mía để kịp thời phòng trừ từng loại sâu bệnh và sử dụng thuốc cho thích hợp.


Liên hệ: 098 814 6111

2 Lúa thân ái chào bà con!

Bottom of Form 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía đường và một số cây khác

(Nguồn:http://khcncaobang.gov.vn/index.php?option=com_docman&amp;task=cat_view&amp;gid=86&amp;Itemid=154  ).

1- Yêu cầu ngoại cảnh

Cây mía có khả năng thích ứng rộng, tận dụng tốt năng lượng ánh sáng mặt trời. Cây mía có các yêu cầu cơ bản sau đây để cho năng suất, chất lượng cao:

a- Nhiệt độ:

- Thời kỳ mía nảy mầm cần nhiệt độ trên 15oC.

- Thời kỳ mía đẻ nhánh cần nhiệt độ từ 21-15oC.

- Thời kỳ phát triển lóng cần nhiệt độ từ 30-32oC

- Thời kỳ mía chín cần nhiệt độ dưới 30oC và biên độ chênh lệch về nhiệt độ khá lớn giữa ngày và đêm.

b- Đẩm đất:

- Thời kỳ mía nẩy mầm cần ẩm độ đất khoảng 65%.

- Thời kỳ mía phát triển lóng vươn cao cần ẩm độ đất 75-80%.

- Thời kỳ mía chín cần ẩm độ đất dưới 70%.

c- Ánh sáng:

1

 


- Cây mía cần cường độ ánh sáng mạnh

- Thiếu ánh sáng, mía phát triển yếu, hàm lượng đường thấp. Cây mía cần thời gian chiếu sáng tối thiểu 1.200 giờ/năm, tốt nhất là 2.000 giờ/năm.

d- Đất trồng:

Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng đất canh tác sâu, có độ phù cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước.

Tuy nhiên, cây mía vẫn có thể trồng và phát triển được ở các loại đất thấp, chua mặn, đất đồi, khô hạn, ít màu mỡ. Độ pH thích hợp từ  5,5 - 7,5.

Cách làm đất: Cày sâu 25 - 30cm, bừa kỹ 2-3 lần cho đất nhỏ, sau đó cày rạch hàng sâu 35-40cm. Nếu trồng trên đồi, cần cày rãnh theo đường đồng mức để tránh xói mòn.

2- Giống mía

Trong sản xuất cần tập trung phát triển mạnh các giống mía sau:

- Giống ROC 1 (Tân Đài đường1) do Đài Loan lai tạo là giống chín sớm, thích ứng rộng, hàm lượng đường cao. Năng suất cao, chịu đất xấu và chịu hạn, gốc nảy mầm chậm, thu hoạch vào đầu vụ.

- Giống ROC 10 (Tân Đài đường 10) do Đài Loan lai tạo có đặc tính chung giống ROC 1 như thích ứng rộng, chịu được đất chua mặn, chịu thâm canh, chín trung bình, thu hoạch vào giữa và cuối vụ.

- Giống Quế đường 11 (Quảng Tây-Trung Quốc sản xuất) là giống chín sớm, thu hoạch vào đầu vụ. Giống này sinh trưởng mạnh khả năng lưu gốc tốt, tính thích ứng rộng, chịu hạn, chịu đất xấu, chịu ẩm ướt, năng suất cao và có hàm lượng đường cao.

- Ngoài ra, một số giống mía có năng suất khá, hàm lượng đường khá cao, khả năng thích ứng tương đối rộng, đó là: Việt đường - 54/143, NCo - 310, Cp 39 -74... thuộc nhóm chín sớm.

- POJ -3016, POJ 2878, Co 290...thuộc nhóm chín trung bình.

-F 134, F 156, F 157... thuộc nhóm chín muộn.

3- Chuẩn bị hom giống

Trồng bằng thân cây có độ tuổi từ  7-8 tháng, trồng bằng ngọn, hom mía phải có ít nhất 2-3 mầm mắt. Số lượng cần từ  30 - 45 nghìn hom/ha.

4- Thời vụ

1

 


Có thể trồng vào tháng 4-5 khi có mưa đủ ẩm. Nếu có khả năng tưới, có thể trồng vào tháng 9-10. Đây là biện pháp điều chỉnh thời vụ nhằm giải quyết vấn đề lao động và nguyên liệu cho nhà máy đường.

5- Cách trồng

- Khoảng cách hàng

+ Đất tốt, đầu tư  lớn: 1,2 - 1,3m

+ Đất xấu, bạc màu: 1,0 - 1,2m

- Cách trồng: Có 3 cách đặt hom

+ Đặt hàng đơn liên tục, hom nọ gối hom kia 1/3

+ Đặt hàng đơn liên tục, hom nọ tiếp hom kia

+ Đặt 2 hàng so le kiểu nanh sấu

Sau đó lấp đất.

- Nếu trồng đầu mùa mưa, lắp đất 2-3 cm, nén nhẹ.

- Nếu trồng cuối mùa mưa, lấp đất 3-5cm, nén chặt để giữ  ẩm cho mía.

6- Bón phân

a- Đối với đất có độ phì nhiêu trung bình, lượng phân bón cho 1 ha mía như sau:

- Phân hữu cơ (phân chuồng, phân bón, phân xanh) 10-15 tấn.

Phân vô cơ: Đạm Urê: 400 - 500kg

n Super: 600 - 700kg

Kali Clorua: 350 - 400kg

i bột: 800 - 1000 kg

những nơi đất gò đồi mới khai hoang, cần diệt mối bằng thuốc Basudin 104 (25-30 kg/ha), thuốc rải theo rãnh trồng khi đặt hom mía.

* Chú ý: Nơi đất xấu cần bón lượng phân cao hơn để cho năng suất và chất lượng cao.

b- Cách bón phân:

- Bón toàn bộ vôi trước khi cày bừa lần 2.

- Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, 1/3 phân đạm, 1/2 phân Kali. Các loại phân trên rải đều theo rãnh trước khi đặt hom.

1

 


- Bón thúc lần 1: Khi mía được 4-5 lá , bón 1/3 lượng đạm để thúc cho mía đẻ nhánh mạnh.

- Bón tc lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh (9-12 lá), bón 1/3 lượng đạm với 1/2 lượng Kali còn lại để cây phát triển mạnh.

7- Chăm sóc

- Chăm sóc lần 1: Khi mía được 4-5 lá, làm cỏ và xới phá váng cho đất tơi xốp, hai bên hàng mía, bón thúc lần 1, kết hợp vun gốc.

- Chăm sóc lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh, cày bừa xới xáo giữa hai hàng mía, kết hợp bón thúc lần 2, vun gốc đầy rónh để mía sinh trưởng thuận lợi. Nếu mưa gió làm đổ cây, cần dựng lại ngay.

- Bóc v: Tiến hành bóc các lá già, vàng khô làm cho ruộng mía thông thoáng, dễ chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, hạn chế hỏa hoạn trong mùa khô.

- Chăm sóc mía gốc sau thu hoạch: Ruộng mía sau khi thu hoạch cần tổng vệ sinh đồng ruộng, vùi lấp các lá khô hoặc đốt sạch để tiêu diệt các mầm mống sâu bệnh. Dùng dao sắc chặt cho sát mặt đất các gốc mía còn cao và cây hai bên hàng mía, bón phân vô cơ. Sau 1-2 ngày, lấp lại cho kín gốc, giữ ẩm cho mía nẩy mầm khoẻ. Những công việc tiếp theo làm như  ruộng mía trồng mới.

Chú ý: Lượng phân đạm bón cho mía gốc tăng 15-20% so với mía mới trồng.

8- Phòng trừ sâu bệnh

a- Sâu hại mía:

- Sâu đục thân: Làm hỏng mầm ở thời kỳ cây mới nảy mầm, làm gẫy cây khi mía vươn lóng, mía không vươn cao được.

Trừ sâu qua đông bằng cách chặt sát gốc, vệ sinh đồng ruộng. Dùng ong mắt đỏ ký sinh diệt sâu đục thân. Dựng thuốc Padan 95 SP, 8-10g/bỡnh 8 lớt (0,1%), Methylparathion 40cc 0,1% (20cc / 8 lớt).

- Rệp mía: Thường nằm dọc gân phía dưới lá, hút nhựa lá làm cho lá khô, cây sinh trưởng yếu, năng suất chất lượng giảm.

Dùng thuốc Bi 58 50 EC pha 0,1% (16cc/8lít)

Methyl parathion 40 EC phỏ 0,1% (20cc/bình 8 lớt)

- Bọ hung: thường phá hoại những bộ phận dưới gốc. Dùng biện pháp thâm canh tiêu diệt ấu trùng.

Dùng thuốc Basudin 10H 25-30 kg/ha

1

 


- Mối: dọn sạch bờ bụi phá tổ mối, ngâm hom vào nước 2-3 ngày trước khi trồng.

Dùng thuốc Basudin 10H 25-30kg/ha hoặc Sevidol OH: 25-30kg/ha, rắc vào rãnh trước khi trồng.

b- Bệnh hại mía:

Trên cây mía thường có các loại bệnh gây hại là: bệnh đốm vàng, bệnh cháy lá, bệnh thối đỏ, gỉ sắt...làm giảm năng suất và chất lượng mía rất lớn.

Biện pháp phòng trừ:

* Vệ sinh đồng ruộng để hạn chế ký chủ các mầm mống bệnh.

* Bón phân cân đối NPK

* Dựng thuốc Validacin 3SL 0,1 - 0,2%, 2 - 2,2 l/ha

9 - Thu hoạch mía

Tiến hành khi mía đạt độ chín cần thiết (10-12 tháng) đối với giống mía chín sớm, 12-14 tháng đối với giống chín muộn). Mía chín thì gân mía chuyển vàng, lá ngắn, lá gần ngọn xếp khít nhau, màu sắc thân chuyển sẫm hơn.

- Dụng cụ chặt mía phải thật sắc, chặt sát mặt đất, tránh làm dập sát gốc.

- Mía bán cho nhà máy đường phải thật sạch, vận chuyển nhanh về nhà máy để chế biến, không để quá 48 giờ sau khi thu hoạch.

Theo binhthuan.gov.vn

 

Kỹ thuật trồng Mía

 

I.Đặc điểm một số giống mía

1. Ja 60-5: Nguồn gốc CuBa

Trữ đường cao, dễ đổ ngã, năng suất khá, trổ cờ trung bình, kháng được bệnh than giống chín sớm.

2. C819-67: Nguồn gốc CuBa

Nảy mầm khoẻ, đẻ nhánh sớm, tập trung sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt, khả năng để gốc khá, trổ cờ sớm và nhiều, tỷ lệ đường khá. Mía chín trung bình muộn.

3. F 156: Nguồn gốc Đài Loan

1

 


Nảy mầm đẻ nhánh sớm, nhảy bụi trung bình, ít đổ ngã, khả năng để gốc trung bình, trổ cờ muộn và có tỷ lệ thấp, thích ứng rộng, chịu hạn, chịu phèn, kháng bệnh than, tỷ lệ đường khá, thân cứng, nước đường đen, không thích hợp ép thủ công. Mía chín trung bình muộn.

4. MY 55-14:

Nảy mầm đẻ nhánh sớm, vươn cao nhanh, thích ứng rộng, chịu hạn, ra hoa mạnh, khả năng để gốc tốt, mẫn cảm với rệp bông, tỷ lệ cây bị bất ruột cao, tỷ lệ đường và năng suất khá. Giống chín trung bình muộn.

5. ROC 10:

Nảy mầm, sinh trưởng thời gian đầu hơi chậm, thời gian sau tốc độ sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh khoẻ, thích hợp đất màu mỡ, đất mặn, chịu thâm canh, kháng bệnh than và một số bệnh khác, tỷ lệ đường và năng suất cao. Giống chín trung bình.

II. Kỹ thuật canh tác

1. Thời vụ:

Có thể trồng rải vụ. Song thích hợp với việc chế biến của nhà máy và cho năng suất cao, đề nghị trồng vào các thời điểm:

- Vùng có tưới: trồng từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch.

- Vùng nước trời: trồng từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch.

2. Chuẩn bị đất:

- Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng. Mỗi loại đất cần có chế độ canh tác thích hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Cày sâu 20-30cm, cày 2 lần vuông góc nhau sau mỗi lần cày là một lần bừa để cho đất nhỏ.

- Rạch hàng thẳng sâu 15-20cm. Cách nhau 0,8-1m.

3. Trồng:

* Hom giống:

Lấy từ ruộng 7-8 tháng tuổi là tốt nhất.

Chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm.

Hom mía có từ 2-3 mầm tốt.

Trồng càng tươi càng tốt (giống nảy mầm chậm cần phải ngâm ủ)

* Lượng hom 3.000-5.000 hom/sào (Đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa)

1

 


* Độ sâu lấp:

- Thời tiết thuận lợi lấp 2,5-3cm.

- Trời hanh khô lấp 5-7cm.

4. Bón phân: (tính cho 1 ha)

* Đất chua (PH = 4-4,5) bón 1.000kg vôi sau khi cày lần cuối.

* Lượng phân: 250-300kg Urê, 250-300Kg Supe lân, 200-240Kg KCL, phân chuồng 10-15 tấn.

* Cách bón:

- Bón lót: Toàn bộ phân Chuồng, Lân 1/3 Đạm, ½ Kali.

- Bón thúc lần 1: Khi mía kết thúc nảy mầm (4-5 lá) bón 1/3 lượng đạm.

- Bón thúc lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh (9-10 lá) bón 1/3 lượng đạm và ½ lượng Kali còn lại.

- Bón vá áo: Khi mía có lóng, nếu thấy mía xấu bón thêm 50-100Kg Urê/ha

5. Xen canh cải tạo đất mía:

Bốn tháng đầu khi mới trồng hoặc chặt mía, giữa 2 hàng còn trống vì vậy nên trồng xen đậu phụng hoặc đậu xanh vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía.

6. Tưới nước:

Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần. Thời kỳ mía nảy mầm đẻ nhánh 1 tháng nên tưới 4 lần.

- Mía đẻ nhánh làm lóng 2-3 lần/tháng.

- Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.

- Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.

Lưu ý: Đất trồng mía không được để nước ngập úng, phải thoát nước nhanh.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

* Đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30Kg thuốc Diaphos, Padan để rải.

* Sâu đục thân: Dùng Diaphos, Padan rải vào gốc mía.

* Rệp:Dùng Supracide, Trebon, Bascide để xịt.

* Bệnh than: Đưa những cây bệnh than ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh.

III.Một số biện pháp kỹ thuật để chăm sóc mía gốc

1

 

nguon VI OLET