Tài liệu bồi dưỡng cán bộ Hội Cựu thanh niên xung phong cơ sở năm 2012 

( Nguồn: http://tuyengiao.haiduong.org.vn/giaoduclyluanchinhtri/tailieubaigiang/Pages/TailieuboidungcanboHoiCuuthanhnienxungphongcosonam2012.aspx ).

Chuyên đề 1

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG

HỘI CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG VIỆT NAM

 

I. NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA HỘI CỰU TNXP VIỆT NAM

1. Tôn chỉ mục đích.

 - Thanh niên xung phong Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện đã có những đóng góp xứng đáng vào các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trao tặng Huân chương sao vàng và các phần thưởng cao quý khác.

- Hội cựu TNXP là một tổ chức xã hội đặc thù. Hội tập hợp những cựu TNXP  đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (Điều 3 - Quyết đinh số 68/2010/ QĐ - TTg ngày 01/11/2010).

- Hội phát huy truyền thống TNXP trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, động viên giúp đỡ nhau trong cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo, tiến hành các hoạt động nghĩa tình đồng đội, Hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của cán bộ, hội viên cựu TNXP.

 - Hội tham gia giải quyết chính sách đối với cựu TNXP: Bao gồm hướng dẫn lập hồ sơ, xác định, thẩm định, chứng nhận, phối hợp, với các cơ quan chuyên môn tham mưu cho nhà nước về chế độ, chính sách đối cựu TNXP.

- Hội gắn bó mật thiết và phối hợp với đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng và truyền thống TNXP cho thế hệ trẻ.

2. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội

 Hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, hiệp thương, đồng thuận, tự quản, tự trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thuận ở đây được hiểu như sau:

  - Ban chấp hành và các chức danh lãnh đạo của Hội đều được hiệp thương, thỏa thuận đề cử ra.

 - Mọi chủ trương công các và hoạt động của Hội phải  được bàn bạc thống nhất cao của các thành viên. Khi đa số đã thống nhất thì mọi thành viên của Hội đều có trách nhiệm thực hiện

 - Phạm vi hoạt động: Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng tại ngân hàng, kho bạc nhà nước.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội

a. Nhiệm vụ

 - Động viên, giúp đỡ Hội viên phấn đấu vươn lên hoàn cảnh khó khăn để có cuộc sống khỏe, sống vui, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và xã Hội; giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng; đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật an toàn xã hội.

- Vận động cựu TNXP đóng góp sức lực, trí tuệ, kinh nghiệm, tham gia các phong trào thi đua yêu nước góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, các nhiệm vụ an ninh quốc phòng tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Đề xuất, kiến nghị và tham gia với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các chế độ chính sách đối với cựu TNXP.

 - Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiến hành các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của lực lượng TNXP đối với thanh, thiếu niên.

 - Hội tổ chức, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ Hội đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.

 b. Quyền hạn của Hội

 - Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức Hội, hội viên:

 - Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật  có liên quan đến cựu TNXP; Đề đạt tâm tư, nguyện vọng của cựu TNXP đến cơ quản Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan

 - Hội được gây quỹ trên cơ sở hội phí của hội viên  và các nguồn thu từ hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

 - Hội được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

 - Được thành lập các tổ chức trực thuộc theo quy định của pháp luật.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG HỘI

1. Cơ sở lý pháp lý trong việc xây dựng, củng cố tổ chức hoạt động của Hội

Những chính sách của Nhà nước là cơ sở pháp lý trong việc xây dựng, củng cố tổ chức hoạt động của Hội, được quy định trong các văn bản sau đây:

 Nghị định 45/2010/NĐ – CP ngày 26/11/2010 về tổ chức quản lý hội và quyết định 68/2010/QĐ - TTg ngày 01/11/2010 quy định Hội có tính chất đặc thù;

 Quyết định số 30/2010/TTg ngày 01/06/2011 và chế độ thù lao đối với người về hưu giữ chức vụ chuyên trách Hội;

 Quyết định 40//2011/QĐ - TTg ngày 27/7/2011 thay thế quyết định 104 - TTg là những quy định mới để giải quyết chính sách đối với lực lượng TNXP tập trung kháng chiến.

 Các văn bản của Nhà nước nêu trên thể hiện các quan điểm và nội dung cơ bản đối với Hội cựu TNXP như sau:

 a. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của tổ chức Hội phản ánh thực tế đòi hỏi của lịch sử nước ta trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .

 Lực lượng TNXP ra đời và phát triển từ cuộc kháng chiến chống Pháp (15/7/1950) do Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện. Do đòi hỏi của thời kỳ đó cần có có một lực lượng đặc biệt trẻ, khoẻ, có tinh thần hăng hái xung phong làm nhiệm vụ mở đường, tải lương, đạn được phục vụ trực tiếp cho cuộc kháng chiến thắng lợi. Lực lượng TNXP tiếp tục được Đảng, Bác Hồ  tổ chức sau hoà bình lập lại ở miền Bắc bắn 1954 để khắc phục hậu quả chiến tranh và phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1965 đến 30/4/1975. Sau năm 1975 ở Việt Nam còn có lực lượng TNXP xây dựng kinh tế và bảo vệ Tổ quốc ở tuyến biên giới Tây Nam và phía Bắc 

  Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, một bộ phận TNXP chuyển ngành được Đảng và Nhà nước cho đi học đào tạo trở thành cán bộ các cấp ở trung ương, địa phương và các ngành, một bộ phận làm công nhân ở các nhà máy công trường, nông trường - số đông chuyển về nông thôn trực tiếp làm việc trên lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Họ đã phát huy truyền thống tốt đẹp của lực lượng TNXP anh hùng, nhiều người trở thành trí thức, kỹ sư, công nhân, nông dân giỏi, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, cán bộ ưu tú đóng góp to lớn trí tuệ, công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

 Việc tổ chức thành lập Hội là nguyện vọng tha thiết của trên 35 vạn cán bộ, hội viên cựu TNXP toàn quốc để thực hiện mục đích chung (Đã nêu ở trên).

 b. Quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động Hội

Nghị định 45/2010 NĐ- CP ngày 21/04/2010 quy định về tổ chức quản lý Hội và quyết định 68/2010/QĐ - TTg về việc quy định Hội có tính đặc thù đã cho phép thành lập Hội đồng thời xác định rõ nguyên tắc tổ chức phạm vi hoạt động của Hội; Hội có tư cách pháp nhân có trụ sở, con dấu, tài khoản và có biểu tượng riêng. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội và Hội có tính đặc thù, chính sách của Nhà nước đối với Hội có tính chất đặc thù.

  - Hội có tư cách pháp nhân.

  - Hội cựu TNXP là một tổ chức xã hội đặc thù

  - Phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh

  - Phạm vi hoạt động trong tỉnh

  - Chế độ chính sách đối với Hội đặc thù: được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao. Kinh phí thực hiện chế độ thù lao, được ngân sách Nhà nước cấp hàng năm  theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước (Điều 3 quyết định 30/2011/QĐ - TTg ngày 01/06/2011)

  Quản lý hoạt động Hội:

+ Bộ nội vụ giúp Chính phủ quản lý Nhà nước đối với Hội ở cấp Trung ương ( Điều 36 Nghị định 45/2010/NĐ - CP)

+ Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý hoạt động ở địa phương.

 * Tóm lại: Những quyết định trên của Nhà nước đã trực tiếp giúp Hội cựu TNXP được thành lập ở các cấp và có những điều kiện thuận lợi để tồn tại phát triển. Phát huy truyền thống anh hùng, tích cực đóng góp trí tuệ, công sức vào sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đó chính là cơ sở pháp lý để Hội tiếp tục củng cố xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

2. Xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy Hội các cấp

 a. Tình hình xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy Hội cựu TNXP toàn quốc trong những năm qua.

 - Việc xây dựng củng cố tổ chức bộ máy gắn với đại Hội các cấp. Ở Trung ương Hội đã tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ II vào tháng 12/2009. Đại hội đã hiệp thương bầu ra ban chấp hành gồm 90 đồng chí, Đoàn chủ tịch gồm 23 đồng chí. Chủ tịch là đồng chí Nguyễn Anh Liên và 8 đồng chí Phó chủ tịch để chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn các hoạt động của Hội trên phạm vi cả nước.

 Để giúp đoàn chủ tịch và thường trực Trung ương Hội chỉ đạo công việc thường xuyên của Hội, đã lập ra các ban chuyên môn như: Ban kiểm tra, ban chính sách, ban tổ chức, ban thi đua khen thưởng, văn phòng, tạp chí, Hội đồng nữ cựu TNXP.

  - Ở cấp tỉnh: Công tác xây dựng Hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tới nay đã có 59/63 tỉnh, 70 % số quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và 57% số xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội. Trong đó có 36 tỉnh, thành phố đã tổ chức đại hội lần thứ 2. Cùng với việc xây dựng, củng cố được bộ máy tổ chức mới phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, đã có một ban chấp hành và cơ quan thường trực làm việc có sự đổi mới, hiệu quả hơn. Từ kết quả hoạt động trên các lĩnh vực, uy tín của Hội đối với cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc được nâng lên…Vì thế Hội đã được Đảng chính quyền quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất, điều kiện làm việc. Tính từ năm 2010 đến nay các tỉnh dù ít hoặc nhiều đều được hỗ trợ một phần kinh phí để hoạt động ( Kinh phí cho tổ chức cho đại hội, khen thưởng, các hoạt động thường xuyên của Hội…) và thù lao cho các cán bộ ví dụ: Tỉnh cấp kinh phí thấp nhất là Hà Nam, Hà Giang 40 triệu đồng, tỉnh cấp kinh phí cao nhất là Điện Biên 590 triệu đồng, Bắc Giang, Thanh Hóa 450 triệu đồng. Một số địa phương đã giải quyết chế độ thù lao cho cán bộ Hội trước khi có Quyết định 30 TTg của Thủ tướng Chính phủ, như các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Bình, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Thanh Hóa, đã giải quyết đến cấp xã, 25 tỉnh thành phố đã có nhân viên hợp đồng làm công tác văn phòng.

 Theo báo các của Trung ương Hội thì bộ máy tổ chức ở một số địa phương hoạt động khá đều ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Đã có những hoạt động đem lại kết quả thiết thực cho cơ sở.

 Tuy vậy vẫn còn nhiều nơi cấp huyện hoạt động không đều, nhiều xã chưa có tổ chức Hội hoặc có nhưng không hoạt động, không nắm và tập hợp được Hội viên. Việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước đối với TNXP rất hạn chế, vì vậy việc triển các chính sách chế độ gặp nhiều khó khăn

b. Đẩy mạnh việc xây dựng củng cố tổ chức bộ máy Hội cựu TNXP tỉnh Hải Dương

  - Cựu TNXP tỉnh Hải Dương đã hoàn thành Đại hội lần thứ II tháng 03/2011, trước đó năm 2010 đã tổ chức xong đại hội cấp xã và cấp huyện thành công.

 Về tổ chức bộ máy các cấp: rút kinh nghiệm qua một nhiệm kỳ hoạt động     (Nhiệm kỳ I), đại hội các cấp đã làm tốt các nội dung đã yêu cầu như kế hoạch Đại hội lần thứ II (KH số 01- KH/HCTNXP, ngày 01/01/2010 của ban chấp hành Hội cựu TNXP tỉnh Hải Dương). Đã bầu ra BCH có đủ uy tín, năng lực để tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Hội nhiệm kỳ II.

 Căn cứ vào số lượng, tổ chức tỷ lệ nam, nữ địa bàn của cựu TNXP tỉnh ta…., bộ máy BCH tỉnh Hội nhiệm kỳ II (2011 - 2015) có 19 người (17 nam, 2 nữ). Ban thường vụ có 5, thường trực tỉnh Hội có 3: gồm chủ tịch, 2 phó chủ tịch. Chủ tịch Hội các huyện, thị xã, thành phố 12 đ/c, Ban liên lạc truyền thống 2, phân công các đ/c thường trực phụ trách một số công tác của Hội.

 Ở các huyện Hội : BCH có từ 13 đến 15, Ban thường vụ có từ 3 đến 5, thường trực có đ/c chủ tịch, phó chủ tịch và 1 đ/c thường vụ. Tổng số ủy viên BCH huyện Hội 180 đ/c trong đó nam 185, nữ 22.

 Ở cấp xã: BCH có từ 5 đến 7 đ/c, có chủ tịch và phó chủ tịch làm nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội ở cơ sở. Tổng số ủy viên BCH cấp xã có 1058 đ/c, trong đó nam có 860, nữ có  198.

 - Thông qua kết quả hoạt động của Bộ máy tổ chức Hội các cấp từ Đại hội II đến nay cho thấy một số điểm mạnh sau đây:

 + Bộ máy từ cấp tỉnh đến huyện và xã cơ bản gọn, hợp lý, thiết thực, không có tình trạng thừa hoặc thiếu (ví dụ: các đ/c Thường trực, Thường vụ, chấp hành được phân công 1 hoặc vài việc cụ thể), không có ai thiếu hoặc không có việc làm. Điều đó tạo thuận lợi cho mỗi cá nhân, tổ chức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 + Công tác chỉ đạo, điều hành ở các cấp Hội đa số có sự thống nhất đồng thuận, dân chủ đảm bảo nguyên tắc như điều lệ và quy chế hoạt động của BCH các cấp Hội đề ra.

- Để bộ máy tổ chức Hội hoạt động có hiệu quả hơn cần tập trung làm tốt các việc sau:

 + Căn cứ vào ưu, khuyết của bộ máy tổ chức các cấp Hội, các BCH cần tiếp tục đánh giá rút kinh nghiệm phát huy sức mạnh của bộ máy tổ chức. Kiện toàn, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho thật phù hợp, thiết thực, hiệu quả ở mỗi cấp Hội tại địa phương.

 + Tiếp tục nâng cao trình độ, khả năng, phương pháp làm việc của bộ máy tổ chức Hội thông qua những con người cụ thể (công tác quản lý hoạt động Hội, công tác, chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng an toàn hiệu quả các thiết bị máy móc được trang bị, tiết kiệm chi phí, đảm bảo thông tin thông suốt kịp thời giữa các cấp Hội).

 + Tiếp tục thực hiện nguyên tắc hoạt động Hội như điều lệ đã quy định (tự nguyên, dân chủ, đồng thuận, tự quản, tự chịu trách nhiệm). Khắc phục mặt hạn chế ở một số ít cấp Hội chưa thật dân chủ, chưa có sự đồng thuận cao của tập thể, chưa làm đúng chức năng nhiệm vụ như đã phân công.

3. Công tác phát triển hội viên

 a. Tình hình phát triển hội viên thời gian qua:

 Công tác phát triển Hội có vai trò rất quan trọng bởi vì ở nước ta số lượng TNXP tham gia kháng chiến khá đông ở các thời kỳ từ kháng chiến chống thực dân Pháp, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế sau khi hòa bình được lập lại ỏ miền Bắc năm 1954 đến kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc năm 1975. Hầu như tất cả các tỉnh, thành phố trên địa bàn toàn quốc đều có lực lượng cựu TNXP. Do đó việc phát triển hội viên vào tổ chức Hội các cấp có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của Hội.

 Theo báo cáo của Hội cựu TNXP các tỉnh, thành phố hiện nay số cựu TNXP đã ra nhập Hội là 314.187 người (Báo cáo cuối năm 2010).

 - Tổ chức Hội đã được thành lập ở 425/613 huyện có đông cựu TNXP, trong đó 114 huyện có 100 hội viên trở lên, 193 huyện có từ 100 đến 500 hội viên; 171 huyện có 500 hội viên trở lên.

 - Cấp cơ sở đã có 57804/10141 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội, trong đó có 1236 xã có dưới 10 hội viên (theo nghị định 88 - CP); 3600 xã có từ 10 đến 50 hội viên; 946 xã có từ 100 hội viên trở lên.

 Ngoài lực lượng TNXP kháng chiến, một số tỉnh, thành phố đã kết nạp anh chị em sau năm 1975 theo Chỉ thị 460 TTg ngày 23/9/1978 của Thủ tướng chính phủ, vừa qua TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng đã quyết định cấp Kỷ Niệm Chương cho số này. TP Hồ Chí Minh và một số địa phương đã kết nạp lực lượng trên vào Hội ngay từ khi thành lập Hội, nhiều người đã tham gia vào BCH từ cơ sở đến TP.

 Ưu điểm của đội ngũ hội viên là tiếp tục phát huy được truyền thống tốt đẹp của thanh niên xung phong Việt Nam anh hùng trong thời kỳ mới: Đó là tình thần đoàn kết gắn bó, thương yêu giúp đỡ, sẵn sàng chia sẽ khó khăn thậm trí hi sinh lợi ích cá nhân để bớt khó khăn cho đồng đội; Đó là tinh thần sáng tạo không cam chịu nghèo nàn, vượt lên hoàn cảnh để phát triển sản xuất, làm kinh tế giỏi; đó là tinh thần gương mẫu chấp hành đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, gương mẫu trong lối sống khiêm tốn, giản dị góp phần giáo dục con cháu và thế hệ trẻ…

 Tồn tại lớn nhất hiện nay chưa giải quyết được là lực lượng TNXP ở cơ sở. Lực lượng này tập trung ở các tỉnh Nam Bộ và khu V trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Lực lượng này cũng có ở một số tỉnh miền Bắc, trong đó có cả lực lượng huy động trong phong trào thanh niên tình nguyện những năm 1961 và 1964.

 Mặt khác thời kỳ đầu những năm 1990 sau khi có Quyết định số 104/TTg của Thủ tướng chính phủ, TW Đoàn đã cấp KNC cho một số đơn vị chưa rõ phiên hiệu, tạo lên sơ hở để một số người lợi dụng làm sai chính sách, gây thắc mắc kéo dài, ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ và việc giải quyết chính sách của Nhà nước đối với TNXP

 Để giải quyết vấn đề này, TW Đoàn và TW Hội tổ chức hội thảo để thống nhất quan điểm xác định phiên hiệu. Tới đây Ban Bí thư TW Đoàn và Thường trực đoàn Chủ tịch TW Hội sẽ có văn bản kết luận.

b. Công tác phát triển hội viên Hội cựu TNXP tỉnh Hải Dương trong thời kỳ hiện nay:

 Hiện nay tổng số cựu TNXP tham gia sinh hoạt trên địa bàn tỉnh có 9.354 người trên tổng số 11.409 cựu TNXP. Số Hội ở cấp xã 231 Hội và 24 chi Hội (toàn tỉnh có 255/265 xã có cựu TNXP).

 Công tác phát triển hội viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt Hội ở cơ sở luôn được chú trọng và tăng cường. Những nội dung này đã được đưa vào chương trình công tác trong nhiệm kỳ II của BCH tỉnh và các huyện Hội và được cụ thể hóa vào nhiệm vụ công tác 2011 và 2012 của các cấp Hội. Theo báo cáo của các huyện Hội thì từ năm 2011 đến nay các huyện đều kết nạp được hội viên mới. Việc sinh hoạt đã đi vào nề nếp, nội dung sinh hoạt phong phú, thiết thực phù hợp điều kiện cụ thể địa phương Hội thực sự đã là nơi gắn kết các thành viên, là chỗ chia sẽ tâm sự nguyện vọng, động viên giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần đồng thời là mái nhà chung sưởi ấm tinh thần đồng đội.

 Bên cạnh các kết quả trong công tác phát triển, xây dựng, hội viên cần khắc phục một số hạn chế, khuyết điểm là: Một số hội viên chưa sinh hoạt đều, chưa tích cực đóng góp ý kiến và có hoạt động sôi nổi, nhiệt tình trong xây dựng củng cố Hội ở cơ sở.

 Các Hội ở cơ sở cần thực hiện nghiêm túc và duy trì về việc sinh hoạt, trao đổi theo Nghị quyết ĐH nhiệm kỳ II (2010- 2015) đã ban hành - Bám sát các nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của Hội gắn liền với nhiệm vụ chính trị tại địa phương để tổ chức triển khai công việc của Hội có kết quả.

 Cần có nhiều hình thức, phương pháp sinh hoạt hội phong phú, đa dạng, linh hoạt và thiết thực để thu hút được nhiều hội viên và khơi dậy được tính tích cực lạc quan của họ.

4 - Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội:

a. Những ưu điểm và hạn chế của đội ngũ cán bộ Hội:

Ở bất cứ tổ chức nào thì đội ngũ cán bộ đều giữ vị trí vai trò quyết định như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: " Cán bộ là gốc của mọi công việc". Cán bộ là người tổ chức dẫn dắt quần chúng thực hiện đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đối với Hội cựu TNXP cán bộ còn là người tổ chức hướng dẫn hội viên thực hiện thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác của TW Hội cựu TNXP Việt Nam của tỉnh Hội và các cấp Hội.

 Mặc dù nhiều người tuy tuổi đã cao sức khỏe đã giảm, một số hoàn cảnh gia đình khó khăn xong luôn nhiệt tình, tâm huyết và có trách nhiệm cao trước đồng đội và tổ chức.

 Họ tham gia công tác với tinh thần tự nguyện vừa là nghĩa tình đồng đội vừa là niềm vui công tác không bị chi phối bởi lợi ích kinh tế hay vì chức quyền. Cho đến nay (2/2012) cán bộ các cấp nhất là cấp xã còn gặp nhiều khó khăn chưa có thù lao xong anh chị em vẫn vui vẻ làm tốt công việc được giao.

 Đại đa số cán bộ Hội các cấp đã trải qua nhiều năm công tác ở các cương vị công tác khác nhau nên có nhiều kinh nghiệm hiểu hết tình hình địa phương, chủ động sáng tạo, linh hoạt ứng phó với nhiều tình huống đa dạng.

Đội ngũ cán bộ Hội luôn phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người TNXP năm xưa đó là tinh thần thương yêu đùm bọc giúp đỡ nhau vô điều kiện miễn là làm việc có ích cho đồng đội. Chính vì những ưu điểm trên đã tạo lên sức lôi cuốn, thuyết phục cao của đội ngũ cán bộ các cấp Hội trong thời gian qua.

 Bên cạnh những ưu điểm trên, đội ngũ cán bộ Hội còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm sau:

  một vài tỉnh, thành phố và địa phương do phương pháp công tác của lãnh đạo còn thiếu dân chủ, tính đồng thuận chưa cao hoặc chi tiêu thiếu minh bạch nên có tình trạng thiếu thống nhất, mất đoàn kết.

 Một số cán bộ còn hạn chế về năng lực, chưa đi sâu nghiên cứu và nắm chắc các chủ trương, chính sách, các quy định về tổ chức hoạt động và quản lý Hội. Do đó còn lúng túng hoặc sai sót trong việc hướng dẫn hội viện hoặc tổ chức kê khai làm chế độ chính sách, thực hiện nội quy, quy chế hoạt động của Hội.

 Một số cán bộ Hội còn có tâm lý ngại gặp lãnh đạo để đề xuất những vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách, các điều kiện hoạt động của Hội. Do đó chưa tranh thủ được sự giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền địa phương đối với hoạt động của Hội.

Một số ít cán bộ sơ sở hoạt động chưa có chương trình kế hoạch, chưa nhiệt tình, thiếu năng động nên chưa tạo được hấp dẫn thu hút hội viên và chưa đem lại kết quả tốt.

 b. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu hoạt động của Hội trong thời kỳ mới

 Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của lực lượng TNXP Việt Nam anh hùng xây dựng người cán bộ Hội có phẩm chất và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 Ngoài yếu tố nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động Hội, mỗi cán bộ các cấp cần tiếp tục học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ mọi mặt trong đó đặc biệt nắm chắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với TNXP, điều lệ, nội quy, quy chế chương trình công tác của Hội. Từ đó vận dụng đúng đắn và sáng tạo vào tổ chức hướng  dẫn các hoạt động của các cấp Hội cho phù hợp.

 Mỗi cán bộ luôn suy nghĩ, tìm tòi đổi mới phương pháp công tác cho phù hợp với đối tượng hội viên ở địa phương, cơ sở. Đặc điểm nổi bật của cựu TNXP hiện nay hầu hết là thuộc lớp người cao tuổi, sức khỏe giảm sút, một số có hoàn cảnh khó khăn về cá nhân và gia đình (về kinh tế, sức khỏe, điều kiện đi lại sinh hoạt Hội, cô đơn không nơi nương tựa, thiếu thốn về mặt tình cảm). Song cuộc sống của họ vẫn sôi động, nhiệt huyết với đồng đội và phong trào, vẫn lạc quan trong cuộc sống và gương mẫu đi đầu trong lĩnh vực làm kinh tế hoạt động văn hóa. Do đó người cán bộ Hội phải nắm chắc đặc điểm của đối tượng để có cách thức, phương pháp làm việc khoa học, hiểu quả.

 Cũng như người cán bộ nói chung, mỗi cán bộ Hội cần có thái độ cầu thị, luôn lắng nghe, học hỏi quần chúng và đồng nghiệp, không tự ti, tự ái khi tiếp thu ý kiến, phê bình của người khác, để tự nâng cao phẩm chất, năng lực và sức cảm hóa của mình đối với hội viên.

 Tùy theo cương vị công tác, cần mạnh dạn gặp gỡ, tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo, quản lý để trao đổi, đề xuất các yêu cầu chính đáng trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với TNXP để họ nắm được tình hình mọi mặt của Hội  từ đó tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đối với tổ chức Hội.

 Thường xuyên đi sâu, đi sát nắm chắc tình hình hoạt động ở cơ sở, nắm bắt nhu cầu, hoàn cảnh tâm tư nguyện vọng của hội viên. Tích cực rút kinh nghiệm về điều hành, chỉ đạo hoạt động ở các cấp, phát hiện các sai trái, bất hợp lý của cán bộ, tổ chức Hội, kịp thời kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ.

5. Mối quan hệ giữa tổ chức Hội các cấp

 a. Quan hệ giữa Hội cựu TNXP Việt Nam và các Hội địa phương

 Theo quy định của pháp luật, Hội cựu TNXP là tổ chức xã hội đặc thù. Điều lệ Hội cựu TNXP Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt quy định tổ chức Hội được thành lập ở 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và xã nhưng không phải là hệ thống dọc từ Trung ương xuống cơ sở mà tổ chức Hội các cấp ở địa phương do UBND cùng cấp cho phép thành lập, quản lý và cấp kinh phí hoạt động. Tổ chức Hội ở mỗi cấp chịu sự quản lý nhà nước ở địa phương theo luật định.

 Như vậy, mối quan hệ công tác giữa các tổ chức Hội các cấp là tự nguyện, dân chủ và đồng thuận. Những năm qua, Trung ương Hội luôn xác định quyền hạn, nhiệm vụ của mình đối với các Hội địa phương là định hướng, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về mặt tổ chức, hoạt động, kinh phí để các Hội địa phương phát huy cao nhất tính chủ động sáng tạo trong công việc. Trung ương Hội tôn trọng các quyết định của địa phương, không áp đặt, gò ép, bắt buộc làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên và cấp trên chỉ đạo, lãnh đạo cấp dưới như các đoàn thể chính trị - xã hội.

 Nhưng lực lượng TNXP có những đặc điểm riêng biệt: Đó là cùng chung một nguồn gốc ra đời, chung một lịch sử, truyền thống và ngày nay tổ chức Hội các cấp cũng có chung một tôn chỉ, mục đích, một nhiệm vụ. Nhiệm vụ đó chỉ có thể thực hiện tốt khi có sự liên kết, phối hợp các lực lượng thành một khối như là một tổ chức thống nhất ; Đặc biệt có những nhiệm vụ phải có một cơ quan đại diện tham mưu ở cấp quốc gia, các tổ chức Hội riêng rẽ ở mỗi địa phương không thể tự mình giải quyết được.

  - Với tinh thần ấy Trung ương Hội đã xác định là người đại diện cho Cựu TNXP cả nước làm cầu nối phản ánh tâm tư nguyện vọng của cựu TNXP với Đảng và Nhà nước; Cùng các Bộ ngành liên quan tham mưu cho Nhà nước bổ sung, sửa đổi hoặc ra những văn bản mới để giải quyết chế độ chính sách cho cựu TNXP.

  - Với tổ chức Hội ở địa phương, Trung ương Hội có nhiệm vụ đề ra các chủ trương, chương trình công tác, tổ chức các cuộc vận động, tổ chức các hoạt động tập trung, phát động các phong trào thi đua, hướng dẫn các địa phương, thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi để địa phương cùng thực hiện những nhiệm vụ chung.

 Thực tế trong những năm qua các chủ trương, chương trình công tác do Ban chấp hành và Đoàn chủ tịch Trung ương Hội đề ra đều được các địa phương hưởng ứng thực hiện đạt kết quả tốt, đem lại uy tín, nâng cao vị thế cho cả TW Hội và các địa phương.

 b. Mối quan hệ giữa Hội cựu TNXP cấp tỉnh với Hội cấp huyện và cấp xã.

 Mối quan hệ giữa hội cấp tỉnh với Hội cấp huyện và cấp xã cũng với nguyên tắc tương tự (Tự nguyện, dân chủ, đồng thuận) nhưng được chính quyền địa phương ủng hộ và cho phép vận dụng linh hoạt hơn, do đó mặc nhiên tỉnh Hội đã hình thành như một hệ thống ba cấp và mối quan hệ như cấp trên với cấp dưới.

 Hoạt động của các Hội cấp huyện và cấp xã luôn có sự hướng dẫn chỉ đạo thống nhất, toàn diện của tỉnh Hội: Từ chỉ đạo Đại hội nhiệm kỳ; thống  nhất điều lệ, quy chế; chương trình nội dung công tác hàng năm,…Các hội nghị sơ kết 6 tháng, tổng kết năm … đều được chỉ đạo thống nhất từ BCH tỉnh Hội đến huyện Hội và Hội cấp xã. Vì thế công tác Hội những năm qua đã đạt nhiều kết quả khả quan, tổ chức Hội các cấp ở địa phương và nhiều cá nhân đã được Trung ương Hội và tỉnh ủy, UBND tỉnh khen thưởng, như: TW Hội tặng cờ thi đua suất sắc, Tỉnh ủy trao bức trướng nhân Đại hội II cựu TNXP tỉnh, Trung ương Hội, UBND tỉnh, UBND huyện, tỉnh Hội tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho các đơn vị và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc xây dựng, tổ chức Hội, trong thành tích phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Do đó vị thế của các cấp Hội ở địa phương không ngừng được nâng cao, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ tin tưởng.

 Như vậy có thể khẳng định: Giữa các cấp Hội ở địa phương và TW có sự liên kết, quan hệ rất mật thiết trên tinh thần tự nguyện, dân chủ và đồng thuận nhưng lại có sự thống nhất rất cao. Các cấp Hội có đội ngũ cán bộ nhiệt tình và trách nhiệm, có phương châm, phương pháp công tác phù hợp, có lòng tin ở đội ngũ cán bộ và hội viên; Bám sát tôn chỉ, mục đích của Hội và tinh thần tôn trọng pháp luật là nhân tố tạo lên đặc điểm độc đáo trên.

  Để xây dựng mối quan hệ giữa Hội cựu TNXP cấp tỉnh với cấp huyện và xã có hiệu quả hơn cần tiếp tục làm tốt những việc sau:

 + Hội cấp tỉnh cần đi sâu sát nắm tình hình mọi mặt của Hội cấp huyện và xã. Hàng năm có chương trình công tác xuống cơ sở, tham gia cùng lãnh đạo huyện, xây dựng đề án nâng cao chất lương, hiệu quả hoạt động của Hội cựu TNXP cấp huyện, xã

 + Hội cấp huyện và xã cần nắm chắc hội viên của địa phương mình (nhất là cấp xã) về số lượng, điều kiện, hoàn cảnh, những thế mạnh, hạn chế của Hội viên và tổ chức ở cơ sở. Từ đó đề ra chương trình nội dung hoạt động phù hợp để mang lại hiệu quả cao, thiết thưc.

 + Thường xuyên báo cáo, phản ánh (thông tin các mặt hoạt động) giữa tỉnh Hội với huyện Hội, với hội cấp xã và từ cấp xã lên. Từ đó giúp Hội cấp trên kịp thời có sự chỉ đạo đúng đắn tránh được những sai sót có thể xảy ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 2

GIỚI THIỆU CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ

CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG

 

I. VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC NHƯNG CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

1. Về chế độ B, C, K:

Đối với TNXP nếu hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, hoạt động ở các chiến trường B, C, K từ ngày 30/4/1975 trở về trước không có thân nhân chủ yếu phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K, nay được hưởng chế độ một lần theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường, cứ mỗi năm thuộc diện hưởng lương ở chiến trường được hưởng 500.000 đồng (tổng số thấp nhất bằng 1.000.000 đồng). Nếu từ trần trước ngày Quyết định có hiệu lực thì vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp, được hưởng.

2. Về chế độ bảo hiểm y tế và mai táng phí:

TNXP tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước, nếu chưa được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế; khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành về chính sách bảo hiểm xã hội. (Quyết định này giao cho Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài Chính tổ chức thực hiện).

3. Hướng dẫn thi hành Quyết định số 290/2O05/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ:

Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, ngày 07/12/2O05 hướng dẫn thi hành Quyết định số 290/2O05/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, như sau:

3.1. Về chế độ B, C, K:

 Thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cử vào chiến trường B, C, K hơặc khi đi chiến trường hưởng sinh hoạt phí sau đó trở thành người hưởng lương trong chiến trường từ ngày 30/4/1975 trở về trước (không áp dụng đối với người đã hưởng chế độ theo Quyết định l04/1999/QĐ-TTg).

- Cách tính thời gian hưởng chế độ, là kể từ khi đi chiến trường hoặc thời gian được hưởng lương đối với người khi đi chiến trường hưởng sinh hoạt phí từ ngày 30/4/1975 trở về trước.

- Mức hưởng chế độ một lần: Có thời gian đủ từ 2 năm trở xuống, mức hưởng là l.000.000đ (một triệu đồng), nếu trên 2 năm thì mỗi năm là 500.000đ (năm trăm ngàn đồng/năm).

3.2. Về chế độ Bảo hiểm y tế và mai táng phí:

 Được hưởng theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành; mức trợ cấp tiền mai táng phí như các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, trường hợp từ trần từ ngày QĐ 290/2005/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, thì người hoặc tổ chức lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí.

3.3. Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế đmột lần:

a. Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc;

b. hoặc giấy tờ liên quan (các giấy tờ chứng minh được là TNXP)

Ngày 18/4/2008 Bộ Quốc phòng có công văn số 1880/BQP-VP về thay giấy tờ gốc bằng xác nhận của Ban liên lạc truyền thống hoặc Hội cựu TNXP cấp tỉnh và có đại diện TNXP tham gia xét duyệt ở cấp xã.

3.4. Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ bảo hiểm y tế và mai táng phí:

a. Về chế độ bảo hiểm y tế (02 bộ): Đơn đề nghị của đối tượng chính sách có xác nhận của xã, phường, thị trấn; bản trích danh sách (sao) hưởng chế độ một lần; trường hợp không còn các quyết định (phục viên, xuất ngũ, thôi việc,...) thì làm bản khai nêu rõ quá trình tham gia TNXP có xác nhận của Hội cựu TNXP cấp tỉnh và được Hội đồng chính sách xã, phường xem xét xác nhận; công văn đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn gửi lên cấp huyện (quận), gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để trình UBND tỉnh quyết định.

b. Về chế độ mai táng phí (02 bộ): Đơn đề nghị của thân nhân có xác nhận của UBND xã, phường; Giấy chứng tử; Bản trích danh sách (sao) hưởng chế độ một lần hoặc bản sao quyết định hưởng BHYT; Công văn đề nghị của UBND cấp  xã, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, để Sở trình UBND tỉnh quyết định.

II. VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ TRỢ CẤP MAI TÁNG ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

1. Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg, ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Đối tượng: Là Thanh niên xung phong tập trung trong kháng chiến chống Pháp đã hoàn thành nhiệm vụ, hiện còn sống, được hưởng chế độ bảo hiểm y tế; khi chết, người hoặc tổ chức lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng như Thanh niên xung phong chống Mỹ theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH, ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số170/2008/QĐ-TTg, ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

2.1 Đối tượng: Là TNXP tập trung trong kháng chiến chống Pháp, bao gồm cả TNXP tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh đến hết năm 1958.

2.2. Chế độ: Về Bảo hiểm y tế như TNXP chống Mỹ; về trợ cấp mai táng, phí khi chết, người hoặc tổ chức lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng như người tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Bảo hiểm xã hội hiện hành, nếu chết từ ngày Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cũng được hưởng.

2.3. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ:

Về Bảo hiểm y tế. Bản khai cá nhân (theo mẫu) có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn; Bản sao công chứng một trong những giấy tờ xác nhận là TNXP: thẻ Đội viên, giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ có giấy khen ở TNXP, lý lịch cán bộ, đảng viên có ghi là TNXP, trường hợp không còn các giấy tờ nêu trên thì phải có giấy chứng nhận của tỉnh, thành đoàn dựa trên xác nhận của Hội (Ban liên lạc) Cựu TNXP tỉnh, thành phố (theo mẫu). Tất cả giấy tờ này nộp tại UBND xã, phường, thị trấn để xét duyệt và đề nghị UBND huyện, Sở Lao động Thương binh và Xã hội giải quyết.

Về mai táng phí. Giấy khai tử do UBND xã, phường, thị trấn cấp; Bản khai của người hoặc tờ chức lo mai táng (theo mẫu). Trường hợp nếu chưa được hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg thì phải có bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng kèm theo một trong những giấy tờ (nêu trên) xác nhận là TNXP. Tất cả các giấy tờ này gửi đến UBND xã, phường, thị trấn để xét duyệt và đề nghị cấp trên giải quyết.

III. CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Pháp lệnh số 26/2005PL- UBTVQH11 ngày 29/6/2005) của ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định rõ về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Trong bài này chi giới thiệu phần có liên quan đến TNXP, như sau:

1. Liệt sĩ:

''Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng ''Tổ quốc ghi công'' thuộc một trong các trường hợp sau đây'':

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;

d) Làm nghĩa vụ quốc tế;

đ) Đấu tranh chống tội phạm;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phụ vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân;

g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

h) Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh...chết vì vết thương tái phát.

2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:

2.1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp ''Giấy chứng nhận thương binh” và ''Huy hiệu thương binh'' thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

c) Làm nghĩa vụ quốc tế;

d) Đấu tranh chống tội phạm

đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân;

e) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2.2. Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản l Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp ''Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh''.

3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học:

3.1. Là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học.

3.2. Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động, do hậu chất độc hóa học.

(Sẽ giải thích theo quy định và hướng dẫn ở Nghị định 541NĐ-CP và các Thông tư dưới đây).

4. Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ ''Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng''. Trong bài này chỉ giới thiệu phần có liên quan đến TNXP, như sau:

4.1. Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ

''Liệt sĩ quy định tại các điểm a, d, đ, g và h khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng (Sau đây gọi chung là Pháp lệnh) là người đã hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau”:

1. Chiến đấu, tiểu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián điệp, biệt kích.

Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương, bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho hàng, báo vệ hàng hóa khi bị địch bắn phá.

2. Được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị nhưng không cứu chữa được.

3. Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

4. Dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.

5. Do ốm đau, tai nạn trong khi làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước ngoài.

6. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát trong các trường hợp: Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát; Suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên.

4.2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B.

''Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh (sau đây gọi chung là thương binh) là người bị thương do một trong các trường hợp sau đây'':

a. Chiến đấu, tiểu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián điệp, biệt kích.

Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương, bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa khi bị địch bắn phá.

b. Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn tù đày không chịu khuất phục; kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục.

c. Được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

d. Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

e. Dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân.

g. Bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước ngoài.

Người bị thương được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 05% đến 20% được hưởng trợ cấp một lần.

(Chú ý: Nghị định đã quy định gộp thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B gọi chung là thương binh và các chế độ thực hiện như thương binh. TNXP không thuộc đối tượng xét bệnh binh).

4.3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

(Đối với TNXP được ghi rõ khởi đầu là đối tượng được hưởng tại Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg, ngày 051712004 của Thủ tướng Chính phủ, sau này chuyển sang áp dụng chung theo mục này của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP, ngày 26/5/2006 của Chính phủ).

a. Đối tượng được hưởng gồm:

- Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam;

- Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng công an nhân dân;

- Cán bộ, công nhân viên chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể chính trị - xã hội khác;

- Thanh niên xung phong tập trung;

- Dân công

- Công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, cán bộ thôn, ấp, xã, phường

b. Điều kiện được hưởng:

- Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8/1961đến 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học.

- Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học.

Trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hóa học.

c. Chế độ ưu đãi:

- Trợ cấp hàng tháng theo mức độ suy giảm khả năng lao động k từ ngày Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội ký quyết định.

- Người đang hưởng chế độ thương binh, bệnh binh, mất sức lao động có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định (tức là điểm 2 ở điều kiện hưởng nói trên) thì còn được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng.

- Khi người bị nhiễm chất độc hóa học chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba (3) tháng trợ cấp mà người bị nhiễm được hưởng trước khi chết.

d. Con đẻ của người bị nhiễm chất độc hóa học nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hưởng chế độ ưu đãi:

- Người bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt

- Người bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt

- Chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người bị nhiễm chất độc hoá học

+ Được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định.

+ Nếu khi bị chết người lo mai táng được nhận mai táng phí; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba (3) tháng trợ cấp mà con đẻ được hưởng chế độ bị nhiễm chất độc hóa học.

5. Hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có  công với các mạng

Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH, ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội “Hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với các mạng”. Đây là hướng dẫn thực hiện Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ. Trong bài này chỉ giới thiệu mục liên quan đến TNXP, như sau:

5.1. Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ

a. Hồ sơ gồm:

- Giấy báo tử (theo mẫu)

- Thẩm quyền cấp giấy bản tử:

+ Người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp.

+ Người hy sinh là công an nhân dân, công nhân viên công an cấp tỉnh do Giám đốc công an cấp tỉnh cấp.

+Người hy sinh thuộc Cơ quan Trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp.

(Đối với TNXP nếu khi hy sinh thuộc các đơn vị của Bộ giao thông vận tải thì Bộ Giao thông vận tải cấp; nếu khi hy sinh thuộc Trung ương Đoàn quản lý thì Trung ương Đoàn cấp; nếu khi hy sinh thuộc Đoàn 559 thì Đoàn 559 cấp).

+Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý thì do Chủ tịch UBND cấp tỉnh (Đối với TNXP thuộc tỉnh quản lý thì UBND tỉnh cấp)

+ Người hy sinh thuộc cơ quan huyện, quận, thị xã, thành ph thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện) thì do Chủ tịch UBND cấp huyện cấp.

(TNXP thuộc huyện quản lý thì do UBND huyện cấp)

Hội Cựu TNXP cấp tỉnh căn cứ Thông tư này và làm việc cụ thể với S Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn lập hồ sơ.

+ Người hy sinh thuộc Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 do Tổng giám đốc Tập đoàn, Tổng giám đốc Tổng Công ty 91 cấp.

b. Trách nhiệm lập hồ sơ.

- Bộ, Ban, ngành Trung ương, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng Công ty 91 (gọi tắt là cơ quan Trung ương), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có người hy sinh chịu trách nhiệm:

+ Lập hồ sơ

+ Lập tờ trình (theo mẫu) trình lên Thủ tướng Chính phủ

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiếp nhận các hồ sơ do các cơ quan ở địa phương chuyển đến và thực hiện các công việc về lĩnh vực này.

(Đối với TNXP: nếu thuộc Bộ giao thông vận tải thì qua hệ thống Bộ Giao thông vận tải; nếu thuộc Đoàn 559 thì theo hệ thống Bộ Quốc phòng; nếu thuộc hệ thống Đoàn Thanh niên thì theo hệ thống Trung ương Đoàn; nếu thuộc hệ thống tỉnh thì qua UBND tỉnh).

5.2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh)

a. Hồ sơ gồm:

- Giấy chứng nhận bị thương (theo mẫu)

- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương:

+ Người bị thương là quân đội, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp.

+ Người bị thương là công an nhân dân, công nhân viên công an cấp tỉnh do Giám đốc công an cấp tỉnh cấp.

+ Người bị thương thuộc Cơ quan Trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp.

(Đối với TNXP khi bị thương thuộc các đơn vị của Bộ giao thông vận tải thì Bộ Giao thông vận tải cấp; nếu thuộc hệ thống Đoàn Thanh niên thì do Trung ương Đòan Thanh niên cấp; nếu thuộc Đoàn 559 thì Đoàn 559 cấp).

+ Người bị thương thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý thì do Chủ tịch UBND cấp tỉnh cấp.

(Đối với TNXP thuộc tỉnh quản lý thì UBND tỉnh cấp)

+ Người bị thương thuộc cơ quan huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện cấp

(Đối với TNXP thuộc huyện quản lý thì do UBND huyện cấp) người bị thương thuộc Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 do Tổng giám đốc Tập đoàn, Tổng giám đốc Tổng Công ty 91 cấp).

- Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa:

+ Người bị thương đang phục vụ trong quân đội, công an nhân dân: theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an

+ Người bị thương không thuộc quân đội, công an nhân dân: là Hội đồng giám định khoa cấp tỉnh

b. Trách nhiệm hướng dẫn lập hồ sơ:

Hội Cựu TNXP cấp tỉnh căn cứ Thông tư này và làm việc cụ thể với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đ hướng dẫn lập hồ sơ.

5.3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

a. Hồ sơ gồm:

- Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (theo mẫu) do Chủ tịch UBND cấp huyện cấp. Căn cứ để cấp giấy xác nhận bị nhiễm chất độc hóa học gồm:

+ Bản khai cá nhân (theo mẫu)

+ Một trong các giấy tờ: Lý lịch, quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X,Y,Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy tờ khác

(Đối với TNXP thì phải có lý lịch, quyết định chuyển ngành hoặc về địa phương hoặc phải có giấy của đơn vị khi ra quân để chứng minh về hoạt động ở chiến trường). Đây gọi là ''giấy tờ cá nhân tham gia kháng chiến”.

+ Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh của bệnh viện cấp tỉnh trở lên hoặc giấy xác nhận có con dị dạng, dị tật của UBND cấp xã, phường.

+ Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã (theo mẫu) thành phần gồm đại điện: Đảng ủy, UBND, Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường (có đủ chữ ký và đóng dấu).

- Biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh xác nhận suy giảm khả năng lao động (theo mẫu).

- Quyết định trợ cấp của giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

b. Trách nhiệm lập hồ sơ:

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm hoặc thân nhân làng bản khai cá nhân kèm theo một trong các ''giấy tờ cá nhân tham gia kháng chiến'' (nêu trên) chuyển đến UBND cấp xã (phường).

- UBND cấp xã:

+ Xác nhận các yếu tố trong bản khai cá nhân của người bị nhiễm chất độc hoá học hoặc thân nhân người bị nhiễm chất độc hớp học về: tình trạng sức khỏe của người bị nhiễm, có con đẻ dị dạng, dị tật (trên cơ sở ý kiến của y tế cấp xã); tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ của người bị nhiễm chất độc hóa học (trên cơ sở ý kiến của y tế cấp xã); trường hợp có vợ (chồng) nhưng vô sinh (trên cơ sở giấy chứng nhận tình trạng vô sinh của bệnh viện y tể cấp tỉnh).

+ Họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã (phường) để xem xét cụ thể (từng trường hợp) và lập danh sách đề nghị người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

+ Chuyển các giấy tờ trên kèm theo danh sách người bị nhiễm chất độc hoá học đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện thực hiện theo quy trình của Thông tư này và chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Sở Lao động- Thương binh và Xã hội:

+ Giới thiệu đi giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh

+ Quyết định trợ cấp và lập phiếu trợ cấp (nếu đủ điều kiện)

6. Thông tư số 25/2007/TT - BLĐTBXH, ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội ''Hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng”.

6.1. Cấp giấy báo tử đối với người hy sinh trước ngày 01/10/205 chưa được xác nhận là liệt sĩ trong các trường hợp sau:

- Người hy sinh đã được ghi là liệt sĩ trong các giấy tờ như: Giấy báo tử trận; Huân chương, Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang hoặc lịch sử Đảng của cấp xã, phường, thị trấn trở lên.

- Người hy sinh trong chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu đã được nhân dân, chính quyền địa phương suy tôn, đưa hài cốt vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ (có giấy xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang quản lý mộ).

(Như vậy cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào một trong các chi tiết trên đây để cấp giấy báo tử, không cần phải có giấy tờ gốc).

6.2. Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với người bị thương trước ngày 01/10/2005 chưa được hưởng chế độ thương tật trong các trương hợp sau:

- Người bị thương có vết thương được ghi nhận trong các giấy tờ gốc sau: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân được lập trước ngày 01/01/1995; Phiếu chuyển thương, chuyển viện lúc bị thương; bệnh án điều trị khi bị thương; giấy ra viện khi bị thương.

(Đối với TNXP nếu có một trong các giấy tờ này thì đề nghị để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương để được giám định thương tật đề nghị giải quyết chế độ Thương binh hoặc trợ cấp thương tật. Đây là thay giấy tờ gốc).

6.3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ, được miễn một số thủ tục, giấy tờ khi lập hồ sơ như sau:

- Người bị nhiễm chất độc hóa học đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động được miễn giám định mức độ suy giảm khả năng lao động.

- Người bị nhiễm chất độc hóa học đồng thời là thương binh, bệnh binh do thương tật ở cột sống mà bị liệt cả hai chi dưới thì không cần có giấy xác nhận vô sinh của bệnh viện.

- Người bị nhiễm chất độc hoá học có vợ (hoặc chồng) nhưng vô sinh hoặc đã có con trước khi đi chiến trường, sau khi trở về không sinh thêm con nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì không cần có giấy xác nhận vô sinh của bệnh viện.

- Không thực hiện việc giám định sức khỏe đối với con đẻ của người bị nhiễm chất độc hớp học, mà căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật thực tế để xét trợ cấp.

7. Sửa đổi, bổ sung mục VII Thông tư s 08 của B Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Thông tư số 08/2009/TT – BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội “Sửa đổi, bổ sung mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

7.1. Hồ sơ và trình tự lập hồ sơ

a. Hồ sơ gồm:

Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (theo mẫu) do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện cấp, căn cứ để cấp giấy chứng nhận gồm:

- Bản khai cá nhân (theo mẫu)

- Một trong những giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến: lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X.Y.Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc giấy tờ liên quan đến hoạt động ở chiến trường. Đây gọi là ''giấy tờ cá nhân tham gia kháng chiến''.

- Một trong những giấy tờ chứng nhận tình trạng bệnh tật sau:

+ Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên kết luận mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học da cam/đioxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học da cam/đioxin (theo mẫu);

+ Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà liệt hai chi dưới của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;

+ Trường hợp người bị nhiễm không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì phải có giấy xác nhận của UBND xã, phường;

+ Giấy chứng nhận tình trạng con đẻ của người bị nhiễm, bị dị dạng, dị tật của UBNĐ cấp xã.

- Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã (theo mẫu) thành phần gồm đại diện: Đảng ủy; UBND; Hội đồng nhân dân; Các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc; Hội cựu chiến binh; Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin (nếu có), Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên (biên bản phải đủ chữ ký và đóng dấu của Đảng ủy, UBND, Mặt trận Tổ quốc).

b. Biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (theo mẫu).

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thương binh loại B, bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động được miên giám định mức độ suy giảm khả năng lao động.

- Đối với con đẻ của người bị nhiễm chất độc hoá học không thực hiện việc giám định sức khoẻ mà căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật thực tế để xét trợ cấp (theo các mức 1; 2;...)

- Quyết định trợ cấp (theo mẫu) của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

7.2. Trách nhiệm lập hồ sơ

- Người bị nhiễm chất độc hóa học hoặc thân nhân của họ lập bản kê khai, kèm theo một trong các ''giấy tờ cá nhân tham gia kháng chiến'' (nêu trên) và kèm theo một trong các giấy tờ chứng nhận tình trạng bệnh tật (tùy theo từng trường hợp) chuyển đến UBND cấp xã.

- UBND cấp xã thực hiện các công việc theo quy định của Thông tư để chuyển đến phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội đồng giám định y khoa, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện các công việc theo quy định.

8. Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học da cam/điôxin

Quyết định số 09/2008/QĐ- BYT ngày 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế “Ban hành danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học da cam/điôxin”. Quyết định này quy định 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật. (Xem ở Quyết định gửi kèm).

V. VỀ CH ĐỘ ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG ĐÃ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ TRONG KHÁNG CHIẾN

Quyết định số 40QĐ-TTG ngày 271712011 của Thủ tướng Chính phủ ''Quy định về chế độ đối với Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến''. (Quyết định này thay thế Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ ''về một số chính sách đối với Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến).

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

Quyết định này quy định chế độ đối với Thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 15/7/1950 đến ngày 30/4/1975 đã hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương mà không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh, chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

(Có nghĩa là những người đã được hưởng các chế độ nói trên không được hưởng các chế độ trợ cấp một lần, hoặc trợ cấp hàng tháng theo Quyết định này)

2. Quyết định này không áp dụng đối với:

a. Đối tượng đã hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến;

b. Đối tượng đã được tính thời gian tham gia Thanh niên xung phong để hưởng chế độ trợ cấp một lần theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 290/2005/QĐ-TTg; số 142/2008/QĐ-TTg (đối với quân đội, công an); số 38/2010/QĐ-TTg (sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg); số 53/2010/QĐ-TTg (đối với công an)

c. Những người tính đến ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo

(Như vậy người đã hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định 104/1999/QĐ-TTG; người đã được tính thời gian ở TNXP để hưởng chế độ trợ cấp ở các Quyết định tại điểm b (trên đây); người tính đến ngày 01/10/2011 đang chấp hành án phạt tù thì không được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định này)

3. Chế độ trợ cấp một lần

Chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm thực tế trực tiếp tham gia kháng chiến, cụ thể như sau:

a. T đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng

b. Trên 2 năm, từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng

Khi tính thời gian thực hiện chế độ (được hưởng), nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.

c. Trường hợp từ trần thì một trong những người sau đây được hưởng 3.600.000 đồng: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần.

4. Chế độ trợ cấp hàng tháng

a. Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương không còn khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa thì được xét trợ cấp hàng tháng mức 360.000 đồng; mức này sẽ được điều chỉnh tương ứng khi Chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng tại Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính ph về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

b. Đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg được điều chỉnh để hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định này.

Đối tượng được xét hưởng trợ cấp hàng tháng thì không hưởng chế độ trợ cấp một lần.

5. Vay vốn sản xuất

Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến trở về địa phương được ưu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất kinh doanh cải thiện đời sống.

(Không ràng buộc gì về hoàn cảnh khó khăn, ai có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh cải thiện đời sống thì được ưu tiên vay).

6. Kinh phí đảm bảo

- Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp một lần.

- Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng.

7. Trách nhiệm của các Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (Xem ở Quyết định)

8. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2011và thay thể Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

9. Một số vấn đề trong Quyết định số 40/2011/QĐ – TTg  so với Quyết định số 104/1999/QĐ- TTg.

9.1. Trong Quyết định không đề cập đến chế độ thương binh, liệt sĩ là do:

Khi dự thảo Quyết định, phía Bộ Lao động Thương binh và Xã hội không đưa vào Quyết định như Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg, mà đặt vào chế độ giải quyết chung theo pháp lệnh số 26/2005/PL và Nghị định s 54/2006/NĐ-CP của Chính phủ (nêu trên) như Quân đội, Công an và các đối tượng khác; phía Trung ương Hội đã rất nhiều lần đề nghị đưa vào Quyết định và có tính đến thủ tục đặc thù thay thế giấy tờ gốc, nhưng không được. Sau đó Trung ương Hội đề nghị cần có kế hoạch giải quyết riêng, mang tính đặc thù của TNXP, đến nay đã được phía Bộ lao động Thương binh và Xã hội (Cục người có công) chấp thuận; công việc này đang được khảo sát thực tế ở các tỉnh, thành phố (Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Ngãi) để đề xuất thủ tục thay giấy tờ gốc giải quyết số tồn đọng ở cả nước (nếu đủ điều kiện).

9.2. Những điểm mới ở Quyết định là chế độ trợ cấp đã được nâng lên cùng mặt bằng như quân đội, công an. Cụ thể.

- Về tạm cấp một lần: Đối tượng được hưởng mang tính ''đại trà'' không bị ràng buộc một số điều kiện về hoàn cảnh khó khăn như Quyết định 104/1999/QĐ-TTg; người từ trần cũng được hưởng trợ cấp một lần.

- Về trợ cấp hàng tháng: Đã được nâng lên 360.000 đồng 1 tháng và khi Nhà nước điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội khác sẽ được nâng lên tương ứng.

9.3. Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 40/2011/QĐ -TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Thông tư liên tịch (dự thảo) của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 40/2011/QĐ -TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

a. Về chế độ (mức) trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp đối với người từ trần thực hiện theo như Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

b. Thời gian tính hưởng chế độ trợ cấp là kể từ ngày ''tập trung tham gia kháng chiến trong đơn vị TNXP đến ngày hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương''. Trong thời gian này nếu bị gián đoạn tháng nào, năm nào thì phải loại trừ không được tính để hưởng chế độ. Thời gian để tính trợ cấp một lần theo như Quyết định đã quy định (đủ từ 2 năm trở xuống, mức hưởng 2.500.000 đồng; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng; nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, đước 6 tháng tính nửa (1/2 năm).

c. TNXP từ trần nếu trước đây đã hưởng các chế độ: hưu trí, mất sức lao, động, bệnh binh, thương binh, chính sách như thương binh, nhiễm chất độc hóa học, trợ cấp theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg thì thân nhân không được hưởng trợ cấp của người từ trần.

d. Các giấy tờ làm căn cứ xét hưởng trợ cấp một lần nếu không thể hiện được rõ số thời gian tập trung tham gia kháng chiến thì chỉ được hưởng mức 2.500.000 đồng.

e. Cách tính để hưởng trợ cấp một lần

Ví dụ: Bà A tham gia TNXP từ tháng 10 năm 1965 đến tháng 9 năm 1968 là 2 năm 9 tháng (được tính tròn 3 năm) thì tính hưởng như sau:

2.500.000 đồng + [(3 năm - 2 năm) x 800.000 đồng/năm] = 3.300.000 đồng

Ví dụ: Ông B tham gia TNXP từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 8 năng 1968 là 3 năm 4 tháng (được tính tròn 3,5 năm) thì tính hưởng như sau:

2.500.000 đồng + [(3,5 năm - 2 năm) x 800.000 đồng/năm] = 3.700.000 đồng

g. Chế độ trợ cấp hàng tháng

- TNXP không còn khả năng lao động (nữ chưa đủ 55 tuổi, nam chưa đủ 60 tuổi thì phải có giấy chứng nhận về sức kho của cơ sở y tế cấp huyện trở lên) và sống cô đơn không nơi nương tựa (không có chồng hoặc vợ, con đẻ) mà không hưởng các chế độ: hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh, thương binh, chính sách như thương binh, nhiễm chất độc hoá học thì được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 360.000 đồng/tháng. (Như vậy theo Thông tư dự thảo này (nếu không thay đổi) thì người đã hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg, nếu nay đủ điều kiện này thì cũng được hưởng trợ cấp hàng tháng).

- Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 104/1999/QĐ- TTg thì nay được điều chỉnh hướng theo mức trợ cấp hàng tháng ở Quyết định này (360.000 đồng/tháng).

- Nếu người được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng thì không được hưởng chế độ trợ cấp một lần.

- Chế độ trợ cấp hàng tháng được thực hiện từ ngày Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định cho hưởng (tức là không theo ngày, tháng, năm như hiệu lực của Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg và hiệu lực của Thông tư).

- Mức trợ cấp hàng tháng 360.000 đồng/tháng, được điều chỉnh theo quy định ở Quyết định số 40/2011/QĐ -TTg.

h. Hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng:

Phải lập thành 2 bộ, lưu tại Sở Nội vụ và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh:

h.1. Trường hợp TNXP có các giấy tờ gốc như: Lý lịch cán bộ, lý 1ịch Đảng viên khai trước năm 2010; giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị cũ trước khi trừ về địa phương; giấy chuyển thương, chuyển viện; phiếu sức khỏe; giấy khen trong thời gian tham gia TNXP giấy chứng nhận tham gia TNXP; giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ ... của Thủ trưởng đơn vị TNXP hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp trước năm 1975.

- Hồ sơ xét hưởng trợ cấp một lần, gồm các giấy tờ sau:

+ Bản khai cá nhân (theo mẫu 1A đối với TNXP còn sống; đối với TNXP từ trần thì thân nhân làm bản khai (theo mẫu 1B), có xác nhận của UBND xã (phường) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (bản chính).

+ Một trong các giấy tờ theo mục 1.7 (nói trên), bản chính hoặc bản sao công chứng của cấp có thẩm quyền.

+ Biên bản của Hội nghị liên tịch UBND cấp xã (phường) theo (mẫu số 3) (Sau đó cấp xã chuyển lên cấp trên)

- Hồ sơ xét hưởng trợ cấp hàng tháng, gồm các giấy tờ sau:

+ Bản khai cá nhân (theo mẫu 1C), có xác nhận của UBND cấp xã (phường) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú về hoàn cảnh gia đình của TNXP (bản chính).

+ Một trong các giấy tờ theo mục 1.7 (nói trên) để làm căn cứ xét duyệt (bản chính hoặc bản sao công chứng của cấp có thẩm quyền)

+ Biên bản của Hội nghị liên tịch UBND cấp xã (phường) theo (mẫu số 3) (Sau đó cấp xã chuyển lên cấp trên)

h.2. Trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ gốc (ở mục l.7 nói trên) thì căn cứ vào giấy cam kết của Hội cựu TNXP cấp tỉnh (theo mẫu số 2) để xét duyệt.

(Như vậy, nếu TNXP không còn giấy tờ gốc thì phải có ''giấy cam kết của Hội cựu TNXP cấp tỉnh để làm căn cứ xét duyệt. Tức là Hội cựu TNXP cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về ''giấy cam kết'' này. Đây là đã mở ra cho phép thay giấy tờ gốc)

i. Trách nhiệm và trình tự tổ chức thực hiện

i.1. TNXP hoặc thân nhân của người từ trần có trách nhiệm:

- Làm bản khai theo mẫu quy định

- Kèm theo một trong các giấy tờ nêu tại mục 1.7 hoặc mục 2.7 (nói trên). Nộp tại UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

i.2. UBND cấp xã tiếp nhận các giấy tờ của TNXP hoặc gia đình TNXP t trần đăng ký hộ khẩu tại địa phương để thực hiện theo các quy trình quy định tại Thông tư này, sau đó chuyển lên cấp trên (thời hạn này không quá 10 ngày làm việc) UBND cấp xã còn có trách nhiệm xác nhận cho TNXP là người địa phương khi đi TNXP nhưng nay đăng ký hộ khẩu thường trú ở nơi khác để nơi đó có căn cứ xét duyệt.

i.3. UBND cấp huyện thực hiện các công việc theo quy định không quá 05 ngày làm việc; Sở Nội vụ thực hiện công việc không quá 10 ngày làm việc; Sở Lao động - thương binh và Xã hội thực hiện công việc không quá 10 ngày làm việc; UBND cấp tỉnh thực hiện công việc không quá 10 ngày làm việc;...

k. Hiệu lực thi hành:

Kể từ ngày Thông tư quy định, và thay thế các Thông tư: số 17/2003 ngày 09 tháng 6 năm 2003; số 26/2007 ngày 21 tháng 11 năm 2007 Thông tư liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

VI. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CÓ DƯỚI 20 NĂM CÔNG TÁC TRONG QUÂN ĐỘI ĐÃ PHỤC VIÊN, XUẤT NGŨ VỀ ĐỊA PHƯƠNG

Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tường Chính phủ ''về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương'' và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 142/2008/QĐ-TTg.

(Chỉ tham khảo ở 2 Quyết định này, vì của quân đội, chỉ liên quan ít đến TNXP, không giới thiệu ở tài liệu này).

VII. CH ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG THAM GIA CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC, LÀM NHIỆM VỤ QUỐC TẾ Ở CAMPUCHIA, GIÚP BẠN LÀO SAU NGÀY 30/4/1975 ĐÃ PHỤC VIÊN, XUẤT NGŨ, THÔI VIỆC

Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ ''về chế độ, chỉnh sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-Pu-Chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc''.

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định về chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với một số đội tượng trực tiếp tham gia chiến tranh ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-Pu-Chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

2. Đối tượng áp dụng:

- Quân nhân

- Công an nhân dân

- Công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức công an, công nhân viên chức Nhà nước, chuyên gia các ngành

- Cán bộ, xã phường, thị trấn (cán bộ xã)

- Dân quân tự vệ, công an xã (bao gồm cả thôn, ấp thuộc các xã biên giới)

- Thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.

3. Quy định về địa bàn, thời gian xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế.

a. Về địa bàn xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện thuộc biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK 1; các tỉnh Tây Nguyên và các địa bàn phụ cận có xẩy ra chiến sự.

b. Thời gian xẩy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế:

- Ở biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979;

- Ở biên giới phía bắc từ tháng 02 năm 1979 đến 31 tháng 12 năm 1988;

- Truy quét Fulrô từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1992;

- Làm nhiệm vụ giúp bạn Lào từ tháng 5 năng 1975 đến 31 tháng 12 năm 1988.

- Làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-Pu-Chia từ tháng 01 năm 1979 đến 31 tháng 12 năm 1989.

4. Cách tính thời gian hưởng chế độ.

- Đối với TNXP là thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc (ở các huyện biên giời Tây Nam, các huyện biên giới phía Bắc) và làm nhiệm vụ quốc tế (ở Cam-Pu-Chia và Lào)

- Đối với TNXP nếu có thời gian trực tiếp tham gia ở các lực lượng khác hoặc có thời gian gián đoạn được cộng dồn. Nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính bằng nửa (1/2) năm

5. Chế độ trợ cấp

- Đối với TNXP được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, khi từ trần thì được hưởng chế độ mai táng phí.

- Mức trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng, nếu đủ t 2 năm trở xuống; từ năm thứ 3, cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng; người từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực (bao gồm cả từ trần khi tại ngũ) được hưởng trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng.

(Như Quyết định số 40/2011/QĐ-TTG ngày 27/7/2011)

6. Hồ sơ, trình tự giải quyết chế độ trợ cấp

a. Hồ sơ gồm: 1 bản khai của đối tượng hoặc thân nhân (đối với người từ trần); một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền), nếu có

b. Trình tự giải quyết chế độ trợ cấp: Đối tượng hoặc thân nhân (người từ trần) lập và nộp bản khai và giấy tờ (theo điểm a trên đây) cho UBNĐ cấp xã (qua trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, UBND cấp xã thực hiện theo các quy định và chuyển lên cấp trên để giải quyết.

(xem ở Quyết định)

7. Trách nhiệm thi hành

ĐốI với TNXP do hệ thống của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (từ huyện trở lên) chịu trách nhiệm thi hành.

8. Điều khoản thi hành

- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.

(Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định này đang dự thảo, còn nhiều ý kiến khác nhau, nên chưa giới thiệu được).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 3

CÔNG TÁC VĂN PHÒNG VÀ THU, CHI TÀI CHÍNH

CỦA HỘI CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG

 

I. CÔNG TÁC VĂN PHÒNG

1. Khái niệm về văn bản, văn bản quản lý hành chính Nhà nước:

a. Khái niệm về văn bản:

Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một loại ngôn ngữ (hay ký) hiệu nhất định (Nguyên bản được ghi lại dưới dạng ch viết chính là văn bản).

Chúng ta có thể hiểu văn bản:

- Là phương tiện thông tin cơ bản.

- Là một trong những yếu tố quan trọng nhất thiết để kiến tạo thể chế của nền hành chính Nhà nước.

- Là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý.

- Là hình thức để cụ thể hóa pháp luật

- Là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý hành chính Nhà nước

- Là sự thể hiện ý chí, mệnh lệnh của cơ quan Nhà nước

b. Khái niệm văn bản quản lý hành chính Nhà nước

Là những quyết định và thông tin quản lý (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm quyền trình tự, thủ tục và hình thức nhất định, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính Nhà nước (giữa các cơ quan Nhà nước với nhau và giữa các cơ quan Nhà nước với các tổ chức và công dân).

2 - Chức năng của văn bản.

a. Chức năng thông tin.

Thông tin là chức năng cơ bản nhất của văn bản quản lý hành chính Nhà nước.

Chức năng thông tin của văn bản bao gồm:

- Ghi lại các thông tin quản lý.

- Truyền đạt các thông tin đó qua lại trong hệ thống quản lý hoặc cơ quan nhà nước đến công dân.

Dưới dạng văn bản. Thông tin bao gồm 3 loại:

+ Thông tin quá khứ

+ Thông tin hiện hành

+ Thông tin dự báo.

b. Chức năng quản lý

Chức năng quản lý của văn bản được hiểu là công cụ, là phương tiện để tổ chức có hiệu quả các công việc:

- Các văn bản được ban hành thường xuyên trong các cơ quan Nhà nước - cơ quan quản lý HCNN như: Thông tin, chỉ thị, quyết định…đều có vai trò là công cụ tổ chức các hoạt động quản lý.

- Văn bản được đưa ra nhằm mục đích công việc, hướng dẫn hoạt động của các cấp

c. Chức năng pháp lý

Chức năng pháp lý của văn bản quản lý HCNN thể hiện:

- Chứa đựng các quy phạm pháp luật là căn cứ pháp lý để thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong điều hành công việc của các cơ quan, tổ chức và giải quyết các công việc của công dân

d. Các chức năng khác

Văn bản có chức năng văn hóa xã hội, thống kê.

3. Phân loại văn bản quản lý Nhà nước

* Văn bản có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau

- Phân loại theo tác giả: Văn bản của Quốc Hội, UBTVQH, CTN, CP,UBNN các cấp…

- Phân loại theo tên loại: NQ, NĐ, , CT, thông tư, báo cáo

- Theo nội dung, thời gian ban hành, hiệu lực pháp lý

* Phân loại văn bản quản lý Nhà nước theo hiệu lực pháp lý và loại hình quản lý:

- Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật ( gọi là văn bản pháp quy ) bao gồm các văn bản được ban hành trên cơ sở luật để thực hiên pháp luật như: NQ, NĐ, , CT, thông tư ( của các cơ quan HCNN ) :

+ QĐ, NĐ ( của CP)

+ , CT ( của TTg)

+ , CT, Thông tư (của Bộ trưởng), QĐ, thông tư liên bộ

+ NQ (của Hợp đồng thẩm phán TANDTC)

+ , CT, Thông tư (của viện trưởng VKSNDTC)

+ NQ của HĐND

+ , CT của UBND

- Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật (văn bản cá biệt) là những văn bản giải quyết những vấn đề riêng lẻ, có đối tượng tác động là cá nhân, tổ chức trong áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.

- Văn bản hành chính thông thường (công văn, công điện, công báo … )

- Văn bản chuyên môn: Là những giấy tờ mang đặc thù của nghiệp vụ chuyên môn trong các lĩnh vực:  Khoa học, kinh tế, tài chính, ngân hàng, kho bạc..

- Văn bản kỹ thuật: Là các giấy tờ được hình thành trong các lĩnh vực: Xây dựng, kiến trúc, trắc địa, khí tượng, thủy văn.

4. Kỹ thuật soạn thảo văn bản:

a. Yêu cầu chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản:

- Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và ban hành văn bản.

- Văn bản ban hành phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan (tổ chức).

- Nắm vững nội dung, phương thức giải quyết công việc phải rõ ràng, phù hợp với pháp luật hiện hành, không trái với văn bản cấp trên, phải khả thi.

- Trình bày đúng yêu cầu về thể thức, văn phong.

b. Những yêu cầu về nội dung văn bản:

- Văn bản phải có tính mục đích

- Văn bản phải có tính khoa học

- Văn bản phải có tính đại chúng

- Văn bản phải có tính bắt buộc thực hiện

- Văn bản có tính khả thi

- Văn bản viết bằng ngôn ngữ chuẩn mực

c. Những yêu cầu về bố cục và thể thức văn bản.

* Mở đầu:

- Quốc hiệu:   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

- Tên cơ quan ban hành văn bản: HỘI CỰU TNXP VIỆT NAM

                                                            BCH TỈNH HỘI HẢI DƯƠNG

- Số và ký hiệu: Số 01/CV - THHD

- Địa danh, ngày….tháng… năm: (Hải Dương, ngày... tháng... năm 20...)

- Tên loại văn bản: Quyết định, Báo cáo

- Trích yếu:

* Nội dung văn bản:

- Căn cứ ban hành văn bản

- Nội dung điều chỉnh trong văn bản

- Điều khoản thi hành

* Phần kết:

- Thẩm quyền ký

- Con dấu hợp pháp

- Nơi nhận

- Dấu mức độ:, khẩn, mật,

5. Công tác văn thư:

a. Khái niệm công tác văn thư:

Công tác văn thư nội dung chủ yếu bao gồm:

- Soạn thảo

- Ban hành

- Tổ chức, giải quyết

- Quản lý văn bản trong các cơ quan quản lý Nhà nước

b. Tổ chức quản lý văn bản đến

Khái niệm văn bản đến:

- Tất cả công văn, tài liệu, thư từ gửi đến cơ quan bất kể từ nguồn nào đều được gọi là văn bản đến.

- Nguyên tắc quản lý văn bản đến:

c. Giải quyết và quản lý văn bản đi:

Khái niệm văn bản đi:

- Tất cả công văn, giấy tờ, thư từ do cơ quan gửi đi đều được gọi là công văn đi;

- Nguyên tắc và thủ tục gửi công văn đi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu một số văn bản:

- Mẫu Báo cáo:

HỘI CỰU TNXP VIỆT NAM

BCH TỈNH HỘI HẢI DƯƠNG

---------o0o---------

Số…../ BC - THHD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hải Dương, ngày….tháng….năm2012

 

BÁO CÁO

Công tác hoạt động của Hội 6 tháng đầu năm 2012

và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

 

* Đặc điểm tình hình.

I. Kết quả các mặt công tác 6 tháng đầu năm 2012.

1. Về tổ chức Hội: - Tổng số Hội viên Số mới vào hội:

                              -  Tình hình sinh hoạt hội.

2. Hoạt động nghĩa tình đồng đội

- Tặng quà tết………………………………….........

………………………………………………………

- Thăm hỏi hội viên ốm, đau.

………………………………………………………

………………………………………………………

-

3. Thực hiện chế độ chính sách đối với cựu TNXP.

- Xét cấp kỷ niệm chương TNXP

- Xét cấp bảo hiểm y tế

- Chế độ mai táng phí

4. Các mặt công tác khác.

II. Phương hướng công tác 6 tháng cuối năm 2012.

1-

2-

3-

   Nơi nhận:

      - ....

      -Lưu văn phòng

TM. BAN CHẤP HÀNH

- Mẫu Giấy mời :

HỘI CỰU TNXP VIỆT NAM

BCH  TỈNH HỘI HẢI DƯƠNG

-------------------

Số        /GM- THHD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hải D­ương, ngày 29 tháng 7 năm 2011

 

GIẤY MỜI

 

Kính gửi:..........................................................................................................................

 

 Trong thời gian qua, các đồng chí đã tạo điều kiện giúp đỡ các cấp Hội Cựu TNXP  tỉnh hoạt động có hiệu quả và nhân dịp kỷ niệm 61 năm ngày truyền thống TNXP Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2011).

 Thường trực Hội Cựu TNXP tỉnh tổ chức buổi gặp mặt thân mật.

 * Thành phần:

 - Lãnh đạo và chuyên viên Sở Nội vụ.

 - Lãnh đạo và chuyên viên phòng người có công Sở LĐTB&XH.

 - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ.

 - Một số Đ/c trong BTV và cán bộ ban tổ chức Tỉnh đoàn.

 - BTV tỉnh Hội Cựu TNXP tỉnh Hải Dương.

 * Thời gian : 13h30 ngày 4 tháng 8 năm 2011.

 * Địa điểm: Trụ sở Hội Cựu TNXP tỉnh Hải Dương

  ( số 15 - đường Hồng Quang - TP.Hải Dương).

 Thường trực tỉnh Hội rất hân hạnh được đón tiếp!

   Nơi nhận:

      - Như thành phần.

      -Lưu văn phòng

TM. BCH TỈNH HỘI

 

 

II. THU, CHI TÀI CHÍNH

1. Nguồn thu của Hội cựu TNXP

- Từ ngân sách Nhà nước cấp hàng năm (ngành tài chính duyệt cấp cho Hội cựu TNXP mỗi cấp)

- Hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội và các cá nhân (trong và ngoài nước).

- Từ nguồn Hội phí của Hội viên đóng góp hàng năm các nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp, hàng năm các cấp Hội làm tờ trình (có dự toán chi các khoản mục) đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt (thời gian từ trước tháng 10 hàng năm) để tài chính đưa vào kế hoạch ngân sách đề nghị chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Các nguồn thu từ các cơ quan đơn vị cá nhân hỗ trợ đến phải có phiếu thu (Theo Mẫu số C31-BB. Theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BT Ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC)

2. Phần chi:

Khi chi tiêu, các cấp Hội phải dựa vào nguồn thu, căn cứ vào dự kiến thu - chi của năm đó.

Khi cần chi phải có phiếu chi (Theo Mẫu số C31-BB. Theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC Ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC)

Sau khi chi, đi rút tiền tại Kho bạc (tiền do ngân sách nhà nước cấp) phải có phiếu rút tiền, bảng kê theo mẫu chung của tài chính và Kho bạc, (có đầy đủ chứ ký của chủ tài khoản, kế toán và thủ quỹ, có dấu Hội và dấu chức danh của chủ tài khoản../

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 4

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, THI ĐUA KHEN THƯỞNG,

CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA HỘI CỰU TNXP

 

I. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

Công tác tuyên truyền là một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng, là hoạt động chủ yếu để phổ biến truyền bá hệ tư tưởng, lý luận, đường lối quan điểm của Đảng đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã hội, trong đó có lực lượng TNXP. Mục đích của công tác tuyên truyền là làm cho hệ tư tưởng của Đảng (chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) chiếm địa vị thống trị trong xã hội. Công tác tuyên truyền nhằm cổ vũ, động viên quần chúng tham gia phong trào thi đua yêu nước, biến nhận thức thành hành động cách mạng. Công tác tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, Hội cựu TNXP là thành viên của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng có trách nhiệm làm tốt công tác tuyên truyền góp phần làm cho hệ tư tưởng của Đảng chiếm địa vị thống trị trong xã hội và đồng thời tuyên truyền, quảng bá hình ảnh TNXP và tổ chức Hội trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội.

1. Công tác tuyên truyền của Hội cựu TNXP cần hướng vào các nội dung chủ yếu sau đây:

a. Tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với lực lượng TNXP và tổ chức Hội cựu TNXP.

- Hội cựu TNXP các cấp làm tốt việc tuyên truyền ch nghĩa Mác - Lênin, đường lối, ch trương của Đảng, pháp luật và các quy định của địa phương đối với cu TNXP.

- Tuyên truyền về lịch sử, truyền thống vẻ vang của TNXP Việt Nam trong hơn 60 năm qua - Một tổ chức do Bác Hồ và Đảng sáng lập, giáo dục ,rèn luyện, đã có những chiến công xuất sắc trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội đã được Đảng Nhà nước phong tặng danh hiệu AHLLVTND và các phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương sao vàng...

b. Tuyên truyền về kết quả xây dựng, phát triển Tổ chức Hội rộng khắp trong cả nước và những thành tích đã đạt được:

+ Làm tốt vai trò nhân chứng lịch sử, phối hợp với Đoàn TNCSHCM và các cơ quan nhà nước giải quyết chế độ, chính sách đối với cựu TNXP.

+ Phát huy truyền thống anh hùng và phẩm chất cách mạng vẻ vang của TNXP, tiếp tục nêu gương sáng trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện lời thơ Bác Hồ dạy TNXP. Các kết quả và gương cựu TNXP tham gia phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.

+ Kết quả và các tấm gương trong hoạt động vì Nghĩa tình đồng đội, giúp nhau phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

+ Những kết quả phối hợp với Đoàn TNCSHCM trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống TNXP bảo vệ phát huy các giá trị của các khu di tích lịch sử TNXP.

2. Phương pháp tuyên truyền:

Chủ yếu dùng lời nói, phương pháp trực quan và các hoạt động thực tiễn. Cần tận dụng mọi cơ hội, điều kiện để tuyên truyền về TNXP như đọc báo, phát thanh, truyền hình, toạ đàm, triển lãm... giới thiệu trong các tổ chức, các đoàn thể, các kênh thông tin hiện có của Đảng, Nhà nước, MTTQ.... nhất là hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên, các hình thức sinh hoạt, hội họp, các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ Hội....tham quan các tượng đài, viện bảo tàng, các khu di tích lịch sử TNXP, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao...

Trong tình hình hiện nay, các tổ chức Hội cựu TNXP, công tác tuyên truyền bằng lời nói là một hình thức tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Cán bộ lãnh đạo tổ chức Hội ở địa phương cần tranh thủ và tận dụng các cơ hội để tuyên truyền về TNXP và tổ chức Hội góp phần làm cho cả hệ thống chính trị và lan toả trong các tầng lớp nhân dân và xã hội hiểu biết và quan tấm đến lực lượng TNXP và tổ chức Hội cựu TNXP.

II. CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Công tác thi đua khen thưởng là công tác có ý nghĩa rất quan trọng nhằm cổ vũ, động viên cán bộ, Đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân hăng hái, tích cực tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, những gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua. Hội cựu TNXP cần thường xuyên phát động, duy trì, cổ vũ phong trào thi đua góp phần xây dựng Tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

1. Công tác thi đua, khen thưởng của Hội cựu TNXP tỉnh Hải Dương

Trong những năm qua đã được các cấp Hội trong tỉnh quan tâm chỉ đạo. Nhân các ngày lễ lớn, các đợt sinh hoạt chính trị, nhất là ngày truyền thống, lực lượng TNXP 15-7 hàng năm, các đợt thi đua được phát động, tổ chức ký kết giao ước thi đua, tổ chức hội nghị biểu dương những tập thể, cá nhân hội viên có thành tích xuất sắc... Tổng kết công tác cuối năm, đặc biệt là dịp Đại hội nhiệm kỳ nhiều tập thể cá nhân đã được Trung ương Hội tặng cờ thi đua, nhiều tập thể cá nhân được tặng Bằng khen, huy hiệu cựu TNXP làm theo lời Bác. Hội cựu TNXP tỉnh ta được Tỉnh uỷ tặng trướng trong Đại hội II, nhiều tập thể cá nhân được UBND Tỉnh tặng Bằng khen vv… Phong trào thi đua trong cựu TNXP tỉnh ta ngày càng đi vào nề nếp mang lại những kết quả thiết thực.

2. Những căn cứ thực hiện công tác thi đua khen thưởng

- Căn cứ Luật Thi đua - Khen thưởng số 15/2003/QH11 của Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều  của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng..

- Căn cứ Điều 39 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động quản lý Hội;

- Căn cứ điểm C, điều 13 Thông tư số 11/2010 TT - BNV ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nội Vụ;

- Căn cứ Điều 19 Điều lệ Hội cựu TNXP Việt Nam và quy chế khen thưởng số 224/2010/HCTNXPVN ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Đoàn chủ tịch, Hội cựu TNXP Việt Nam;

- Căn cứ vào Hướng dẫn của Thường trực Đoàn chủ tịch Hội cựu TNXP Việt Nam về  công tác thi đua khen thưởng và từ tình hình cụ thể Hội cựu TNXP Tỉnh Hải Dương hướng dẫn những vấn đề  chủ yếu sau đây:

3. Những quy định chung

- Những vấn đề liên quan tới thi đua, khen thưởng, Hội cựu TNXP tỉnh trực tiếp liên hệ, báo cáo với Ban thi đua khen thưởng của Tỉnh Hải Dương để được hướng dẫn. Đối với Hội cấp huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh liên hệ, báo cáo với Thường trực Tỉnh hội và Ban thi đua khen thưởng thuộc UBND huyện.

- Các hình thức khen thưởng tại Điều 8 Luật thi đua khen thưởng do Chính phủ và Nhà nước xét tặng thì tuyến trình hồ sơ khen thưởng của Tỉnh hội, huyện hội trình Ban thi đua, khen thưởng của tỉnh.

- Hồ sơ báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng thực hiện theo mẫu đính kèm Thông tư 02/2011/TT - BNV ngày 24 tháng 1 năm 2011 của Bộ Nội Vụ đã ban hành.

4. Hình thức, thủ tục đề nghị khen thưởng.

a. Hình thức khen thưởng của Trung ương Hội

* Tặng “Cờ đơn vị thi đua xuất sắc”

- Đối tượng: Tổ chức Hội cựu TNXP cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương Hội, các Hội cựu TNXP cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Hội cựu TNXP tỉnh xem xét, lựa chọn các đơn vị có phong trào thi đua khá, đăng ký tặng cờ thi đua với Thường trực Đoàn chủ tịch Trung ương Hội (Qua ban tuyên truyền thi đua, khen thưởng) trước ngày 15 tháng 1 hàng năm.

- Hàng năm TW hội cựu TNXP xét tặng cờ cho Hội cựu TNXP các tỉnh, các huyện đã đăng ký phấn đấu và đạt được các tiêu chuẩn.

- Tập thể được tặng cờ thi đua xuất sắc của TW Hội cựu TNXP Việt Nam kèm theo tiền thưởng.

* Tặng “Bằng khen của Trung ương Hội”.

- Cán bộ, hội viên hội cựu TNXP và tổ chức Hội cựu TNXP từ cấp cơ sở trở lên.

- Tổ chức, đơn vị, cá nhân không thuộc tổ chức Hội cựu TNXP nhưng có nhiều đóng góp, giúp đỡ Hội cựu TNXP tổ chức và hoạt động có hiệu quả.

- Bằng khen của TW Hội xét tặng hàng năm cho tập thể và cá nhân.

* Huy hiệu “Cựu TNXP làm theo lời Bác”

Để tặng cho cán bộ, hội viên có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Ch th 03 của B Chính trTiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Những hình thức khen thưởng cao hơn như Bằng khen của Chính phủ, các danh hiệu thi đua, huân, huy chương…Thực hiện theo Thông tư số 02/2011 ngày 24 tháng 1 năm 2011 của Bộ nội vụ.

b. Hình thức khen thưởng của Tỉnh

- Bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh: (Ngoài cờ, trướng của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh tặng bằng khen vào dịp kỷ niệm long trọng hoặc Đại hội nhiệm kỳ).

- Bằng khen của UBND Tỉnh tặng cho tập thể, cá nhân Hội cựu TNXP có thành tích đặc biệt xuất sắc theo đề nghị của BTV tỉnh Hội.

- Giấy khen và các phần thưởng khác của MTTQ và các đoàn thể của Tỉnh, Huyện tặng tập thể và cá nhân của Hội cựu TNXP nếu có thành tích trong phong trào thi đua do MTTQ và các đoàn thể phát động.

5. Tổ chức thực hiện:

- Công tác thi đua, khen thưởng trong Hội cựu TNXP là nhiệm vụ quan trọng, tiến hành thường xuyên, có phát động thi đua, có sơ tổng kết, biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong mọi mặt công tác của Hội. Các cấp Hội cần phân công các đồng chí trong BCH phụ trách mặt công tác này, tham mưu cho BTV, BCH chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng của Hội. Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm công tác của Hội trong  từng thời gian để xây dựng chương trình hành động, nội dung, mục tiêu, biện pháp thi đua sát thực tế, có điều kiện phấn đấu thực hiện.

Tránh mọi biểu hiện phát động thi đua một cách chiếu lệ, hình thức, không thực chất. Khen chê không nhất quán, khen thưởng không công bằng, không động viên được phong trào, tác dụng thi đua bị hạn chế.

- Hồ sơ báo cáo thành tích khen thưởng: Thường trực tỉnh Hội tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng của các huyện, thị, thành Hội và Ban liên lạc các đơn vị truyền thống và xét đề nghị khen thưởng đối với những hồ sơ thực hiện đúng quy định, cụ thể:

+ Tờ trình của Hội cựu TNXP huyện, thị xã, thành phố đề nghị Tỉnh hội, Trung ương Hội xét khen thưởng. Nếu đề nghị tặng cờ của Trung ương Hội, Bằng khen của trung ương Hội, Bằng khen của UBND Tỉnh có xác nhận của UBND cùng cấp.

+ Báo cáo thành tích tóm tắt của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng. Tuỳ theo hình thức đề nghị phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và Hội cựu TNXP.

+ Đề nghị tặng huy hiệu cựu TNXP làm theo lời Bác, hồ sơ gồm tờ trình và danh sách (có xác nhận của Hội cựu TNXP cơ sở và huyện).

+ Đề nghị BCH Hội cựu TNXP huyện, thị xã, thành phố và BCH Hội cựu TNXP tỉnh tặng giấy khen có tờ trình và danh sách kèm theo.

- Hội cựu TNXP tỉnh đề nghị Hội cựu TNXP các huyện, thị, thành, các đơn vị truyền thống thực hiện quy định về thi đua, khen thưởng. Quá trình thực hiện được bổ sung để ngày càng hoàn thiện góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh.

III. CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA HỘI CỰU TNXP

Cùng với việc xây dựng và phát triển tổ chức Hội cựu TNXP, các cấp Hội phải thường xuyên tiến hành làm tốt công tác kiểm tra nhất là việc xem xét, giải quyết đơn thư khiếu tố trong nội bộ Hội, quy chế của BCH về các mặt hoạt động của Hội. Có phương pháp, cách tiến hành công tác kiểm tra mang lại những kết quả thiết thực.

1. Tình hình và các nội dung phổ biến khiếu nại, tố cáo trong cựu TNXP thời gian qua.

Từ khi thành lập Hội cựu TNXP tới nay (Đại hội TW tháng 12 - 2004, tỉnh Hải Dương tháng 7 - 2005) các cấp hội từ TW tới địa phương bên cạnh việc xây dựng, củng cố tổ chức Hội, không ngừng nâng cao năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội thì BCH Hội các cấp còn quan tâm làm tốt công tác kiểm tra của Hội trên một số nội dung công tác chủ yếu sau đây:

a. Kiểm tra v t chức thc hiện điều l Hội:

Những nét nỏi bật trong việc chấp hành Điều lệ Hội là nâng cao ý thức của cán bộ, hội viên trong phấn đấu thực hiện nhiệm vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, quyền và nghĩa vụ trong sinh hoạt và công tác Hội. BCH các cấp Hội giải quyết mọi vấn đề dựa trên quy chế đã được xây dựng, thông qua vấn đề nào ngoài Quy chế thì được bàn bạc trong tập thể BTV hoặc BCH. Đây là cơ sở để đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm đoàn kết nội bộ... Tuy nhiên những thiếu sót trong thực hiện Điều lệ Hội hoặc Quy chế ở một số Hội chưa thực hiện tốt như còn biểu hiện mất dân chủ, chủ quan, tuỳ tiện, thiếu công khai minh bạch, thiếu sự đồng thuận cao trong một số chủ trương công tác, quyết định điều hành công việc nên dễ phát sinh thắc mắc, nghi ngờ dẫn tới khiếu nại, tố cáo, có nơi mất đoàn kết nghiêm trọng.

Một số nơi kết nạp hội viên chưa đúng đối tượng, quyết định cấp thẻ hội viên tuỳ tiện, tặng kỷ niệm chương không đúng đối tượng... dẫn tới việc thực hiện chính sách cho cựu TNXP không đúng, gây thiệt hại cho ngân sách, gây nên sự không công bằng, bất công ngay trong nội bộ.

b. Kiểm tra về thực hiện các chế độ chính sách:

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân và sự giúp đỡ tạo điều kiện của các Sở, Ban ngành trong tỉnh, việc thực hiện chính sách, chế độ cho cựu TNXP trên địa bàn tỉnh ta đạt được kết quả tốt.

- Thực hiện Quyết định 104

- Thực hiện Quyết định 290, 170

- Thực hiện chế độ Liệt sỹ, thương binh, chất độc da cam.

Việc giải quyết chính sách cho cựu TNXP đã góp phần làm giảm những mất mát, thiệt thòi cho cựu TNXP, đời sống của nhiều cựu TNXP nhất là Nữ cựu TNXP được nâng lên có bước cải thiện.

Mặt chưa tốt trong thực hiện chính sách, có đơn khiếu nại, tố cáo là đối tượng được hưởng chế độ không đúng vì không phải là TNXP kháng chiến? Không phải là Thương binh vì không phải bị thương trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Không làm nhiệm vụ ở vùng Mỹ rải chất độc hoá học vẫn được thụ hưởng chế đ của Nhà nước.

c. Kiểm tra về quản lý thu - chi tài chính.

Mặc dù hội chưa được cấp kinh phí chi tiêu, nguồn thu hạn chế nhưng trong hoạt động hội thực tế có các khoản thu chi (Hội phí Hội viên đóng góp, các khoản tài trợ, ủng hộ, ngân sách địa phương hỗ trợ...) nhưng việc mở sổ sách, ghi chép, thanh quyết toán thu chi một s đơn v cấp huyện, xã không rõ ràng công khai minh bạch gây nghi ngờ, thắc mắc trong nội bộ. Có hội (huyện, xã) để tình trạng lợi dụng công quỹ, thậm chí tham ô.... gây bức xúc trong cán bộ, hội viên, dẫn tới khiếu kiện.

3. Kinh nghiệm trong công tác kiểm tra của Hội

- Ban chấp hành, Thường vụ, chủ tịch Hội và Ban kiểm tra thường xuyên quan tâm chỉ đạo các hoạt động, kiểm tra từng thời gian với nội dung, chương trình công tác cụ thể. ở những nơi có vụ việc phát sinh cần kịp thời nắm bắt nhất là khi có khiếu nại, tố cáo cần phân công cán bộ trực tiếp xem xét, xác minh cụ thể. Những vấn đề phức tạp cần chủ động phối hợp với các ngành có liên quan để sớm giải quyết, tránh tình trạng để khiếu nại, tố cáo kéo dài làm phức tạp tình hình dẫn tới khiếu kiện tập thể và gửi đơn thư vượt cấp đến nhiều cơ quan ở tỉnh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương.

- Khi giải quyết kiếu nại tố cáo cần nắm vững luật khiếu nại tố cáo và nhất là Điều lệ cũng như các quy chế của hội để xem xét giải quyết có tình có lý, bảo đảm sự đồng thuận cao, cố gắng giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ.

- Ban kiểm tra Hội phải luôn nắm vững chức năng, phạm vi quyền hạn của mình để khi giải quyết khiếu nại tố cáo luôn làm đúng chức trách thuộc trách nhiệm phải giải quyết, không né tránh hoặc ỷ lại. Giải thích rõ cho người khiếu nại, tố cáo nắm rõ trình tự và thủ tục khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật và phạm vi quyền hạn của các tổ chức, có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo nhất là thuộc phạm vi trách nhiệm của Hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 5

PHONG TRÀO “CỰU TNXP GIÚP NHAU LÀM KINH TẾ GIỎI”

 

1.  Ý nghĩa, mục đích

- Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nhiệm vụ vận động cựu TNXP tiếp tục phát huy truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam đóng góp sức lực, trí tuệ, kinh nghiệm tham gia thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội giúp nhau xoá đói, giàm nghèo, làm giàu chính đáng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Hội cựu TNXP Việt Nam. Trong thời gian qua, trong hoạt động của Hội đã đề cập đến phong trào thi đua làm kinh tế giỏi. đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác dạy...Tuy nhiên, phong trào chưa tập trung thành một nội dung quan trọng, thường xuyên trong chỉ đạo của các cấp Hội.

- Từ thực tế hoạt động, ở nhiều cơ sở xã, phường, thị trấn trong tỉnh ta, phong trào làm kinh tế giỏi trong cựu TNXP bằng các hoạt động phong phú, đa dạng không những đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cựu TNXP mà đã đóng góp cho hoạt động “Nghĩa tình đồng đội” giúp nhau vượt lên thoát nghèo làm giàu chính đáng, đóng góp cho đất nước, xây dựng quê hương. Cuộc vận động “Cựu TNXP giúp nhau làm kinh tế giỏi”phải trở thành phong trào quần chúng, là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết, thể hiện rõ trách nhiệm của Hội và hội viên với quyền lợi được Đảng và Nhà nước chăm lo, quan tâm.

- Vận động cựu TNXP trong diện hộ nghèo, cận nghèo vượt khó vươn lên để thoát nghèo, bền vững phấn đấu không còn gia đình cựu TNXP ở diện nghèo so với tiêu chí mới. Theo đợt khảo sát, điều tra năm 2009 tỉnh ta còn gần 800 cựu TNXP nghèo, tỷ lệ gần 10% so tổng số hội viên. Hiện nay chuẩn nghèo đã thay đổi, chắc chắn số hộ nghèo sẽ tăng lên.

- Động viên cựu TNXP là doanh nhân, chủ trang trại, chủ nhà hàng...tiếp tục năng động, sáng tạo vươn lên làm ăn hiệu quả hơn để giầu hơn, giúp đđồng đội đang trong diện nghèo, tích cực đóng góp cho nhà nước, cho hoạt động nghĩa tình đồng đội và xã hội.

- Vận động cựu TNXP tích cực làm kinh tế, giúp đỡ con cháu lao động sản xuất, làm kinh tế để làm giàu chính đáng cho gia đình và đóng góp cho xã hội.

- Làm tốt những việc trên cũng là phát huy truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xoá đói, giảm nghèo - An sinh xã hội trên địa bàn.

2. Nội dung phong trào:

- Các cấp hội cần tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của phong trào “Cựu TNXP giúp nhau làm kinh tế giỏi” đến mọi hội viên. Làm cho mỗi cựu TNXP nhận thức đầy đủ về cuộc vận động, tự giác xây dựng chương trình hành động và mục tiêu phấn đấu của Hội và của từng cựu TNXP trước mắt là trong những năm còn lại của nhiệm kỳ II.

- Điều tra khảo sát, lập danh sách cựu TNXP thuộc hộ nghèo của xã, phường, thị trấn theo tiêu chí mới, tổng hợp của toàn huyện và toàn tỉnh (gắn việc điều tra với thực hiện chính sách đối với cựu TNXP); Lập danh sách, thống kê cựu TNXP làm kinh tế theo các loại hình doanh nghiệp sản xuất - Kinh doanh - Dịch vụ (Theo mẫu gửi kèm); Nắm những kiến nghị - giải pháp thoát nghèo đối với các hộ cựu TNXP nghèo ở từng xã, phường.

- Một trong những điều kiện hết sức quan trọng là tạo nguồn vốn trong phát triển kinh tế gia đình, doanh nghiệp, trang trại của cựu TNXP (Theo Quyết định ưu đãi cho vay vốn, hỗ trợ việc làm của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn của Ngân hàng chính sách xã hội). Ngoài vay vốn ngân hàng, các cấp hội tiếp tục thực hiện việc vận động các Doanh nghiệp, quỹ đồng đội cựu TNXP cho các hộ nghèo vay vốn không lãi hoặc lãi xuất thấp. Tỉnh hội cùng với các huyện, thị, thành hội đặt vấn đề với ngân hàng chính sách xã hội và các ngành chức năng chính quyền, các đoàn thể ở địa phương tìm cách tháo gỡ vấn đề vốn.

- Tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm tham gia học tập các điển hình cựu TNXP làm kinh tế giỏi, những cựu TNXP thoát nghèo vươn lên làm giàu, gương giáo dục con cháu cựu TNXP làm ăn thành đạt vv....Kịp thời biểu dương động viên những cự TNXP khắc phục khó khăn, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm vươn lên làm giàu ngay trên địa bàn, địa phương, xã, phường....

3. Về tổ chức thực hiện:

- Hưởng ứng phong trào “Cựu TNXP giúp nhau làm kinh tế giỏi” do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội cựu TNXP Việt Nam phát động. BCH Hội cựu TNXP tỉnh chính thức phát động phong trào này trong cựu TNXP toàn tỉnh. Được coi là một trong những trọng tâm công tác năm 2012 và các năm tiếp theo, là tiêu chí thi đua của các cấp Hội. Hàng năm tuỳ theo tình hình cụ thể BCH Tỉnh hội, các huyện, thị, thành hội tiến hành hội nghị chuyên đề, hội nghị sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đưa phong trào lên những bước phát triển mới.

- Trên cơ sở đưa phong trào “Cựu TNXP giúp nhau làm kinh tế giỏi” vào cuộc sống, Tỉnh hội tổ chức Hội nghị “Cựu TNXP làm kinh tế giỏi” vào dịp kỷ niệm 62 năm ngày truyền thống TNXP Việt Nam (15/7/1950 – 15/7/2012) nhằm biểu dương, động viên, khen thưởng cựu TNXP làm kinh tế giỏi, những điển hình tiêu biểu vượt khó vươn lên thoát nghèo, những điển hình doanh nhân thành đạt, làm giàu cho gia đình, đóng góp cho xã hội và hoạt động nghĩa tình đồng đội; Trao đổi phổ biến kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh; Tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi trong cựu TNXP tỉnh ta; cử Đoàn đại biểu của tỉnh dự hội nghị “Cựu TNXP làm kinh tế giỏi” toàn quốc. Tỉnh hội sẽ có hướng dẫn về thời gian, nội dung, chọn cử đại biểu sau...

- Đối với các huyện, thị, thành hội tuỳ theo điều kiện cụ thể tổ chức hội nghị chuyên đề, sơ tổng kết phong trào hoặc gắn với sơ tổng kết công tác hội hàng năm.

- Đối với Hội các xã, phường, thị trấn cần nắm vững mục đích nội dung của phong trào; nắm chắc việc làm ăn kinh tế và đời sống của từng hội viên cựu TNXP. Hội cần bàn bạc trao đổi, trong tổ chức hội và kiến nghị với chính quyền, các tổ chức ở địa phương có giải pháp cụ thể giúp hội viên nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, gắn phong trào làm kinh tế với hoạt động tình nghĩa.

- Ngoài những nội dung trên, tuỳ theo điều kiện cho phép các cấp hội nghiên cứu vận dụng hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống như: thành lập các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Hội, các “ Câu lạc bộ Doanh nhân cựu TNXP”, “Quỹ hỗ trợ cựu TNXP nghèo”, các hoạt động du lịch tham quan di tích lịch sử, thăm chiến trường xưa, chăm sóc sức kho, khám chữa bệnh miễn phí, hoạt động văn hoá TDTT vv...Những tổ chức và hoạt động trên nhằm một mặt gắn bó hội viên với Hội, mặt khác đáp ứng nhu cầu người cao tuổi được sống vui, sống khoẻ, được chăm lo về vật chất, tinh thần trong cựu TNXP.

- Vận động “Cựu TNXP giúp nhau làm kinh tế giỏi” là một nhiệm vụ không mới vì vậy đã được đề cập trong phong trào thi đua yêu nước của Hội nhiều năm. Song nay đi sâu vào vận động cụ thể, thiết thực hơn để giúp nhau thoát nghèo, bền vững gắn các hoạt động hội với nâng cao chất lượng cuộc sống là nhiệm vụ có rất nhiều khó khăn không đơn giản.

- Các cấp Hội trong tỉnh sau hội nghị tổng kết năm 2012, căn cứ vào kế hoạch này, tập thể BCH Hội các cấp cần đánh giá lại tình hình, đề ra cho được những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, giải pháp thiết thực...phát động trong toàn thể cựu TNXP trong địa phương, đơn vị, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từng bước đưa phong trào có bước phát triển về chất, thực hiện Nghị quyết Đại hội II cựu TNXP tỉnh ta, góp phần nâng cao vị thế của Hội cựu TNXP - Tổ chức xã hội đặc thù hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhân đạo./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ NỘI VỤ 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 389/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)

HỘI CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG VIỆT NAM

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 12 năm 2009.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
- Lưu: VT, TCPCP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Dĩnh

(Đã kỹ)

 

ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)

CỦA HỘI CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG VIỆT NAM 
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 389/QĐ-BNV ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

 

Chương 1.

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH

VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

Điều 1. Tên gọi, trụ sở

1. Tên gọi: Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội). Ngày thành lập Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam: 19 tháng 12 năm 2004.

2. Trụ sở của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam đặt tại thành phố Hà Nội, tùy theo nhu cầu hoạt động, Hội được thành lập văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

1. Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam là tổ chức xã hội đặc thù, tập hợp lực lượng thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (giai đoạn 1976 đến 1979), tiếp tục phát huy truyền thống của lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam do Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện, đã lập công xuất sắc trong kháng chiến được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của cán bộ, đội viên cựu thanh niên xung phong. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, gắn bó mật thiết với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Hội hoạt động theo pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết các cựu cán bộ, đội viên thanh niên xung phong trong cả nước qua các thời kỳ cách mạng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống thanh niên xung phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, động viên hội viên giúp đỡ hỗ trợ nhau trong cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo, tiến hành các hoạt động nghĩa tình đồng đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; tham gia giải quyết chế độ chính sách đối với cựu thanh niên xung phong theo quy định của pháp luật; phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống thanh niên xung phong cho thế hệ trẻ.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và phạm vi hoạt động

1. Hội tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, hiệp thương, đồng thuận, tự quản, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu (bao gồm cả con dấu thu nhỏ, dấu nổi), có tài khoản riêng tại ngân hàng, kho bạc nhà nước.

Chương 2.

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI

Điều 4. Nhiệm vụ của Hội

1. Động viên, giúp đỡ hội viên phấn đấu vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn để có cuộc sống khỏe, sống vui, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội; giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Vận động cựu thanh niên xung phong đóng góp sức lực, trí tuệ, kinh nghiệm, tham gia các phong trào thi đua yêu nước góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

3. Đề xuất, kiến nghị và tham gia với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các chế độ chính sách đối với cựu thanh niên xung phong.

4. Phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiến hành các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của lực lượng thanh niên xung phong đối với thanh thiếu niên.

5. Hội tổ chức, hoạt động theo đúng quy định pháp luật, Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.

Điều 5. Quyền hạn của Hội

1. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức Hội, hội viên.

2. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cựu thanh niên xung phong; đề đạt tâm tư nguyện vọng của cựu thanh niên xung phong đến cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan.

3. Hội được gây quỹ trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

4. Hội được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

5. Được thành lập các tổ chức trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

HỘI VIÊN

Điều 6. Điều kiện để trở thành hội viên, thủ tục vào Hội, ra Hội

1. Điều kiện để trở thành hội viên là các cựu thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (giai đoạn 1976 đến 1979), là cựu cán bộ đoàn trực tiếp làm công tác thanh niên xung phong các thời kỳ tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội, được Hội xem xét công nhận là hội viên.

2. Hội viên muốn ra khỏi Hội phải báo cáo lý do để rút tên khỏi danh sách.

Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên

1. Nhiệm vụ của hội viên

a) Thực hiện Điều lệ Hội và các nghị quyết, chương trình hoạt động của Hội; tham gia sinh hoạt và đóng hội phí cho Hội, tuyên truyền nâng cao uy tín và mở rộng ảnh hưởng của Hội trong xã hội.

b) Chấp hành pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động nghĩa tình đồng đội, các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động vì lợi ích của cộng đồng.

c) Giữ vững tư cách, phẩm chất đạo đức của thanh niên xung phong, gương mẫu trong cuộc sống, giáo dục con cháu trong gia đình, góp phần giáo dục thế hệ trẻ.

2. Quyền của hội viên

a) Được tham gia mọi hoạt động của Hội, được ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành Hội.

b) Được Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước pháp luật, được giúp đỡ về tinh thần và vật chất khi gặp khó khăn.

c) Thông qua Hội phản ánh, kiến nghị với các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc về những tâm tư, nguyện vọng của cựu thanh niên xung phong.

 

Chương 4.

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Điều 8. Tổ chức Hội

1. Hội Cựu thanh niên xung phong được thành lập ở Trung ương và địa phương.

a) Ở Trung ương: Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam.

b) Ở địa phương bao gồm: Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội Cựu thanh niên xung phong quận, huyện; thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Hội Cựu thanh niên xung phong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội Cựu thanh niên xung phong ở địa phương).

Hội Cựu thanh niên xung phong ở địa phương được thành lập, phê duyệt Điều lệ theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, gồm:

a) Đại hội đại biểu;

b) Ban Chấp hành;

c) Ban Kiểm tra;

d) Đoàn Chủ tịch Hội, Thường trực Đoàn Chủ tịch;

đ) Văn phòng, ban chuyên môn;

e) Các đơn vị trực thuộc.

Điều 9. Đại hội đại biểu Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam

1. Đại hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội, được tổ chức 5 năm 1 lần.

2. Nhiệm vụ chính của Đại hội;

a) Thảo luận Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ mới của Hội;

b) Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội (nếu có).

c) Thông qua báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.

d) Bầu Ban Chấp hành;

đ) Thông qua nghị quyết của Đại hội. Các nghị quyết của Đại hội có hiệu lực khi được trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tán thành, hình thức biểu quyết thông qua nghị quyết do Đại hội quyết định.

3. Ban Chấp hành có thể triệu tập Đại hội đại biểu bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hội theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch.

Điều 10. Ban Chấp hành

1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo Hội giữa 2 kỳ Đại hội. Số lượng, danh sách đề cử, ứng cử, hình thức bầu ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định, Ban Chấp hành họp mỗi năm ít nhất 01 lần.

2. Trong cơ cấu Ban Chấp hành Hội có Chủ tịch Hội cựu thanh niên xung phong các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mời đại diện lãnh đạo Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và một số ngành, đoàn thể ở Trung ương liên quan trực tiếp tới thanh niên xung phong tham gia để phối hợp công tác. Khi khuyết ủy viên Ban Chấp hành thì Ban Chấp hành được bầu bổ sung ủy viên mới do Đoàn Chủ tịch Hội giới thiệu.

3. Ban Chấp hành có quy chế hoạt động riêng, các quyết định và nghị quyết của Ban Chấp hành được thông qua bằng biểu quyết và có hiệu lực khi có trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên trong Ban Chấp hành tán thành.

4. Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Bầu cử và bãi miễn các chức danh lãnh đạo Hội: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và ủy viên Đoàn Chủ tịch;

b) Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết của Đại hội;

c) Quyết định chương trình công tác hàng năm;

d) Quyết định nội dung chương trình Đại hội và triệu tập Đại hội.

Điều 11. Đoàn Chủ tịch Hội và Thường trực Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội

1. Đoàn Chủ tịch Hội là cơ quan thay mặt Ban Chấp hành giữa hai kỳ họp, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, một số ủy viên do Ban Chấp hành bầu, Đoàn Chủ tịch họp ít nhất 6 tháng một lần.

2. Đoàn Chủ tịch có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:

a) Thay mặt Ban Chấp hành Hội quyết định các công việc của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;

b) Quyết định nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành và các hoạt động theo đề xuất của Thường trực Đoàn Chủ tịch.

3. Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội, gồm có: Chủ tịch, một số Phó Chủ tịch, một số ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội do Đoàn Chủ tịch quyết định, có nhiệm vụ sau:

a) Thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành các hoạt động đối nội, đối ngoại của Hội;

b) Chuẩn bị nội dung, chương trình, các kỳ họp của Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành;

c) Thông qua kế hoạch và quyết toán tài chính nhiệm kỳ và hàng năm của Hội;

d) Quy định các nguyên tắc, chế độ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan Hội, các đơn vị trực thuộc;

đ) Phê duyệt nhân sự cơ quan Hội, tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi miễn các chức danh lãnh đạo thuộc các tổ chức do Hội thành lập;

e) Hướng dẫn Hội Cựu thanh niên xung phong ở địa phương, cơ sở xây dựng tổ chức Hội và triển khai các hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội;

g) Quyết định việc thành lập, giải thể các tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội

1. Chủ tịch Hội có quyền hạn và trách nhiệm:

a) Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.

b) Chủ tài khoản của Hội.

c) Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định được Đại hội, Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch thông qua.

d) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành Hội, của Đoàn Chủ tịch.

đ) Ký quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức do Hội thành lập theo nghị quyết hoặc quyết định của Đoàn Chủ tịch Hội.

e) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.

2. Phó Chủ tịch Thường trực Hội do Đoàn Chủ tịch phân công có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Điều hành công việc thường xuyên của Hội theo yêu cầu của Chủ tịch Hội;

b) Xây dựng các quy chế hoạt động của cơ quan Hội trình Thường trực Đoàn Chủ tịch phê duyệt;

c) Định kỳ báo cáo với Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành về các hoạt động của Hội;

d) Dự thảo các báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành;

đ) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Đoàn Chủ tịch và Ban Chấp hành về điều hành hoạt động của Hội;

e) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Đoàn Chủ tịch và Ban Chấp hành về quản lý, hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội.

2. Các Phó Chủ tịch Hội (trừ Phó Chủ tịch Thường trực Hội được quy định tại khoản 2 Điều này) được Chủ tịch phân công phụ trách từng phần công việc và điều hành hoạt động của Hội và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội về phần công việc được phân công.

Điều 13. Ban Kiểm tra

1. Ban Kiểm tra do Đại hội bầu, gồm từ 3 đến 5 ủy viên, có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Ban Chấp hành.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:

a) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ và các nghị quyết của Hội;

b) Kiểm tra các hoạt động tài chính của Hội theo quy định hiện hành;

c) Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến Hội, hội viên theo quy định của Điều lệ Hội và các quy định của pháp luật.

Điều 14. Văn phòng, các ban chuyên môn

1. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng, các ban chuyên môn theo quy chế do Thường trực Đoàn Chủ tịch quy định.

2. Tổ chức bộ máy, nhân sự của Văn phòng, các ban chuyên môn do Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội phê duyệt.

3. Các nhân viên của Văn phòng, các ban chuyên môn phải là những người có chuyên môn phù hợp, làm việc theo chế độ hợp đồng.

4. Kinh phí hoạt động hàng năm của Văn phòng, các ban chuyên môn do Phó Chủ tịch Thường trực dự trù trình Thường trực Đoàn Chủ tịch phê duyệt.

Điều 15. Tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội

Hội được thành lập một số tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội để thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn theo nghị quyết hoặc quyết định của Đoàn Chủ tịch. Việc thành lập tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.

Chương 5.

TÀI CHÍNH HỘI

Điều 16. Nguồn tài chính của Hội

1. Hội phí

2. Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

3. Các khoản thu do hoạt động của Hội và các khoản tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

4. Các khoản thu hợp pháp khác.

Điều 17. Các khoản chi của Hội

1. Chi hoạt động thường xuyên, hành chính của Hội;

2. Chi triển khai, thực hiện các hoạt động chuyên môn theo nhiệm vụ quyền hạn của Hội;

3. Các khoản chi hợp pháp khác.

Điều 18. Quản lý tài sản, tài chính của Hội

Tài sản, tài chính của Hội được quản lý theo quy chế thu, chi tài chính của Hội do Thường trực Hội quy định phù hợp quy định của pháp luật.

Chương 6.

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 19. Khen thưởng

Hội viên, cán bộ, tổ chức Hội có thành tích xuất sắc được Hội khen thưởng và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng theo Luật thi đua khen thưởng.

Điều 20. Xử lý vi phạm

1. Hội viên vi phạm pháp luật bị tòa án kết án từ mức phạt tù trở lên thì đưa ra khỏi Hội.

2. Hội viên tự ý bỏ sinh hoạt, hoạt động của Hội từ 6 tháng trở lên, không có lý do chính đáng, thì xóa tên trong danh sách hội viên.

3. Trường hợp Ban Chấp hành hoặc người đứng đầu Ban Chấp hành Hội, lợi dụng danh nghĩa hoạt động trái Điều lệ Hội, hoặc cố tình kéo dài nhiệm kỳ Đại hội, thì tùy mức độ, tính chất sai lầm các tổ chức Hội đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Chỉ có Đại hội đại biểu Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này.

Điều 22. Điều khoản thi hành

1. Điều lệ này có 7 Chương, 22 Điều đã được Đại hội đại biểu Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam lần thứ II thông qua ngày 18 tháng 12 năm 2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định phê duyệt.

2. Đoàn Chủ tịch Hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội./.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

********

 

Số: 120/2004/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

********

Hà nội, ngày 5 tháng 7 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

ca th tướng Chính ph S 120/2004/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 7 năm 2004 V mt s chế độ đối vi
người tham gia kháng chiến và con đẻ ca h b hu qu
do nhim cht độc hóa hc do M s dng trong
chiến tranh Vit Nam

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn c Lut T chc Chính ph ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề ngh ca B trưởng B Lao động - Thương binh và Xã hi,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điu 1. Đối tượng được hưởng chế độ tr cp theo Quyết định này bao gm :

1. Cán b, chiến sĩ các lc lượng vũ trang nhân dân, cán b dân chính Đảng, thanh niên xung phong tham gia công tác, chiến đấu, phc v chiến đấu ti các vùng b M s  dng cht độc hóa hc trong chiến tranh Vit Nam t tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975, đang không hưởng tr cp bnh binh hoc tr cp mt sc lao động mà sinh con d dng, d tt hoc vô sinh do hu qu cht độc hóa hc và thuc các mc độ sau:

a) B mc bnh him nghèo do nhim cht độc hóa hc, không còn kh năng lao động.

b) B mc bnh do nhim cht độc hóa hc, b suy gim kh năng lao động.

2. Con đẻ còn sng ca đối tượng quy định ti khon 1 Điu này, con đẻ ca bnh binh, con đẻ ca công nhân viên chc mt sc lao động mà b hu qu do nhim cht độc hoá hc và thuc mc độ sau:

a) B d dng, d tt nng, không có kh năng lao động, không t lc được trong sinh hot.

b) B d dng, d tt, không có kh năng lao động nhưng còn t lc được trong sinh hot.

Điu 2.

1. Mc tr cp bng 300.000 đồng/người/tháng đối vi đối tượng quy định ti đim a khon 1 Điu 1.

2. Mc tr cp bng 165.000 đồng/người/tháng đối vi đối tượng quy định ti đim b khon 1 Điu 1.

3. Mc tr cp bng 170.000 đồng/người/tháng đối vi đối tượng quy định ti đim a khon 2 Điu 1.

4. Mc tr cp bng 85.000 đồng/người/tháng đối vi đối tượng quy định ti đim b khon 2 Điu 1.

Điu 3.

1. Đối tượng quy định ti khon 1 Điu 1, già yếu, cô đơn không nơi nương ta và đối tượng quy định ti khon 2 Điu 1, m côi c cha và m được xét tiếp nhn nuôi dưỡng ti các cơ s bo tr xã hi.

2. Đối tượng được hưởng tr cp theo quy định ti Điu 1 ca Quyết định này, nếu chưa được hưởng chế độ bo him y tế thì được Nhà nước mua bo him y tế vi mc 3% lương ti thiu.

3. Hc sinh, sinh viên là con ca đối tượng quy định ti đim a khon 1 Điu 1 đang hc ti các trường thuc h thng giáo dc, đào to ca Nhà nước mà không hưởng lương hoc sinh hot phí thì được hưởng chế độ ưu đãi v giáo dc và đào to như quy định đối vi con ca bnh binh mt sc lao động t 61% đến 70% như quy định ti Điu 64 ca Ngh định s 28/CP ngày 29  tháng  4 năm 1995 ca Chính ph.

4. Đối tượng quy định ti đim a khon 1 Điu 1 đang hưởng chế độ tr cp hàng tháng, không thuc din hưởng chế độ mai táng phí khi chết thì  người đảm nhim vic chôn ct được tr cp phí mai táng đối vi bnh binh mt sc lao động khi chết như quy định ti Điu 39 ca Ngh định s 28/CP ngày 29  tháng  4 năm 1995 ca Chính ph.

5. Nhng đối tượng quy định ti đim b khon 1 Điu 1 và ti đim b khon 2 Điu 1 còn kh năng lao động, thuc din đói nghèo được ưu tiên vay vn t Qu Quc gia gii quyết vic làm, Qu Xóa đói, gim nghèo để sn xut, kinh doanh ci thin đời sng.

Điu 4.

1. Kinh phí thc hin các chế độ tr cp: hàng tháng, ưu đãi giáo dc, đào to, bo him y tế, mai táng phí quy định ti Quyết định này được b trí trong nhim v chi đảm bo xã hi hàng năm ca địa phương như quy định hin hành.

Kinh phí tăng thêm trong năm 2004 do b sung đối tượng và điu chnh mc tr cp để h tr cho các địa phương được h tr t ngun d phòng ngân sách Trung ương năm 2004.

2. Thi gian bt đầu thc hin chế độ tr cp theo quy định ca Quyết định này t ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Đối tượng đang hưởng chế độ tr cp theo quy định ca Quyết định s 26/2000/QĐ-TTg  ngày 23 tháng 02 năm 2000 ca Th tướng Chính ph được hưởng tr cp theo quy định ca Quyết định này k t ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Đối tượng quy định ti Điu 1 Quyết định này, được lp h sơ làm th tc đề ngh xác nhn là đối tượng hưởng chế độ tr cp t ngày 01 tháng 7 năm 2004 tr v sau thì được hưởng chế độ tr cp theo quy định ca Quyết định này k t ngày U ban nhân dân tnh, thành ph trc thuc Trung ương ra quyết định.

Điu 5.

1. B Lao động - Thương binh và Xã hi có trách nhim quy định, hướng dn thc hin v ni dung h sơ, th tc xác nhn và kim tra vic thc hin chế độ tr cp cho đối tượng hưởng chính sách này các địa phương trong c nước.

2. B Y tế ch trì phi hp vi B Lao động - Thương binh và Xã hi và các cơ quan có liên quan hướng dn, kim tra vic xác định các bnh tt,  mc độ d dng, d tt và kh năng lao động đối vi nhng người thuc din quy định ti Điu 1, làm căn c  xác định mc tr cp theo quy định ca Quyết định này.

3. B Tài chính có trách nhim bo đảm ngun ngân sách và hướng dn s dng ngun kinh phí chi cho đối tượng được quy định ti Quyết định này.

4. U ban nhân dân các tnh, thành ph trc thuc Trung ương t chc thc hin Quyết định này theo hướng dn ca  B Lao động - Thương binh và Xã hi và B Tài chính.

Điu 6. Quyết định này thay thế Quyết định ca Th tướng Chính ph s 26/2000/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2000 và có hiu lc thi hành sau15 ngày, k t ngày đăng công báo.

Điu 7. Các B trưởng, Th trưởng cơ quan ngang B, Th trưởng các cơ quan thuc Chính ph, Ch tch U ban nhân dân các tnh, thành ph trc thuc Trung ương chu trách nhim thi hành Quyết định này./.

  

Phan Văn Khải

                       (Đã ký)

 

 

 

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
******

Số: 14/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2004 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA KHÁNG CHIẾN VÀ CON ĐẺ CỦA HỌ BỊ HẬU QUẢ DO NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC DO MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Thi hành Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 07 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP

1. Đối tượng:

a) Người tham gia kháng chiến bị hậu quả trực tiếp của chất độc hoá học:

- Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân.

- Công an, dân quân, du kích, tự vệ địa phương.

- Cán bộ thôn, ấp, xã, phường cán bộ, công nhân, viên chức trong hệ thống Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội cách mạng.

- Thanh niên xung phong tập trung theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14 tháng 04 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

- Dân công hoả tuyến.

Các đối tượng trên được gọi chung là người tham gia kháng chiến.

b) Con đẻ còn sống của người tham gia kháng chiến bị hậu quả của chất độc hoá học.

2. Điều kiện:

a) Đối với người tham gia kháng chiến, có đủ các điều kiện sau:

- Đã từng tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại vùng bị Mỹ sử dụng chất độc hoá học trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn từ tháng 08 năm 1961 đến 30 tháng 04 năm 1975.

- Đang không hưởng trợ cấp bệnh binh hoặc trợ cấp mất sức lao động.

- Bị mắc bệnh do nhiễm chất độc hoá học sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh; bị mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm chất độc hoá học.

b) Đối với con đẻ còn sống của người tham gia kháng chiến (bao gồm cả con đẻ của bệnh binh, con đẻ của công nhân viên chức nghỉ mất sức lao động) bị dị dạng, dị tật nặng do nhiễm chất độc hoá học không còn khả năng lao động.

c) Người tham gia kháng chiến bị mắc các bệnh và con của họ bị dị dạng, dị tật do chất độc hoá học thuộc danh mục bệnh tật kèm theo Thông tư này.

II. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP VÀ CHẾ ĐỘ KHÁC

1. Chế độ trợ cấp hàng tháng:

a) Đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:

- Mức trợ cấp bằng 300.000 đồng/người/tháng đối với người bị mắc bệnh hiểm nghèo, không còn khả năng lao động.

- Mức trợ cấp bằng 165.000 đồng/người/tháng đối với người bị mắc bệnh, suy giảm khả năng lao động.

b) Đối với con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:

- Mức trợ cấp bằng 170.000 đồng/người/tháng đối với người bị dị dạng, dị tật nặng không có khả năng lao động, không tự lực được trong sinh hoạt.

- Mức trợ cấp bằng 85.000 đồng/người/tháng đối với người bị dị dạng, dị tật, không có khả năng lao động, còn tự lực được trong sinh hoạt.

2. Chế độ ưu đãi khác:

a) Đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng theo điểm 1 mục II trên nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được Nhà nước mua bảo hiểm y tế với mức 3% tiền lương tối thiểu hiện hành.

b) Học sinh, sinh viên là con đẻ của người tham gia kháng chiến bị mắc bệnh hiểm nghèo, không còn khả năng lao động đang học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước (có khoá học từ 1 năm trở lên) mà không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí thì được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục, đào tạo như đối với con của bệnh binh mất sức lao động từ 61% đến 70%.

c) Người tham gia kháng chiến đang hưởng trợ cấp 300.000 đồng/người/tháng khi chết nếu không thuộc diện có chế độ mai táng phí thì người đảm nhiệm việc chôn cất được cấp mai táng phí như đối với bệnh binh mất sức lao động từ 61% đến 70%.

d) Người tham gia kháng chiến bị suy giảm khả năng lao động và con đẻ của người tham gia kháng chiến bị dị dạng, dị tật, còn tự lực được trong sinh hoạt thuộc diện đói nghèo được ưu tiên vay vốn từ Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm giành cho người tàn tật từ Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất, kinh doanh cải thiện đời sống.

đ) Người tham gia kháng chiến già yếu, cô đơn không nơi nương tựa và con đẻ của người tham gia kháng chiến mồ côi cả cha và mẹ nếu không có thân nhân chăm sóc, nuôi dưỡng, không tự bảo đảm được cuộc sống tại cộng đồng thì được xem xét tiếp nhận nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

III. THỦ TỤC, HỒ SƠ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG

1. Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ quy định tại mục I làm 02 bản khai (mẫu số 01) chuyển đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp xã) 01 bản.

2. Uỷ ban nhân dân cấp xã:

a) Căn cứ điều kiện thực tế của đối tượng tại địa phương để xác nhận:

- Người tham gia kháng chiến có thời gian hoạt động ở chiến trường thời kỳ tháng 08 năm 1961 đến 30 tháng 04 năm 1975.

- Tình trạng bệnh tật và tình trạng sinh con bị dị dạng, dị tật hoặc vô sinh sau thời gian tham gia kháng chiến (đối với người tham gia kháng chiến) mức độ dị dạng, dị tật (đối với con đẻ của người tham gia kháng chiến) trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của trưởng trạm y tế cấp xã.

- Khả năng lao động (đối với người tham gia kháng chiến), khả năng tự lực trong sinh hoạt (đối với con đẻ của người tham gia kháng chiến) trên cơ sở ý kiến của trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố.

b) Gửi Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công (Hội đồng xác nhận người có công) cấp xã xác nhận đề nghị.

c) Chuyển hồ sơ kèm theo công văn đến phòng làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, quận, thị xã (gọi chung là phòng Tổ chức - Lao động xã hội) để xem xét.

d) Trường hợp còn vướng mắc hoặc có khiếu nại về mức độ bệnh, mức độ suy giảm khả năng lao động (đối với người tham gia kháng chiến - kể cả những thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được xác định tỷ lệ thương tật không có vết thương thực thể), về mức độ dị dạng, dị tật, khả năng tự lực trong sinh hoạt (đối với con đẻ người tham gia kháng chiến) thì chuyển hồ sơ kèm công văn đến Phòng Tổ chức - Lao động xã hội để phối hợp với Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực kiểm tra, xác minh và kết luận.

3. Phòng Tổ chức - Lao động xã hội:

a) Kiểm tra hồ sơ, đối chiếu danh sách người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị ảnh hưởng của chất độc hoá học, lập danh sách những người có đủ điều kiện (mẫu số 02a và mẫu số 02b), trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp ký công văn kèm hồ sơ gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

b) Những trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển đến để kiểm tra, xác minh, kết luận theo tiết d, điểm 2 mục III trên đây mà vẫn không có sự thống nhất thì Phòng Tổ chức - Lao động xã hội huyện chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục giới thiệu đến Hội đồng giám định Y khoa cấp tỉnh giám định. Nếu mất sức lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng chế độ đối với người bị mắc bệnh, suy giảm khả năng lao động.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Rà soát đề nghị của quận, huyện, thị xã lập danh sách người hưởng trợ cấp (mẫu số 02a và mẫu số 02b), lập 04 bản tổng hợp (mẫu số 03) thống nhất với Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định trợ cấp (mẫu số 04).

b) Căn cứ phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Lập quyết định hưởng trợ cấp đối với từng người, đồng thời phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí trợ cấp và tổ chức thực hiện việc chi trả trợ cấp theo quy định hiện hành; gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh - Liệt sĩ và Người có công) 01 bản Quyết định và 01 bản tổng hợp trợ cấp.

- Tổ chức lưu giữ hồ sơ; thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện trợ cấp về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

IV. NGUỒN KINH PHÍ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP

Kinh phí để chi trả trợ cấp và một số chế độ ưu đãi quy định tại mục II Thông tư này do ngân sách địa phương đảm bảo từ nguồn trợ cấp xã hội được Chính phủ giao hàng năm. Đối với những địa phương khó khăn được hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 07 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này tới các cấp, các ngành và nhân dân địa phương; kiểm tra, rà soát bảo đảm thực hiện đúng đối tượng, đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

2. Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn kiểm tra việc xác định bệnh tật, mức độ dị dạng, dị tật, khả năng lao động đối với các đối tượng quy định tại điểm I Thông tư này.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định danh sách đối tượng được hưởng chế độ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo đủ nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hoá học, chỉ đạo các đơn vị thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn tại Thông tư này.

5. Thủ tục, hồ sơ thực hiện các chế độ giáo dục đào tạo, bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học quy định tại Thông tư này được thực hiện như quy định hiện hành đối với người có công với cách mạng.

6. Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ đang hưởng trợ cấp hàng tháng và bảo hiểm y tế trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 theo Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra lại nếu đủ điều kiện tiếp tục hưởng chế độ thì làm thủ tục hưởng các chế độ quy định tại Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 07 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2004.

7. Đối với những trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà có khiếu nại, tố cáo về mức độ bệnh, mức độ suy giảm khả năng lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tạm dừng thực hiện chế độ và phối hợp cơ quan liên quan kiểm tra xác minh, kết luận theo mục III của Thông tư này, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

8. Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ đã được quản lý theo danh sách và được lập hồ sơ thủ tục xét hưởng chính sách từ ngày 01 tháng 07 năm 2004 trở về sau được hưởng trợ cấp hàng tháng và các chế độ khác từ ngày có Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

9. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 17/2000/TTLT/BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 07 năm 2000 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính và Thông tư số 02/2001/TTLT/BYT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 02 năm 2001 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ánh kịpthời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính để giải quyết./.

KT.BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Thứ Trưởng

Nguyễn Đình Liêu

(đã ký)

KT.BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
 

Thứ Trưởng

Lê Ngọc Trọng

(đã ký)

KT.BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH 
 

Thứ Trưởng
 Huỳnh Thị Nhân

(đã ký)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

********

 

Số: 290/2005/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

********

Hà nội, ngày 08 tháng 11 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

Của Thủ tướng Chính phủ số 290/2005/QĐ-TTg,
ngày 08 tháng 11 năm 2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay quy định chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước như sau:

1. Đối tượng và chế độ áp dụng:

a) Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các chiến trường B, C, K về gia đình từ ngày 31 tháng 12 năm 1976 trở về trước nhưng chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ (bao gồm cả trợ cấp xuất ngũ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ), chế độ thôi việc, chế độ bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu chí hàng tháng, nay được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường cứ mỗi năm được hưởng 600.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 1.200.000 đồng.

b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an tham gia chiến đấu ở các chiến trường B, C, K sau đó trở thành người hưởng lương, thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, cán bộ dân chính Đảng hoạt động cách mạng ở các chiến trường B, C, K từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước không có thân nhân chủ yếu phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K nay được hưởng chế độ một lần theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường, cứ mỗi năm thuộc diện hưởng lương ở chiến trường được hưởng 500.000 đồng. Mức chi trả chế độ một lần thấp nhất bằng 1.000.000 đồng.

c) Dân quân tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước, du kích tập trung ở miền Nam (bao gồm cả lực lượng mật) từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước do cấp có thẩm quyền quản lý đã về gia đình phải được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế tham gia dân quân, du kích tập trung, cứ mỗi năm được hưởng 400.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 800.000 đồng.

d) Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức, thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và các đối tượng nêu tại các Điểm a, b, và c Khoản 1 Điều này, nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành về chính sách Bảo hiểm xã hội.

đ) Trường hợp các đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì một trong những người sau đây được hưởng chế độ một lần theo mức tương ứng quy định tại Quyết định này: Vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần.

Khi tính thời gian thực hiện chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa năm.

2. Đối tượng không áp dụng:

a) Đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này thuộc diện đang công tác, đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi về địa phương, đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, chế độ bệnh binh hàng tháng.

b) Những người thuộc đối tượng nêu tại Khoản 1 điều này mà đầu hàng địch, phản bội, đào ngũ, người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu công an nhân dân; tính đến ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành mà đang chấp hành án tù chung thân hoặc bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích.

Điều 2. Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này, nếu chưa được khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến chống Mỹ thì được thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện các chế độ quy định tại Quyết định này do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 4.

1. Việc xác nhận, xét duyệt đối tượng hưởng chế độ, chính sách nêu tại Quyết định này phải đảm bảo công khai, chặt chẽ, chính xác.

2. Những người có hành vi làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Điều 5.

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này; đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện chế độ một lần đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng, dân quân, du kích tập trung và lực lượng mật thuộc phạm vi quản lý.

2. Các Bộ, ngành ở Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ một lần đối với các đối tượng: công an nhân dân, công nhân, viên chức, cán bộ dân chính Đảng, thanh niên xung phong và lực lượng mật thuộc phạm vi quản lý.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với công nhân, viên chức, cán bộ dân chính Đảng và thanh niên xung phong đã về địa phương; chế độ bảo hiểm y tế và chế độ mai táng phí đối với các đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 1 Quyết định này.

Trong phạm vi khả năng ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện hỗ trợ về vật chất, tinh thần đối với những người tham gia kháng chiến chống Mỹ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

4. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện chế dộ, chính sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 KT. THỦ TƯỚNG

P THỦ TƯỚNG

 Nguyễn Tấn Dũng

         (Đã kỹ)

 

BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH

——— 

Số: 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

————————————

Hà Nội , ngày 07 tháng 12 năm 2005

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.

 

Căn cứ Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước; sau khi có ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành: Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Ban Tổ chức Trung ương, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên Bộ Quốc phòng - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

Phần I
ĐỐI TƯỢNG VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

I. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MỘT LẦN ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN, CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CHƯA HƯỞNG CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

1. Đối tượng và điều kiện.

1.1. Đối tượng áp dụng:

Quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20/07/1954 đến 30/04/1975, về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng.

1.2. Đối tượng không áp dụng:

a) Những người đã về gia đình sau đó tiếp tục thoát ly mà thời gian tham gia kháng chiến đã được tính hưởng chế độ.

b) Những người phản bội, đầu hàng địch, đào ngũ, người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu công an nhân dân.

Tính đến ngày Quyết định 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành mà người đang chấp hành án tù chung thân hoặc bị kết án một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xóa án tích.

c) Người ra nước ngoài và ở lại nước ngoài bất hợp pháp.

d) Đối tượng đã từ trần nhưng không còn vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi.

2. Chế độ được hưởng.

2.1. Cách tính thời gian hưởng chế độ:

a) Thời gian được tính hưởng chế độ là thời gian công tác thực tế, bao gồm thời gian tham gia quân đội, công an, cán bộ dân chính đảng trong khoảng từ 20/07/1954 đến 31/12/1976.

b) Trường hợp có thời gian tham gia dân quân, du kích tập trung sau đó phát triển thành bộ đội, công an, công nhân viên chức thì được tính cả thời gian tham gia dân quân, du kích tập trung để tính hưởng chế độ.

c) Đối tượng có thời gian công tác thực tế nếu gián đoạn có lý do chính đáng thì được cộng dồn để hưởng chế độ.

d) Thời gian công tác thực tế được tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính là một năm, dưới 6 tháng được tính là nửa năm (1/2 năm).

2.2. Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần:

a) Đối tượng có thời gian hưởng chế độ từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng là 1.200.000 đồng (một triệu hai trăm ngàn đồng).

b) Đối tượng có thời gian hưởng chế độ trên 2 năm, mức hưởng được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = số năm được tính hưởng x 600.000 đ

Ví dụ 1: Ông APun cư trú ở tỉnh Kon Tum, nhập ngũ tháng 6/1968 thuộc đơn vị X, tháng 11/1975 tự về gia đình, chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Cách tính thời gian của ông APun để hưởng trợ cấp một lần như sau:

Từ tháng 6/1968 đến tháng 11/1975 bằng 7 năm 6 tháng (tính là 8 năm).

- Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần của ông APun là:

8 năm x 600.000 đ = 4.800.000 đồng.

Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị H, quê Bến Tre, tháng 8/1962 tham gia cách mạng, công tác tại chính quyền cách mạng tỉnh Bến Tre; đến tháng 12/1968 bà H lâm bệnh và phải đi điều trị tại bệnh viện, sau khi khỏi bệnh tự về gia đình, không tiếp tục tham gia công tác trong chính quyền cách mạng, bà H chưa hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Cách tính thời gian của bà H để hưởng trợ cấp một lần như sau:

Từ tháng 8/1962 đến tháng 12/1968 bằng 6 năm 5 tháng (tính là 6,5 năm).

Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần của bà H là:

6,5 năm x 600.000 đ = 3.900.000 đồng.

II. CHẾ ĐỘ MỘT LẦN ĐỐI VỚI HẠ SĨ QUAN, CHIẾN SĨ QUÂN ĐỘI, CÔNG AN, THANH NIÊN XUNG PHONG HUỞNG LƯƠNG, CÁN BỘ DÂN CHÍNH ĐẢNG, THAM GIA CHIẾN ĐẤU, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC CHIẾN TRƯỜNG B, C, K

1. Đối tượng và điều kiện.

1.1. Đối tượng áp dụng:

Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân tham gia chiến đấu, hoạt động ở các chiến trường B, C, K sau đó trở thành người hưởng lương, thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cán bộ dân chính đảng hoạt động cách mạng ở các chiến trường B, C, K từ ngày 30/04/1975 trở về trước, không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K. Cụ thể là:

a) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân (diện hưởng sinh hoạt phí) quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác ở chiến trường phát triển thành người hưởng lương từ ngày 30/04/1975 trở về trước, bao gồm:

- Người được bổ nhiệm giữ chức từ trung đội phó trở lên;

- Người được đề bạt cấp bậc từ Chuẩn úy hoặc trung đội bậc phó trở lên;

- Người được chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương công an nhân dân hoặc cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an hoặc cán bộ dân chính đảng ở miền Nam.

b) Thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cử vào chiến trường B, C, K, hoặc khi đi chiến trường hưởng sinh hoạt phí sau đó trở thành người hưởng lương trong chiến trường từ ngày 30/04/1975 trở về trước.

c) Cán bộ dân chính đảng ở miền Nam thoát ly hoạt động cách mạng tại các chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/04/1975 do các tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng từ cấp huyện (quận) trở lên quản lý.

1.2. Đối tượng không áp dụng:

a) Những người đã hưởng chế độ một lần theo quy định tại Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày 15/04/1999 của Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954; những người đã hưởng chế độ một lần theo quy định tại Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/04/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an, thanh niên xung phong, cán bộ dân chính đảng công tác, chiến đấu ở các chiến trường B, C, K thuộc đối tượng nêu trên nhưng có thân nhân chủ yếu (bố đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc.

c) Quân nhân, công an, thanh niên xung phong hoạt động ở chiến trường B, C, K nhưng hưởng sinh hoạt phí.

d) Các trường hợp tương tự nêu tại điểm b, c, d tiết 1.2 khoản 1, Mục I, Phần I Thông tư này.

2. Chế độ được hưởng.

2.1. Cách tính thời gian hưởng chế độ:

a) Thời gian được tính hưởng chế độ là thời gian thực tế công tác, chiến đấu thuộc diện hưởng lương tại chiến trường B, C, K trong khoảng từ 20/07/1954 đến 30/04/1975, cụ thể như sau:

- Đối với quân nhân, công an nhân dân, thời gian tính hưởng là thời gian được hưởng lương từ ngày 30/04/1975 trở về trước;

- Đối với thanh niên xung phong hưởng lương, thời gian tính hưởng kể từ khi đi chiến trường hoặc thời gian được hưởng lương đối với người khi đi chiến trường hưởng sinh hoạt phí từ ngày 30/04/1975 trở về trước;

- Đối với cán bộ dân chính đảng ở miền Nam, thời gian tính hưởng kể từ ngày thoát ly tham gia cách mạng trong khoảng từ tháng 7/1954 đến 30/04/1975.

b) Người có thời gian chiến đấu, công tác hưởng lương tại các chiến trường khác nhau hoặc có thời gian hoạt động ở các lĩnh vực, cương vị khác nhau hoặc có thời gian gián đoạn thì được cộng dồn để tính hưởng chế độ.

c) Những người trong quá trình chiến đấu, công tác ở chiến trường B, C, K, trong thời kỳ hưởng lương nếu được tổ chức bố trí ra miền Bắc công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng dưới 1 năm, sau đó trở lại chiến trường thì khoảng thời gian ở miền Bắc này vẫn được tính để hưởng chế độ một lần;

Nếu thời gian học tập, công tác, điều trị, điều dưỡng ở miền Bắc từ 1 năm (12 tháng) trở lên thì thời gian ở miền Bắc không được tính hưởng chế độ một lần.

d) Thời gian công tác thực tế được tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ, được tính như quy định tại điểm d tiết 2.1 khoản 2, Mục I, Phần I Thông tư này.

2.2. Mức hưởng chế độ một lần:

a) Đối tượng có thời gian tính hưởng chế độ từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng là 1.000.000 đồng (một triệu đồng).

b) Đối tượng có thời gian tính hưởng chế độ trên 2 năm, mức hưởng được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = số năm được tính hưởng x 500.000 đ

Ví dụ 3: Ông Huỳnh Văn A là hạ sĩ quan (hưởng sinh hoạt phí), tháng 6/1964 vào chiến trường; đến tháng 11/1968, ông A được quyết định là B bậc phó (hưởng lương); đến tháng 4/1974 ông A được ra Bắc điều dưỡng, tháng 10/1974 ông A trở lại chiến trường B cho đến 30/04/1975; không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc.

- Cách tính thời gian của ông A để hưởng chế độ một lần như sau:

Từ tháng 11/1968 đến tháng 4/1975, bằng 6 năm 6 tháng (tính là 7 năm).

- Mức hưởng chế độ một lần của ông A là:

7 năm x 500.000 đ = 3.500.000 đồng.

Ví dụ 4: Bà Cao Thị B là cán bộ, công tác tại huyện ủy huyện R từ tháng 11/1960, không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc; tháng 3/1971 bà B được ra miền Bắc học tập và không trở lại chiến trường.

- Cách tính thời gian của bà B để hưởng chế độ một lần như sau:

Từ tháng 11/1960 đến tháng 3/1971, bằng 10 năm 5 tháng (tính là 10,5 năm).

- Mức hưởng chế độ một lần của bà B là:

10,5 năm x 500.000 đ = 5.250.000 đồng.

Ví dụ 5: Bà Võ Thị C là người hưởng lương, tham gia thanh niên xung phong từ tháng 5/1968. Tháng 11/1973 được cử vàơ miền Nam phục vụ chiến đấu cho đến 30/04/1975; không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc.

- Cách tính thời gian của bà B để hưởng chế độ một lần như sau:

Từ tháng 11/1973 đến tháng 4/1975, bằng 1 năm 6 tháng.

- Mức hưởng chế độ một lần của bà C là: 1.000.000 đồng

III CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MỘT LẦN ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TẬP TRUNG Ở MIỀN BẮC, DU KÍCH TẬP TRUNG Ở MIỀN NAM (BAO GỒM CẢ LỰC LƯỢNG MẬT) ĐÃ VỀ GIA ĐÌNH

1. Đối tượng và điều kiện.

1.1. Đối tượng áp dụng:

a) Dân quân ở miền Bắc được tổ chức thành đơn vị tập trung, thường xuyên, trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu do cấp huyện, tỉnh tổ chức, quản lý hoặc giao cho cấp xã quản lý nhưng được tổ chức theo yêu cầu tác chiến của huyện, tỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 8/1964 đến tháng 1/1973.

b) Du kích ở miền Nam được tổ chức thành đơn vị tập trung, thường xuyên làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác do cấp ủy đảng xã, liên xã trở lên tổ chức, quản lý (bao gồm cả du kích mật) trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975.

c) Lực lượng mật do các tổ chức đảng, quân sự, công an có thẩm quyền tổ chức, giao nhiệm vụ hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975 ở chiến trường B, C, K.

Đối tượng tại điểm a, b, c nêu trên chưa được hưởng chế độ trợ cấp một lần gắn với thời gian phục vụ.

1.2. Đối tượng không áp dụng:

a) Dân quân tập trung ở miền Bắc tham gia từ sau ngày 27/01/1973, du kích tập trung ở miền Nam tham gia sau ngày 30/04/1975.

b) Đối tượng tại tiết 1.1, khoản 1, Mục III nêu trên tiếp tục công tác, sau đó phát triển thành quân nhân, công an nhân dân, công nhân viên chức, công nhân viên chức quốc phòng, công an hoặc cán bộ dân chính đảng hiện đang công tác có tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang hưởng các chế độ hưu trí hàng tháng, chế độ mất sức lao động hàng tháng, chế độ bệnh binh hoặc thời gian tham gia dân quân, du kích (hoặc hoạt động mật) đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

c) Dân quân, du kích không được tổ chức tập trung và không thường xuyên làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác.

d) Các trường hợp tương tự nêu tại điểm b, c, d tiết 1.2 khoản 1, Mục I, Phần I Thông tư này.

2. Chế độ được hưởng.

2.1. Cách tính thời gian hưởng chế độ:

a) Thời gian được tính hưởng chế độ là tổng thời gian thực tế tham gia dân quân, du kích tập trung cho đến khi giải thể về gia đình.

b) Quá trình tham gia dân quân, du kích tập trung nếu có thời gian gián đoạn hoặc tham gia nhiều đợt khác nhau thì được cộng dồn để tính thời gian hưởng chế độ

c) Thời gian công tác thực tế được tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ, được tính như quy định tại điểm d tiết 2.1 khoản 2, Mục I, Phần I Thông tư này.

2.1. Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần:

a) Đối tượng có thời gian tham gia dân quân, du kích tập trung từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng là 800.000 đồng (tám trăm ngàn đồng).

b) Đối tượng có thời gian tham gia dân quân, du kích tập trung trên 2 năm, mức hưởng được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = số năm được tính hưởng x 400.000 đ

Ví dụ 6: Bà Nguyễn Thị N là dân quân tập trung, được huyện T tổ chức làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ mục tiêu H trong khoảng thời gian chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc như sau:

Đợt 1, từ tháng 8/1964 đến tháng 11/1965.

Đợt 2, từ tháng 5/1968 đến tháng 11/1968.

Đợt 3, từ tháng 8/1972 đến tháng 11/1973.

- Cách tính thời gian của bà N để hưởng chế độ một lần như sau:

Thời gian của 3 đợt tham gia dân quân tập trung là: 1 năm 4 tháng + 7 tháng + 1 năm 4 tháng = 3 năm 3 tháng (tính là 3,5 năm).

- Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần của bà N:

3,5 năm x 400.000 đ = 1.400.000 đồng

Ví dụ 7: Ông Lương Văn Y là du kích tập trung, được Đảng ủy liên xã quản lý, làm nhiệm vụ chiến đấu, công tác ở miền Nang như sau:

Lần 1, từ tháng 1/1965 đến 3/1968.

Lần 2, từ tháng 3/1974 đến tháng 4/1975.

- Cách tính thời gian của ông Y để hưởng chế độ một lần như sau:

Thời gian của 2 lần tham gia du kích tập trung là: 2 năm 5 tháng + 1 năm 2 tháng = 3 năm 7 tháng (tính là 4 năm).

- Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần của ông Y:

4 năm x 400.000 đ = 1.600.000 đồng.

IV. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ CHẾ ĐỘ MAI TÁNG PHÍ

1. Chế độ bảo hiểm y tế

1.1. Đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/04/1975 trở về trước quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, bao gồm: quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 của Chính phủ, được Nhà nước mua bảo hiểm y tế với mệnh giá bằng 3% lương tối thiểu.

1.2. Quyền lợi của người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Chế độ mai táng phí

2.1. Đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/04/1975 trở về trước quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, bao gồm: quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động, khi từ trần nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội và chính sách người có công thì người hoặc tổ chức lo mai táng được nhận tiền mai táng phí.

2.2. Mức trợ cấp tiền mai táng phí được thực hiện như các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc do Chính phủ quy định tại thời điểm đối tượng từ trần.

2.3. Trường hợp đối tượng từ trần từ ngày Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thì hành đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu chưa được hưởng chế độ mai táng phí thì người hoặc tổ chức lo mai táng cho đối tượng được hưởng theo quy định tại Thông tư này.

V. QUY ĐỊNH VỀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 290/2005/QĐ-TTg NGÀY 08/11/2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

1. Kinh phí chi trả chế độ một lần do ngân sách Trung ương đảm bảo;

2. Kinh phí chi trả chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí do ngân sách địa phương đảm bảo. Do năm 2006 thuộc thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2004 - 2006 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2006 giao cho các địa phương chưa có khoản chi này nên ngân sách Trung ương sẽ bổ sung có mục tiêu cho địa phương trong quá trình thực hiện. Từ năm 2007, khoản chi này sẽ được tính toán trong nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

3. Kinh phí cho công tác chi trả chế độ một lần đối với đối tượng quy định tại Mục II (B, C, K) bằng 3%, chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng quy định tại Mục I, Mục III bằng 4% trên tổng kinh phí chi trả chế độ một lần của đối tượng. Kinh phí cho công tác quản lý, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí thực hiện theo quy định hiện hành về bảo hiểm xã hội.

Phần II
HỒ SƠ THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ

1. Hồ sơ xét hưởng chế độ một lần (Đối với đối tượng quy định tại Mục I, Mục II, Mục III Phần I Thông tư này).

1.1. Các giấy tờ làm căn cứ xét duyệt:

a) Các giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc:

- Lý lịch Đảng viên (nếu là đảng viên).

- Lý lịch cán bộ, bản trích 63, lý địch quân nhân (nếu có).

- Hồ sơ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, hồ sơ hưởng chế độ bệnh binh hoặc hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng (áp dụng riêng đối với đối tượng quy định tại Mục II, Phần I Thông tư này).

b) Giấy tờ liên quan:

Các giấy tờ có thể chứng minh là quân nhân, công an nhân dân, thanh niên xung phong, cán bộ dân chính đảng, dân quân, du kích, công nhân viên chức Nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an, như:

- Quyết định nhập ngũ; tuyển dụng, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; điều động; giao nhiệm vụ...

- Huân, huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác.

- Phiếu chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe...

- Hồ sơ hưởng chế độ người có công, hưởng BHXH một lần.

- Các giấy tờ chứng nhận có liên quan khác.

1.2. Hồ sơ xét duyệt, thẩm định đối với đối tượng đã về gia đình hưởng chế độ trợ cấp một lần được quy định như sau:

Hồ sơ được lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm có:

- Bản khai cá nhân (1A, 2A, 3A) hoặc của thân nhân (1B, 2B, 3B).

Bản khai của thân nhân phải kèm theo giấy ủy quyền của các thân nhân chủ yếu khác, có sự xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người ủy quyền cư trú (mẫu 04).

- Bản sao một trong các giấy tờ gốc hoặc các giấy tờ có liên quan theo quy định tại tiết 1.1, khoản 1, Mục này, có công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú.

Riêng đối với đối tượng quy định tại Mục II, Phần I Thông tư này ngoài bản khai (2A hoặc 2B) phải có bản trích sao quá trình công tác được hưởng chế độ có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch (mẫu 2C) và bản sao (phôtocopy) toàn bộ quá trình công tác của cá nhân đối tượng do cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch cung cấp và xác nhận.

- Biên bản xem xét và xác nhận đối tượng của hội nghị liên tịch thôn, xóm, tổ dân phố, ấp... (mẫu 05).

- Biên bản xét và xác nhận của Hội nghị BCH Hội Cựu chiến binh xã, phường (mẫu 06).

- Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân xã (phường) (mẫu 7A).

- Công văn đề nghị (mẫu 8A) kèm danh sách đối tượng được hưởng chế độ một lần.

+ Đối tượng chưa được hưởng chế độ, chính sách (mẫu 9A).

+ Đối tượng B, C, K (mẫu 9B).

+ Đối tượng dân quân, du kích tập trung (mẫu 10A).

- Quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần (mẫu 10A).

1.3. Hồ sơ xét duyệt hưởng chế độ một lần đối với đối tượng quy định tại Mục II, Phần I Thông tư này, đang công tác, được lập thành 02 bộ như sau:

- Bản khai cá nhân có chứng nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác (mẫu 2A).

- Bản trích sao quá trình công tác của đối tượng được hưởng chế độ có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch (mẫu 2C).

- Bản sao (phôtôcopy) toàn bộ quá trình công tác của cá nhân đối tượng do cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch cung cấp và xác nhận.

- Công văn đề nghị (mẫu 7A) kèm theo danh sách đối tượng hưởng chế độ của cơ quan, đơn vị từ cấp quản lý đối tượng đến cấp ra quyết định hưởng chế độ cho đối tượng (mẫu 9B).

- Quyết định hưởng chế độ một lần (mẫu 10A).

2. Hồ sơ xét hưởng chế độ bảo hiểm y tế và chế độ mai táng phí.

2.1. Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm y tế được lập thành 02 bộ như sau:

- Đơn đề nghị của đối tượng có xác nhận của chính quyền địa phương xã (phường) nơi cư trú.

- Bản trích sao danh sách đề nghị hưởng chế độ một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 hoặc bản sao một trong các quyết định được hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc...), trường hợp đối tượng không còn các quyết định trợ cấp một lần thì làm bản khai nêu rõ quá trình tham gia kháng chiến chống Mỹ và công tác, được Hội đồng chính sách xã xem xét đề nghị.

- Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi đối tượng cư trú (mẫu 7B)

- Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (quận) (mẫu 8B) kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chế độ BHYT (mẫu 9D).

- Danh sách tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố (mẫu 9D).

- Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh (thành phố) hưởng chế độ BHYT (mẫu 10B).

2.2. Hồ sơ hưởng chế độ mai táng phí được lập thành 02 bộ như sau:

- Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng có xác nhận của chính quyền địa phương xã (phường) nơi cư trú.

- Giấy chứng tử.

- Công văn đề nghị của UBND xã (phường) nơi đối tượng cư trú (mẫu 7C).

- Bản trích sao danh sách đề nghị hưởng chế độ một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 hoặc bản sao một trong các quyết định được hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc; trợ cấp một lần) hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ BHYT theo quy định tại Thông tư này.

- Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (quận) (mẫu 8C), kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chế độ mai táng phí (mẫu 9E).

- Danh sách tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố (mẫu 9E).

- Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) hưởng chế độ mai táng phí (mẫu 10C).

Phần III

TRÁCH NHIỆM VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG

1. Trách nhiệm và trình tự thực hiện của cá nhân, cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt, chi trả chế độ một lần đối với các đối tượng đã về gia đình.

1.1. Trách nhiệm của đối tượng và thân nhân đối tượng:

a) Làm bản khai theo mẫu quy định.

b) Nộp 2 bộ hồ sơ gồm: bản khai và các giấy tờ gốc hoặc giấy tờ được coi là giấy tờ gốc; giấy tờ có liên quan (nếu có) cho Ủy ban nhân dân xã (phường).

c) Bảo đảm tính trung thực của bản khai, các giấy tờ cá nhân và chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật.

1.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã (phường):

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân và đối tượng về nội dung chế độ chính sách; tổ chức thực hiện bảo đảm dân chủ, công khai, chặt chẽ, chính xác, đúng đối tượng ở địa phương.

b) Thành lập Hội đồng chính sách xã (phường) do Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng, cán bộ quân sự, công an, lao động - thương binh và xã hội làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Ban hưu trí; mời đại diện cán bộ nguyên phụ trách cấp ủy, cơ quan quân sự của địa phương thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đại diện Ban liên lạc dân quân, du kích tập trung, thanh niên xung phong... để giúp Ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức xét duyệt theo quy định tại Thông tư này.

c) Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng đề nghị hưởng chế độ. Tiến hành phân loại hồ sơ từng loại đối tượng của các thôn theo ba nhóm: nhóm có giấy tờ gốc; nhóm có giấy tờ liên quan và nhóm không có giấy tờ. Triển khai xét duyệt theo 3 bước:

- Bước 1: Xét duyệt cho nhóm đối tượng có giấy tờ gốc.

- Bước 2: Xét duyệt cho nhóm đối tượng có giấy tờ liên quan.

- Bước 3: Xét duyệt cho nhóm đối tượng không có giấy tờ gì.

d) Chỉ đạo Trưởng thôn tổ chức hội nghị tập thể để xem xét, xác nhận và đề nghị chế độ một lần cho từng nhóm đối tượng.

Thành phần Hội nghị liên tịch thôn gồm:

- Trưởng thôn, Bí thư chi bộ.

- Đại diện Chi hội Cựu Chiến binh, Chi hội người cao tuổi.

- Đại diện cán bộ nguyên là cấp ủy thôn, cán bộ lão thành, người cao tuổi hoạt động ở địa phương thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

- Thành phần khác (nếu xét thấy cần thiết).

Khi xét duyệt cho nhóm đối tượng sau, từng thôn mời đại diện đối tượng đã được xét đề nghị hưởng chế độ đợt trước tham dự họp.

Cấp xã (phường) chỉ tổ chức xét duyệt cho đối tượng nhóm sau, khi cấp huyện (quận) đã thông báo kết quả xét hưởng đối tượng nhóm trước của địa phương mình và mời đại diện đối tượng đã được xét hưởng của nhóm trước dự họp.

đ) Tổng hợp danh sách và hồ sơ đối tượng do các Trưởng thôn báo cáo; đề nghị Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh họp xem xét, xác nhận đối tượng (bao gồm cả đối tượng khác quê quán nhưng cư trú ổn định tại địa phương, có thể xác định được thời gian công tác tính hưởng chế độ).

e) Tổ chức hội nghị Hội đồng chính sách công khai xét duyệt đối với các đối tượng do các thôn báo cáo và Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh đã cho ý kiến bằng văn bản (cơ quan quân sự, công an, thương binh xã hội tổng hợp danh sách theo phạm vi phân công và báo cáo).

Đối với đối tượng không có giấy tờ gốc hoặc không có giấy tờ được coi là giấy tờ gốc, Hội đồng chính sách có trách nhiệm thẩm tra, xác minh quá trình công tác, thời gian về địa phương trước khi lập văn bản xác nhận (mẫu số 7A).

g) Niêm yết danh sách đối tượng đã được xét duyệt (đối tượng được hưởng; mức hưởng của từng người,...) tại các thôn, ấp; tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã (phường) và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân.

h) Sau 15 ngày, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân thì Ủy ban nhân dân xã (phường) tổng hợp, lập hồ sơ báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện, quận):

- Qua Ban chỉ huy quân sự huyện (quận) đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền Bộ Quốc phòng giải quyết, bao gồm: quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, dân quân, du kích tập trung, lực lượng mật quốc phòng;

- Qua Công an huyện (quận) đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền Bộ Công an giải quyết, bao gồm: công an nhân dân, công nhân viên chức công an, lực lượng mật công an;

- Qua Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội huyện (quận) đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết bao gồm: cán bộ, công nhân viên chức, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong.

i) Tổ chức xác nhận theo đề nghị của đối tượng hiện nay cư trú ở địa phương khác để hưởng chế độ (quy trình xét duyệt và hồ sơ thực hiện như đối tượng không còn giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc ở địa phương). Trong thời gian 45 ngày phải chuyển hồ sơ đã xét duyệt hoặc trả lời đối tượng theo đề nghị.

k) Tiến hành xác minh, tổng hợp báo cáo các trường hợp chưa rõ đối tượng, thời gian được tính hưởng chế độ hoặc các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết đang có khiếu nại, tố cáo.

Đối với lực lượng mật lập danh sách riêng nêu rõ từng trường hợp đã xác định được và những trường hợp chưa xác định được đề nghị trên xác minh, kết luận.

l) Theo dõi việc nhận, tổ chức chi trả công khai chế độ của đối tượng; thông báo kết quả trên các phương tiện thông tin của địa phương.

1.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện (quận):

a) Chỉ đạo các xã, phường và các cơ quan chức năng có liên quan tuyên truyền, phổ biến chế độ quy định cho mọi đối tượng tại địa phương.

b) Thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân huyện (quận) làm Trưởng ban, cơ quan quân sự, công an, Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Ban tổ chức huyện (quận) ủy, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Bảo hiểm xã hội, Tài chính, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi; mời đại diện cán bộ nguyên là cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng cơ quan quân sự hoạt động ở địa phương thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Từng huyện (quận) có thể thành lập tổ tư vấn với sự tham gia của Ban liên lạc dân quân, du kích tập trung, thanh niên xung phong và những người công tác cùng thời gian ở địa phương để giúp Ban chỉ đạo quyết định các chủ trương, kế hoạch và biện pháp thực hiện.

c) Tổ chức tập huấn cho các cơ quan chức năng của huyện, quận và lãnh đạo chính quyền, cán bộ chuyên môn ở các xã, phường và một số đại biểu tham gia trong các hội đồng chính sách về nội dung chế độ, biện pháp và quy trình tổ chức thực hiện ở địa phương.

d) Chỉ đạo các ngành chuyên môn xét duyệt, tổng hợp, báo cáo trên theo quy định:

- Ban chỉ huy quân sự huyện (quận) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt thẩm định, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (qua Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố) các đối tượng thuộc thẩm quyền Bộ Quốc phòng giải quyết.

- Công an huyện (quận) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt thẩm định, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (qua Công an tỉnh, thành phố) các đối tượng thuộc thẩm quyền Bộ Công an giải quyết.

- Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội huyện (quận) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt thẩm định (lưu giữ 01 bộ hồ sơ của đối tượng), tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố) các đối tượng thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) giải quyết.

Đối với lực lượng mật và đối tượng tham gia chiến đấu ở chiến trường B, C, K tự về gia đình chưa được hưởng chế độ, chính sách, quê từ huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trở ra mà không thuộc dân tộc ít người, cơ quan chức năng tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận từng trường hợp cụ thể trước khi xét duyệt, tổng hợp trong phạm vi, thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điểm d nêu trên.

đ) Chỉ đạo tiến hành chi trả chế độ cho đối tượng bảo đảm kịp thời, công khai, chặt chẽ, chính xác.

e) Kiểm tra việc thực hiện ở địa phương và chủ trì giải quyết những vướng mắc, phát sinh tại địa phương cơ sở.

1.4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo các địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan tuyên truyền, tổ chức triển khai và kiểm tra thực hiện chế độ quy định cho mọi đối tượng tại địa phương.

b) Thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) làm Trưởng ban, cơ quan quân sự, công an, Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Ban tổ chức tỉnh (thành) ủy, Nội vụ, Mặt trận tổ quốc, cơ quan Bảo hiểm xã hội, Tài chính, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi; mời đại diện cán bộ nguyên là cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng cơ quan quân sự thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Từng địa phương có thể thành lập bộ phận giúp việc với sự tham gia của Ban liên lạc dân quân, du kích tập trung, thanh niên xung phong, những người công tác cùng thời gian ở địa phương để giúp Ban chỉ đạo quyết định các chủ trương, kế hoạch và biện pháp thực hiện.

c) Chỉ đạo, chủ trì tổ chức tập huấn cho các Ban, ngành chức năng có liên quan và lãnh đạo chính quyền, các cơ quan chức năng của các huyện (quận)

d) Chỉ đạo các ngành chức năng xét duyệt, tổng hợp, báo cáo theo quy định:

- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt (lưu giữ 01 bộ hồ sơ của đối tượng), tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng và ngân sách chi trả báo cáo quân khu (qua Cục Chính trị) các đối tượng thuộc thẩm quyền Bộ Quốc phòng giải quyết.

- Công an tỉnh (thành phố) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt thẩm định (lưu giữ 01 bộ hồ sơ của đối tượng), tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng và ngân sách chi trả báo cáo lên Bộ Công an (qua Tổng cục xây dựng lực lượng) các đối tượng thuộc thẩm quyền Bộ Công an giải quyết.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt thẩm định (lưu giữ 01 bộ hồ sơ của đối tượng), tổng hợp danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố):

đ) Ra quyết định hưởng chế độ một lần đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức, dân chính đảng, thanh niên xung phong thuộc thẩm quyền, phạm vi giải quyết.

e) Tổng hợp danh sách và ngân sách đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí, chỉ đạo chi trả chế độ cho đối tượng và thanh quyết toán tài chính theo quy định hiện hành.

g) Chủ trì giải quyết những vướng mắc, phát sinh tại địa phương.

1.5. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh các quân khu:

a) Chủ trì, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện chế độ quy định cho các đối tượng trên địa bàn quân khu.

b) Thành lập Ban chỉ đạo do một đồng chí Phó Tư lệnh Quân khu làm Trưởng ban, Thủ trưởng cơ quan Chính trị làm Phó ban thường trực và các thành viên gồm: cơ quan Chính sách, Tài chính, Cán bộ, Quân lực, Dân quân Tự vệ, Tư tưởng - Văn hóa, Văn phòng và các cơ quan có liên quan.

c) Tổ chức tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ chuyên môn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền về chế độ, chính sách theo quy định và kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện trong địa bàn quân khu.

d) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt, tổng hợp danh sách báo cáo Bộ (qua Cục Chính sách) để thẩm định, tổng hợp.

đ) Ra quyết định hưởng; báo cáo Bộ: Quyết định kèm theo danh sách (qua Cục Chính sách và Cục Tài chính) để tổng hợp, đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí

e) Chỉ đạo chi trả chế độ cho đối tượng thuộc phạm vi đảm nhiệm và thanh quyết toán tài chính theo quy định hiện hành.

g) Lưu giữ hồ sơ đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết.

h) Chủ trì kiểm tra, giải quyết những vướng mắc, phát sinh ở các cơ quan, đơn vị thuộc quân khu quản lý.

2. Trách nhiệm và trình tự thực hiện của cá nhân, cơ quan, đơn vị tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt, chi trả chế độ một lần đối với các đối, tượng đang công tác quy định tại Mục II, phần I Thông tư này.

2.1. Trách nhiệm của đối tượng:

a) Làm bản khai, có chứng nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác theo mẫu quy định.

b) Nộp bản khai và các bản trích sao hồ sơ, lý lịch; bản phôtôcopy quá trình công tác do cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch cung cấp và xác nhận cho các cơ quan được giao nhiệm vụ xét duyệt, tổng hợp.

c) Bảo đảm tính trung thực của bản khai, các giấy tờ cá nhân và chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật.

2.2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương:

Căn cứ thực tế tình hình đối tượng được hưởng, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng theo phân cấp quản lý cán bộ, lập hồ sơ, xét duyệt đồng thời ra quyết định hưởng chế độ cho đối, tượng trong phạm vi quản lý. Quy trình trách nhiệm, tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Mục III Thông tư số 17/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BTCCBCP ngày 21/07/1999, hướng dẫn thực hiện Nghị định 23/1999/NĐ-CP ngày 15/04/1999 của Chính phủ.

Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Quốc phòng:

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn việc thực hiện trong toàn quốc.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với các cơ quan, chính quyền các cấp quán triệt, triển khai; chỉ đạo xét duyệt, tổ chức thẩm định, hướng dẫn việc chi trả và kiểm tra việc thực hiện chế độ một lần đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, dân quân, du kích tập trung (bao gồm cả du kích mật) và lực lượng mật thuộc phạm vi quản lý và thanh quyết toán tài chính theo quy định hiện hành.

2. Bộ Công an:

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị công an phối hợp với các cơ quan, chính quyền các cấp quán triệt, triển khai; chỉ đạo, tổ chức xét duyệt, ra quyết định hưởng chế độ một lần cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân viên chức công an, lực lượng mật do Bộ Công an quản lý và thanh quyết toán tài chính theo quy định hiện hành.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chỉ đạo hệ thống ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương xét duyệt, tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) ra quyết đinh hưởng chế độ một lần, chế độ bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí và chế độ hỗ trợ vật chất, tinh thần đối với các đối tượng theo quy định.

4. Bộ Tài chính:

Căn cứ vào kết quả xét duyệt hưởng chế độ đối với các đối tượng của các Bộ, Ban, ngành, các tỉnh (thành phố), có trách nhiệm bảo đảm kinh phí để chi trả cho đối tượng được hưởng chế độ một lần, bảo hiểm y tế, mai táng phí và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

5. Trung ương Hội Cựu Chiến binh:

Chỉ đạo hội cựu chiến binh các cấp phối hợp với các cơ quan, đoàn thể địa phương rà soát phát hiện đối tượng, tham gia xét duyệt, xác nhận các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Thông tư này.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương:

Cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ một lần đối với các đối tượng theo quy định tại Phần III Thông tư này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

6.1. Chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các huyện (quận) xét duyệt, tổng hợp, lập danh sách đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí trên địa bàn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) ra quyết định về việc thực hiện chế độ cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Thông tư này.

6.2. Chỉ đạo các ban, ngành địa phương rà soát, xem xét, thực hiện hỗ trợ về vật chất, tinh thần đối với những người tham gia kháng chiến chống Mỹ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

7. Những người có hành vi khai man, hoặc làm sai lệch, giả mạo hồ sơ, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

8. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Liên Bộ để xem xét, giải quyết./.

BỘ QUỐC PHÒNG

 

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Văn Rinh

(Đã ký)

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THỨ TRƯỞNG

Bùi Hồng Lĩnh

(Đã ký)

BỘ TÀI CHÍNH

 

THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

********

 

Số: 120/2004/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

********

Hà nội, ngày 5 tháng 7 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH 

 VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ TRỢ CẤP MAI TÁNG ĐỐI VỚI

THANH NIÊN XUNG PHONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH

 Điều 1. Đối tượng được hưởng chính sách theo Quyết định này là thanh niên xung phong tập trung trong kháng chiến chống Pháp đã hoàn thành nhiệm vụ, hiện còn sống.

Điều 2. Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này được hưởng chế độ bảo hiểm y tế; khi chết, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng như thanh niên xung phong chống Mỹ theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.

Điều 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc lập hồ sơ, thủ tục xác nhận đối tượng để thực hiện chế độ quy định tại Điều 2 Quyết định này.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ quy định tại Quyết định này do ngân sách trung ương đảm bảo.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

             KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Sinh Hùng

               (Đã ký)

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 24/2009/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2009

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 170/2008/QĐ-TTG NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ TRỢ CẤP MAI TÁNG ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Căn cứ Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc lập hồ sơ, thủ tục xác nhận đối tượng để thực hiện chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp như sau:

Điều 1. Đối tượng

1. Đối tượng áp dụng

Đối tượng được hưởng chính sách theo Điều 1 Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg) là người tham gia lực lượng thanh niên xung phong tập trung trong kháng chiến chống Pháp (gọi tắt là thanh niên xung phong) bao gồm cả thanh niên xung phong tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh đến hết năm 1958.

2. Đối tượng không áp dụng

a) Thanh niên xung phong phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân hoặc đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù.

b) Thanh niên xung phong không hoàn thành nhiệm vụ.

c) Thanh niên xung phong thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc đã được Nhà nước mua bảo hiểm y tế thì không thuộc diện áp dụng chế độ bảo hiểm y tế quy định tại Thông tư này.

d) Thanh niên xung phong thuộc đối tượng được hưởng mai táng phí theo quy định hiện hành thì không thuộc diện áp dụng trợ cấp mai táng quy định tại Thông tư này.

e) Thanh niên xung phong đã xuất cảnh bất hợp pháp hoặc định cư ở nước ngoài bất hợp pháp.

Điều 2. Chế độ

1. Chế độ bảo hiểm y tế

a) Thanh niên xung phong được Nhà nước mua bảo hiểm y tế như đối với thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Quyền lợi của người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Trợ cấp mai táng

a) Thanh niên xung phong chết, người hoặc tổ chức lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do Luật Bảo hiểm xã hội quy định.

b) Trường hợp đối tượng chế từ ngày Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu chưa được hưởng chế độ mai táng phí thì người hoặc tổ chức lo mai táng cho đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm y tế

1. Hồ sơ gồm:

a) Bản khai cá nhân (Mẫu số 01) có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) nơi đối tượng đang thường trú kèm theo giấy tờ sau:

Một trong những giấy tờ (bản sao có công chứng) xác nhận là thanh niên xung phong: thẻ đội viên; giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở thanh niên xung phong; giấy khen trong thời kỳ tham gia thanh niên xung phong; lý lịch cán bộ, đảng viên có ghi là thanh niên xung phong.

Trường hợp thanh niên xung phong không có giấy tờ nêu trên thì phải có giấy chứng nhận (bản chính) là thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong khánh chiến chống Pháp do Tỉnh, Thành đoàn nơi đối tượng thường trú cấp, dựa trên xác nhận của Hội (hoặc Ban Liên lạc) Cựu thanh niên xung phong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) theo (Mẫu số 02).

b) Danh sách niêm yết công khai.

c) Biên bản xác nhận và đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm y tế đối với thanh niên xung phong (Mẫu số 03).

d) Danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

a) Thanh niên xung phong lập bản khai cá nhân.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã:

- Tiếp nhận Bản khai cá nhân của thanh niên xung phong và các giấy tờ có liên quan.

- Niêm yết công khai danh sách đối tượng đề nghị giải quyết chế độ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Sau 15 ngày, nếu không có khiếu kiện, thắc mắc của nhân dân thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập Biên bản xác nhận (Mẫu số 3), kèm theo danh sách, hồ sơ và xác nhận vào bản khai đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, chuyển đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), sau đây gọi tắt là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội:

- Kiểm tra đối tượng thuộc diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- Lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Phát thẻ bảo hiểm y tế theo danh sách đã được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định.

d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

- Kiểm tra hồ sơ thanh niên xung phong.

- Lập danh sách người được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- Đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế, chuyển Phòng Lao động – Thương binh và xã hội cấp theo danh sách.

Điều 4. Hồ sơ giải quyết chế độ mai táng phí

1. Hồ sơ

a) Thanh niên xung phong đang hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg chết:

- Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

- Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết (Mẫu số 04-A).

b) Thanh niên xung phong chết từ ngày Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg đến ngày Thông tư có hiệu lực thi hành và thanh niên xung phong không hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg (Mẫu số 04–B).

- Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

- Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết, kèm một trong những giấy tờ xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ

a) Thân nhân lập bản khai thanh niên xung phong từ trần kèm theo giấy khai tử.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển bản khai kèm giấy khai tử và một trong những giấy tờ xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Thông tư này về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách kèm theo các giấy tờ chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

- Ghép hồ sơ thanh niên xung phong đang quản lý cấp thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) với bản khai, giấy khai tử để hoàn chỉnh hồ sơ giải quyết mai táng phí.

- Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp mai táng (Mẫu số 05).

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

- Tiến hành mua bảo hiểm y tế. Tổ chức chi trả trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức lo mai táng.

- Chủ trì phối hợp với Tỉnh, Thành đoàn: Hội (hoặc Ban Liên lạc) Cựu Thanh niên xung phong tổ chức tuyên truyền rộng rãi nội dung Thông tư này.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, địa phương phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Hồng Lĩnh

(Đã ký)

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

Trang

Bài 1: Nhiệm vụ, quyền hạn và công tác tổ chức xây dựng Hội Cựu TNXP Việt Nam.

4

Bài 2: Giới thiệu chính sách của Nhà nước về Cựu TNXP

17

Bài 3: Công tác văn phòng và thu, chi tài chính của Hội Cựu TNXP.

39

Bài 4: Công tác tuyên truyền, thi đua khen thưởng, công tác kiểm tra của Hội cựu TNXP.

47

Chuyên đ 5: Phong trào “Cu TNXP giúp nhau làm kinh tế giỏi

55

Điều lệ (sửa đổi, bổ sung năm 2010) của Hội Cựu TNXP Việt Nam

59

Quyết định của thủ tướng Chính phủ số 120/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2004 về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

68

Thông liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ đối với người tham gia kháng chiến con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hoá học do mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

71

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 290/2005/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 11 năm 2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.

77

Thông liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.

80

Quyết định về chế độ bảo hiểm y tế trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

99

Thông hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của thủ tướng chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

100

 

1

 

nguon VI OLET