Vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
PGS. Hoàng Thế Kiệt
Khoa Quản lý Kinh tế nông nghiệp
Học Viện thương mại - Đại học Quảng Tây
Nội dung chủ yếu( Nguồn: http://www.hua.edu.vn/khoa/ktptnt/index.php?option=com_docman&task=doc_details&gid=21&Itemid=34 ).
I. Tình hình phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc từ khi mở cửa cải cách cho đến nay
II. Bối cảnh cơ bản xây dựng nông thôn mới
III. Tư tưởng chỉ đạo, biện pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới
IV. Các loại mô hình nông thôn mới
V. Quan điểm và định hướng về xây dựng nông thôn mới Trung Quốc
I. Tình hình phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc từ khi mở cửa cải cách cho đến nay
Cải cách nông thôn sau năm 1979
Cải cách thể chế quản lý kinh doanh nông thôn thực hiện chế độ trách nhiệm liên gia nhận khoán
Cải cách thể chế lưu thông nông sản phẩm, thủ tiêu chế độ mua bán thống nhất, dần dần mở rộng giá cả nông sản phẩm, nới rộng kinh doanh nông sản phẩm
Hai mặt cải cách làm cho nông nghiệp Trung Quốc thoát khỏi sự ràng buộc của kinh tế kế hoạch truyền thống, mở rộng cánh cửa thị trường hoá nông nghiệp.
Cải cách nông nghiệp của Trung Quốc về cơ bản một lần nữa giải phóng cho đại bộ phận nông dân, điều động đầy đủ tính tích cực của người nông dân, sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đồng thời mức sống của nông dân được nâng cao rõ rệt
I. Tình hình phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc từ khi mở của cải cách cho đến nay
Thành tựu cải cách nông thôn sau năm 1979
Thu nhập của người nông dân được thay đổi.
Sản lượng lương thực thay đổi
Sản lượng của các cây trồng chủ yếu khác thay đổi
Biểu đồ minh họa
Thu nhập của nông dân trong giai đoạn 1991—2009
(ĐVT: nhân dân tệ)
I. Tình hình phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc từ khi mở của cải cách cho đến nay
Vấn đề Tam nông của Trung Quốc sau thời kỳ giữa của năm 90 thế kỷ 20
Vấn đề “Tam nông”: tức là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội mà tự nó sinh ra.
Vấn đề “nông nghiệp”: trình độ sản nghiệp hoá nông nghiệp thấp, vị trí cơ sở của nông nghiệp vẫn không ổn định.
Vấn đề “nông thôn”: bộ mặt nông thôn nghèo nàn lạc hậu, kinh tế không phát triển, thiết bị cơ sở lạc hậu, mức độ phục vụ (dịch vụ công cộng) thấp.
Vấn đề “nông dân”: là vấn đề cốt lõi trong vấn đề tam nông biểu hiện là thu nhập của nông dân thấp, tăng thu khó, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị rất lớn. Thực chất biểu hiện là quyền lợi của nông dân không được bảo đảm.
I. Tình hình phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc từ khi mở cửa cải cách cho đến nay
Một số biện pháp giải quyết vấn đề “Tam nông”
1. Điều chỉnh cơ cấu sản nghiệp nông nghiệp phát triển nông nghiệp cao sản, chất lượng tốt, hiệu quả cao. Năm 1992 đề xuất thực hiện đồng thời giải quyết các vấn đề khó khăn: nông sản phẩm khó bán, nông nghiệp tăng sản lượng nhưng không tăng thu nhập, yêu cầu của thị trường không đựợc thoả mãn
I. Tình hình phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc từ khi mở của cải cách cho đến nay
Một số biện pháp giải quyết vấn đề “Tam nông”
2. Cải cách thuế và các loại phí trong nông thôn: Giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân, thực hiện chính sách “lấy ít” của tam nông, tăng thu nhập cho người nông dân, thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông dân. Năm 2000 bắt đầu tiến hành thí điểm bộ phận cấp tỉnh, 2003 thực hiện trong cả nước. Biện pháp chủ yếu là “3 thủ tiêu, 2 điều chỉnh, 1 cải cách”
Bỏ thu phí có tính chất hành chính như ngân sách giáo dục nông thôn, góp vốn,…
Bỏ thuế sát sinh và các thu phí khác
Bỏ công lao động tích luỹ và công nghĩa vụ đã thống nhất quy định
Điều chỉnh chính sách thuế nông nghiệp và chính sách thuế đặc sản nông nghiệp
Sửa đổi biện pháp trưng thu của thôn.
I. Tình hình phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc từ khi mở của cải cách cho đến nay
Một số biện pháp giải quyết vấn đề “Tam nông”
3. Thúc đẩy kinh doanh sản nghiệp hàng nông nghiệp. Biện pháp này được đề xuất và thực hiện năm 1995. Mục đích nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn đó là: kinh doanh quy mô nhỏ và phân tán trong nông nghiệp; Sản xuất tách rời thị trường; Hệ thống dịch vụ phục vụ xã hội/dịch vụ công không hoàn thiện; Nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, đưa nông dân tiếp cận với thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân.
4. Thúc đẩy, điều chỉnh mang tính chiến lược về kết cấu sản nghiệp nông nghiệp: năm 1998 đề xuất thực hiện là một thách thức trước mắt đối với Trung Quốc khi gia nhập WTO và phát triển nông nghiệp sau khi đi vào giai đoạn mới
II Bối cảnh cơ bản xây dựng nông thôn mới
Lý luận quan điểm thi hành và chính sách “Tam nông” của ĐCS Trung Quốc khi bước vào thế kỷ mới
Đại hội 16 của ĐCS Trung Quốc (2002): đề xuất là phát triển nông thôn và thành thị
Hội nghị toàn thể lần 3 khoá 16 của TW ĐCS Trung Quốc (2003): đưa ra quan điểm khoa học về phát triển tức là “Con người là chủ thể, xây dựng toàn diện, hài hoà bền vững” thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người và kinh tế xã hội theo yêu cầu “Phát triển nông thôn, thành thị trật tự, phát triển khu vực trật tự, phát triển kinh tế xã hội trật tự, phát triển con người trật tự và phát triển thiên nhiên hài hoà, phát triển trong nước trật tự và mở cửa đối ngoại” thúc đẩy cải cách và phát triển các hạng mục sự nghiệp.
II Bối cảnh cơ bản xây dựng nông thôn mới
Lý luận quan điểm thi hành và chính sách “Tam nông” của ĐCS Trung Quốc sau khi đi vào thế kỷ mới
Hội nghị toàn thể lần thứ 4 khoá 16 của TW ĐCS Trung Quốc (2004): Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đề xuất “2 xu hướng” chỉ rõ Trung Quốc đã đi vào giai đoạn phát triển mới “lấy công nghiệp bù cho nông nghiệp, lấy thành thị dẫn dắt nông thôn”
Hội nghị toàn thể lần thứ 5 khoá 16 của TW ĐCS Trung Quốc xây dựng nông thôn mới XHCN
Đại hội 17 của TW ĐCS Trung Quốc (2007): “Muốn phát triển nông thôn thành thị trật tự phải tạo lập cơ chế hiệu quả lâu dài, lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị kéo nông thôn, hình thành nên cơ cấu mới nhất thể hoá phát triển kinh tế xã hội nông thôn và thành thị
II Bối cảnh cơ bản xây dựng nông thôn mới
Lý luận quan điểm thi hành và chính sách “Tam nông” của ĐCS Trung Quốc sau khi đi vào thế kỷ mới
Hội nghị toàn thể lần thứ 3 khoá 17 của TW ĐCS Trung Quốc (2008): “đi sâu quán triệt thực hiện phát triển quan điểm khoa học, coi việc xây dựng nông thôn mới XHCN là nhiệm vụ chiến lược, đem con đường hiện đại hoá nông nghiệp đặc sắc của Trung Quốc thành phương hướng cơ bản, đem cơ cấu mới - nhất thể hoá của việc hình thành kinh tế xã hội nông thôn thành thị là yêu cầu cơ bản. Duy trì công nghiệp nuôi dưỡng nông nghiệp, thành thị ủng hộ nông thôn, theo phương châm cho nhiều lấy ít, cơ chế và thể chế sáng tạo mới, tăng cường cơ sở nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm quyền lợi và lợi ích của nông dân, thúc đẩy nông thôn hài hoà, huy động đầy đủ tính tích cực của đông đảo nông dân, tính chủ động, tính sáng tạo, đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển vừa nhanh vừa tốt”
II Bối cảnh cơ bản xây dựng nông thôn mới
Vì sao đề xuất lại “Xây dựng nông thôn mới XHCN”
“ Xây dựng nông thôn mới” không phải là đề xuất mới, nhưng trước đây vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thì chỉ là biểu hiện chung
“Xây dựng nông thôn mới” bây giờ có bối cảnh mới hoàn toàn:
Trung Quốc đang ở vào giai đoạn quá độ từ “Khá giả tổng thể” đi lên “khá giả toàn diện” mấu chốt để giải quyết được xã hội khá giả toàn diện là giải quyết vấn đề “Tam nông”
Tình hình thay đổi của Trung Quốc rất lớn, nhất là thực hiện tổng hợp quốc gia và nguồn lực tài chính của chính phủ được tăng cường. Trên tổng thể Trung Quốc đã đi vào giai đoạn phát triển lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, thành thị kéo nông thôn, có khả năng điều chỉnh cơ cấu thu nhập và phân phối quốc dân, giải quyết tốt vấn đề ‘Tam nông”
Dẫn liệu tương quan sức của Nhà nước
Từ năm 2000------2008:
GDP từ 9.8 vạn NDT tăng lên 31.4 vạn NDT
Thu nhập tài chính từ 1.34 vạn NDT tăng lên 6.13 vạn NDT trong 8 năm thu nhập tài chính tăng gấp hơn 3 lần.
III. Tư tưởng chủ đạo, biện pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới
Yêu cầu tổng thể:
Phát triển sản xuất: là cơ sở vật chất và tiền để của xây dựng nông thôn mới, là quá trình phát triển nông nghiệp hiện đại. Mục đích là nâng cao năng lực sản xuất tổng hợp nông nghiệp.
Tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống: mục tiêu cốt lõi của xây dựng nông thôn mới
Văn minh nông thôn: nâng cao tố chất đầy đủ cho nông dân
Ngay ngắn sạch sẽ: cải thiện tình trạng sinh sống của nông dân
Dân chủ quản lý: kiện toàn chế độ tự chủ nhân dân nông thôn
Cũng có thể hiểu rằng xây dựng nông thôn mới là phải nhịp nhàng toàn diện, thúc đẩy xây dựng kinh tế nông thôn, xây dựng chính trị, xây dựng văn hoá, xây dựng xã hội và xây dựng tổ chức hạ tầng nông thôn.
III. Tư tưởng chủ đạo, biện pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020:
Thể chế kinh tế nông thôn đựợc kiện toàn, cơ bản xây dựng được cơ chế, thể chế nhất thể hoá, phát triển kinh tế xã hội thành phố - nông thôn
Xây dựng nông nghiệp hiện đại tăng năng lực sản xuất tổng hợp nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp có hiệu quả nông sản phẩm chủ yếu.
Thu nhập bình quân của nông dân so với năm 2008 tăng gấp đôi - mức tiêu dùng tăng lên - hiện tượng đói khổ cơ bản không còn.
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện chế độ tự chủ của người dân nông thôn. Quyền dân chủ của nông dân được bảo đảm thiết thực.
Dịch vụ công cộng nông thôn như thành thị được đẩy mạnh, văn hoá nông thôn phồn vinh hơn, quyền lợi và lợi ích về văn hoá của nông dân cũng được hoàn thiện hơn, mọi người dân nông thôn đều có cơ hội tiếp nhận tốt giáo dục, đời sống cơ bản ở nông thôn được đảm bảo, chế độ khám chữa bệnh được kiện toàn, hệ thống quản lý xã hội nông thôn được hoàn thiện hơn.
Hình thành cơ bản hình mẫu tiết kiệm tài nguyên, hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường. Dân cư nông thôn và môi trường sinh thái được cải thiện rõ rệt. Năng lực phát triển bền vững không ngừng được tăng cường.

III. Tư tưởng chủ đạo, biện pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020:
Thực hiện chế độ phụ cấp trực tiếp cho những cơ sở và người sản xuất nông nghiệp (phụ cấp về giống lương thực, phụ cấp giống tốt, phụ cấp tổng hợp vật tư nông nghiệp, phụ cấp công cụ máy nông nghiệp).
Từ 2006 hoàn thiện bỏ thuế chăn nuôi trồng trọt, mỗi năm giảm trực tiếp cho nông dân 160 tỷ NDT
Thực hiện chính sách thu mua lương thực chủ yếu với giá bảo hộ thấp nhất
Mấy năm gần đây, đầu tư lâu dài (đường, lưới điện, thiết bị điện, truyền thông, thiết bị nước, khí ga…) vào xây dựng cơ sở cho nông thôn
Đề ra phương án sở hữu “nông dân công”. Năm 2006 đề ra một số ý kiến của Quốc hội về giải quyết vấn đề “nông dân công”

III. Tư tưởng chủ đạo, biện pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới
Bắt đầu năm 2006, bỏ hoàn toàn tiền học phí cho học sinh giai đoạn giáo dục bắt buộc của những thôn khu phía tây, năm 2007 mở rộng sang phía đông và phía giữa. Miễn phí đối với học sinh gia đình nghèo, cung cấp sách giáo khoa và hỗ trợ phí sinh hoạt tại nhà trọ.
Xây dựng chế độ hợp tác chữa bệnh kiểu mới ở nông thôn (bình quân 150 NDT/người, trong đó tài chính của chính phủ là 120 NDT, của nông dân là 30 NDT).
Xây dựng chế độ bảo đảm sinh sống tối thiểu ở nông thôn (tới tháng 6 – 2009 đã có 4470 vạn nông dân tham gia).
Thực hiện chính sách điện về làng (đối với bộ phận nông dân mua điện, nhà điện hoàn lại 13%), năm 2010 thực hiện chính sách vật liệu xây dựng về làng.
Bắt đầu từ 2009, triển khai thí điểm bảo hiểm dưỡng lão của xã hội nông thôn kiểu mới (toàn quốc 1/10 huyện tham gia, năm 2010 mở rộng tới 20% huyện, năm 2020 cả nước thực hiện).
IV. Một số mô hình xây dựng nông thôn mới
Mô hình 1: Kiểu sản nghiệp dẫn trước (chuyên môn hóa, qui mô lớn)
Dựa vào ưu thế sẵn có của địa phương như tài nguyên, kỹ thuật, thị trường… trong trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra một sản phẩm đặc thù hoặc tạo ra một khối lượng nông sản nhiều, hình thành mỗi thôn một sản phẩm, một thôn một nghề. Từ đó kéo theo sự phát triển tổng hợp nông thôn. Đây là con đường phát triển thông thường nhất.
Ví dụ điển hình: Thôn Cổ Bản, trấn Bạch Sa, huyện Dương Sóc, Quảng Tây
Thôn Cổ Bản là một thôn miền núi điển hình “đất không đầy ba thước”, “khoai lang, khoai sọ làm bữa ăn, sáng sớm đến khuya nhảy đèn rồng…” là khắc hoạ chân thực nhất cuộc sống của dân Cổ Bản ở quá khứ. Nghèo khổ vẫn hoàn nghèo khổ. Thôn Cổ Bản có một cái quý – cây quýt vàng có vài trăm năm lịch sử. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, chính quyền địa phương đã vực dậy giống quýt đó. Hiện nay, diện tích trồng loại quýt này là trên 5600 mẫu TQ (1ha = 15 mẫu TQ), tổng sản lượng đạt trên 8 nghìn tấn. Quýt của Cổ Bản được phong danh hiệu quýt hảo hạng “dưới trời này quýt số một”. Khi bán ra nước ngoài đã trở thành một sản phẩm nông nghiệp trụ cột của thôn. Thu nhập trung bình của mỗi người hàng năm là 1 vạn NDT.
IV. Một số mô hình xây dựng nông thôn mới
Mô hình 2: Kiểu du lịch sinh thái
Thiên nhiên đã tạo nên non xanh nước biếc, con người tạo nên vườn sinh thái. Kiến trúc cổ được người hiện đại yêu thích nhất là tham quan nông nghiệp, nghỉ ngơi dưới thôn xã đã làm cho tốc độ phát triển của nông thôn mới ngày càng nhanh, trở thành một kiểu mô hình nông thôn mới.
Ví dụ điển hình: Thôn Hồng Nhan (Hồng Yến), thị trấn Liên Hoa (Lan Hoa) huyện Tư Lại dân tộc Dao (Yáo), Thành Cung (gong)
Thôn Hồng Nham, Thành Cung cách Quế Lâm 123km, tuy diện mạo nham thạch đá vôi nhưng xung quanh không có hang động nhiều đời dân nông thôn trồng cây lương thực mưu sinh. Vào giữa năm 80 của thế kỷ trước, thôn Hồng Nhan phát triển khí đốt trồng nhiều cây ăn quả - rừng quả bạt ngàn mọc lên, non xanh nước biếc trở thành vườn sinh thái. Đầu năm 2003, được sự hỗ trợ của chính phủ, thôn thống nhất quy hoạch, thống nhất thi công, dọn ven sông xây dựng nông thôn mới kiểu biệt thự để tham quan nghỉ ngơi.
Hiện nay, thôn Hồng Nhan có 95 hộ thì có 61 hộ hợp nhất khách sạn và nhà ở thành biệt thự “nông gia VAC”.
Năm 2007, 400 người thôn Hồng Nhan tiếp đón 20 vạn du khách. Thu nhập thuần của người dân nông thôn là 8500NDT, trong đó1/2 là từ ngành du lịch, ½ là từ bán quả.
IV. Một số mô hình xây dựng nông thôn mới
Mô hình 3: Chính phủ chỉnh đốn thôn, kiểu đẩy mạnh.
Sau khi chỉnh đốn thôn, xây dựng lại hoặc do nguyên nhân khác cần phải dọn đi toàn bộ. Thôn sẽ được chính phủ thống nhất quy hoạch, đầu tư tài chính, giúp xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, nước, điện… và xây dựng kết cấu công cộng như nhà văn hoá, thể dục thể thao, câu lạc bộ vui chơi, nghỉ ngơi…
Phụ cấp thích đáng cho nhân dân thôn, chỉ đạo dân thôn tích cực góp vốn xây dựng vườn nhà mới. Điều này chính phủ chủ trì toàn bộ đi cùng đường xây dựng đường nông thôn mới.
IV. Một số mô hình xây dựng nông thôn mới
Mô hình 3: Chính phủ chỉnh đốn hỗ trợ thôn, kiểu đẩy mạnh.
Năm 2005 Xã Bạch Trượng bị ngập lũ nặng, tàn phá hết xóm thôn. Sau đợt lũ này người dân không còn gì cả. chính phủ tổ chức cho người dân di chuyển. Cả thảy 85 hộ, 425 người di chuyển. Nhà nước đầu tư 600 vạn NDT cây dựng thôn mới. Cả thôn thống nhất qui hoạch theo tiêu chuẩn ngũ thông (đường thông, điện thông, nước thông, điện thoại thông, tivi hữu tuyến thông). Nông thôn mới có trung tâm văn hóa khoa học kỹ thuật, có bãi bóng rổ, có nhà xí công cộng, có bãi rác thải riêng, có vườn hoa, có bãi cỏ xanh, người dân trong thôn ở nhà lầu dùng bếp gas, có đường bê tông. Chính phủ giúp hỗ trợ phát triển trồng dâu nuôi tằm, phát triển nghề này thành trụ cột kinh tế của các hộ nông dân trong thôn. Năm 2007 diện tích vườn dâu của cả thôn là 140 mẫu mang lại thu nhập cho người dân trung bình là 2766 NDT. Các khó khăn được đẩy lùi. Nông thôn mới đã làm cho thôn tiến nhanh thêm 10 năm.
IV. Một số mô hình xây dựng nông thôn mới
Mô hình 4: kiểu phát triển thành trấn hoá
Tham khảo bố cục, cơ cấu, chức năng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của thành phố thị trấn, thực hiện “xây dựng đầy đủ, chức năng hoàn thiện, đường nối nhau”, quần chúng không ra khỏi thôn vẫn có thể giải quyết vấn đề hàng ngày như ăn, ở, đi lại, vui chơi, học hành, chữa bệnh… làm cho xây dựng nông thôn mới với quá trình Thành Trấn hoá có mối liên kết hữu cơ
Ví dụ điển hình: thôn Dịch Mã (yma), khu Hải Thành (Haicheng), thành phố Bắc Hải.
Thôn Dịch Mã cách thành phố khoảng 3km, cuộc sống của dân nông thôn không khác mấy dân thành phố, đường quốc lộ thiết kế bền vững, ống nước nối với mạng ống nước khu phố, thị trường (chợ) của dân phố cái gì cũng có. Nơi luyện tập vui chơi tuỳ ý, đường nông thôn có đèn, ven đường trồng hoa, trong vườn nhà có núi non bộ, nuôi cá, nuôi chim. Xem phương thức sinh sống thì người nông thôn và người thành phố không khác là mấy, chỉ có điều là người yma thu nhập từ kinh tế vườn, mới biết được đó thực là nhà nông
V. Quan điểm và định hướng xây dựng nông thôn mới của Trung Quốc
Quan điểm xây dựng nông thôn mới: tiền từ đâu ra?
Kinh tế tập thể cấp thôn tương đối yếu, có 63,7 vạn thôn hành chính, đa số cơ sở kinh tế yếu mỏng.
Mức độ tăng thu nhập của người nông dân là rất khó khăn, con đường ngoài tăng thu nhập của chính sách còn cần nhiều thăm dò.
Sau khi có quy hoạch xây dựng nông thôn nơi cư trú của nông dân bị ảnh hưởng: nhiều vấn đề để lại hậu quả lâu dài, mức độ khó khăn của cải tạo và giá thành tương đối lớn.
Nhiều địa phương vì hạn chế về tài chính còn chưa xây dựng được cơ chế đầu tư có hiệu quả lâu dài, chính quyền địa phương tài chính không đủ, hạn chế tốc độ đầu tư tăng trưởng .
Vấn đề thống nhất giữa tư tưởng và hành động bước đi không đều
Quản lý kinh tế của thể chế quản lý xã hội truyền thống với kinh tế thành phố - nông thôn (thành hương).
Triển vọng xây dựng nông thôn mới
Triển vọng xây dựng nông thôn mới
Tiến 1 bước thống nhất tư tưởng tạo nên hợp lực
Xử lý tốt mối quan hệ đẩy mạnh Thành Trấn hoá với xây dựng nông thôn mới, không ngừng vững mạnh hoá để thành phố lôi kéo nông thôn.
Xử lý tốt mối quan hệ giữa dỡ bỏ cũ và xây mới trong xây dựng quy hoạch nông thôn.
Nhiều kênh xoay sở tiền /tài chính tập hợp nguồn lực các nơi, tăng đầu tư tài chính công.
Xây dựng thể chế quản lý xã hội, kinh tế bình đẳng,quan hệ thành phố-nông thôn, giúp cho nông thôn phát triển (chế độ hộ tịch, chính sách phê duyệt vào thành phố, chế độ truy thu đất đai).
nguon VI OLET