MỘT SỐ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
GIAI ĐOẠN 2011-2020

Lưu Đức Khải
Trưởng ban Chính sách Phát triển Nông thôn
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh té Trung ương
( NguỒN: http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=web&cd=12&cad=rja&ved=0CDQQFjABOAo&url=http%3A%2F%2F203.162.71.196%2Fubtcns%2Fuploaded%2F2%2F1511_Trinh_bay_tai_Hau_Giang.ppt&ei=XwYvUdQi5JiIB8HogIgK&usg=AFQjCNH3ZSTIUHQD4FIYImoUw261qxoEIw&sig2=4F-Dp8dC0VzAOat9yg9p9Q ).
Nội dung
Chủ trương chính sách của Đảng về xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới
Tổ chức bộ máy quản lý điều hành chương trình nông thôn mới
Cơ chế tài chính thực hiện xây dựng nông thôn mới
Phần 1: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Nghị quyết đại hội Đảng: “Xây dựng NTM ngày càng giàu đẹp, DC, CB, VM, có cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX phù hợp, kết cấu hạ tầng KT-XH phát triển ngày càng hiện đại”

Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của BCH TW Đảng khóa X về “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn”
- Xây dựng nền NN phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc ANLT quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
- Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức TCSX hợp lý, gắn NN với phát triển nhanh CN, DV, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Phần 1: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Nghị quyết 24/2008/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ
Đề ra 48 nhiệm vụ:
- Xây dựng 3 CTMTQG trong đó có CTMTQG NTM.
- Xây dựng 45 chương trình dự án chuyên ngành khác.
* Việc thực hiện: Hầu hết các Bộ, ngành từ TW đến địa phương đã tham gia

Nhiệm vụ của CTMTQG về XD NTM (trong Nghị quyết 24)
- Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái.
- Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng KT-XH nông thôn phù hợp với quy hoạch không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và QH phát triển KT-XH của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở.
- XD các hình thức TCSX phù hợp với yêu cầu của nền NN hiện đại, SX hàng hoá gồm cả NN và PNN, thực hiện "mỗi làng một nghề“.
Phần 1: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Quyết định 491/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
5 nhóm, 19 tiêu chí –định tính của NTM giai đoạn 2010 – 20
+ Nhóm 1: Quy hoạch (1 tiêu chí).
+ Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí).
+ Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí)
+ Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường (4 tiêu chí).
+ Nhóm 5: Hệ thống chính trị (2 tiêu chí)
Xã đạt đủ 19 tiêu chí là đạt tiêu chuẩn NTM.
Căn cứ vào Bộ tiêu chí Quốc gia, các Bộ xây dựng quy chuẩn của ngành chủ yếu là các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình hạ tầng, để áp dụng khi xây dựng NTMi (Ví dụ: Đường giao thông trục xã phải đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng: Nền 7 mét, mặt 5 mét, chịu tải được xe 15 tấn).


Phần 1: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Ban Bí thư TW Đảng có Thông báo 238-TB/TW tháng 4 – 2009 về việc xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới.
- Mục đích của việc làm thí điểm:
+ Xác định rõ hơn nội dung, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, cách thức xây dựng Nông thôn mới; quan hệ trách nhiệm trong chỉ đạo xây dựng NTM của các cấp, các ngành.
+ Có được mô hình thực tế về các xã NTM của thời kỳ CNH – HĐH để nhân dân học tập làm theo.
- Chương trình thí điểm làm ở 11 xã thuộc 11 tỉnh đại diện cho các vùng kinh tế - văn hóa của cả nước:
- Thời gian làm thí điểm trong 2 năm (từ 6/2009 đến 6/2011), sau đó sẽ tổng kết và bổ khuyết cho việc triển khai chương trình NTM.
Phần 1: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Quyết định 800/QĐ-TTg về Phê duyệt CTMTQG XDNTM giai đoạn 2010-2020
1. Mục đích:
- XD kế hoạch chiến lược tổng thể về XD NTM theo yêu cầu của Bộ tiêu chí Quốc gia NTM
- Đảm bảo cho NT phát triển có QH và KH, tránh tự phát, trùng chéo của nhiều chương trình DA gây lãng phí nguồn lực và khó cho việc tiếp cận, quản lý của đội ngũ cán bộ thực hiện, nhất là bộ máy cán bộ cấp xã.
2. Mục tiêu tổng quát:
- XDNTM có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại.
- CC kinh tế và các hình thức TCSX hợp lý, gắn NN với phát triển nhanh CN, DV.
- Gắn phát triển NT với ĐT theo quy hoạch.
- Xã hội NT dân chủ, ổn định, giàu bản sắc VH dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ.
- ANTT được giữ vững, đời sống VC-TTcủa người dân được nâng cao theo định hướng XHCN.
Tiêu chí quốc gia nông thôn mới gian đoạn 2010-2020
Ý nghĩa
- Làm rõ Nông thôn mới thời kỳ CNH – HĐH?
- Cụ thể hóa các đặc tính NTM do NQ 26 TW đề ra.
- Chỉ áp dụng cho cấp xã.
- Là cơ sở để các xã đánh giá thực trạng (đạt đến đâu) và XD kế hoạch phấn đấu thực hiện. Khi đạt đủ các tiêu chí là đạt tiêu chuẩn NTM.
- Là cơ sở đánh giá thi đua hàng năm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồng thời đánh giá trách nhiệm của Lãnh đạo các cấp trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tiêu chí quốc gia nông thôn mới gian đoạn 2010-2020
Nội dung bộ tiêu chí
* Xã NTM
Quy hoạch (1): Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch
Hạ tầng KT-XH (8): Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, Cơ sở vật chất văn hoá, Chợ nông thôn, Bưu điện, Nhà ở dân cư.
- Kinh tế và TCSX (4): Thu nhập, Hộ nghèo, Cơ cấu lao động, Hình thức tổ chức sản xuất
- Văn hóa, xã hội, môi trường (4): Giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường
- Hệ thống chính trị (2): Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, An ninh, trật tự xã hội.
* Huyện NTM: 75% số xã đạt NTM
*Tỉnh NTM: 80% số huyện đạt NTM
Phần 2: Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới
* Sự cần thiết của Chương trình
Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát
- Mới có khoảng 23% xã có quy hoạch dân cư nông thôn.
Thiếu quy hoạch sản xuất Nông nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ.
Không có quy chế quản lý phát triển theo quy hoạch
Nông thôn xây dựng tự phát, kiến trúc cảnh quan làng quê pha tạp, lộn xộn, môi trường ô nhiễm, nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống bị huỷ hoại hoặc mai một.


Phần 2: Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới
* Sự cần thiết của Chương trình
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài.
- Mới có 56% đường trục xã – thôn được cứng hoá (trên 30% đạt chuẩn).
- Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá đạt 80%
- Hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn chỉ đạt 72%



Phần 2: Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới
Sự cần thiết của Chương trình
QHSX chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp:
- Kinh tế hộ đóng vai trò chủ yếu nhưng quy mô nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2 ha).
- Kinh tế trang trại (hình thức sản xuất hiệu quả nhất trong nông nghiệp hiện nay) mới chiếm xấp xỉ 1% tổng số hộ.
- Trên 54% số HTX hoạt động ở mức trung bình và yếu.
- Doanh nghiệp nông nghiệp không đáng kể.
- Liên kết tổ chức sản xuất hàng hoá yếu.
- Đời sống người dân NT còn ở mức thấp: Thu nhập ở NT chỉ bằng 60% bình quân chung; Tỷ lệ hộ nghèo 16,2%; Chênh lệch giàu nghèo cao (13,5 lần)



Phần 2: Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới
* Sự cần thiết của Chương trình
Các vấn đề văn hóa – xã hội - môi trường – y tế
Giáo dục mầm non: Tỷ lệ thôn không có lớp mẫu giáo chiếm 45,5%; Tỷ lệ thôn không có nhà trẻ chiếm 84%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 12,8%, chất lượng rất thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Tệ nạn xã hội tăng, hủ tục lạc hậu còn dai dẳng.
- Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển.
- Môi trường sống ô nhiễm: + Tỷ lệ hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm 51%. Tỷ lệ hộ không có nhà tắm chiếm 74,4%. Tỷ lệ hộ không có nhà chăn nuôi hợp vệ sinh chiếm 38%. Tỷ lệ xã có tổ chức thu gom rác thải chỉ chiếm 28,4%. Tổng số dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh chỉ chiếm 70%.


Phần 2: Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới
* Sự cần thiết của Chương trình
Hệ thống chính trị cơ sở còn yếu (nhất là trình độ, năng lực điều hành):
- Trong 81 ngàn công chức xã, có:
+ Tỷ lệ công chức xã chưa biết chữ chiếm 0,1%.
+ Tỷ lệ công chức xã chỉ đạt trình độ tiểu học chiếm 2,4%.
+ Tỷ lệ công chức xã đạt trình độ trung học cơ sở chiếm 21,5%.
+ Tỷ lệ công chức xã đạt trình độ trung học phổ thông chiếm 75%.
- Về trình độ chuyên môn:
+ Tỷ lệ có trình độ Đại học và cao đẳng là 9%.
+ Trung cấp 32,4%.
+ Sơ cấp 9,8% và chưa qua đào tạo là 48,7%.
- Về trình độ quản lý nhà nước:
+ Tỷ lệ chưa qua đào tạo là 44%.
+ Chưa biết tin học 87%.

Phần 2: Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới
* Căn cứ xây dựng chương trình
Căn cứ thực tiễn
Kết quả thực hiện các chính sách phát triển nông thôn ở nước ta giai đoạn 2000-2009.
- Giai đoạn 2000-2003: Đề án thí điểm xây dựng NTM cấp xã.
- Giai đoạn 2007-2009: Đề án xây dựng NTM cấp thôn, bản.

Đánh giá tác động của 2 đề án trên đến phát triển nông thôn:
- Chưa có tiêu chí và các quy chuẩn.
- Đề án 1 (đầu tư hạ tầng); Đề án 2 (huy động nội lực) đều khó cho huy động nguồn lực.
- Chưa phải là 1 đề án toàn diện về xây dựng nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH
Phần 2: Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới
* Căn cứ xây dựng chương trình
Căn cứ thực tiễn
- Giai đoạn 2005 –2010:
+ 11 Chương trình MTQG
+ 14 Chương trình hỗ trợ có mục tiêu cho nông nghiệp, nông thôn
Đánh giá tác động:
+ Thiếu tính toàn diện và đồng bộ đối với yêu cầu PTNT.
+ Thiếu tính kết nối, lồng ghép nội dung.
+ Phân tán vốn, quản lý khó, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Kinh nghiệm xây dựng NTM của các nước trên thế giới
Phần 2: Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới
* Căn cứ xây dựng chương trình
Căn cứ pháp lý
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X.
Nghị quyết số 26-NQ/TW (về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn).
Quyết định số 491/QĐ-TTg (Bộ tiêu chí nông thôn mới).
a. Mục tiêu tổng quát:
- Kinh tế phát triển, đời sống VC –TT của cư dân nông thôn tăng nhanh
- Có quy hoạch; Hạ tầng KT-XH tương đối hiện đại.
- Bản sắc văn hoá được bảo tồn và phát huy; dân trí phát triển
- Môi trường sinh thái xanh sạch đẹp;
- Chất lượng hệ thống Chính trị được nâng cao.
b. Mục tiêu cụ thể đến 2015:
- Trên 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- 100% xã hoàn thành Quy hoạch NTM (năm 2011)
- Tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng KT - XH thiết yếu ở NT theo chuẩn mới.
- 100% cán bộ cơ sở được đào tạo kiến thức về phát triển NTM.
- Thu nhập của dân cư NT tăng gấp trên 1,5 lần so với hiện nay. Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 8%.
Mục tiêu của Chương trình

b. Mục tiêu cụ thể đến 2020:
- Trên 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới;
- Cơ bản XD xong kết cấu hạ tầng KT - XH theo chuẩn NTM.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; Thu nhập của dân cư nông thôn tăng trên 2,5 lần so với hiện nay;
- Tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%.
Mục tiêu của Chương trình

Phạm vi, nguyên tắc thực hiện Chương trình
1. Phạm vi:
- Chương trình sẽ triển khai trên phạm vi toàn quốc, lấy xã làm đơn vị thực hiện.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến năm 2020.
2. Nguyên tắc:
- Xây dựng NTM dựa theo Bộ Tiêu chí Quốc gia NTM.
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng.
- Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ
- Kế thừa và lồng ghép các CT MTQG, các CT, DA khác
Nội dung của Chương trình
1. Quy hoạch nông thôn mới
a. Mục tiêu: Đạt tiêu chí 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
b. Nội dung:
- Quy hoạch chung (tổng thể) PTNT trên địa bàn xã
- Quy hoạch chi tiết: Sản xuất NN-CN&TTCN-Dịch vụ; Hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; Chỉnh trang các khu dân cư cũ và phát triển các khu dân cư mới;
- Xây dựng chính sách quản lý, thực hiện quy hoạch.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ.
- Thiết kế các mẫu công trình về nhà ở dân cư
c. Phân công quản lý, thực hiện: Bộ Xây dựng; Bộ NN và PTNT
Nội dung của Chương trình
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
b. Nội dung: 7 nội dung để hoàn thiện cơ bản hạ tầng kinh tế - xã hội công cộng, gồm: Giao thông, điện, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, y tế…..
c. Phân công quản lý, thực hiện các nội dung: Các Bộ chuyên ngành có liên quan (GT, YTế, CT…) ban hành quy chuẩn, chính sách và hướng dẫn thực hiện.
Nội dung của Chương trình
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10; 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2015 có 20% và 2020 có 50% số xã đạt chuẩn.
b. 5 Nội dung: (i). CDCC kinh tế, CCSX nông nghiệp; (ii). Tăng cường khuyến nông; Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. (iii). Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch. (iv). Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; (v). Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
c. Phân công quản lý, thực hiện:
Bộ NN&PTNT và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Nội dung của Chương trình
4. Giảm nghèo và An sinh xã hội.
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
b. Nội dung:
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Tiếp tục triển khai Chương trình MTQG về giảm nghèo.
- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
c. Phân công quản lý, thực hiện: Bộ LĐ-TB &XH
Nội dung của Chương trình
5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2015 có 65% và 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
b. Nội dung:
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn;
c. Phân công quản lý, thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nội dung của Chương trình
6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5, 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 45% và 2020 là 80% số xã đạt chuẩn.
b. Nội dung:
Tiếp tục thực hiện chương trình MTQG về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
c. Phân công quản lý, thực hiện : Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nội dung của Chương trình
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2015 có 50% và năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
b. Nội dung:
Tiếp tục thực hiện chương trình MTQG trong lĩnh vực Y tế,, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
c. Phân công quản lý, thực hiện: Bộ Y tế.
Nội dung của Chương trình
8. Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông.
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 30% xã có nhà văn hóa xã, thôn, 45% số xã có bưu điện và điểm Internet; đến 2020 có 75% số xã và 70% số xã có điểm bưu điện, internet đạt chuẩn.
b. Nội dung:
- Tiếp tục thực hiện chương trình MTQG về văn hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
c. Phân công quản lý, thực hiện : Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nội dung của Chương trình
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến 2015 có 35% và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.
b. Nội dung:
- Tiếp tục thực hiện CTMTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch.
c. Phân công quản lý, thực hiện: Bộ NN và PTNNT.
Nội dung của Chương trình
10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 85% số xã và 2020 là 95% số xã đạt chuẩn.
b. Nội dung:
- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn.
- Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn.
- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
c. Phân công quản lý, thực hiện: Bộ Nội vụ
Nội dung của Chương trình
11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến 2015 có 85% số xã và 2020 có 95% số xã đạt chuẩn.
b. Nội dung:
- Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu.
- Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
c. Phân công quản lý, thực hiện : Bộ Công an.
Giải pháp thực hiện Chương trình
1. Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới.
- Tổ chức học tập, tuyên truyền các nội dung của chương trình đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân.
- Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn quốc.
- Thiết lập 1 kênh truyền hình riêng cho Chương trình “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”.
Giải pháp thực hiện Chương trình
2. Đổi mới một số chính sách và cơ chế để tăng huy động nguồn lực cho XD NTM.
a. Nhóm chính sách
- Chính sách tín dụng để khuyến khích người dân vay xây dựng NTM.
- Chính sách thuế (giảm thuế thu nhập DN; bỏ các khoản thu bất hợp lý; tăng nguồn thu cho ngân sách xã…).
Chính sách khuyến khích DN đầu tư vào NN-NT.
Chính sách thu hút cán bộ khoa học - kỹ thuật về nông thôn.
Giải pháp thực hiện Chương trình
- Chính sách thúc đẩy liên kết giữa nông dân với nhà khoa học và các loại hình kinh tế khác ở nông thôn.
Chính sách hỗ trợ từ ngân sách: 7 loại công trình nhà nước hỗ trợ 100%; 8 loại hỗ trợ 1 phần.
Chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn không tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những xã làm tốt.
b. Đổi mới cơ chế:
- Quản lý tài chính;
- Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Giải pháp thực hiện Chương trình
3. Đào tạo cán bộ chỉ đạo thực hiện Chương trình
- Xây dựng bộ tài liệu về chương trình MTQG nông thôn mới dùng cho cán bộ chỉ đạo từ tỉnh đến xã.
- Xây dựng sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, thôn bản.
- Tập huấn cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo
Giải pháp thực hiện Chương trình
4. Hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (giúp lập quỹ) xây dựng NTM.
- Hợp tác kỹ thuật, tư vấn xây dựng NTM
- Vay vốn từ các tổ chức quốc tế để tăng cường nguồn lực
5. Xây dựng mô hình thí điểm: Mỗi huyện lựa chọn một số xã làm thí điểm trước khi nhân rộng.
Giải pháp thực hiện Chương trình
6. Cơ cấu vốn thực hiện Chương trình
+ Mức huy động trực tiếp từ cộng đồng: khoảng 10%.
+ Vốn tín dụng: khoảng 30%;
+ Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 20%
+ Vốn ngân sách và có nguồn gốc ngân sách: khoảng 40%.
Tổ chức thực hiện Chương trình
1. TTg Chính phủ phê duyệt Chương trình (QĐ 800/QĐ-TTg)
2. Đã thành lập BCĐ Trung ương và VPĐP chương trình MTQG nông thôn mới
3. BCĐ cấp tỉnh, huyện (Do UBND tỉnh, huyện thành lập)
4. Ban Chỉ đạo chương trình NTM cấp xã.
5. Ban Phát triển thôn, bản.
6. Huy động cả hệ thống chính trị vào xây dựng nông thôn mới
7. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình.
Hiệu quả của Chương trình
1. Về xã hội:
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, kết cấu hạ tầng hiện đại.
- Điều kiện sống của người dân được cải thiện
- Môi trường sạch đẹp, năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở và người dân được nâng cao.
2. Về kinh tế:
- Sản xuất hàng hoá phát triển, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.
- Tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
3. Về văn hoá:
- Đời sống văn hoá nông thôn lành mạnh, dân chủ được phát triển cao hơn; Người dân có niềm tin vào tương lai
- Thuần phong, mỹ tục được bảo tồn và phát huy.
Phần 3: Tổ chức bộ máy quản lý điều hành chương trình
Căn cứ pháp lý: QĐ 135/2009/QĐ-TTg 4/11/2009 về QL điều hành CTMTQG (Đ6K14)
QĐ 34/2007/QĐ-TTg 12/3/2007 quy chế thành lập, phối hợp tổ chức của tổ chức liên ngành
QĐ 800/QĐ-TTg 04/6/2010 CT MTQG NTM đến 2020 (K7 điều hành quản lý CT, Mục IV giải pháp chủ yếu thực hiện CT)
TTLT 26 BNNPTNT-BKHĐT-BTC 13/4/2011 hướng dẫn thực hiện QĐ 800 (Đ4)

Phần 3: Tổ chức bộ máy quản lý điều hành chương trình
Căn cứ pháp lý
Bộ máy quản lý điều hành:
Ban chỉ đạo Trung ương: QĐ1013 01/7/2010; QĐ 1738 20/9/2011 (24 TV)
Văn phòng điều phối ở Trung ương
Ban chỉ đạo cấp tỉnh
Văn phòng điều phối ở tỉnh
Ban chỉ đạo cấp huyện
Ban chỉ đạo cấp xã
Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã
Ban phát triển thôn
Phần 4: Cơ chế tài chính thực hiện chương trình
Tổng quan: Cơ cấu nguồn vốn
Cơ chế huy động nguồn vốn ĐP
Huy động tối đa nguồn lực của địa phương từ nguồn thu ngân sách hàng năm,, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, tăng cường cho công tác khuyến nông, đào tạo nguồn nhân lực. Đối với 13 tỉnh, thành phố tự túc về ngân sách thì chủ yếu dùng NSĐP
Trong đó, ưu tiên nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất: ít nhất 70% nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất/hoặc cho thuê đất, nhưng không vượt quá tổng mức vốn đầu tư theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Cơ chế huy động nguồn lực: Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ:
Tập trung huy động nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các công trình:
đường giao thông đến trung tâm xã (nhất là ưu tiên các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa),
kiên cố hóa và nâng cấp đạt chuẩn trường học.
Nguồn vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác
Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn, như chợ, công trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp rác thải, cầu nhỏ, bến đò, bến phà…
- Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ, ví dụ như kho hàng, khu trồng rau-hoa công nghệ cao, trang trại chăn nuôi tập trung, xưởng sấy nông sản, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trại cung cấp giống…
- Đầu tư trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo và hướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiến tiến và tổ chức sản xuất những giống cây, vật nuôi, dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến công…
Các nguồn vốn tín dụng
Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành phố:
chương trình kiên cố hoá kênh mương,
phát triển đường giao thông nông thôn,
cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế.
- Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định này: các hộ gia đình, các tổ chức KT vay để phát triển sản xuất
Nguồn vốn đóng góp của dân và cộng đồng
- Công sức, tiền của đầu tư cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; Cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập; Cải tạo cổng ngõ, tường rào phong quang, đẹp đẽ…
- Đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để tăng thu nhập.
- Đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất…( Nếu đóng góp bằng tiền thì cần được cộng đồng bàn bạc quyết định, HĐND xã thông qua).
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;
- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Cơ chế chung quản lý các nguồn vốn
Việc quản lý các nguồn vốn trong Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện như sau:
Các đối tượng mà ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm từ 50% vốn trở lên thì thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC.
Đối với các đối tượng mà ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn chiếm dưới 50% vốn thì cơ chế quản lý do Ban chỉ đạo xã và nhà tài trợ (nếu có) tự quy định.
Nguyên tắc lồng ghép:
a) Tất cả các công trình, dự án được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước triển khai trên địa bàn xã phải phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về NTM;
b) Lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện một hoặc nhiều chương trình, dự án, chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi;
c) Việc lồng ghép các nguồn vốn được thực hiện từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả;
d) Trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, tổng mức vốn đầu tư phát triển, tổng mức kinh phí sự nghiệp được giao.
Cảm ơn sự quan tâm của quý vị
nguon VI OLET