DShK- súng phòng không 12,7 mm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia- http://vi.wikipedia.org/wiki/DShK

 

Bước tới: menu, tìm kiếm

DShK

NVA DShK.jpg
1 khẩu DShK với bánh xe và tấm chắn.

Loại

Đại liên

Nguồn gốc

 Liên Xô

Lược sử hoạt động

Trang bị

1938- hiện nay

Quốc gia sử dụng

Các quốc gia sử dụng

Sử dụng trong

Thế chiến thứ hai
Chiến tranh Triều Tiên
Nội chiến Trung Quốc
Chiến tranh Việt Nam
Nội chiến Campuchia
Chiến dịch phản công biên giới Tây - Nam Việt Nam
Chiến tranh 6 ngày
Chiến tranh Tháng Mười
Chiến tranh Vùng Vịnh
Chiến tranh Iraq

Lược sử chế tạo

Nhà thiết kế

Vasily DegtyaryovGeorgi Shpagin

Năm thiết kế

1933

Nhà sản xuất

Nhà máy vũ khí Tula

Giá thành

khoảng 280 Rub Liên Xô (theo giá đồng Rub Liên Xô năm 1925)

Giai đoạn sản xuất

1938

Số lượng chế tạo

trên 1 triệu khẩu (tính đến năm 1980)

Các biến thể

DK, DShKM

Thông số kỹ chiến thuật

Khối lượng

34 kg (74,96 lb) (chỉ tính súng)
157 kg (346,13 lb) tính luôn cả bánh xe

Chiều dài

1.625 mm (64 in)

Cỡ nòng 

1.070 mm (42,1 in)

Kíp chiến đấu

2-3 binh sĩ


Đạn

12,7×108mm

Cơ cấu hoạt động

Trích khí

Tốc độ bắn

600 viên/phút

Sơ tốc

850 m/s (2,788 ft/s)

Tầm bắn hiệu quả

đến 1.000 m

Tầm bắn xa nhất

đến 2.000 m

Cơ cấu nạp

Dây đạn 50 viên

Ngắm bắn

Đỉnh đầu ruồi/kính ngắm quang học

DShK 1938 (Дегтярёва-Шпагина Крупнокалиберный, Degtyaryova-Shpagina Krupnokaliberny, Đại liên Degtyarov – Shpagin kiểu 1938) là một kiểu đại liên dùng trong tác chiến mặt đất và tác chiến phòng không do Liên Xô chế tạo, sử dụng đạn 12,7×108mm và được được chấp nhận đưa vào biên chế Hồng quân Liên Xô từ năm 1938.

Tên của súng là sự kết hợp giữa tên nhà thiết kế Vasily Degtyaryov, người đã sáng chế ra kiểu nguyên bản là đại liên DK và Georgi Shpagin, người đã cải tiến cơ chế dẫn đạn để có kiểu súng DShK hoàn chỉnh. Đôi khi súng cũng có biệt danh là Dushka (ДуШКа).

Mục lục

 [ẩn] 

Lịch sử phát triển[sửa]

Sau đại chiến thế giới thứ nhất, đặc biệt là từ năm 1929, lực lượng không quân và thiết giáp của nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ phát triển rất nhanh, làm phát sinh yêu cầu về một kiểu đại liên vừa có thể tác chiến trên mặt đất, vừa có thể tác chiến phòng không đã bắt đầu xuất hiện. Vasily Degtyaryov, nhà chế tạo vũ khí nổi tiếng của Liên Xô đã được các nhà lãnh đạo của Hồng quân Liên Xô đề nghị chế tạo một kiểu súng máy uy lực có thể dùng để chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ và máy bay. Degtyaryov cuối cùng đã thiết kế một kiểu súng máy mới, không sử dụng loại đạn 7,62×54 mm cũ mà sử dụng đạn 12.7x108 mm có động năng lớn hơn làm cho súng có uy lực hơn.

Kiểu súng máy này lúc đầu có tên gọi là Degtyaryov, Krupnokalibernyi (DK, đại liên DK), ra đời năm 1930. Súng máy DK được đưa vào sản xuất ở một số lượng hạn chế từ năm 1933, được gắn trên các xe bọc thép, xe tăng hạng nhẹ và một số tàu nhỏ của hải quân. Về sau này, Shpagin đã cải tiến kiểu đại liên này với các loại giá súng khác nhau để chính thức cho ra đời Degtyaryova-Shpagina Krupnokaliberny (đại liên Degtyarov – Shpagin). Năm 1938, DShK đã chính thức được đưa vào biên chế trang bị của Hồng quân Liên Xô tại các quân binh chủng: bộ binh, thiết giáp, không quân và hải quân.

Thiết kế[sửa]

DShK là kiểu đại liên làm mát bằng không khí, hoạt động bằng cơ chế trích khí. Kiểu đại liên DK lúc đầu sử dụng băng đạn rời 30 viên. Chính việc này đã đưa đến một nhược điểm của DK trong chiến đấu là tốc độ bắn thực tế của súng chậm lại do phải thường xuyên thay đạn. Chỉ đến khi Georgi Shpagin cho cải tiến súng bằng cách chuyển qua sử dụng dây đạn, nhược điểm này mới được khắc phục. Đại liên DK với cơ chế sử dụng dây đạn đã được chấp nhận đưa vào chiến đấu và súng từ đó có tên là DShK.[1] Súng chỉ có một chế độ xạ kích duy nhất là bắn tự động. Xạ thủ sử dụng hệ thống trích khí bằng ba thiết bị gồm một khóa nòng lùi và hai chốt ngang xoay quanh một trục khóa thẳng đứng, gắn với lá chắn vỏ đạn. Vỏ nòng súng được xẻ rảnh để tăng khả năng làm mát, và được gắn với một bộ phận giảm giật lớn.[1]

Sau Thế chiến thứ hai, súng có cải tiến chút ít về đạn. Một dây đạn có 50 viên, cứ 5 hoặc 3 viên đạn xuyên thì gài vào 1 viên đạn lửa có tác dụng dẫn đường trong xạ kích ban đêm hoặc trong môi trường ánh sáng yếu. Đạn lửa giúp cho xạ thủ quan sát được đường đi của loạt đạn để kịp thời điều chỉnh đường ngắm. Loại đạn này cũng có tác dụng sát thương như đạn xuyên.[2] Đạn 12.7 mm còn có thể xuyên thép 15mm ở cự ly 500m. Súng khá nặng, khoảng 137 kg cả súng lẫn giá đỡ. Biên chế nhân lực chiến đấu thường có tổ 3 người. Khi di chuyển, một người mang thân súng, một người mang (hoặc kéo) chân đế, một người mang đạn. Một khẩu DShK hoàn chỉnh còn bao gồm một giá 3 chân (dùng cho phòng không) hoặc giá bánh xe (dùng cho bộ binh), một kính ngắm (dùng cho tác chiến phòng không) và thiết bị giảm giật của kính ngắm có thể tháo rời ra được.

Lịch sử hoạt động[sửa]

Thế chiến thứ hai[sửa]

DShK đang chiến đấu ở vị trí phòng không trong thế chiến thứ hai

DShK 1938 là đại liên tiêu chuẩn của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai và được sử dụng trong nhiều vai trò. Khi sử dụng làm súng phòng không, nó được gắn trên các giá 3 chân và có thể được trang bị cho cho xe tải, xe tăngpháo tự hành làm hỏa lực phụ như xe tăng IS-2, pháo tự hành ISU-152 và xe tăng T-34 (loại có lắp pháo nòng trơn 85 mm). Đôi khi, súng còn được trang bị thành hỏa lực chính của loại xe tăng lội nước hạng nhẹ T-40 và xe bọc thép chở quân họ BTR.

Không chỉ trong tác chiến phòng không, DShK còn được sử dụng cho nhiệm vụ yểm trợ bộ binh trên mặt đất. Khi đó, súng sẽ được gắn trên một bộ chân đế có hai bánh xe, hai càng cố định chân súng và một tấm chắn bằng thép để bảo vệ cho xạ thủ.

Sau Thế chiến thứ hai[sửa]

Năm 1946, phiên bản hiện đại hơn DShK 1938/46 hay DShKM đã ra đời. Sau Thế chiến, súng không chỉ được sử dụng tại Nga mà còn lan rộng ra các nước Đông Âu thuộc Khối Warszawa, Cộng hòa nhân dân Trung HoaPakistan. Một số kiểu xe tăng hiện đại sau Thế chiến thứ hai như T-55 đến T-72 vẫn sử dụng đại liên DShK làm hỏa lực phòng không. Nhiều phiên bản của kiểu súng này đã được sản xuất tại Cộng hòa Séc, Trung Quốc, Iran và Pakistan. Pakistan hiện là quốc gia duy nhất còn sản xuất phiên bản DShK của Trung Quốc, đại liên Kiểu 54.[1]

Năm 1950, DShK phiên bản phòng không được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa viện trợ cho Việt Nam và nó trở thành hoả lực phòng không chính trong các đại đoàn chủ lực và các tiểu đoàn phòng không độc lập Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Đông DươngChiến tranh Việt Nam.

Như nhiều thứ vũ khí khác của Nga, tuy không còn được sử dụng ở trong nước, DShK vẫn còn được sử dụng trong chiến đấu ở một số khu vực, đặc biệt là ở Thế giới thứ ba, nơi vẫn còn những cuộc xung đột vũ trang và nội chiến. Năm 2004, tại Al-Amarah, Iraq, nó đã được sử dụng để chống lại lính Anh.[3] Tuy nhiên, hiện nay, kiểu đại liên này đã gần như bị thay thế hết bởi các kiểu súng mới hiện đại hơn như NSV hay súng máy Kord.

Nội chiến Trung QuốcChiến tranh Triều Tiên[sửa]

Trong Nội chiến Trung Quốc giai đoạn 1945 - 1949, đại liên DShK do Liên Xô viện trợ cho Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc được sử dụng rộng rãi. Trước năm 1945, Bát lộ quân và Tân tứ quân Trung Quốc chỉ có hơn chục khẩu DK (phiên bản đầu của DShK) và sử dụng phổ biến đại liên Marximtrung liên Browning làm hỏa lực chủ yếu yểm trợ cho bộ binh. Năm 1945, sau khi đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản tại Mãn Châu, Liên Xô viện trợ cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hàng chục nghìn tấn vũ khí, đạn dược; trong đó có hơn 3000 khẩu DShK đã qua sử dụng. Từ đó, loại súng máy này được trang bị đến cấp tiểu đoàn của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, có hơn 100 đại đội hỏa lực đại liên DShK chuyên trách được tổ chức. Ngoài ra, mỗi đại đội bộ binh nặng cũng được trang bị từ 1 đến 2 khẩu súng này. Cùng với chiến thuật biển người, hỏa lực đại liên DShK đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho các đơn vị bộ binh, thiết giáp hạng nhẹ và các loại máy bay cánh quạt của Quân đội Trung Hoa dân quốc.

Trong Chiến tranh Triều Tiên, Chí nguyện quân Trung QuốcQuân đội Nhân dân Triều Tiên cũng sử dụng đại liên DShK làm hỏa lực yểm hộ cấp tiểu đoàn. Trước năm 1951, khi còn phải sử dụng các máy bay chiến đấu có động cơ cánh quạt như Yak-1, La-5,... đại liên DShK cũng được gắn trên cánh hoặc lắp đồng trục với động cơ cánh quạt của các loại máy bay này. Nó vẫn duy trì sự có mặt trong không quân Trung Quốc trên các máy bay oanh tạc cánh quạt. Mỗi chiếc IL-2 hoặc IL-12 được trang bị từ 2 đến 6 khẩu DShK để chống lại các máy bay tiêm kích của đối phương.

Trong Chiến tranh Việt Nam[sửa]

Trong Chiến tranh Đông Dương (1946-1954), từ năm 1950, đại liên DShK được dùng làm hỏa lực cấp trung đoàn và tiểu đoàn bộ binh độc lập (quân chính quy) của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trước năm 1954, do số lượng viện trợ của loại súng này tương đối hạn chế, mỗi trung đoàn hoặc tiểu đoàn bộ binh độc lập chỉ có từ 1 đến 3 khẩu nhưng cũng không đủ để trang bị đồng loạt. Năm 1954, trong biên chế của trung đoàn phòng không 367 thuộc Đại đoàn 351 (hỗn hợp công binh - pháo binh) có sáu đại đội súng máy phòng không với 54 khẩu DShK 12,7 mm, đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và hạ 13 máy bay trên tổng số 62 của quân viễn chinh Pháp bị bắn rơi trong chiến dịch này.[4]

Trong Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), đại liên DShK được trang bị đồng loạt trong biên chế hỏa lực cấp trung đoàn và tiểu đoàn bộ binh độc lập của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mỗi trung đoàn được trang bị từ ban đầu từ 3 đến 4 khẩu. Mỗi tiểu đoàn được trang bị từ 2 đến 3 khẩu Từ năm 1972 trở đi, biên chế hỏa lực súng DShK đối với cấp trung đoàn được tăng lên từ 5 đến 7 khẩu hoặc tổ chức riêng thành các đại đội hỏa lực súng máy hỗn hợp DShK 12,7 mm và ZPU-1 14,5 mm. Đến nay, đại liên DShK được biên chế trong trung đội hỏa lực thuộc đại đội bộ binh chính quy trong QĐNDVN từ 3 đến 5 khẩu nên thường được gọi là súng máy cấp đại đội.

Đối với binh chủng thiết giáp của QĐNDVN, DShK được gắn trên thùng xe bọc thép BTR-40, BTR-50, trên tháp pháo xe tăng T-34, PT-76 và sau này cũng gắn trên xe tăng T-54/55 do pháo thủ thứ hai hoặc trưởng xe trực tiếp điều khiển; vừa dùng làm hỏa lực yểm trợ tầm gần cho bộ binh, vừa dùng làm hỏa lực phòng không tầm thấp. Đối với các tàu tuần tiễu cỡ nhỏ hoặc xuồng phóng lôi, DShK cũng được gắn trên các giá đỡ, phối hợp với các loại súng pháo khác để tạo màn hỏa lực dày hơn về tầm bắn.

Trong tác chiến phòng không, nhiều đơn vị hỏa lực cấp đại đội đến tiểu đoàn phòng không sử dụng súng máy DShK 12,7 mm kết hợp với các loại súng máy cỡ lớn như ZPU-1, ZPU-2, ZPU-4. Điển hình là cụm tiểu cao 175, (đơn vị cấp tiểu đoàn) thuộc Trung đoàn cao xạ 252 (Sư đoàn phòng không 363 - Hải Phòng), trong biên chế có một đại đội 12 khẩu DShK 12,7 mm và và 2 đại đội 18 khẩu ZPU-2, ZPU-4 đã chiến đấu tốt trong Chiến dịch phòng không 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, bắn rơi 5 máy bay các loại A-6, A-7, F-4H và một chiếc F-111B của Không lực Hoa Kỳ.[5]

Đối với các lực lượng dân quân, tự vệ trong Chiến tranh Việt Nam, đại liên DShK cũng được sử dụng rất rộng rãi. Trong hai cuộc chiến tại Miền Bắc Việt Nam chống chiến tranh phá hoại của Không lực Hoa Kỳ (1954-1968 và 1972), đại liên DShK được trang bị cho các trung đội và tiểu đội dân quân tạo dựng màn hỏa lực tầm thấp chống các máy bay Mỹ. Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 12 năm 1972, ba trung đội tự vệ của Nhà máy Cơ khí Mai Động, Nhà máy Cơ khí Lương Yên và Xí nghiệp Gỗ Bạch Đằng phục kích tại cảng Vân Đồn (Hai Bà Trưng - Hà Nội) đã sử dụng 3 khẩu DShK 12,7 mm và 2 khẩu ZPU-1 14,5 mm đã bắn rơi tại chỗ một máy bay F-111A hiện đại của Không lực Hoa Kỳ.[6]

Hiện nay, DShk trong biên chế QĐNDVN đang dần được thay thế bởi loại súng máy 12,7 ly tiên tiến hơn là NSV.

Thông số[sửa]

  • Khối lượng: 34 kg (không đạn, không giá đỡ)
  • Chiều dài: 1.625 mm
  • Cỡ nòng: 12,7 mm
  • Độ dài nòng: 1.070 mm
  • Nguyên lí hoạt động: cơ chế trích khí
  • Cỡ đạn: 12.7x108 mm
  • Nguyên tắc nạp đạn: Dây đạn 50 viên
  • Tốc độ bắn: 600 viên/phút
  • Vận tốc đạn: 850 m/s
  • Tầm bắn hiệu quả: 1000 m
  • Tầm bắn tối đa: đến 2000 m.[7]

Các phiên bản[sửa]

  • DShK-38: phiên bản nguyên gốc
  • DShK 1938/46: phiên bản đã được hiện đại hóa với cơ cấu giảm giật hiện đại và ống dầu có thể tháo ra để thay thế được
  • Kiểu 54: phiên bản của Trung Quốc, vẫn còn được Pakistan sản xuất
  • MGD-12.7: Phiên bản của Iran.

Các quốc gia sử dụng[sửa]

DShK gắn trên xe tại Afghanistan

DShK gắn trên xe tại Romania

DShK gắn trên xe tại Iraq

Súng máy phòng không DKsH 12,7 mm (P2)

5/23/2011 9:16:00 AM

(Nguồn: http://www.quocphonganninh.edu.vn/tabid/180/catid/338/item/1599/s%C3%BAng-m%C3%A1y-ph%C3%B2ng-kh%C3%B4ng-dksh-12-7-mm-p2.aspx  ).

 

 

 

DSK 12,7 DSK ДШК (Дегтярев — Шпагин) các bộ phận bổ xung của súng và công tác khai thác, sử dụng, bảo dưỡng.

II.  BỆ SÚNG


 

A. Tác dụng

    Là thân chính của khối quay và để lắp súng lên bệ súng

B. Cấu tạo

* Bệ súng loại mới (Trung Quốc).

 

Giá súng 12,7mm. model 3D tech.edu


 

1. Giá súng:

    - Bệ đỡ có hai vòng giữ tai súng và khóa giữ.

    - Ốc hãm, cố định bệ đỡ với giá súng.

    - Lỗ lắp trục quay tầm.

    - Hai rãnh cong hãm tầm.

    - Thanh  định hướng tay kéo khóa nòng có díp hãm.

    - Máng định hướng vỏ đạn.

    - Bệ lắp giá vai.

 

 

 

 

- Trục nối, khâu nối, lỗ lắp cán điều chỉnh và cán định hướng.

    - Bệ lắp thùng đạn có díp hãm và lò xo.

2. Bệ quay:

 


 

 

 

    - Trục quay tầm, ốc giữ, chốt chẻ.

    - Ống lắp trục bộ phận hãm tầm.

    - Đĩa quay hướng và chốt hãm.

    - Vòng ôm có khóa hãm và ốc cố định.

3. Bộ phận hãm tầm và điều chỉnh tầm:

  - Bộ phận hãm tầm có:

    + Trục có ren trái.

    + Ốc hãm, vòng hãm.

    + Tay hãm tầm.

    - Bộ phận điều chỉnh tầm có:

    + Núm quay.

    + Trục ống có ren (trong và ngoài đều có).

    + Trục nối có ren khớp với trục ống.

    + Bệ đỡ có rãnh cố định tai nối bộ phận chốt hãm, và chốt hãm có bi hãm.

    + Lỗ định hướng tay kéo cò.

    + Khâu nối thanh định hương tay kéo.

    - Bộ phận điều chỉnh hướng có:

    + Núm quay và trục điều chỉnh có ren và ốc.

    + Bệ trượt có khóa cố định bộ phận điều chỉnh hướng.

    + Thanh định hướng có ốc cố định và chốt.

* Bệ súng loại cũ:

1. Giá súng:

    - Bàn đỡ có lỗ lắp trục nối và hai rãnh trượt.

    - Bàn nối có díp giữ, rãnh trượt, bản định hướng vỏ đạn.

    - Trục nối để nối với bộ phận điều chỉnh.

    - Sống trượt định hướng cho bàn trượt sau.

    - Bàn trượt sau để lắp giá sau của thân súng

    - Giá vai có rãnh chuẩn, díp hãm, khóa hãm để điều chỉnh giá vai về hướng. Vành hãm tầm và khóa tầm, để điều chỉnh giá vai về tầm.

2. Bộ phận giảm giật:

    Để giảm giật cho thân súng khi bắn, cấu tạo có:

    - Bệ trượt có hai vòng giữ tai súng, ốc hãm, mấu ép, đường trượt.

    Lò xo, cán là xo.

    Khi bắn, do áp lực của hơi thuốc làm cho thân súng giật về sau, mang cả bệ trượt lùi làm mấu ép, ép lò xo lại. Lò xo sinh lực ngược chiều chống lại lực giật lùi của thân súng, giảm bớt độ giật của súng khi bắn.

3. Bệ quay:
 

    - Lỗ lắp trục quay tầm.

    - Đĩa hãm tầm.

    - Đĩa quay hướng.

4. Bộ phận hãm tầm và điều chỉnh tầm:

 

 

 

a. Bộ phận hãm tầm:

 

 

 

 

  -  Vòng đai tầm, thanh kéo, khâu nối.

 - Tay hãm tầm.


 

b. Bộ phận điều chỉnh tầm: Để điều chỉnh chính xác về tầm, có:


 

    - Thân điều chỉnh liền với vòng hãm tầm.

    - Khuyết lắp thanh kéo.

    - Bệ lắp vít điều chỉnh tầm có vòng nối trong có ren.

    - Vít điều chỉnh tầm có ren và núm quay.

    - Khóa hãm có chốt, ốc hãm và tay khóa.

5. Bàn đế súng, tay kéo lên đạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Khóa hãm có chốt hãm, lò xo tay khóa.

 

 

 

 

 

 

III. CHÂN SÚNG

A. Tác dụng

    Làm nền vững chắc cho súng khi bắn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Cấu tạo

1. Bệ đỡ: Để đỡ bệ súng.

    - Vòng đỡ có ba mấu lắp chân súng.

    - Mấu lắp chân súng, trước có hai mấu cản và lỗ lắp chốt nối, hai khuyết hãm bán nguyệt.

    - Hai mấu lắp chân súng sau, cấu tạo giống mấu lắp chân súng trước, chỉ khác có ba khuyết hãm bán nguyệt (để hãm khi gập chân).

2. Chân súng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Chân súng trước gồm hai đoạn :

 

 

 

 

 

 

 

    + Đoạn trên nối bộ đỡ, có chốt nối, díp hãm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    + Khóa hãm chân có trục khóa, lò xo, mũ lò xo và tay khóa. Khi quay tay khóa ngược chiều kim đồng hồ hết nấc, thì trục khoá rời khỏi khuyết bán nguyệt của bệ đỡ, lúc này có thể mở hoặc gập chân súng. Khi quay tay khóa thuận chiều kim đồng hồ, thì trục khoá lại khớp với khuyết bán nguyệt, chân súng được cố định chắc chắn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    + Đoạn dưới lồng trong đoạn trên, có rãnh chuẩn và móng súng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    + Khóa hãm đoạn dưới có chốt hãm, lò xo và tay khóa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Hai chân sau: (cấu tạo giống nhau).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    + Trục nối và ốc hãm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    + Khóa hãm chân súng (giống chân trước).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    + Hai bản tỳ tay để tỳ tay khi nằm bắn.   + Móng súng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. MÁY NGẮM

A. MÁY NGẮM TRÊN KHÔNG K-43

 

Kính ngắm model 3D Tech.edu

1. Tác dụng:

    - Xác định hướng bắn đón theo hướng vận động của mục tiêu.

    - Xác định điểm đón căn cứ vào tốc độ mục tiêu (Vmt), cự ly hiện tại (b), và thân thu nhỏ (TTN) của mục tiêu, xạ thủ tính ra lỗ ngắm, ngắm vào mục tiêu, máy ngắm sẽ xác định vị trí sắp tới của mục tiêu, giải quyết điểm bắn trúng cho súng. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mô phỏng 3D bắn 12,7mm Tech.edu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cấu tạo:

a. Bộ phận lấy hướng bay: Để lấy hướng vận động của mục tiêu vào máy ngắm

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vòng định hướng bay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Vòng lấy hướng bay có:

    + Vạch chuẩn.

    + Vòng răng.

    + Bốn dây hướng bay và mô hình máy bay.

    - Vòng ôm có:

    + Vạch chuẩn.

    + Bốn vòng lăn có trục lệch tâm, ốc giữ.

    - Ống nối có mấu chuẩn.

    - Bộ phận truyền động tay quay có:

    + Tay quay, trục và bánh xe răng

    + Cán nối hai đầu có mấu chuẩn.

    + Hai bánh xe răng có ống nối.

b. Bộ phận ngắm: Dùng để ngắm mục tiêu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vòng ngắm bắn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trục nối 2 vòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Bộ phận ngắm trước có:

    + Vòng ngắm, có vạch chuẩn, vòng răng, hai dây nối và hàng lỗ ngắm; có 10 lỗ ngắm và một lỗ tâm (có loại 20 lỗ ngắm), các lỗ chân có râu.

    + Vòng ôm, có vạch chuẩn, bốn vòng lăn, có trục lệnh tâm, ốc giữ ống nối có khóa hãm.

    + Rãnh chuẩn có mấu chuẩn để lắp với bệ đỡ.

- Bệ đỡ có hai đường chuẩn và khóa hãm (có loại máy ngắm Liên Xô không có bệ đỡ mà có cán cong và vòng ôm để lắp vào nòng súng).

    - Bảng tra lỗ ngắm (cấu tạo và cách sử dụng như phần nguyên lý MN K-43 mục 5-4).

    - Bộ phận ngắm sau có:

    + Thân ngắm có lỗ ngắm, khe điều chỉnh tầm.

    + Bệ nắp có khe điều chỉnh hướng.

    + Hai khóa hãm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. BỘ PHẬN NGẮM MẶT ĐẤT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 – Tác dụng:

    - Để ngắm mục tiêu trên mặt đất, mặt nước.

    - Để tạo ra góc cao cố định cho súng.

2. Cấu tạo:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a – Đầu ngắm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bệ cố định có:

    + Rãnh chuẩn để lắp bệ điều chỉnh.

    + Ốc hãm bệ điều chỉnh và vạch tiêu chỉnh hướng (10 vạch mỗi vạch cách nhau 1mm).

    - Bệ điều chỉnh hướng có:

    + Đường chuẩn, vạch chuẩn.

    + Lỗ lắp đầu ngắm có ren ốc.

    - Đầu ngắm có ren ốc và ốc hãm trên và khi lắp cờ lê điều chỉnh đầu ngắm về tầm..

b- Thước ngắm:

    - Vạch số cự ly khắc từ 0 ÷ 3.300m (có loại khắc từ 0 ÷ 3500m) bên phải số chẵn, bên trái số lẻ.

    - Bệ trượt lấy cự ly có khe ngắm và khóa hãm – khóa hãm có ren và lò xo.

    - Cán ốc có núm quay để điều chỉnh bệ trượt lấy cự ly (cán ốc khớp với ren của khóa hãm).

c – Bệ lắp thước ngắm:

  Cố định vào thân hộp khóa nòng có lò xo, mũ lò xo

CHƯƠNG III

THÁO LẮP – BẢO QUẢN – KIỂM TRA SỬA CHỮA – HIỆU CHỈN

 

I. Tháo lắp

A. Quy tắc tháo lắp

1. - Tháo lắp phải được lệnh của người chỉ huy.

2. - Trước khi tháo lắp phải chuẩn bị đầy đủ bàn, ván, bạt, dụng cụ tháo lắp, dầu mỡ, giẻ…Trong khi tháo phải dùng đúng dụng cụ qui định.

3. –Tháo lắp phải đúng thứ tự, động tác. Khi tháo không ra, lắp không vào phải dừng lại kiểm tra nguyên nhân, không làm ẩu gây ra hòng hóc súng.

4. – Trước khi tháo và sau khi lắp phải kiểm tra, đưa bộ phận của súng về trạng thái bình thường.

B. Dụng cụ tháo lắp

1. – Cờ lê 4 tác dụng (số 1).

2. – Tống chốt 1,5mm

3. – Vồ gỗ (đệm gỗ)

4. – Búa 500 gam.

C.Thứ tự tháo lắp súng

1. – Thứ tự tháo:

    - Trước khi tháo phải tháo đạn trên đường tống đạn và của tiếp đạn. Kiểm tra đưa các bộ phận của súng về trạng thái bình thường.

    - Tháo bộ phận tiếp đạn:

    + Dùng cờ lê bốn tác dụng tháo ốc hãm của chốt giữ. Lấy chốt giữ ra và nhấc cả bộ phận tiếp đạn ra khỏi hộp khóa nòng.

    + Để ngửa bộ phận tiếp đạn, đưa cần gạt lớn về phía sau, xong nhấc bệ tiếp đạn ra.

    + Dùng cờ lê bốn tác dụng tháo ốc hãm trục cần gạt lớn, tháo cần gạt lớn và trục cần gạt lớn, trục cần gạt nhỏ và cần gạt nhỏ.

    + Tháo bàn đẩy đạn ra khỏi nắp tiếp đạn.

    - Tháo nắp sau:

    + Tháo chốt nối giữa thân súng và bệ súng.

    + Tay trái cầm tay nắm ở nắp sau, tay phải dùng vồ gỗ (hoặc búa có đệm gỗ) đóng mạnh vào nắp sau, lấy nắp sau ra.

    - Tháo bộ phận lẫy cò:

    + Hai tay cầm phía sau bộ phận lẫy cò ngón tay cái tỳ vào phía sau hộp khóa nòng, kéo bộ phận lẫy cò về phía sau, lấy ra (nếu chặt dùng búa gõ nhẹ lấy ra).

    - Tháo khóa nòng:

    + Tay phải cầm đầu nòng súng, tay trái cầm ống bọc kéo về trước – quay ống bọc sang phải cho mấu hãm rời khỏi khuyết hãm của nòng súng.

    + Tay phải đỡ ống bọc, tay trái cầm bệ khóa kéo về phía sau đưa khóa nòng ra ngoài.

    + Tháo thân khóa ra khỏi bệ khóa.

    + Tháo thoi tách phiến khóa ra khỏi thân khóa.

    + Dùng tống chốt tháo giữ kim hỏa và lấy kim hỏa ra.

    + Tháo bộ phận tự động ra khỏi bệ khóa nòng. Tháo díp hãm chốt dùng tống chốt đóng chốt giữ ra. Dựng đứng bệ khóa cho mặt pít tông xuống bàn để tháo, tay trái cầm ống bọc kéo mạnh xuống, tay phải cầm cờ lê bốn tác dụng cắp vào mặt phẳng ở cán pít tông và từ từ tống ống bọc ra. Sau đó một tay giữ cờ lê một tay vặn bệ khóa ra khỏi cán pít tông (nếu bệ khóa chặt không vặn được thì dùng cờ lê cặp vào khâu nối vặn ra). Nếu ống bọc xuống, tháo cờ lê bốn tác dụng ra khỏi cán pít tông, sau đó từ từ thả ống bọc cho tới khi lò xo giãn hết ra, tháo ống bọc và lò xo ra khỏi cán pít tông.

    - Tháo nòng súng ra khỏi hộp khóa nòng:

    + Dùng cờ lê bốn tác dụng tháo ốc hãm lấy then hãm nòng ra.

    + Rút nòng súng ra khỏi hộp khóa nòng.

    - Tháo hộp khóa nòng ra khỏi bệ súng.

    + Tháo hai vòng giữ tai súng, nhấc hộp nòng ra khỏi bệ súng.

    Chú ý: Có thể tháo toàn bộ thân súng ra khỏi bệ súng trước sau đó lần lượt tháo như trên (để nguyên trên bệ súng).

2 – Thứ tự lắp:

Động tác lắp ngược lại khi tháo.

Lắp hộp khóa nòng lên bệ.

Lắp nòng súng vào hộp khóa nòng.

Lắp khóa nòng.

Lắp bộ phận lẫy cò.

Lắp nắp sau.

Lắp bộ phận tiếp đạn.

3. Kiểm tra chuyển động:

    - Kéo tay kéo mở khóa nòng, lẫy cò phải giữ khóa nòng ở phía sau, bàn đẩy đạn chạy từ ngoài vào trong.

    - Bóp cò, trả tay kéo, khoán nòng phải lao lên đóng kín buồng đạn, nhanh, mạnh là tốt.

D. Tháo lắp khi hành quân, mang vác

Trước khi tháo, phải tháo đạn trên đường tống đạn, đưa các bộ phận của súng về trạng thái bình thường.

1 – Thứ tự tháo:

    - Tháo thùng đạn: Bóp díp hãm thùng đạn, 2 tay kết hợp nâng thùng đạn ra.

    - Tháo máy ngắm: (tháo rời cho vào hộp máy ngắm)

    - Tháo giá vai: Tay phải nâng díp hãm tay trái kết hợp rút giá vai ra khỏi thân súng.

    - Tháo thân súng:

    + Mở khóa giữ và vòng giữ 2 tai súng

    + Rút chốt cố định phía sau thân súng

    + Kết hợp khiêng thân súng ra

    + Tháo bệ súng

    + Mở khóa hãm vòng ôm

    + Tháo bệ ra khỏi chân súng – cố định lại vòng ôm.

 - Gập chân súng:

    Hai xạ thủ nâng hai chân súng sau, quay tay khóa hãm chân súng ngược chiều kim đồng hồ. Gập chân súng. Quay tay khóa thuận chiều kim đồng hồ cho trục khóa khớp với khuyết bán nguyệt. Cố định chân súng.

2 – Thứ tự lắp:

    - Làm ngược lại.

    - Sau khi lắp phải kiểm tra các bộ phận của súng. Yêu cầu các bộ phận phải chuyển động bình thường.

E. Tháo lắp máy ngắm

1 – Thứ tự tháo:

    - Mở tay khóa cố định, ở bệ đỡ. Tháo bộ phận ngắm trước ra khỏi hộp khóa có nòng.

    - Mở khóa cố định, tháo bệ đỡ ra khỏi bộ phận ngắm trước.

    - Gập tay quay lấy hướng bay, mở khóa hãm ở ống nối, tháo bộ phận lấy hướng bay và cán nối, xếp vào hộp đựng.

    - Xếp bộ phận ngắm vào vào hộp (nếu máy ngắm Trung Quốc phải gập bằng lỗ ngắm vào).

    - Mở khóa hãm, tháo bộ phận ngắm sau, xếp vào hộp và cố định lại.

2 – Thứ tự lắp:

    Làm ngược lại.

    - Lắp bộ phận ngắm và bộ phận lấy hướng bay (chú ý để vạch chuẩn ở vòng lấy hướng bay và vòng ngắm trúng với vạch chuẩn ở vòng ôm).

    - Lắp bệ đỡ vào bộ phận ngắm trước.

    - Lắp bệ đỡ vào hộp khóa nòng.

    - Kiểm tra chuyển động của máy ngắm.

 

II. BẢO QUẢN, KIỂM TRA

A. Bảo quản sử dụng súng

1. Bảo quản sử dụng súng ở trận địa:

    - Công sự phải khô ráo, thoát nước và giảm được cát bụi khi bắn.

    - Phải che đậy toàn bộ súng, máy ngắm. Nếu trực ban chiến đấu cũng phải che đậy nòng súng, máy ngắm, bộ phận tiếp đạn nhưng chú ý không ảnh hưởng đến sẵn sàng chiến đấu.

    - Các bộ phận của súng nếu không ảnh hưởng đến chiến đấu phải đưa về trạng thái bình thường. Các dụng cụ, phụ tùng phải thường xuyên sạch sẽ đầy đủ và sẵn sàng sử dụng được.

    - Không tự tiện tháo lắp, điều chỉnh, thay đổi vị trí hoặc thêm, bớt các bộ phận của súng. Nếu được phép thì sau khi làm xong phải đưa súng về trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

    - Phải thường xuyên cho đầy đủ dầu mỡ và đúng chỗ đúng loại nhất là khi trời nắng nhiều hoặc mưa nhiều dễ làm khô và hỏng dầu mỡ. Những chỗ tróc sơn phải sơn lại, nếu chưa sơn được phải lau sạch sẽ và bôi mỡ chống gỉ để khi có điều kiện sẽ sơn lại.

2 – Bảo quản sử dụng súng khi học tập:

    - Chỉ được sử dụng những bộ phận đã được hướng dẫn và có người phụ trách học tập.

    - Trước khi học tập phải kiểm tra kỹ các bộ phận cần thiết. Trong học tập phải làm đúng thứ tự, động tác, yếu lĩnh đã hướng dẫn. Sau khi mở khóa không được ấn tay cò để khóa nòng tự do lao về phía trước mà phải trả khóa nòng kết hợp với tay kéo để tránh gây hỏng hóc. Nếu học tháo lắp phải chấp hành đúng qui tắc tháo lắp.

    - Sau khi học phải bảo quản súng và dụng cụ phụ tùng sạch sẽ. Đưa các bộ phận súng về trạng thái bình thường hoặc sẵn sàng chiến đấu.

3 – Bảo quản, sử dụng súng khi hành quân:

a – Trước hành quân:

    - Khi đặt súng trên xe ở tư thế sẵn sàng chiến đấu:

    + Chân súng phải cố định chắc chắn với thùng xe, lòng súng theo hướng hành quân. Cố định chặt tầm hướng.

    + Díp hãm phải có tác dụng giữ chặt thùng đạn ở bệ súng đạn và dụng cụ phụ tùng kèm theo phải đầy đủ, xếp gọn gàng.

    - Khi mang vác hành quân:

    + Các khóa hãm, ốc, vít phải được cố định chắc chắn tránh mất mát hư hỏng.

    + Phải che đậy các bộ phận của súng bảo đảm sạch sẽ, sẵn sàng chiến đấu. Các đòn, dây khiêng phải đầy đủ, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi hành quân.

b – Trong khi hành quân:

    - Khi đặt súng trên xe:

    + Duy trì đúng tốc độ hành quân thường xuyên theo dõi chuyển động của xe và tình hình cố định các bộ phận của súng.

    + Nếu làm nhiệm vụ trực ban chiến đấu xạ thủ 1 phải thường xuyên giữ nòng súng không để va chạm, quệt…

    - Khi mang vác:

    + Thường xuyên kiểm tra dây chằng, đòn khiêng để bảo đảm an toàn.

    + Khi tạm nghỉ phải tổ chức kiểm tra theo nội dung trước hành quân.

c – Sau hành quân:

    - Kiểm tra toàn bộ súng đạn, phụ tùng kèm theo, nếu có hư hỏng mất mát phaỉ đăng ký báo cáo lên trên để kịp thời sửa chữa bổ sung thay thế đảm bảo sẵn sàng chiến đấu.

    - Nhanh chóng bảo quản sạch sẽ, cho đầy đủ dầu, mỡ vào các bộ phận, nhất là các bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến việc bắn của súng.

4 – Vật liêu và phương pháp bảo quản:

a – Vật liệu bảo quản:

    - Dụng cụ lau chùi súng:

    + Bộ cán thông nòng.

    + Đầu thông nòng lông và đầu thông nòng vải.

    + Đầu thông buồng đạn lông.

    + Các loại que

    + Các loại vải: Vải cũ để lau toàn bộ các bộ phận bên ngoài súng. Vải mộc để thông nòng súng buồng đạn, ống điều chỉnh hơi, khoán nòng…

    + Chổi lông mềm để lau máy ngắm.

    + Các loại mỡ :

    Mỡ pháo: Có màu nâu sẫm hoặc nâu sáng. Ở nhiệt độ 400C sẽ chảy ra khỏi bề mặt kim loại. Mỡ pháo dùng để chống gỉ, bôi vào nòng súng và tất cả các bộ phận không sơn bên ngoài súng.

    Mỡ trục: Có màu vàng nhạt, ở nhiệt độ 700C sẽ nóng chảy, mỡ trục để cho vào các ổ trục, các bộ phận chuyển động trên súng.

    Dầu súng: Để bôi trơn và chống gỉ cho các bộ phận của súng.

    Xăng, dầu hỏa, dầu ma rút dùng để tẩy gỉ các bộ phận hoặc rửa sạch dầu mỡ ở các bộ phận của súng.

    - Nước xà phòng  để tẩy rửa sạch dầu mỡ ở các bộ phận không sơn (rửa nòng súng, khóa nòng). Pha 10 lít nước nóng với 100 gam xà phòng.

b – Phương pháp bảo quản:

    - Cách rửa nòng súng và khóa nòng: Tháo nòng súng ra khỏi hộp khoán òng, tống hết mỡ cũ trong lòng ra. Dùng thông nòng lông nhúng vào nước xà phòng nóng rồi thông vào nòng súng. Lần lượt rửa từng đoạn một (nước xà phòng rửa khoảng ba lần, dầu hỏa, dầu ma dút, …) cho tới khi sạch. Cuối cùng nước nước nóng rửa sạch. Sau đó dùng thông nòng vải lau sạch nòng súng. Dùng thông nòng lông thông vào trong lòng súng một lớp mỡ pháo thật đều. Hai ngày liền sau khi xong, mỗi ngày một lần phải thông hết mỡ cũ ra, lau chùi thật sạch rồi thông mỡ mới vào.

    - Đối với khóa nòng thì tháo ra cho vào nước xà phòng, (dầu hỏa, ma rút v.v…) dùng giẻ rửa sạch, xong lau khô và bôi mỡ vào.

    Sau khi bắn nếu chưa có điều kiện rửa nòng ngay, khi nòng còn nóng phải thông vào lòng một lớp mỡ mỏng.

    - Lau những chỗ không sơn: Lau sạch bụi bẩn dầu mỡ (chú ý lau các khe kẽ) rồi bôi dầu mỡ mới vào. Riêng các bộ phận yêu cầu độ chính xác cao như đầu ngắm, máy ngắm thì phải dùng xăng hoặc bột than để tẩy, tuyệt đối không được dùng giấy ráp để tẩy. Sau khi tẩy phải lau sạch, bôi dầu mỡ.

    - Cách rửa buồng đạn và ống điều chỉnh hơi: Rửa như rửa nòng súng. Sau đó thông lớp dầu súng vào trong buồng đạn và ống điều chỉnh .

    - Lau chỗ có sơn hoặc cao su: Dùng giẻ lau sạch hoặc có thể dấp nước giẻ để lau. Sau đó phải lau khô, tuyệt đối không được lau dầu mỡ hoặc các loại nước kiềm vì các dung dịch đó làm hỏng làm hỏng sơn và cao su.

    - Cách bôi dầu mỡ: Các bộ phận cần bôi dầu mỡ, dùng chổi hoặc vải thấm dầu mỡ để bôi, không bôi bằng cách quệt dầu mỡ vào tay.

    Các bộ phận có vú mỡ và vú dầu thì dùng bơm để bơm dầu, mỡ vào.

    c – Chế độ bảo quản:

    - Hàng ngày:

    + Buổi sáng: Lau sạch gương hoặc nước mưa ở các bộ phận ban đêm không che đậy được. Lau thân súng, máy ngắm.

    + Buổi chiều: Lau toàn bộ bên ngoài súng và các dụng cụ ban ngày đã sử dụng đến. Thông sạch nòng súng và buồng đạn. Trong ngày nếu có mưa thì sau khi mưa xong phải cởi áo súng lau sạch nước mưa và đất cát bắn vào.

    - Hàng tuần:

    + Tháo thân súng, thông rửa nòng súng buồng đạn, ống điều chỉnh hơi, khoán nòng.

    + Lau toàn bộ các bộ phận của súng thay dầu mỡ mới.

    + Lau, đảo đạn, vệ sinh công sự.

B. Kiểm tra súng trước khi bắn

1. Kiểm tra thân súng:

a- Kiểm tra khi tháo rời:

    - Các bộ phận phải đầy đủ, bảo quản sạch sẽ, không han gỉ, xây xát, hư hỏng, lắp ghép phải chặt, nhất là những bộ phận chuyển động. Các chốt giữ các lò xo phải tốt.

    - Ống điều chỉnh hơi phải lắp đúng vị trí, tùy từng trường hợp sử dụng (đã nói ở phần thân súng). Vạch chuẩn ở ống điều chỉnh hơi và vòng giữ phải đối thẳng nhau. Ốc hãm phải vặn chặt và có chốt chẻ.

    - Mũi kim hỏa phải nhô ra từ 1,4mm – 1,6mm.

    - Thông sạch nòng súng. Quan sát bên trong nòng súng. Yêu cầu nòng súng phải sáng đều. Nếu có từng chỗ sáng tối là han gỉ, rỗ. Nếu có vòng tối, vòng sáng là bị phồng. Phải thay nòng khác.

    b – Kiểm tra ở tư thế lắp nguyên:

    - Nòng súng phải lắp vào hộp khóa nòng hết nấc, ốc hãm then hãm nòng phải vặn chặt và có chốt chẻ. Mấu hãm ở vỏ bọc bộ phận tự động đóng phải được cố định vào khuyết hãm trên nòng.

    - Vòng giữ tai súng phải khóa chặt, chốt nối giữa bệ súng và thân súng phải nắp vào hết nấc.

    - Bộ phận tiếp đạn phải lắp đúng, nếu cần gạt lớn ở phía trước thì bàn đẩy đạn ở phía ngoài. Chốt giữ cần gạt lớn phải hãm được cần gạt ở các vị trí trước và sau. Ốc hãm cần gạt lớn phải vặn chặt. Khi dựng nắp tiếp đạn lên, díp giữ phải giữ được nắp, khi đóng nắp, khóa hãm phải cố định chặt vào hộp khóa nòng.

    - Kiểm tra chuyển động: Ấn bảng đạn tập vào cửa tiếp đạn, sao cho viên đạn thứ nhất bị móng giữ đạn giữ. Kéo tay kéo mở khóa nòng, bàn đẩy đạn phải đẩy viên đạn vào đường tống đạn. Khóa nòng lùi về sau phải bị lẫy cò giữ lại ở tư thế mở.

    Quay tay khóa an toàn về trước (khóa). Bóp tay cò, khóa nòng không lao lên đóng kín buồng đạn là tốt. Quay tay khoá an toàn về sau (mở). Bóp cò, khóa nòng phải lao về trước, tống viên đạn thứ nhất vào buồng đạn, đóng kín buồng đạn, kim hỏa nhô ra đập vào hạt nổ. Đồng thời bản đẩy đẩy đạn chạy từ trong ra ngoài, móng đẩy đạn cặp lấy viên đạn thứ hai là tốt.

2- Kiểm tra bệ súng:

    - Quay tầm, hướng các góc độ, phải nhẹ nhàng không vướng mắc, lực quay vừa phải. Khóa hãm tầm hướng phải có tác dụng hãm ở các góc độ.

    - Kiểm tra bộ phận điều chỉnh tầm hướng. Nới lỏng khóa cố định bộ phận điều chỉnh tầm và điều chỉnh hướng. Quay núm điều chỉnh thì thân súng phải di động, lên, xuống, sang trái, sang phải được. Vặn chặt khóa hãm thì phải cố định thân súng ở vị trí đã điều chỉnh.

    - Giá vai phải lắp vào bệ hết nấc, díp giữ phải chặt, tay khóa và ốc điều chỉnh giá vai phải có tác dụng điều chỉnh.

3. Kiểm tra chân súng:

    - Quay tay khóa hãm chân súng ngược chiều kim đồng hồ thì điều chỉnh chân súng ra hoặc vào. Nếu quay tay khóa ngược lại thì chân súng phải được cố định chắc vào bệ đỡ.

    - Chân trước, đoạn dưới rút xuống đưa lên phải dễ dàng. Chốt nối và díp hãm phải có tác dụng.

 

III – HỎNG HÓC THÔNG THƯỜNG

Số TT

Hiện tượng

Nguyên nhân

Cách xử trí

(1)

(2)

(3)

(4)

 

1

- Nạp đạn nhưng đạn không vào đường tống đạn

- Móng đẩy đạn gãy hoặc lò xo móng đẩy yếu hoặc gẫy.

- Móng giữ đạn gãy hoặc lò xo móng giữ yếu, gãy.

- Bộ phận tiếp đạn bị lắp ngược. Lò xo chốt hãm cần gạt lớn, yếu, gãy, chốt hãm mất nên không giữ cần gạt lớn đúng vị trí. Khi vòng gạt chuyển động không làm cần gạt quay.

- Nắp tiếp đạn đóng chưa chặt hoặc khóa hãm mất tác dụng.

- Đạn lắp vào băng không đúng hoặc động tác lắp đạn vào súng không đúng.

- Kiểm tra thay móng hoặc lò xo .

- Kiểm tra lắp lại cho đúng.

- Kiểm tra thay thế lò xo hoặc chốt.

- Đóng chặt nắp hoặc kiểm tra thay thế kháo hãm.

- Kiểm tra lắp đạn ở băng cho đúng, tháo đạn ra lắp lại vào súng đúng động tác.

 

2

       -  Khóa nòng không đóng kín buồng đạn.

- Lò xo bộ phận tự động đóng yếu, gãy.

- Các bộ phận chuyển động bị két bẩn, xây xát, gỉ bẩn.

- Viên đạn bị bẹp méo.

- Kiểm tra thay lò xo khác.

- Tháo ra bảo quản sạch sẽ, tẩy han gỉ bẩn.

- Tháo ra, lắp viên đạn khác.

 

3

- Bắn nhưng đạn không nổ.

 

- Trước hết phải quay tầm lên khoảng 300 để sau 20s mới được tháo đạn ra. Sau đó nạp viên đạn khác vào bắn tiếp. Nếu nổ thì do viên trước hỏng. Nếu vẫn không nổ lại để sau 20s lấy ra tháo khóa nòng kiểm tra.

- Hạt nổ hoặc thuốc phóng hỏng.

- Kim hỏa ngắn gãy

- Khóa nòng không đóng kín buồng đạn.

- Thay viên đạn khác.

- Kiểm tra, thay thế.

- Kiểm tra xử trí theo hiện tượng 2.

4

- Khi bắn khóa nòng không lùi hoặc lùi không hết.

- Do lỗ trích hơi bị tắc hoặc sử dụng không chính xác.

- Vỏ đạn phình bám chặt vào buồng đạn.

- Các bộ phận chuyển động bị két gỉ.

- Kiểm tra thông lỗ trích hơi, hoặc dùng dao doa để sửa chữa lỗ. Lắp lại đúng theo cách sử dụng từng lỗ.

- Kết hợp mở khóa nòng và dùng thông nòng tông vỏ đạn.

- Kiểm tra bảo quản sạch.

5

- Không kéo hoặc hất được vỏ đạn ra ngoài.

- Móc đạn sứt hoặc lò xo móc bị gãy.

- Khóa nòng không lùi hoặc lùi không hết.

- Chốt hất vỏ đạn bị mất (mất chốt giữ).

- Kiểm tra thay móc hoặc lò xo.

- Kiểm tra xử trí theo hiện tượng hai.

- Kiểm tra, lắp chốt hât mới.


IV. BẮN VÀ HIỆU CHỈNH SÚNG MÁY PHÒNG KHÔNG (SMPK) 12,7mm

 A. Mục đích, thời cơ

1- Mục đích:

    - Kiểm tra độ tản mát của đạn và xác định điểm chạm trung bình.

    - Làm cho súng luôn luôn giữ được độ chính xác khi bắn.

    - Đường ngắm cơ bản luôn luôn song song với trục nòng súng.

2- Thời cơ:

    - Sau khi thay thế hoặc sửa chữa nòng súng hoặc khe ngắm, đầu ngắm.

    - Khi thấy tản mác đạn bắn có sai lệch lớn hơn trung bình thường.

B. Chuẩn bị bắn

1. Chuẩn bị bia:

    - Dùng một tờ giấy trắng có kích thước 80cm x 60cm (giấy roky).

    - Vẽ đường tim ngang dọc chia tờ giấy thành bốn phần bằng nhau.

`  - Lấy giao điểm chữ thập làm tam, vẽ vòng tròn có bán kính R = 10cm. Tô màu đỏ làm vòng tròn kiểm tra.

    - Từ giao điểm chữ thập đo lên phía trên theo đương tim dọc 01cm. Lấy đó làm tâm vẽ vòng tròn thứ hai có R = 10cm. Tô màu đen làm vòng ngắm. Chính giữa mép dưới vòng đen kẻ một hình tam giác đều có cạnh bằng 1,5cm, tô màu đen làm điểm ngắm.

    - Kẻ lưới ô vuông mỗi ô có kích thước 1 x 1cm.

    - Dán bia vào khung có chân cao 1m, chân có đế hoặc vót nhọn cắm xuống đất để xác định độ lệch của đạn được nhanh chóng.

2- Chuẩn bị súng đạn:

    - Chọn vi trí đặt súng bằng phẳng.

    - Đặt súng ở trạng thái đặt bắn ngang, để cho mặt súng thăng bằng.

    - Đặt súng cách bia 100m, trục nòng vuông góc với mặt bia.

    - Lấy thước ngắm 3.

    - Chọn xạ thủ có yếu lĩnh ngắm tốt.

    - Đạn tám viên lắp cách đốt vào băng, lắp băng vào súng dùng đạn 5-32 hoặc 5-3T.

3- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện:

    - Một cờ lê chữ T (cờ lê bốn tác dụng) và một búa.

    - Một kim hỏa dự bị.

    - Thước chỉ huy, chỉ đen, còi, cờ, cuốc, xẻng, dầu, giẻ….

4- Chuẩn bị địa điểm:

    - Tốt nhất là liên hệ với trường bắn chuyên dùng.

    - Nếu tự  chon phải chọn nơi kín đáo, bằng phẳng, khi bắn không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị bắn và nhân dân, bảo đảm an toàn tuyệt đối, ngay sau chỗ cắm bia phải có khối chắn dài 7-10m, cao 3-5m.

C. Thực hành bắn hiệu chỉnh

1. Thực hành bắn:

    - Khẩu lệnh: "Bia hiệu chỉnh, thước ngắm 3, điểm ngắm chính giữa mép dưới vòng đen, 8 phát, chuẩn bị”.

    - Xạ thủ ngắm vào điểm ngắm trên bia (hình tam giác).

    - Cố định tầm hướng.

    - Dùng núm điều chỉnh chính xác về tầm và hướng để điều chỉnh lại điểm ngắm chính xác, Báo "1 xong” mới bắn tiếp.

2. Tìm điểm chạm trung bình:

    - Sau khi bắn xong 8 phát thì tìm điểm chạm trung bình.

    - Quan sát trên bia, nếu có từ 6 phát trở lên trúng vào vòng kiểm tra là súng tốt.

    - Nếu trong vòng kiểm tra có số điểm chạm lớn hơn 6 thì tiến hành tìm điểm chạm trung bình cách làm như sau:

    + Đánh số thứ tự các điểm chạm 1,2,3…

    + Nối điểm 1 và 2, chia khoảng cách đó thành hai phần bằng nhau.

    + Từ điểm giữa 1 và 2, nối đến điểm 3, chia khoảng cách đó thành 3 phần bằng nhau.

    + Lấy phần 3 nối với điểm 4 và lại chia làm bốn phần bằng nhau.

    + Cứ thứ tự liên tiếp như vậy cho đến điểm 8 chia làm 8 phần đều nhau. Điểm của phần đều cuối cùng trong 8 phần là điểm chạm trung bình.

    + Từ điểm chạm trung bình đo độ sai lệch về hướng và tầm tới đường tim dọc ngang. Nếu sai lệch D £ 3cm thì không hiệu chỉnh súng. Nếu sai lệch D lớn hơn hoặc bằng 3cm phải hiệu chỉnh súng.

3- Cách hiệu chỉnh:

    - Nếu sai lệch về hướng: Dùng cờ lê bốn tác dụng và búa để hiệu chỉnh. Nới lỏng ốc hãm bệ điều chỉnh hướng; xê dịch bệ điều chỉnh. Nếu lệch trái, xê dịch bệ điều chỉnh sang trái; lệch phải – sang phải. Cứ lệch 5cm thì điều chỉnh 1/2 vạch khắc: 10cm điều chỉnh một vạch. Xong vặn chặt ốc cố định.

    - Nếu sai lệch về tầm: Nới lỏng ốc hãm đầu ngắm. Dùng cờ lê điều chỉnh đầu ngắm, vặn cho đầu ngắm lên hoặc xuống. Nếu sai lệch cao thì vặn đầu ngắm lên, sai lệch thấp thì vặn đầu ngắm xuống. Cứ lệch 5cm thì điều chỉnh 1/2 vòng, lệch 10cm điều chỉnh 1 vòng. Điều chỉnh xong vặn chặt chốt hãm đầu ngắm.

    - Nếu trong vòng kiểm tra, có dưới 6 điểm chạm thì phải thay nòng súng, vì đã xuống cấp. Thay nòng xong lại bắn hiệu chỉnh. Sai lệch về tầm và hướng so với điểm giữa vòng kiểm tra 1cm trở lại súng tốt.

Trở về

Trịnh Thái Bằng

 

 

 

nguon VI OLET