BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

1. Khái niệmpháp luật:
a. Pháp luật là gì?
Em quan sát các hình ảnh sau và phát biểu cảm nhận của mình về 2 hình ảnh.

Tình hình trật tự, an toàn giao thông rất phức tạp, nếu không có luật giao thông, mọi người tham gia không có ý thức chấp hành pháp luật, không có công an giao thông quản lý và điều hành... thì mọi người tham gia giao thông vừa đi lại khó khăn vừa không an toàn tính mạng. Suy rộng ra trong mọi lĩnh vực của xã hội cũng cần phải có pháp luật, mỗi lĩnh vực có một ngành luật để điểu chỉnh hành vi của con người khi tham gia vào quan hệ xã hội trong lĩnh vực đó. Có như vậy xã hội mới có trật tự, kỷ cương, và đảm bảo an toàn, công bằng cho mọi người trong xã hội. Vì vậy xã hội muốn phát triển được cần phải có pháp luật.
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Em hãy kể tên một số luật mà em biết, những luật đó do ai ban hành, nhằm mục đích gì?
- Luật hình sự, Luật dân sự, Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình; Luật giáo dục,...
Pháp luật là hệ thống các quy tắc do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện.
- Mục đích để quản lí đất nước,…
Khái niệm pháp luật
a. Pháp luật là gì
Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b. Các đặc trưng của pháp luật
*Pháp luật có 3 đặc trưng:
- Tính quy phạm phổ biến
- Tính quyền lực bắt buộc chung
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vd: mọi các nhân, tổ chức dù là người Việt Nam hay người nước ngoài(tất cả mọi người) khi kinh doanh đều phải nộp thuế, có thể nộp theo tháng hay theo quý, năm(áp dụng nhiều lần) ở mọi nơi trên lãnh thổ VN trên mọi lĩnh vực như: điện tử, điện nước, viễn thông,...


Tại sao tính quy phạm phổ biến này lại làm nên giá trị công bằng, bình đẳng trước pháp luật?

Bất kỳ ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải thực hiện theo khuôn mẫu pháp luật quy định.
VD : Luật lao động điều chỉnh các mối quan hệ lao động phát sinh giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động bằng hợp đồng lao động.
Nội quy nhà trường và điều lệ Đoàn TNCS HCM có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Tại sao?
Không. Vì nội quy nhà trường do BGH đề ra, chỉ áp dụng cho HS, GV, CNV của trường đó. Điều lệ Đoàn là sự thỏa thuận cam kết thi hành của những người tự nguyện gia nhập Đoàn. Còn các văn bản quy phạm pháp lụât được áp dụng cho tất cả mọi người, mọi nơi, mọi lúc, và do NN ban hành.

- Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung:
Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượng trong xã hội.
­ Tính chặt chẽ về hình thức: các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các văn bản này được gọi là văn bản quy phạm pháp luật.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
­ Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau.
- Trong các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức.
- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
Em hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật.
- Khác nhau
Hình thành từ đời sống xã hội.
Hình thành từ đời sống xã hội, được Nhà nước thể chế hóa.
Các quan niệm, chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần, tình cảm của con người (về thiện ác, công bằng, danh dự, nhân phẩm, bổn phận….).
Các quy tắc xử sự, quyền
và nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân, tổ chức, trong các quan hệ do pháp luật điều chỉnh
Trong nhận thức, tình cảm của con người
Văn bản do nhà nước ban hành
Dư luận xã hội
Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước
Giống nhau:

Các quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức đều là các chuẩn mực để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhưng khác nhau về hình thức thể hiện, về phương thức tác động.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 1. Pháp luật là
A. hệ thống các qui định chung do nhà nước ban hành.
B. hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật.
C. hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành.
D. hệ thống các điều luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành..
Câu 2. Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật?
A.Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 3. Phương tiện hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội là
A. kế hoạch. B. pháp luật.
C. tổ chức. D. giáo dục.
Câu 4. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được tạo nên bởi
A. Tính kỉ luật. B. Tính răn đe.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính phổ biến.
Câu 5. Trong việc điều chỉnh hành vi con người, pháp luật khác đạo đức ở điểm nào dưới đây?
A. Tự giác. B. Tự nguyện.
C. Bắt buộc. D. Xã hội lên án.
Câu 6. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?
A. Pháp luật với đạo đức. B. Pháp luật với cộng đồng.
C. Pháp luật với xã hội. D. Pháp luật với gia đình.
nguon VI OLET