1
2
3
Trong học tập, lao động và vui chơi... dù không mong muốn nhưng chúng ta thường xuyên gặp phải các tai nạn xảy ra. Việc cấp cứu ban đầu kịp thời là hết sức cần thiết giúp cứu sống tính mạng người bị nạn, tránh các tai biến nguy hiểm về sau.
Trong thực tế cuộc sống có nhiều tai nạn thông thường cần phải được cấp cứu kịp thời làm cơ sở cho điều trị ở các bệnh viện. Tuy nhiên, trong tiết này chúng ta chỉ đề cập cấp cứu 5 tai nạn thường gặp trong học tập và lao động ở lứa tuổi học sinh phổ thông trung học như:
I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
1. Bong gân
2. Sai khớp
3. Ngất
4. Điện giật
4
* Đại cương:
Làm rõ KN, tính chất phổ biến, nguyên nhân xảy ra tai nạn, tính chất tổn thương.
* Triệu chứng:
Mô tả triệu chứng tại chỗ. triệu chứng toàn thân, khái quát nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Triệu chứng điển hình hơn nói trước.
* Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng:
Chủ yếu đưa ra những biện pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, có khả năng tiến hành tại chỗ
I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
Từng trường hợp cụ thể ta đi theo cấu trúc:
5
Từng nhóm theo thứ tự từ 1 đến 6 đã được giao nhiệm vụ lên báo cáo, các nhóm khác và học sinh khác theo dõi, có thể đặt câu hỏi (nếu có).
6
Dây chằng khớp cổ chân (đứng ngang) khi bình thường.
Các em hãy quan sát hình ảnh sau:
I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
1. Bong gân:
7
Dây chằng khớp cổ chân (đứng ngang) khi bị bong gân.
Các em hãy quan sát hình ảnh sau:
I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
1. Bong gân:
8
a, Đại cương: Bong gân là sự tổn thương của dây chằng xung quanh khớp do chấn thương gây nên. Các dây chằng có thể bị rách, bị đứt hoặc bong ra khỏi chỗ bám, khớp không sai lệch.
b, Triệu chứng:
"Đau, sưng, ổ khớp lỏng lẻo, chi vận động khó, không biến dạng"
c, Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng:
- Cấp cứu ban đầu: Băng ép, chườm đá, bất động chi và chuyển đến cơ sở y tế.
- Tập luyện đúng tư thế, bảo đảm an toàn trong huấn luyện
I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường:
1. Bong gân
9
a. Khớp bình thường ở tư thế duỗi
b. Tư thế khớp bị di lệch
Hình ảnh sai khớp
10
a, Đại cương:
- Là sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương mạnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.
- Khớp dễ bị sai là: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng...
b, Triệu chứng:
- Sưng nề, bầm tím quanh khớp, đau dữ dội, liên tục.
- Mất vận động hoàn toàn, không gấp, duỗi chi được.
- Khớp biến dạng, chiều dài chi thay đổi.
c, Cấp cứu ban đầu và đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu:
+ Bất động khớp bị sai.
+ Chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế.
* Đề phòng: Bảo đảm an toàn trong huấn luyện.
2. Sai khớp:
11
Ngất
12
3. Ngất:
a, Đại cương: Ngất là tình trạng chết tạm thời, nạn nhân mất tri giác, cảm giác và vận động, đồng thời tim, phổi và bài tiết ngừng hoạt động.
b, Triệu chứng:
- Bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần, chóng mặt, ù tai, ngã khụy xuống bất tỉnh.
- Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái.
- Tim, phổi ngừng hoạt động hoặc hoạt động rất yếu, huyết áp hạ.
c, Cấp cứu ban đầu và đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu:
- Đặt nạn nhân nằm nơi thoáng mát, kê gối dưới vai cho đầu ngửa ra, nới lỏng quần áo, khơi thông đường thở.
- Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc mai.
- Trường hợp chưa tỉnh phải kiểm tra phát hiện dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim sau đó làm hô hấp nhân tạo.

13
* Đề phòng:
+ Bảo đảm an toàn trong tập luyện và làm việc hợp lý.
+ Rèn luyện sức khỏe có khoa học.
Hà hơi thổi ngạt ép tim ngoài lồng ngực
14
Bị điện giật
15
4. Điện giật:
a, Đại cương:
Điện giật là quá trình dòng điện đi qua cơ thể làm tê liệt các cơ, hệ thần kinh, làm tim ngừng đập. gây chết người nếu không được cấp cứu kịp thời.
b, Triệu chứng:
- Có thể ngừng tim, ngừng thở và gây tử vong.
- Gây bỏng, gẫy xương, sai khớp hoặc tổn thương phủ tạng.
c, Cấp cứu ban đầu và đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, kiểm tra tổn thương, làm hấp nhân tạo và chuyển tới bệnh viện.
* Đề phòng: Chấp hành quy định sử dụng điện, bảo đảm an toàn khi sử dụng điện.
16
Cắt cầu dao hoặc cầu chì gần nhất
Dùng cây khô gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân
Dùng búa cán gỗ chặt đứt dây điện.
17
5. Ngộ độc thức ăn:
a, Đại cương: Ngộ độc thức ăn là do nạn nhân ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, ôi thiu. hoặc có chứa chất độc. Một số trường hợp tùy cơ địa từng người mà bị dị ứng với một số thực phẩm như sắn, dứa.
b, Triệu chứng:
- Xuất hiện 3 hội chứng cơ bản: Nhiễm khuẩn, viêm đường tiêu hoá cấp, mất nước điện giải.
- Thể hiện ở 6 triệu chứng điển hình: Sốt, nôn, môi khô, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ.
c, Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng:
- Cấp cứu ban đầu: Gây nôn, chống mất nước (truyền dịch, uống orezol hoặc nước gạo rang), chống trụy tim mạch, hạ sốt, an thần và chuyển đến bệnh viện.
- Đề phòng: Bảo đảm tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môI trường.
18
Bảng so sánh triệu chứng bong gân và sai khớp




Mất hoàn toàn
Biến dạng
Biến dạng
Bình thường
Lỏng lẻo
Khó khăn
19
Chúc thầy, cô và các em mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!
nguon VI OLET