TÌM HIỂU VỀ GHOST

 

1.Ghost là gì..?

     Ghost là sao lưu một phân vùng ổ cứng thành 1 file sau đó lại chuyển ngược lại, nôm na là thế...
    Ghost có 2 loại, một loại ghost trong win và 1 loại trong DOS
- Trong win: Cài đặt chương trình Ghost, khởi động chương trình:
+ Bước đầu tiên là tạo file ghost để sao lưu:
Chọn backup sau đó next để lựa chọn phân vùng (thường là ổ C, chứa win và tạo ngay khi cài win) sau đó chọn chỗ lưu file (các ổ khác trừ C)
+ Sau khi dùng win nếu lỗi, cần ghost lại thì chạy chương trình, chọn Restore, chọn đường dẫn file ghost đã save, chọn phân vùng ghost vào (thường là C), sau khi next win sẽ tự khởi động lại để thực hiện ghost.

2.Tại sao phải ghost lại máy ?
    Máy tính của bạn chạy 1 thời gian sẽ chậm hoặc không lên do nguyên nhân hỏng win, virus, sinh ra quá nhiều file rác làm chậm máy.

    Khi nói về GHOST bạn cần biết có 2 trường hợp trái ngược nhau:
   1. GHOST máy để lưu nội dung 1 partion của đĩa cứng ( hoặc của 1 dĩa cứng) nào đó vào File (Ta gọi là BACKUP đĩa).
   Ví dụ: Ta GHOST để lưu ổ C: (thực chất là 1 Partion của đĩa cứng ) vào ổ D: ( Thực chất là một Partion khác của đĩa cứng ).
    2. Chạy GHOST để khôi phục đĩa cứng từ 1 File *.GHO đã lưu trước đó.
Để chạy GHOST cũng có 2 cách chạy .
    Cách 1: Chạy GHOST dưới hệ điều hành DOS. Việc này có thể thực hiện bằng cách dùng 1 dĩa khởi động với hệ điều hành DOS (a- Dĩa CD chuyên dùng như LHT402 chẳng hạn hoặc dĩa CD có khởi động HDH DOS . b- dỉa mềm khởi động DOS c- USB có khởi động DOS 
  * Dĩa cứng đã định dạng FAT32 và có cho khởi động 2 tùy chọn DOS hoặc WINDOWS.
  * Nếu khởi động bằng dĩa chuyên dùng như LHT402 thì ta cho khởi động ra DOS sau đó gõ lệnh GHOST (enter) từ dấu nhắc của DOS là chạy được chương trình GHOST 
   * Ba trường hợp sau muốn chạy GHOST ta phải có File GHOST.EXE thường ta đã chép vào dĩa D: (Thư mục để lưu) và ta phải chuyển đến thư mục này bằng lệnh DOS.Sau đó gõ lệnh GHOST để chạy GHOST
   Ví dụ thư mục đó là D:\BACKUP thì ta phải gõ 3 lệnh DOS sau 
    D:
CD \BACKUP
GHOST
Khi màn hình GHOST đã lên ta chọn Partion== To Image để lưu dĩa
hoặc chọn Partion == From Image để khôi phục dĩa .
Chú ý đừng chọn DISK == From Image là bị mất dữ liệu không cứu vãn được đó .
     Cách 2: Chạy GHOST trong Windows .Muốn chạy trên Windows ta phải biết cách cái đặt GHOST trong Windows bằng cách chép bộ GHOST có tập tin GHOST.MSI , trong Windows ta nhắp đúp vào File MSI nói trên để cài đặt . Sau khi cài đặt xong, trên TaskBar có biểu tựong "Lá vàng" là biểu tượng của chương trình GHOST . Ta nhắp đúp vào đó để chạy GHOST . Trong cửa sổ GHOST ta chọn BACKUP hoặc RESTORE Sau đó cho chạy tiềp (máy yêu cầu đặt tên File để lưu hoặc tên File để khôi phục ( Có thể chọn BROWSE để chọn File ).
Máy sẽ thực hiện khởi động PC DOS giả > Backup hoặc Restore rồi khởi động lại và trở về với WINDOWS.
Cũng cần chú ý: Nếu bạn đã chép dữ liệu qua ổ D rồi thì khi GHOST lại dĩa C: nội dung ở ổ D: không ảnh hưởng gì. 

   * Cách Tạo file Ghost, Bung file ghost

    Để cài 1 PC thừong tốn rất nhiều thời gian, nếu tính cả softwares, driver ... thì bèo lắm củng phải gần 2 tiếng đồng hồ.
1 lần vật vã như vậy ai cũng biết nếu như đã từng cài máy.
Nhưng nếu như nhanh tay, sau khi cài máy xong rùi, bạn hãy tạo 1 bản sao lưu lại để phòng hờ khi hệ thống bị hư hay virus, chỉ cần bung file này ra lại với thời gian trên dưới 5 phút đồng hồ so với 2 tiếng đồng hồ ngồi cài lại. 
cách tạo file Image hay còn gọi làtạo file Ghost bằng phần mềm rất thông dụng Norton Ghost 8.3
Bạn cũng cần đĩa Hiren Boot CD để BOOT bằng CD

     3. Tạo file Ghost 
   Với cách Tạo file Ghost cơ bản cho 1 phân vùng cụ thể là hệ điều hành để các bạn sao lưu và phục hồi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Bung file Ghost

     Chú ý không là đi hết đống giữ liệu nha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Cách Ghost từ Disk to Disk

Nếu đang có từ hai hay nhiều máy vi tính thì mỗi khi cài đặt chương trình cho chúng sẽ là công việc mất rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên nếu biết cách sử dụng chương trình Norton Ghost để sao chép ổ dĩa cứng thì công việc sẽ nhanh chóng hơn.
Norton Ghost là một trong những chương trình sao lưu (backup) và phục hồi (Restore) dữ liệu nhanh và tốt nhất hiện nay. Với Norton Ghost bạn có thể sao lưu và phục hồi từng phân vùng ổ dĩa hay toàn bộ dĩa cứng, và có thể lưu trữ bản sao này trên ổ dĩa khác hay ghi vào dĩa CD-ROM. Chương trình Norton Ghost có thể mua tại các cửa hàng CD-ROM hoặc tìm và download từ Internet.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sao chép ổ dĩa cứng cho nhiều máy có cấu hình phần cứng giống nhaubằng chương trình Norton Ghost có trong dĩa Hiren’s BootCD, dĩa này được bán tại các cửa hàng CD-ROM:
Các bước chuẩn bị:

  •               Một ổ dĩa cứng có dữ liệu gốc (Source) đã được cài đặt đầy đủ và hoạt động tốt, nếu chưa có thì tiến hành cài đặt trên một máy để làm chuẩn.
  •               Nếu ổ dĩa cứng cần sao chép (Destination) là chuẩn ATA (chuẩn cũ) thì gắn chung vào đầu còn lại của dây ổ dĩa CD-ROM, gắn dây nguồn cho ổ dĩa cứng. Kiểm tra lại vị trí của Jumper (nút nhựa nhỏ) để thiết lập chế độ Phụ (Slave) cho ổ CD-ROM, nếu không đúng thì rút Jumper ra cắm vào vị trí SL (Slave). Lưu ý dây của ổ cứng gốc phải được cắm vào cổng IDE 1 còn dây của ổ CD-ROM phải được cắm vào cổng IDE 2, các ổ dĩa cứng thường đã được thiết lập sẳn chế độChính (Master)

 

Nếu ổ dĩa cứng cần sao chép (Destination) là chuẩn SATA (chuẩn mới) thì gắn vào cổng SATA 1 trên Bản mạnh chính (Mainboard) còn ổ cứng gốc đã được gắn vào cổng SATA 0, gắn dây nguồn cho ổ dĩa cứng.

(Xem thêm bài Cách ráp ổ dĩa cứng cho máy vi tính  Cách ráp ổ dĩa quang cho máy vi tính)

Lưu ý:
 

Có thể gắn theo cách khác tùy ý nhưng với cách gắn mỗi ổ dĩa cứng riêng một dây cáp sẽ cho tốc độ sao chép giữa các ổ cứng nhanh hơn.

phải xác định được vị trí của các ổ dĩa cứng để biết rõ thứ tự của chúng, thứ tự này không quan trọng, chỉ cần lúc Ghost cần chọn đúng từ ổ dĩa nào tới ổ dĩa nào, nếu sai thì kết quả Ghost sẽ không đúng (bị ngược lại).

Nếu máy vi tính được lắp ráp đúng chuẩn thì ổ cứng gốc (Soure) có thứ tự số 1 và ổ cứng cần sao chép (Destination) sẽ có thứ tự số 2.

Khởi động chương trình Norton Ghost:
Cho máy vi tính khởi động từ dĩa Hiren's BootCD bằng cách mở máy vi tính lên và nhanh chóng cho dĩa CD này vào ổ dĩa CD-ROM và đóng ổ dĩa lại ngay. Khi xuất hiện màn hình khởi động của Hiren's BootCD, chọn Start BootCD.

 

 

 

Trong Menu của Hiren's BootCD chọn Disk Clone Tools...

 

 

Trong Menu tiếp theo chọn Norton Ghost

 

 

 

 

Trong Menu tiếp theo chọn Ghost (Normal)

 

 

 

Chương trình Norton Ghost sẽ chạy và hiện ra bảng giới thiệu, lúc này chuột sẽ hoạt động, nhấn Ok để vào chương trình.

 

 

 

 

Sao chép từ ổ dĩa thứ 1 tới ổ dĩa thứ 2:
Chọn Local -> Disk -> To Disk để sao chép dữ liệu từ ổ cứng này sang ổ cứng khác.

 

 

Lưu ý thứ tự này có thể thay đổi tùy theo cách gắn ổ dĩa bên trên. Nếu không thấy xuất hiện 2 ổ dĩa cứng thì phải xem lại cách gắn và thiết lập Jumper.
Chọn ổ dĩa cứng thứ 1, hoặc ổ có chứa dữ liệu gốc (Source).

 

 

Chọn ổ dĩa cứng thứ 2, hoặc ổ cần sao chép dữ liệu vào (Destination).

 

 

Xuất hiện thông số sau khi hoàn tất của ổ cứng thứ 2 và cho phép thay đổi dung lượng của các phân vùng trên ổ cứng. Nếu muốn thay đổi thì nhấn vào ô ở cột New Size tương ứng với phân vùng cần chỉnh sửa và thay đổi dung lượng cho nó (tính bằng MB), các thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến ổ cứng thứ 1. NhấnOk để đồng ý.

 

 

Xuất hiện bảng cảnh báo, kiểm tra lại việc thiết lập cao chép và nhấn Yes để bắt đầu sao chép.

 

 

 

Chương trình sẽ chạy và hiển thị các thông số về dung lượng và thời gian thực hiện. Time Remaining là thời gian còn lại để thực hiện xong công việc.
Khi thực hiện xong việc sao chép, chương trinh sẽ đưa ra thông báo hoàn tất, nhấn Continue để quay trở lại Menu chính của chương trình.

 

 

Chọn Quit và nhấn Ok để thoát khỏi chương trình.

 

 

 

Nhấn vào nút nguồn (Power) để tắt máy vi tính, có thể cần phải nhấn và giữ chặt nút nguồn vài giây máy mới tắt.
Tháo ổ dĩa cứng đã được sao chép (ổ thứ 2) ra, nếu muốn thực hiện thêm việc sao chép thì gắn ổ dĩa khác vào và thực hiện lại các bước như trên.

 

 

 

Lưu ý:
 

  •   Tùy theo điều kiện thực tế mà thay đổi cách gắn ổ dĩa, nếu mỗi máy đều có một ổ CD-ROM thì việc tháo và đem gắn ổ dĩa gốc lần lượt vào từng máy sẽ hay hơn là tháo tất cả các ổ cứng. Nhưng lúc này phải lưu ý thứ tự của các ổ dĩa vì ổ dĩa gốc có thể là ổ dĩa thứ 2, cần phải chọn sao chép từ 2 -> 1.
  •   Có thể kiểm tra thứ tự của ổ dĩa cứng bằng cách xem tên của chúng trong lúc chọn để ghost.

 

 

 

 

 

*Sau khi đã sao chép được 1 ổ cứng thì gắn vào máy để kiểm tra, chỉ sau khi khởi động thì các dữ liệu được Ghost mới có hiệu lực. Có thể dùng ổ này để Ghost tiếp cho các máy khác để công việc được nhanh hơn.

*Các ổ dĩa được sao chép bằng chương trình Ghost sẽ giống hệt nhau về nội dung dữ liệu và cấu hình của Hệ điều hành, do đó nếu các máy tính có kết nối mạng thì cần phải thay đổi lại các thông số Computer Name, IP Address,... của mỗi máy cho phù hợp.


 

 

* ghost backup

 

 

Thông thường chúng ta muốn sao lưu toàn bộ ổ đĩa hệ thống (phân vùng system) là nghĩ ngay đến tuyệt chiêu Ghost, nhưng trên thực tế việc này để windows tự làm sẽ tốt hơn, đặc biệt với hệ thống boot UEFI và HDD chuẩn GPT thì không thể Ghost được,
      Trên mạng có rất nhiều bài hướng dẫn backup & restore nhưng hầu hết sơ xài phần restore, không có hình ảnh, vì thế những bạn không có chuyên môn, yếu môn TA không làm được,
       Windows backup & restore có thể sao lưu toàn bộ ổ đĩa hệ thống (cài win) và khôi phục chính xác hơn Ghost và với tốc độ ấn tượng hơn Ghost nhiều, thậm chí có thể restore ngay cả khi đã xóa, hay format phân vùng ổ hệ thống (ổ chứa win), bạn cũng có thể kết hợp sao lưu cả các phân vùng khác của ổ đĩa...
       Một điều lưu ý là khi cài windows các bạn nên tạo 1 vùng System Reserved (100MB) để boot khi cần restore thì không cần USB/CD cứu hộ hay USB/DVD cài win, mà dùng ngay phân vùng System Reserved (RE) để boot và dùng các tính năng cứu hộ của phân vùng đó.
        Cách tạo: khi cài đặt windows các bạn DEL hẳn ổ C (vùng định cài win) rồi Next bước tiếp theo, hệ thống sẽ tự động tạo ra vùng RE 100MB này.
      Cách thực hiện lần lượt theo các bước sau:

1 - Backup
1.1 - Mở giao diện Control Panel, chọn Backup and Restore

 

[IMG]

 

 

 

1.2 - Bấm chọn Create a system image

 

 

[IMG]

 

1.3 - Chọn On a hard disk để lưu file hình ảnh lên ổ cứng máy tính, có thể tùy chọn nơi chứa bằng cách bấm vào tam giác trỏ xuống

[IMG]

 

1.4 - Nhấn Next để bắt đầu backup.

 

[IMG]

 

1.5 - Quá trình backup diễn ra.

[IMG]

 

1.6 - Nếu muốn tạo DC/DVD cứu hộ bạn thảy CD/DVD trắng vào ổ write rồi nhấn chọn Yes, nếu không chọn No và nhấn Close để kết thúc.

 

[IMG]

 

1.7 - Folder Image sau khi backup các bạn nên để ẩn để bảo vệ tránh sự tò mò của người khác.

[IMG]

 

2 - Restore
Có thể dùng CD/DVD/USB cứu hộ để boot nếu không có vùng RE, ở đây tôi dùng phân vùng RE để boot cứu hộ cho tiện.

2.1 - Các bạn khởi động máy tính và nhấn nhanh nút F8 để vào giao diện Advanced Boot options, sau đó chọn Repair Your Computer, nhấn Enter

[IMG]

 

2.2 - Nhấn Next chuyển sang bước tiếp

 

[IMG]

2.3 - Đăng nhập user admin, pass (nếu có) nhấn OK

 

[IMG]

 

2.4 - Bấm chọn System Image Recovery

 

[IMG]

2.5 - Stick chọn Select a system image rồi nhấn Next.

[IMG]

 

2.6 - Nhấn chuột chọn image cần restore trong khung Location rồi nhấn Next

 

[IMG]

 

 

2.7 - Bấm chọn thời gian cần restore trong khung Current time.... rồi Next

 

[IMG]

 

 

2.8 - Nhấn Next sang bước tiếp theo

 

[IMG]

 

 

 

 

2.9 - Nhấn Finish để kết thúc các lựa chọn restore

 

[IMG]

 

 

2.10 - Nhấn Yes để xác nhận, bắt đầu quá trình restore

 

[IMG]

 

 

2.11 - Quá trình Restore diễn ra trong vài phút đến hơn chục phút (tùy dung lượng Image)

 

[IMG]

 

2.12 - Nhấn Restart now khởi động lại máy >>> hoàn thành

 

[IMG]

1

 

nguon VI OLET