Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, có tiềm năng hùng hậu, là người chủ của một dân tộc, quốc gia trong tương lai. Chính vì vậy, Nghị quyết BCHTW Đảng lần IV khóa 7 đã xác định: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường Chủ Nghĩa Xã Hội hay không phần lớn tùy thuọc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên đó là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [4; 2]
Thừa Thiên Huế, một tỉnh dân số lớn và trẻ, nên lực lượng thanh niên đông đảo khoảng 251.000 thanh niên (chiếm 25% dân số năm 1996). Công cuộc đổi mới đất nước, quá trính công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ”đa số thanh niên Thừa Thiên Huế vẫn giữ được bản sắc của một trung tâm văn hóa Cố Đô, sống thanh lịch, giàu lòng nhân ái, cần cù, chịu khó, hăng say học tập văn hóa, chủ động trong việc học nghề, chọn nghề và lao động để tự nuôi sống bản thân, từng bước thích nghi với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên đang có biểu hiện dao động về định hướng chính trị, thiếu niềm tin ở Chủ Nghĩa Xã Hội hoặc ít quan tâm đến thời cuộc, đến sinh hoạt chính trị, xem nhẹ truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa, trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Một bộ phận nhỏ khác có xu hướng chạy theo lối sống không lành mạnh, xem thường kỉ cương luật pháp, ngại khó, sợ khổ, mắc nhiều tệ nạn xã hội dẫn đến phạm tội (số này chiếm 70% tổng số người phạm tội hiện nay), tình trạng mê tín, dị đoan trong thanh niên có chiều hướng phát triển...”[3; 1]
Những vấn đề tồn tại đó sẽ là lực cản đối với công cuộc đổi mới mà toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm thực hiện cũng như là tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ thù chống phá ta.
Huế được coi là một trung tâm tôn giáo lớn bậc nhất của nước ta, bao gồm các tôn giáo: Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài. Thu hút số lượng đáng kể trong lực lượng thanh thiếu niên tham gia trong đó có khoảng 16.548 thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo tham gia sinh hoạt Gia Đình Phật Tử, một tổ chức quy tụ để bồi dưỡng, giáo giục thanh thiếu niên Phật tử. Gia Đình Phật Tử Huế đã có những đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh chống chế độ Mỹ-Ngụy của Phật Giáo trước đây. Ngày nay, Gia Đình Phật Tử đã và đang có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành tính cách, lối sống của thanh thiếu niên và có một vị trí nhất định trong tín đồ Phật giáo tại Thừa Thiên Huế .
Những năm gần đây, nhất là từ năm 1992 đến nay, hoạt động Gia Đình Phật Tử phát triển khá mạnh, cả hình thức lẫn nội dung, lôi kéo được đông đảo quần chúng tín đồ Phật tử. Bọn phản động lợi dụng Phật giáo, nhất là số đối tượng cực đoan chống phá cách mạng trong hàng ngũ tu sỹ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Phái Ấn Quang (Quảng Đức) tích cực lôi kéo tổ chức này theo chúng, tách rời sự lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tập hợp lực lượng hậu thuẫn khi cần thiết.
Chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế muốn sử dụng tôn giáo như là một công cụ quan trọng để thực thi chiến lược ”Diễn Biến Hòa Bình” hòng chống phá Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta, nên chúng càng làm cho vấn đê tôn giáo ở bất kì nước nào, cũng như ở nước ta tăng thêm phần phức tạp. Bọn thù địch lấy vấn đề nhân quyền, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập làm mất ổn định xã hội và gây bạo loạn lật đổ chế độ ta. Huế luôn là ”điểm nóng” về tôn giáo nói chung, cũng như đối với Phật giáo nói riêng. Vì vậy, đập tan âm mưu của kẻ thù muốn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá chế độ ta là vấn đề có ý nghĩa quan trọng sống còn. Chúng ta chú ý tới việc tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo với ý nghĩa ”tranh thủ, tập hợp quần chúng”, trong đó có thanh thiếu niên Phật tử về phía cách mạng, phá tan âm mưu ”giành quần chúng”
nguon VI OLET