GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
NỘI DUNG MÔN ĐẠO ĐỨC 1
Bộ sách Cánh diều
TP Nam Định, ngày 01 tháng 9 năm 2020
NỘI DUNG
Câu 1: (Lộc Hạ) Bài 5 có hoạt động đóng vai GV có thể thay đổi yêu cầu cho phù hợp với khả năng của các em bằng từ đóng vai thành xử lý tình huống được không?
Câu 2: (Lê Quý Đôn)Tại thời điểm học một số bài đạo đức, học sinh chưa thể tự đọc được các lệnh (yêu cầu) của bài.
HS chưa thể tự làm phiếu nhắc việc.
Câu 3: (Trần Quốc Toản) Hoạt động khám phá bài 2: Gọn gàng, ngăn nắp là kể chuyện theo tranh khó thực hiện vì HS lớp 1 vốn từ ít, chưa biết đọc.
Câu 4: (Nguyễn Viết Xuân)
1. Một số bài phần hoạt động khám phá kênh chữ hơi nhiều trong khi đó HS chưa biết đọc thì GV nên tổ chức như thế nào cho hiệu quả để tránh được việc GV nói nhiều?
2. Ở cuối mỗi bài học đều có phần lời khuyên. Vậy GV có thể linh hoạt thay đổi đưa lời khuyên ngay sau hoạt động nào đó phù hợp được không?
Câu 1: (Lộc Hạ) Bài 5 có hoạt động đóng vai GV có thể thay đổi yêu cầu cho phù hợp với khả năng của các em bằng từ đóng vai thành xử lý tình huống được không?
Trả lời:
Hầu hết các phần Luyện tập của các bài đều có Xử lý tình huống:
- Nêu ý kiến của bản thân (VD: Bài 8, Bài 9, HĐ Luyện tập, phần b….)
- Đóng vai (VD: Bài 5, Bài 10, HĐ Luyện tập, phần b….)
Vậy mục đích của SGK là muốn giáo viên tổ chức xử lý tình huống bằng nhiều cách khác nhau. Như bài 5 thì gợi ý cho GV xử lý tình huống bằng cách đóng vai.
Vì vậy GV hoàn toàn linh hoạt lựa chọn hình thức phù hợp với tình hình của lớp mình.
Câu 2: (Lê Quý Đôn)Tại thời điểm học một số bài đạo đức, học sinh chưa thể tự đọc được các lệnh (yêu cầu) của bài. Vì vậy giáo viên khá khó khăn khi tổ chức các hoạt động học tập.
Ví dụ: Bài số 3: Học tập, sinh hoạt đúng giờ
+ Theo kế hoạch học sinh mới học đến tuần 6, các em chỉ đọc, viết một số âm và tiếng đơn giản .
Ví dụ : cà, cá , cỏ , cọ , b, bề…..
Các em chưa đọc được tiếng hoặc có vần khó, ở phần vận dụng
+ Nhưng trong bài lại có yêu cầu:
Yêu cầu 1: Cùng các bạn làm phiếu nhắc việc tại lớp.
Điều này hơi khó với HS, HS chưa thể tự làm phiếu nhắc việc.
Câu 2:
Trả lời:
- Ý 1: Các lệnh chứa từ ngữ HS chưa học thì GV là người đọc và giải thích các lệnh đó
- Ý 2: Phiếu nhắc việc ở đây dưới dạng thể hiện bằng hình ảnh, hình vẽ chứ không phải là viết bằng từ ngữ.
GV cần làm:
- Tạo ra hình ảnh các việc dưới dạng là sticker (hình dán) để HS lựa chọn những việc cần lên kế hoạch. Thời điểm thực hiện cũng thể hiện dưới dạng hình ảnh, hình khối (vì HS chưa biết xem giờ).
9 giờ sáng
5 giờ chiều
VD: Sử dụng hình ảnh mặt trời, mặt trăng để mô phỏng các thời điểm trong ngày
- Khuyến khích HS tự mô phỏng các việc bằng cách tự vẽ (phát huy sự sáng tạo của HS)
Buổi trưa
Buổi tối
Câu 3: (Trần Quốc Toản) Hoạt động khám phá bài 2: Gọn gàng, ngăn nắp là kể chuyện theo tranh khó thực hiện vì HS lớp 1 vốn từ ít, chưa biết đọc.
Trả lời:
Giáo viên làm mẫu. Ngôn từ ngắn gọn, dễ hiểu. Không sử dụng câu quá dài, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
Câu 4: (Nguyễn Viết Xuân)
1. Một số bài phần hoạt động khám phá kênh chữ hơi nhiều trong khi đó HS chưa biết đọc thì GV nên tổ chức như thế nào cho hiệu quả để tránh được việc GV nói nhiều?
2. Ở cuối mỗi bài học đều có phần lời khuyên. Vậy GV có thể linh hoạt thay đổi đưa lời khuyên ngay sau hoạt động nào đó phù hợp được không?
VD: Bài 1 “Em với nội quy trường lớp”, bài 6 “Em tự giác làm việc của mình” đưa lời khuyên ngay sau hoạt động khám phá để HS áp dụng làm bài tập chuẩn theo nội dung kiến thức đã học.
Trả lời:
Không đặt nặng yêu cầu HS phải đọc những lệnh đó. Thời gian đầu, GV là người hướng dẫn HS hiểu các yêu cầu của các hoạt động. GV dựa vào câu từ, nội dung câu hỏi để có thể xây dựng lại hoặc chẻ nhỏ câu hỏi cho HS dễ theo dõi.
VD: Bài 1:
- Nội quy trường, lớp quy định học sinh cần thực hiện những gì?

+ Giải thích từ nội quy: là những việc các con cần phải thực hiện nghiêm túc, tích cực.
+ Ở trường, lớp mình, có những việc nào (nội quy) chúng ta cần thực hiện? Đi học đầy đủ, đúng giờ; nhặt rác bỏ đúng nơi quy định, chào hỏi các thầy cô giáo…
Các từ ngữ chưa học cũng có tác dụng kích thích HS nhu cầu biết đọc của HS. (thực tế, có HS có khả năng đọc được rồi)
2. GV có thể linh hoạt thay đổi đưa lời khuyên ngay sau hoạt động nào đó phù hợp được không?
Trả lời:
Hoàn toàn có thể thực hiện được một cách linh hoạt. Những lời khuyên đó còn được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: thơ, bài hát, vè…
Câu 5: (Lê Quý Đôn) Chúng tôi chỉ xem video trực tiếp trên dữ liệu của GV không tải về được, mong muốn của chúng tôi được tải về những Video của các tiết học có trong mục lục. Tạo điều kiện GV có thể chủ động trong việc chuẩn bị tiết dạy như vậy việc truyền đạt kiến thức của GV cho HS sẽ có hiệu quả hơn.
Trả lời:
Nhà sản xuất không cho phép tải vì làm như vậy là vi phạm bản quyền, chỉ sử dụng trực tiếp, không được quyền tải.
Trả lời: Nhà sản xuất không cho phép tải vì làm như vậy là vi phạm bản quyền, chỉ sử dụng trực tiếp, không được quyền tải.
Khi truy cập vào cloudbook.com thì hiện ra lệnh
Câu 6: (Lộc Vượng) Trong vở bài tập có bài yêu cầu khoanh vào chữ cái trước việc làm phù hợp, ý cuối của bài thường có ý nêu là cách khác. Vậy với ý này thì cho học sinh khoanh hay không khoanh ? VD: Bài 2, 4 ( trang 4, 5)
Câu 7: (Nguyễn Trãi)
Vở BT Đạo đức:
Kích cỡ chữ quá bé so với HS lớp 1, kênh hình quá nhiều khi HS chưa biết đọc biết viết. (trang 4, 5, 6, 8, 19, 20, 27, 28, 31, 32, 33)
Câu 8: (Nguyễn Văn Cừ)
* Vở Bài tập ĐĐ:
- Bài tập 8 trang 19 và trang 26, bài tập 4 trang 28 nên thay yêu cầu điền từ bằng điền số.
- Bài tập 3 trang 28, BT 3 trang 36, BT1 trang 39, BT2 trang 40 cho HS đặt tên theo yêu cầu BT không nên cho HS viết lại.
- BT 8 trang 31, BT 8 trang 39, BT 6 trang 43 nên Tổ chức cho HS làm miệng.
(Vì HS chưa thể viết được khi chưa học hết vần)
Trả lời:
Trắc nghiệm có đáp án khác là kiểu bài mở, giúp HS tư duy linh hoạt, liên hệ kiến thức với thực tế trải nghiệm của bản thân. Vì vậy, HS có thể khoanh đáp án đó nếu câu trả lời của HS không giống với các đáp án trên. HS cần giải thích lý do với sự lựa chọn của mình (thực tế trong câu hoi của bài có yêu cầu HS giải thích)
Câu 6: (Lộc Vượng) Trong vở bài tập có bài yêu cầu khoanh vào chữ cái trước việc làm phù hợp, ý cuối của bài thường có ý nêu là cách khác. Vậy với ý này thì cho học sinh khoanh hay không khoanh ? VD: Bài 2, 4 ( trang 4, 5)
Câu 7: (Nguyễn Trãi)
Vở BT Đạo đức:
Kích cỡ chữ quá bé so với HS lớp 1, kênh hình quá nhiều khi HS chưa biết đọc biết viết. (trang 4, 5, 6, 8, 19, 20, 27, 28, 31, 32, 33)
Trả lời:
Nói chung kênh chữ trong VBT khá nhiều, cỡ chữ nhỏ nên ý kiến này sẽ lưu lại và chuyển sang hội thảo sách để điều chỉnh tái bản.
GV nên:
+ GV cần trợ giúp HS khi làm bài tập.
+ Thực tế VBT theo thống nhất là giao về nhà, HS làm bài dưới sự trợ giúp của PHHS. Vì vậy, GV cần liên hệ chặt chẽ với PHHS để tư vấn, thống nhất cách hướng dẫn cho HS.
- GV có sự giám sát kết quả làm VBT của HS bằng cách: thu vở hoặc nhờ PH chụp bài gửi qua zalo, messenger…
Câu 8: (Nguyễn Văn Cừ)
* Vở Bài tập ĐĐ:
- Bài tập 8 trang 19 và trang 26, bài tập 4 trang 28 nên thay yêu cầu điền từ bằng điền số.
- Bài tập 3 trang 28, BT 3 trang 36, BT1 trang 39, BT2 trang 40 cho HS đặt tên theo yêu cầu BT không nên cho HS viết lại.
- BT 8 trang 31, BT 8 trang 39, BT 6 trang 43 nên Tổ chức cho HS làm miệng.
(Vì HS chưa thể viết được khi chưa học hết vần)
Câu 8:
Tùy vào thời điểm học Tiếng Việt, mà GV linh hoạt thay đổi yêu cầu của BT cho phù hợp với nhận thức của HS.
- Các dạng bài điền từ, cụm từ (ở thời điểm đầu năm học) sẽ thay đổi thành điền số vào chỗ chấm.
- Dạng bài đặt tên cho tranh, nêu ý kiến của bản thân dưới dạng viết: HS làm miệng
NỘI DUNG
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
nguon VI OLET