Đọc thêm
CHA CON NGHĨA NẶNG - Hồ Biểu Chánh
VI HÀNH - Nguyễn ÁI Quốc
TINH THẦN THỂ DỤC - Nguyễn Công Hoan
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Cha con nghĩa nặng thể hiện một cách xúc động tình nghĩa cha con - một trong những tình cảm thiêng liêng cao quý nhưng lại ít được nói đến trong văn chương xưa và nay.
- Vi hành vạch trần bản chất bù nhìn, tay sai của Khải Định, đồng thời cũng phơi bày tính chất trá bịp bợm của cái gọi là "văn minh", "khai hoá" của chủ nghĩa thực dân Pháp.
- Tinh thần thể dục vạch trần rầm rộ tính chất bịp bợm của "phong trào thể dục thể thao" đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.
II. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận, phát vấn, giảng bình
III. PHƯƠNG TIỆN LÊN LỚP
Sơ đồ, biểu bảng
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy trình bày quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên.
 Phân tích chi tiết “bát cáo hành”, “tiếng chửi” trong truyện ngắn Chí Phèo .
3. Vào bài mới
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC



 Đọc phần Tiểu dẫn, nêu đôi nét về tác giả Hồ Biểu Chánh?
( HS trả lời
 Nhận xét về tình huống truyện?
( HS trả lời














Tính cách của nhân vật Trần Văn Sửu?










 Tính cách của nhân vật Tí?
( HS trả lời




 Hãy phân tích mâu thuẩn trong đoạn trích?
( HS trả lời















 Nhận xét về tình cảm cha con trong đoạn trích ?
( HS trả lời





 Đọc phần Tiểu dẫn, nêu đôi nét về tác giả Nguyễn Ái Quốc?
( HS trả lời
 Nhận xét về tình huống truyện?
( HS trả lời






 Phân tích hình tượng của nhân vật vua Khải Định ?
( HS trả lời





























 Chủ đề của truyện là gì ?
( HS trả lời




 Đọc phần Tiểu dẫn, nêu đôi nét về tác giả Nguyễn Công Hoan?
( HS trả lời
 Nhận xét khái quát về nội dung thiên truyện?
( HS trả lời




















 Nhận xét khái quát về nghệ thuật thiên truyện?
( HS trả lời











I. Đoạn trích Cha con nghĩa nặng - Hồ biểu Chánh



1. Tình huống truyện
Tình huống truyện trong đoạn trích là một tình huống có kịch tính, tái hiện một tình cảnh éo le, ngang trái. Người cha sau bao năm trốn biệt vì không may vô tình làm vợ chết, nay trở lại chốn cũ, trong lòng nhớ thương con da diết. Ông muốn gặp con nhưng sợ bị bắt, sợ liên luỵ đến con. Ông quyết định ra đi, mừng mà tràn đầy ngâm ngùi, buồn tủi. Cha muốn giữ cho con, con muốn gần gũi phụng sự cha, ai cũng muốn hứng chịu thiệt thòi…Chính điều này đã làm người đọc cảm động.
Tình huống truyện trên đã giúp các nhân vật bộc lộ tính cách:
2.2 Tính cách của các nhân vật
* Nhân vật Trần Văn Sửu
- Ngồi một mình trên cầu anh nghĩ: “ Bây giờ mình sống làm chi……chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”. ( Vì tương lai tươi đẹp của con anh đã hy sinh cuộc sống riêng.
- Trần Văn Sửu là một con người phân minh, độ lượng, vị tha: “Con không nên phiền trách má con. Má con có quấy là quấy với cha, chứ không quấy với con. Mà cha đã quên cái lỗi của má con rồi, sao con còn nhớ làm chi”
* Nhân vật Thằng Tí
- Có tấm lòng yêu kính, hiếu thảo với cha hết mực.
- Hi sinh hạnh phúc cá nhân để mong báo hiếu cho cha “đi theo cha để nuôi cha, chừng nào cha chết con sẽ về”
* Mâu thuẩn giàu kịch tính của đoạn trích
Trần Văn Sửu gặp thằng Tí ở đây khiến cho hai cha con sa vào hai mâu thuẫn:
- Nếu Sửu bỏ đi thì coi như là mất hẳn hai con, nhưng các con lại được hạnh phúc, còn quay lại sống trong tình phụ tử thì vô tình làm tan tành hạnh phúc
nguon VI OLET