Thân chào tất cả các em
Bài 16: Ai Cập (tiếp theo)
Tiết 2: Thực hành
Phân tích ảnh hưởng của tự nhiên đối với
phát triển kinh tế Ai Cập
GVTH: TRẦN HOÀNG ÂN
I. Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế
Ai Cập:
1. Vị trí địa lí-lãnh thổ:

Chí tuyến bắc
280 Bắc
24 0 Bắc
Ai cập nằm trong khoảng 22 độ bắc đến 30 độ bắc.
a.Toạ độ địa lí
Thuận lợi
-Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
Khó khăn
-Tự nhiên nhiệt đới nóng khô không thích hợt cho phát triển kinh tế.
b) Lãnh thổ:
Diện tích 1 triệu km vuông
Gồm 2 bộ phận thuộc hai châu lục ngăn cách với nhau bởi kênh đào và vịnh Xuy-ê: phần Đông Bắc Phi và phần bán đảo Xi-nai thuộc châu Á.
Bán đảo Sinai
Đông bắc châu Phi
Thuận lợi:
-Diện tích tương đối rộng lớn nên vốn đất đai để phát triển kinh tế là không thiếu
Khó khăn:
-Lãnh thổ chiếm 95 % diện tích là hoang mạc không phù hợp cho phát triển kinh tế.

c.Tiếp giáp
Về tự nhiên
Hoang mạc Li Bi
Địa Trung Hải
Biển Đỏ
bán đảo Arap
Ai Cập
Phía bắc: Ai Cập giáp với biển Địa Trung Hải
Phía Nam và Tây giáp hoang mạc Li Bi
Phía Đông giáp biển Đỏ và bán đảo Arap


Biển Địa Trung Hải nối liền với châu Âu,biển Đỏ là con đường hàng hải quan trọng nhất thế giới đi qua kênh đào Xuyê  ngành thuỷ sản và giao thông vận tải đường biển phát triển.
Thuận lợi
Kênh đào Xuy-ê
Khó khăn

Hoang mạc Li Bi ở phía Tây, Arập và Rubi ở phía Đông  không thuận lợi cho giao lưu kinh tế.



Tiếp Giáp về kinh tế
Thuận lợi
-Cận kề với nhiều trung tâm kinh tế lớn như:châu Âu, Ấn Độ,…thuận lợi cho sự chuyển giao khoa học công nghệ cho khu vực.
Khó khăn
-Phía Nam và phía Tây lãnh thổ Ai Cập là những vùng kinh tế nghèo nàn lạc hậu…
Về chính trị-xã hội
Thuận lợi
Hợp tác với EU – nơi có nền chính trị xã hội ổn định và tiến bộ.
Khó khăn
Phía Nam là vùng hoang mạc Xahara, phía Đông là bán đảo Arap luôn là những nơi thường xuyên xảy r xung đột sắc tộc, tôn giáo, các thế lực chính trị
2) Địa hình:
Sa mạc chiếm 95 % diện tích gồm:
+Sa mạc Li-bi ở phía Tây
+Sa mạc A Rập, Nu-bi ở phía Đông
+Phía Bắc là bình nguyên sa mạc
+Phía Nam có một số ngọn núi cao
Hoang mạc Li Bi
Địa Trung Hải
Biển Đỏ
bán đảo Arap
Ai Cập
Thuận lợi

-Phần lớn địa hình có độ cao tuyệt đối thấp và bằng phẳng nên việc xây dựng mạng lưới giao thông ít tốn kém.
-Đồng bằng châu thổ sôn Nin khá rộng  ngành nông nghiệp phát triển mạnh ở phía Bắc.
-Đường bờ biển tương đối dài ở phía Bắc và phía Đông là điều kiện cho ngành giao thông vận tải đường sông phát triển ơ hai hướng này.
Đồng bằng châu thổ sông Nin
Khó khăn

95 % diện tích là hoang mạc cát và hoang mạc đá không thuận lợi cho nền nông nghiệp phát triển.
Hoang mạc cát
Hoang mạc đá
3)Khí hậu
Ai Cập có phần lớn diện tích có khí hậu nhiệt đới lục địa nóng khô (biên độ nhiệt cao:trên 40 độC, lượng mưa thấp: bé hơn 200 mm trên 1 năm)
Trừ phía bắc có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải bớt nóng hơn và mưa nhiều hơn phía Nam.
Thuận lợi

-khí hậu nhiệt đới có tổng nhiệt và ánh sáng cao thích hợp cho viêc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cây trồng lớn: lúa gạo, bông,..
Phía Bắc có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải mát, ẩm thích hợp cho nhiều loại cây cận nhiệt như:lúa mì, nho, cam
Khó khăn:

Mưa không đủ nước tưới cho cây trồng trừ phía Bắc. Vì vậy vùng nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác trập trung ở phía Bắc
Bão cát, hạn hán đe doạ sinh hoạt và sản xuất.
4) Thuỷ văn
Sông Nin với chiều dài khoảng 7500 km là con sông dài nhất thế giới. Sông Nin đóng vai trò là người mẹ sinh ra nền văn minh Ai Cập.
Ngoài sông Nin ra, Ai Cập hầu như chỉ có những con sông tạm thời và chảy theo mùa.
Hồ Na-se là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất thế giới. Được tạo ra bởi đập At-su-an ngăn nguồn nước sông Nin.
Nguồn nước ngầm hạn chế.
Biển đỏ và biển Địa Trung Hải cung cấp nhiều hải sản cho Ai Cập.
Sông Nin
Thuận lợi
Cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho hầu hết dân cư Ai Cập. Do đó hầu như dân cư Ai Cập trập trung hầu hết ở hai bên sông Nin.
Sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng phân bố chủ yếu ỏ hai bên bờ sông Nin: công nghiệp, du lịch, thương mại, giao thông vận tải,..
Dân cư tập trung bên bờ sông Nin
Các trung tâm kinh tế tập trung ở hai bên bờ sông Nin
Hoạt động kinh tế trên sông Nin
Giao thông vận tải
Du thuyền
Khó khăn
Sông Nin tuy dài nhưng có lưu lượng nước thấp đặc biệt khi về phía hạ lưu.
Chế độ nước lớn một mùa là vào mùa hè  không điều hòa.
Trữ lượng nước ngầm thấp nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Biện pháp:
Ngăn sông Nin làm hồ nhân tạo để điều hòa nguồn nước và tạo ra nguồn điện phục vụ cho nền kinh tế: công trình đập At-xu-an và hồ Na-se (hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất thế giới)
Tích cực trồng rừng giữ nước.
Đập At-xu-an và hồ Na-se
Hồ Na-se và một số hoạt động kinh tế trên hồ
Tàu du lịch trên hồ Na-se
Đánh bắt cá trên hồ Na-se
5)Thổ nhưỡng:
Đất đai bị sa mạc hoá: 95 % không canh tác được do thiếu nước. Diện tích đất tự nhiên lên đến 1 triệu km vuông nhưng chỉ khoảng 5 % diện tích đất ven sông Nin và các ốc đảo mới có đủ nước canh tác.
Một số ốc đảo có thể canh tác nông nghiệp
ốc đảo
6) Sinh vật:
Ai cập có diện tích đất rừng rất ít, phần lớn ở hạ lưu sông Nin. Chủ yếu là rừng thưa, xa van cây bụi. Rừng có vai trò rất lớn đối với việc cải tạo môi trường và mở rộng diện tích đất canh tác trên lãnh thổ Ai Cập.
7)Khoáng sản
Gồm: Dầu khí phân bố ở phía bắc, sắt tương đối nhiều. Ngoài ra còn có phot phat, mangan, chì, kẽm,…
Khoáng sản có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố các ngành công nghiệp của Ai Cập.
II.Nhận xét khái quát mối quan hệ của tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế:
Tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Ai Cập.
Khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng phía bắc là một nguồn lợi quan trọng của Ai Cập
Xây dựng hồ chứa nước đã tạo ra một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Ai Cập.
Thiên tai còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất của nhân dân Ai Cập
Xin chân thành cảm ơn !
nguon VI OLET