CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH CỦA BÉ

Thực hiện 4 tuần.Từ ngày 26 tháng 10 đến ngày 30 tháng 10 năm 2015

MỤC TIÊU :

1. Phát triển thể chất :

 * Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).

   * Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;

    * Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày

   * Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép

    * Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc.

   2. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội :

 * Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình

   * Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác  qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi tiếp xúc trực tiếp , qua tranh ảnh .

* Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi

  * Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn

    * Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.

    * Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân

   3. Phát triển nhận thức :

* Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng

    * Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản

 * Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại

   * Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc.

    4. Phát triển ngôn ngữ :

* Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động

    * Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày

          * Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp

    * Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói

  * Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách

   * Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới

  * Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.  

  5. Phát triển thẩm mỹ :

* Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản

  * Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc .

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẠNG NỘI DUNG

 

 

 

 

 

 

 

MẠNG HOẠT ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

  Chủ đề nhánh :

NGÔI NHÀ CỦA BÉ

Thực hiện 1 tuần, từ 26 / 10 đến ngày 30 / 10 năm 2015

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức :

- Nói được địa chỉ của gia đình và hiểu được tất cả các thành viên trong gia đình đều sống chung một ngôi nhà. Kể được có các kiểu nhà khác nhau, các đồ dùng có trong gia đình. Biết được một số nghề làm nên ngôi nhà: Thợ mộc, thợ xây, thợ sơn…

2. Kỹ năng:

- Rèn thói quen sắp xếp, trang trí ngôi nhà. Khả năng quan sát, so sánh, phân loại. Phát triển ngôn ngữ.

3. Thái độ :

- Hào hứng tham gia vào các hoạt đông

II. Chuẩn bị :

- CSVC : Đầy đủ đồ dùng cho học và chơi

- MTLH : Sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng và trang trí phù hợp.

- Tâm thế của cô : Đầy đủ kế hoạch, giáo án trước khi lên lớp.

- Tâm thế của trẻ : Có ý thức thâm gia các hoạt động.

II. Kế hoạch hoạt động tuần :

Thứ

Hoạt

Động

 

    Thứ 2

 

    Thứ 3

 

   Thứ 4

 

 

Thứ 5

 

 

    Thứ 6

 

 

Đón trẻ, trò chuyện

 

- Cô ân cần đón trẻ vào lớp. Hướng trẻ vào các góc chơi.

- Trao đổi với phụ huynh về tên tuổi, công việc của các thành viên trong gia đình ( số điện thoại của gia đình, về nội dung chủ đề).

 

Thể dục sáng- điểm danh

 

 

 

* Khởi động: Đi quanh sân kết hợp đi các kiểu chân rồi về đội hình

  3 hàng ngang theo tổ .               .

 *Trọng động:Tập theo bài hát “ Nhà của tôi”

* Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1 – 2 vòng.

* Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng bạn nào. Cô tổng hợp và báo ăn.

Hoạt động có chủ đích

 

PTVĐ

Đi thăng bằng trên ghế thể dục

KPKH

- Trò chuyện về các kiểu nhà

 

PTNN

Thơ; Em yêu nhà em.

 

PTNT

So sánh sắp xếp thứ tự về chiều cao của 3 đối tượng.

 

PTTM

DH:  Nhà của tôi.

NH  Cho con.

TC :  Về đúng nhà

 

Hoạt động ngoài trời.

- Trò truyện về các kiểu nhà.

TC: Bắt trước tạo dáng

Chơi tự  do

 - Quan sát thời tiết

TC : Kéo co

Chơi tự do

 

Quan sát cây vải.

Chơi: Tìm đúng nhà

- Chơi tự do

Quan sát tranh ảnh về các kiểu nhà.

- Chơi chọn đồ dùng cho các thành viên.

Quan sát vườn hoa

-TC :Rồng rắn

- Chơi tự do

 

 

 

 

Hoạt động góc

PV: Gia đình; Phòng khám bệnh…

XD ; Xây nhà của bé ( ao cá, chuồng nuôi động vật trong gia đình.

TH ; Vẽ cắt, xé, dán các kiểu nhà của thành phố và nông thôn.

AN: Hát múa các bài về gia đình.

Thư viện: Đọc chuyện về chủ đề, xem tranh chuyện về gia đình.

      * Tổ chức hoạt động :

      *Hoạt động 1. Thoả thuận trước khi chơi

 

  - Cô  hỏi trẻ lớp có mấy góc chơi ? Đó là góc chơi nào . Gợi ýnội dung chơi, chủ đề chơi.

      - Trẻ nhận vai ,bầu nhóm trưởng .

      *Hoạt động 2 : Qúa trình chơi

      -Cho trẻ về góc chơi như dự định đã bàn .

      - Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo, liên kết các nhóm chơi với nhau .

      -Hoạt động 3 : Nhận xét sau chơi

      - Cô cho trẻ  tập trung trẻ về nhóm chơi chính .

      -Các nhóm nhận xét vai chơi của nhóm mình .

      - Cô nhận xét chung tuyên dương những vai chơi giỏi .

Chăm sóc nuôi dưỡng 

 

 

-  Duy trì công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ, tạo thói quen tự giác cho trẻ.

- Nhắc trẻ khi ăn không nói chuyện, tự nhặt cơm rơi vào đĩa và lau tay.

- Giới thiệu cho trẻ biết các thực phẩm có trong bữa ăn và giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.

Hoạt động chiều

-Chơi theo góc .

- Trò chơi về đúng nhà.

- Bình cờ

- PTTM : Vẽ ngôi nhà của bé .

-Cơi tự chọn - Bình cờ

-Chơi theo góc Chơi TC: Đồ dùng làm bằng gì?

- Bình cờ

- Truyện

Ba chú lợn con

Văn nghệ cuối tuần.

- Bình xét bé ngoan

 

 

 

Trả trẻ

- Cho trẻ luyện đọc   bài thơ  “ Nhà của tôi ’’

- Nhận xét cuối ngày.

- Chuẩn bị tư trang cá nhân cho trẻ ra về.

- Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.Nhắc phụ huynh sưu tầm đò dùng phế liệu để làm học liệu cho trẻ hoạt động.

 

    Ban giám hiệu                                                          Giáo viên lên kế hoạch

 

 

                                                                                         Bùi Thị Quý Mến

 

 

 

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY

 

                                            Thứ 2  ngày 26 tháng 10  năm 2015

ĐI THĂNG BẰNG TRÊN GHẾ THỂ DỤC

                            TRÒ CHƠI : CHUYỀN BÓNG

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Trẻ biết đi thăng bằng trên ghế thể dục ,mà không bị ngã .

2. Kỹ năng :

- Rèn khả năng khéo léo cho trẻ, phát triển tố chất thể lực nhanh, mạnh, khỏe cho trẻ.

 3. Thái độ :

- Trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị:

- Ghế thể dục  để trẻ đi, một số chai nước, cờ, hoa để tặng trẻ.

III. Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

-Trò chuyện về chủ đề

* Hoạt động 2: Nội dung

a,  Khởi động:

     ( Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn, kết hợp các tư thế sau đó đứng tách thành 3 hàng ).             

b,  Trọng động:

- Bài tập phát triển chung:   Sau chặng đường khá dài chắc các bạn đã mệt, vậy hãy dừng lại tập vài động tác thể dục, để tiếp tục cuộc hành trình nhé.

         - ĐT Tay: Hai tay giơ ra trước – lên cao.

         - ĐT Chân: Ngồi khuỵu gối.

         - ĐT Bụng: Nghiêng người sang hai bên.

         - ĐT Bật: Bật tách khép chân

* Vận động cơ bản:

- Lần 1 không phân tích động tác.

- Lần 2 phân tích động tác: Đứng ở đầu ghế mắt nhìn thẳng, hai tay giang ngang đi thẳng về phía trước, đi vào giữa ghế, không dẫm ra mép ghế, đi đến đầu ghế bên kia thì bước xuống ,đến suối tiên lấy nước mang về.

*Cho trẻ thực hiện :

- Cho 2 trẻ lên tập mẫu và yêu cầu trẻ quan sát và nhận xét.

- Lần lượt từng trẻ lên thực hiện .

 -Cô quan sát sửa sai cho trẻ .

- Cho 2 tổ thi đua nhau luyện tập xem đội nào mang được nhiều nước về.

- Cô kiểm tra kết quả và tặng hoa cho đội thắng cuộc.

- giáo dục trẻ biết cẩn thận khi làm bất cứ việc gì .

*Trò chơi : Chuyền bóng

           - Cô hướng dẫn trẻ chơi 2 3 lần.

  c, Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân, kết hợp hát “ Niềm vui gia đình”

 * Hoạt động 3: Kết thúc

- Nhận xét giờ học và cho trẻ chuyển hoạt động tiếp.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                                         -Chơi theo góc.

                                         - Trò chơi về đúng nhà.

                                         - Bình cờ

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

Sức khỏe......................................................................

Kiến thức......................................................................

                        Thái độ.........................................................................

 

                                        Thứ  3 ngày  27 tháng 11 năm 2015

Phát triển nhận thức :

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM KHÁ KHOA HỌC

I.Mục đích yêu cầu :

1. Kiến thức :

-: Trẻ biết  một số kiểu nhà ( Nhà sàn , nhà tầng ,nhà ngói) và một số loại nhà khác .

-Biết đặc điểm của một số loại nhà , nguyên vật liệu để làm nhà .

-Biết ngôi nhà là nơi gia đình sinh sống và sum họp ,ngôi nhà rất cần thiết cho mỗi gia đình .

. Biết so sánh giữa nhà sàn và nhà xây.

2. Kỹ năng :

-Trẻ mạnh dạn tự tin .

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Luyện kỹ năng, quan sát, ghi nhớ có chủ định.

3. Thái độ :

- Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình , có ý thức giữ gìn bảo vệ ngôi nhà .

-Mọi người sống trong ngôi nhà đều cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn .

-Có ý thức trong giờ học .

II. Chuẩn bị:

- Mô hình nhà sàn, nhà tầng, nhà cấp ngói .

- Tranh Lô tô 3 loại nhà : ( nhà sàn , nhà xây ,nhà tầng ) cho trẻ.

-Đĩa nhạc và bài hát : ‘ Nhà của tôi ” , ‘ Cả nhà thương nhau ’’

-Vòng thể dục : 8 chiếc

-Rổ con ,nam châm ,sắc xô ,thước chỉ

III.Tổ chức hoạt động:

1, Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô bật đĩa nhạc cùng trẻ hát bài “nhà của tôi”. Đi tham quan nhà Búp bê. 

-Trò chuyện về các kiểu nhà .

-Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình .

2, Hoạt động 2: Nội dung

-Cho trẻ kết 3 nhóm ( mỗi nhóm 6 bạn ) .mỗi nhón sẽ tượng trưng là một gia đình .

-Cô phát cho mỗi gia đình 1 bức tranh .

-Gia đình số 1: Tranh  ( Nhà sàn )

-Gia đình số 2 : Tranh (Nhà xây )

-Gia đình số 3 : tranh ( Nhà tầng )

- Các gia đình tự thảo luận về bức tranh của mình .

-Cử đại diện gia đình số  1 lên giới thiệu tranh .

-Cho 1,2 trẻ nhận xét về bạn .

-Hỏi : bức tranh của gia đình số 1 là  gì ? ( nhà sàn )

-Nhà có đặc điểm gì ?

-Mái nhà như thế nào ? Nếu nhà không có cửa điều gì sẽ sẩy ra ?

-Nhà được làm bằng gì ?

-Hỏi ý kiến bổ xung của nhóm bạn .

-Cô khẳng định ý kiến đúng : Đây là nhà sàn được làm bằng gỗ ,mái nhà lợp bằng rơm rạ ,và là ngôi nhà cổ ngày xưa .Bây giờ nhà sàn đã được cải tiến rất nhiều .Cột nhà được làm bằng bê tông ,mái nhà lợp ngói ,tôn ,Brô , tường nhà xây bằng gạch ….

*Mời đại diện gia đình sô 2  lên giới thiệu về ngôi nhà  của mình :

-Cho trẻ nhận xét về bạn .

          -  Cùng quan sát xem nhà của gia đình số2 như thế nào ?

-Kiểu nhà được làm bằng nguyên liệu gì ?

-Nếu không chắc chắn điều gì sẽ sẩy ra khi có thiên tai ?

-Nếu không có nhà thì sao ?

-Cô khẳng định ý kiến đúng : Nhà xây được làm bằng xi măng ,lợp ngói đỏ ,nhà có cửa sổ , cửa ra vào .…..

*Nhóm 3 lên giới thiệu tranh nhà tầng .

-Nhà của nhóm con có đặc điểm gì ?

-Tại sao con biết ?

-Hỏi ý kiến nhận xét của nhóm bạn .

-Cô khẳng định ý kiến đúng .

-Giao dục trẻ biết yêu qúi các kiểu  nhà .vì nhà là nơi mọi người trong gia đình cùng chung sống .

* Cho trẻ so sánh ( nhà sàn với nhà xây )

- Con có nhận xét gì về 2 ngôi nhà này ?

-Chúng có gì giống và khác nhau ?

-Cô khẳng định ý kiến đúng  : Hai ngôi nhà này khác nhau ở chỗ : nhà sàn có nhiều cột , có cầu thang lên xuống ,và được làm bằng gỗ …..Còn nhà xây được làm bằng xi măng , mái nhà lợp ngói ….

-Chúng giống nhau : Cùng là ngôi nhà để những người thân trong gia đình cùng chung sống .

* Ngoài 3 loại nhà này còn có loại nhà nào khác nữa ? (nhà rông ,nhà tây nguyên ,nhà trung cư …. )

-Cô khẳng định : có rất nhiều kiểu nhà khác nhau ( nhà tầng ,nhà xây ,nhà sàn ,nhà rông ,nhà tây nguyên …)

-Người ta dùng nhiều nguyên vật liệu khác nhau để làm nhà .

-Những người kỹ sư ,thợ xây ,thợ mộc …là những người làm nên ngôi nhà

-Các con  có yêu quí ngôi nhà của mình không ? tại sao ?

-Yêu quý ngôi nhà của mình thì các con phải làm gì ?

-Có bài thơ ,câu chuyện nào nói về các kiểu nhà không ? ( trẻ kể tên )

*Cho trẻ đọc thơ : “Em yêu nhà em”

*  Trò chơi : Thi xem ai nhanh

-Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đồ chơi ( lô tô nhà sàn ,nhà xây ,nhà tầng )

-Yêu cầu trẻ chọn tranh lô tô giơ lên theo yêu cầu của cô . khi cô yêu cầu trẻ chọn tranh ngôi nhà nào trẻ chọn và gọi tên . ( cho trẻ chơi 3,4 lần )

*Chơi trò chơi : “ Chuyển nguyên vật liệu về nhà ’’

          -Cô bật nhạc  bài hát  “Cả nhà thương nhau” cho trẻ bật qua các ô vòng để chuyển nguyên vật liệu về  làm nhà . khi hết  bản nhạc thì trò trơi kết thúc . 

          -Cô kiểm tra kết quả 2 đội .

          -khen động viên và tặng quà cho trẻ .

3, Hoạt động 3 : Kết thúc

- Cho trẻ ra chơi .

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Phát triển thẩm mỹ :

VẼ NGÔI NHÀ CỦA BÉ

I. Mục đích yêu cầu :

1. Kiến thức :

- Trẻ biết dùng những kỹ năng đã học để vẽ ngôi nhà của mình và tô màu phù hợp.

2. Kỹ năng :

- Luyện kỹ năng sử dụng bút tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút cho trẻ.

3. Thái độ:

- Hứng thú tham gia vào hoạt động thể hiện tình cảm của mình với ngôi nhà ,

luôn biết ơn và ghi nhớ công lao to lớn của những người làm lên ngôi nhà .

II. Chuẩn bị:

- Tranh gợi ý cho trẻ, giấy, bút màu để trẻ vẽ

III. Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

-   Trò chuyện về chủ đề

* Hoạt động 2: Nội dung

*Quan sát, đàm thoại :

- Cho trẻ quan sát tranh gợi ý. Hướng trẻ đàm thoại về nội dung tranh, về những nét vẽ, cách sắp xếp bố cục, cách tô màu...

- Hỏi ý tưởng của trẻ sẽ vẽ nhà gì? Vẽ như nào? Tô màu như nào...( Hỏi 3 - 4 trẻ )

- Cô đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho các bạn vẽ ngôi nhà của mình rồi, bây giờ các bạn hãy về chỗ ngồi để chúng mình cùng thi xem ai là người vẽ đẹp nhất nhé.

- Tất cẩ hãy cầm bút lên tay, cầm bút như nào để vẽ đẹp? Các bạn đã sãn sàng chưa? Chuẩn bị. Bắt đầu...

  Trẻ thực hiện:

- Trẻ thực hiện ý tưởng của mình, cô đi quan sát và gợi ý cho trẻ để trẻ thực hiện hoàn chỉnh tác phẩm của mình. Gợi ý cho trẻ cách vẽ cột nhà sàn , ngói ,cửa sổ......

* Trưng bày nhận xét sản phẩm:

- Cho trẻ tự nhận xét tranh của bạn mình, nêu ra ý thích, giải thích được vì sao lại thích bức tranh đó…Khuyến khích trẻ nêu ý tưởng của mình khi vẽ bức tranh như của bạn…

   -  Cô nhận xét chung, nêu ra những bức vẽ đep, sáng tạo, bố cục hợp lý, khuyến khích động viên những bức vẽ chưa sáng tạo, bổ sung cho trẻ nhận ra.

           - khen thưởng những trẻ vẽ đẹp..

           * Hoạt động 3 : Kết thúc

-Hát bài hát “ Nhà của tôi” chuyển hoạt động tiếp theo.

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

Sức khỏe...................................................................

Kiến thức..................................................................

    Thái độ................................................................

 

 

                                            Thứ 4  ngày 28  tháng 10  năm 2015

Phát triển ngôn ngữ :  

THƠ :   EM YÊU NHÀ EM

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Trẻ cảm nhận âm điệu vui tươi, nhẹ nhàng của bài thơ. Nhớ tên bài thơ,

tên tác giả.  Hiểu  nội dung và thuộc thơ. Biết ngôi nhà là nơi gia đình sinh sống.

2. Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng  đọc diễn cảm bài thơ. Diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. Phát triển ghi nhớ có chủ đích.

3. Thái độ :

- Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, luôn giữ gìn cho ngôi nhà sạch sẽ.

II. Chuẩn bị:    

- Bài giảng power point

- Các hình vuông , hình TG bằng đề can

- Bài hát: nhà của tôi, cả nhà thương nhau, tổ ấm GĐ

III. Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Hát bài “ Nhà của tôi” . cho trẻ xem các kiểu nhà trên máy.

Đàm thoại về gia đình, ngôi nhà của bé.

- Giáo dục trẻ giữ gìn ngôi nhà sạch đẹp.

* Hoạt động 2 : Nội dung

Có một bài thơ nói về một em bé kể về ngôi nhà của mình, các bạn có biết bài đó là bài gì không?
- Các con muốn biết em bé đã kể về ngôi nhà của mình như thế nào thì mình cùng lắng nghe bài thơ nhé.

- Đọc diễn cảm : GT tên bài thơ, tên tác giả.

- Đọc lần 2: kết hợp trình chiếu trên máy tính

Bài thơ có tên là gì? Tác  giả bài thơ ?

- Giảng nội dung : Bạn nhỏ trong bài thơ rất yêu quý ngôi nhà của mình. Ngôi nhà chính là nơi bạn sinh ra và lớn lên cùng với những cảnh vật quen thuộc, thân thương. Nào là có chim sẻ đậu bên thềm, có những chú gà xinh xắn, có những buồng chuối rất to,  có cả rau muống, cả cá cờ . bên cạnh đó bạn nhỏ không thể quên được những câu chuyện cổ tích mà bà kể có cô tấm ở trong đó, dù đi đâu bạn cũng nhớ về ngôi nhà của mình

* Trích dẫn – đàm thoại:

Trong bài thơ nói đến những con vật gì? ( Có đàn chim, có gà mái..)

- Có những loại cây gì? ( cây chuối, ngô, rau muống, ao sen)

- cây chuối cây ngô được miêu tả ntn? ( bà chuối mật lưng ong....

Giải thích từ “Bà chuối mật lưng ong, ông ngô bắp râu hồng..”

“Tg đã nhân cách bà chuối và ông ngô như là con người vậy, như là nhưng người thân của TG. Vì thế khi đi xa TG rất nhớ..”

- Trong bài thơ TG nhắc đến một nhân vật trong truyện cổ tích đó là ai ?( cô tấm)

- Con có yêu ngôi nhà của mình không? Yêu quý ngôi nhà của mình con sẽ làm gì? Vì sao con làm như vậy…

-  Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, luôn giữ cho ngôi nhà của mình sạch sẽ, không vẽ hay bôi bẩn lên tường…

     *Dạy trẻ đọc thơ

 - cả lớp đọc 2 lần. Cô chú ý sửa sai

   -   Cho trẻ luyện đọc nhiều lần luân phiên theo nhiều hình thức. khuyến khích đọc thể hiện diễn cảm…

 Hoạt động 3: Trò chơi “ Dán ngôi nhà đẹp”

  Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi.

 (mở nhạc tổ ấm GĐ)

* Hoạt động 3: Kết thúc

Củng cố GD

Hát “ cả nhà thương nhau”

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                                        - Chơi theo góc

                                        - Chơi TC : Đồ dùng làm bằng gì ?

                                        - Bình cờ

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

Sức khỏe..............................................................

Kiến thức..............................................................

       Thái độ................................................................

 

Thứ 5  ngày 29 tháng 10  năm 2015

Phát triển nhận thức :

 SO SÁNH SẮP XẾP THỨ TỰ VỀ CHIỀU CAO

CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

-  Biết so sánh sắp xếp thứ tự về chiều cao của 3 đối tượng sử dụng đúng từ cao hơn, thấp hơn.

2. Kỹ năng :

- Luyện kỹ năng so sánh chiều cao của 3 đối tượng. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ :

- Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, luôn biết giữ sạch sẽ cho ngôi nhà của mình.

II. Chuẩn bị:

- Mỗi trẻ 1 rổ dựng hình ảnh 3 con trong gia đình có kích thước cao hơn, thấp hơn, thấp nhất . 3 cây hoa có chiều cao tương ứng với hình ảnh.

- Một số vật dụng trong gia đình có kích thước cao hơn, thấp hơn, thấp nhất .

III. Tổ chức thực hiện:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ đọc thơ “ em yêu nhà em”, trò chuyện về ngôi nhà của mình và các món ăn trong gia đình.

* Hoạt động 2: Nội dung

a.  Nhận biết chiều cao của 3 đối tượng:

- Các bạn giỏi lắm ăn đủ chấ sẽ giúp cho cơ thể chúng mình mau lớn và khỏe mạnh, cô và chúng mình sẽ cùng chơi trò chơi nhé.

- Trốn cô: Nhìn xem bạn nào đứng ở trên này vậy? có mấy bạn?

- Ai tinh mắt nói cho cô và các bạn biết 3 bạn này như nào? ( 3 bạn không bằng nhau)

- Ai cao hơn? Ai thấp hơn? Ai thấp nhất ?

- Chơi trò chơi : bắt bướm.

- Hỏi trẻ :  Bạn nào đã bắt được con bướm? Vì sao bạn lại bắt được? ( Vì bạn cao hơn), Bạn nào không bắt được con bướm? Vì sao bạn không bắt được? ( Vì bạn Cầm thấp hơn)…

- Chơi trò chơi : Cây cao – cỏ thấp 2 – 3 lần đọc đồng dao đến lấy đồ dùng về ngồi hàng ngang.

 b, So sánh chiều cao để sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng:

    -  Các con hãy quan sát xem cô tặng gì trong rổ nào? Hãy đặt rổ sang phía phải và nghe cô kể chuyện tóm tắt câu chuyện Tích Chu.

- Cô nói : Hôm nay 2 Bà cháuTích chu dọn về nhà mới, nên mẹ đã bảo 3 anh em Hải ra vườn chọn 23cây hoa đẹp đến trồng cho nhà Tích Chu, Hải Anh nhanh nhẹn ra vườn loáng 1 cái đã có trên tay 1 cây hoa thật đẹp, các bạn nhìn xem cây hoa của Hải Anh có màu gì? ( gắn lên bảng), Đức Anh không vội vã như anh, cậu ta còn lựa chọn mãi cuối cùng cũng chọn cho mình 1 cây hoa ưng ý, hãy xem cây hoa của Đức Anh có màu gì?  Còn Đức Mạnh thì chọn cho mình 1 cây hoa cũng rất đẹp , bông hoa có màu gì ?

- Cô gợi hỏi : Ba anh em đã mang được mấy cây hoa? Các bạn hãy đếm xem. ( 1- 2 -3tất cả là 3 cây hoa)

- Cho trẻ đếm nhiều lần ( cả lớp, nhóm, cá nhân…)

- Nhìn 3 cây hoa này ai có nhận xét gì không? ( 3 cây hoa không bằng nhau).

- Cây hoa màu xanh như nào ( cao hơn); Còn cây hoa màu đỏ thì sao? ( thấp

hơn) ,cây hoa màu vàng như thế nào ? (thấp nhất )

- Ai đồng ý với ý kiến của bạn? Vì sao con biết?

- Cô chốt lại : cây hoa màu xanh cao hơn cây hoa màu đỏ,cây hoa màu đỏ cao hơn cây hoa màu vàng.( Cho trẻ gọi tên và so sánh 3 cây hoa).

c. Luyện tập so sánh chiều cao của 3 đối tượng :

- Chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất” Khi cô nói hoa màu nào hãy nhanh tay nhắt cây hoa đó lên - cô nói màu hoa các bạn sẽ nói đặc điểm của hoa.

( Ví dụ: Màu xanh Trẻ nói cao hơn; Màu đỏ trẻ nói thấp hơn và màu vàng trẻ nói thấp nhất .)

- Cho trẻ chơi 4 – 5 lần.

- Cho trẻ tìm đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp gọi tên và nói đặc điểm.

- Cô kể tiếp : Hai Bà cháu Tích chu rất vui vì món quà nhỏ của anh em tuy nhỏ bé nhưng chứa chan tình người…

- Cho trẻ cất rổ đồ dùng và về góc hoạt động với vở toán

* Hoạt động 3: Kết thúc

Hát múa “ Cháu yêu bà” của nhạc sỹ Xuân Giao.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                                         - Hướng dẫn trẻ thực hiện vở tập tô .

                                         - Chơi tự do

                                         - Bình cờ

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

Sức khỏe................................................................

Kiến thức................................................................

      Thái độ................................................................

 

                                                Thứ 6  ngày 30 tháng 10  năm 5

Phát triển thẩm mỹ:

                                          DẠY HÁT : NHÀ CỦA TÔI

                                          NGHE HÁT : CHO CON

TRÒ CHƠI: VỀ ĐÚNG NHÀ

          I. Mục tiêu :

         1. Kiến thức:

         - Trẻ thuộc bài hát và biết vận động theo nhạc của bài hát. Hát chính xác giai điệu, thể hiện tình cảm của bản thân về ngôi nhà thân thương.

         2. Kỹ năng :

         - Phát triển tai nghe. Rèn luyện phản xạ cho trẻ qua trò chơi.

         3. Thái độ :

         - Hứng thú nghe cô hát, hiểu nội dung của bài hát. Giáo dục trẻ biết chăm sóc yêu quý ngôi nhà của mình.

         II. Chuẩn bị:

         - Dụng cụ âm nhạc, một số hình ảnh về gia đình.

         III. Tổ chức hoạt động:

         * Hoạt động 1: Gây hứng thú

         - Cho cả lớp đọc thơ “ Em yêu nhà em”, cho trẻ kể về ngôi nhà của mình, về các thành viên trong gia đình.

         - Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không? Ngôi nhà là nơi cho mọi người đi về xum họp, ai cũng thấy yêu quý ngôi nhà của mình. Có bài hát nói về tình cảm của 1 bạn nhỏ với ngôi nhà của mình, các bạn hãy lắng nghe nhé.

        * Hoạt động 2: Nội dung

        a. Dạy hát bài “ Nhà của tôi”.,

        - Cô hát mẫu lần 1, thể hiện diễn cảm, âu yếm. Giới thiệu tên bài hát, tên tác

giả.( Tác giả Lý Thu Hiền).

        - Hát lần 2 kết hợp gõ đệm dụng cụ âm nhạc.

        - Cho cả lớp cùng hát 1 lượt, hỏi lại tên bài hát, tên tác giả.

        - Cho trẻ hát kết hợp vỗ tay theo bài hát.

        - Tổ chức cho trẻ hát luân phiên với nhau, tổ, nhóm bạn trai, bạn gái…

        - Kết hợp trò chơi giọng hát to, giọng hát nhỏ cho trẻ hứng thú.( Cô vỗ tay to hát to; cô vỗ tay nhỏ hát nhỏ.).

        - Khuyến khích cá nhân biểu diễn.

       b. Nghe hát: Cho con.

        - Cô giới thiệu bài hát : Gia đình chính là tổ ấm che trở cho các con, là nơi các con được nhận những yêu thương của bố mẹ, của những người thân, bởi vì Bố luôn là cánh chim cho con bay thật xa,mẹ là nhành hoa cho con cài lên đầu .Bố mẹ luôn là người che chở  bảo vệ cho con vì thế các con phải biết yêu thương bố mẹ.

        - Cô hát cho trẻ nghe, thể hiện tình cảm êm dịu theo nội dung bài hát.

        - Cho trẻ nghe qua băng đài, cô và trẻ nắm tay nhau cùng hát và nhún theo nhịp của bài hát.   

        c. Trò chơi: Về đúng nhà.

         - Vẽ các vòng tròn giữa lớp làm nhà, mỗi “ Nhà” có 1 ký hiệu, vừa đi vừa hát” Nhà của tôi”, khi có hiệu lệnh phải chạy nhanh về nhà, nếu ai không về kịp, hoặc nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng.

         - Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.

         * Hoạt động 3: Kết thúc

         - Nhận xét giờ hoạt động, cho trẻ hát lại bài “nhà của tôi” và chuyển hoạt động tiếp theo.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                                      - Liên hoan văn nghệ cuối tuần.

                                      - Bình xét bé ngoan

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

         Sức khỏe..........................................................

Kiến thức..........................................................

         Thái độ..........................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÉ VÀ GIA ĐÌNH

Thực hiện tuần 1, từ ngày  27 / 10 đến ngày  31 / 10  năm 2014

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Trẻ biết tên và nói được một số đặc điểm, sở thích, công việc của các thành viên trong gia đình, các mối quan hệ trong gia đình. Quy mô gia đình.

2. Kỹ năng :

-: Rèn kỹ năng đếm, so sánh, ghi nhớ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời đủ câu rõ ràng.

3. Thái độ :

- Biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người trong gia đình bằng

các cử chỉ, hành động và lời nói. Kính trọng, chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn

II. Chuẩn bị :

- CSVC : Đồ dùng, đồ chơi đầy dủ

- MTLH : Trang trí theo chủ đề, gọn gàng, thoáng, đủ ánh sáng.

- Tâm thế của cô : Có kế hoạch, giáo án

- Tâm thế của trẻ : Có ý thức kỷ luật trong học tập

III. Kế hoạch hoạt động :

 

      Thứ

 

 Hoạt

 Động

 

     Thứ 2

 

     Thứ 3

 

 

   Thứ 4

 

Thứ 5

 

Thứ 6

 

Đón trẻ

 

 

- Hướng trẻ đén sự thay đổi trong lớp như có bức tranh lớn về gia đình, có nhiều đồ dùng, đồ chơi về gia đình.

- Đàm thoại, trò chuyện về gia đình: tên, sở thích của các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình

 

 

 

 

 

Thể dục sáng

 

 

* Khởi động: Đi quanh sân kết hợp bài hát “ Nhà của tôi” kết hợp đi các tư thế sau đó đứng tách hàng theo tổ.

  *Trọng động:Tập theo cô các động tác.

  +  Hô hấp: Những quả bóng tròn.( hít vào thở ra thật sâu)

  +  Tay:  Ngón tay chạm vai xoay khớp bả vai.

  +  Chân: Tay chống hông chân đá sang ngang.

  +  Bụng ( lườn): Tay giơ cao nghiêng lườn sang hai bên.

  +  Bật: Bật tiến lùi.

  * Hồi tĩnh: Chuyển đội hình vòng tròn hát “ nhà của tôi”

  * Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng        

bạn nào. Cô tổng hợp và báo ăn.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động có chủ đích

 

 

 

 

 

PTTC

 

Ném đích ngang.

Trò chơi:

Về đúng nhà

KPKH

 

Trò chuyện về gia đình bé.

 

PTNN

 

Làm quen chữ cái E Ê

 

PTNT

 

 So sánh, sắp xếp thứ tự chiều dài của 3 đối tượng

PTTM

 

DH : Múa cho mẹ xem

NH:   Khúc hát ru của người mẹ trẻ

TC : Về đúng nhà

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời.

 

Quan sát nhà sàn.

TC: về đúng nhà

- Lôn cầu vồng.

 

- Quan sát tranh, ảnh về gia đình.

- TC : Có bao nhiêu người.

- Chơi tự do.

 

 

- Quan sát bếp ăn

- Nói về các món ăn của gia đình.

- Chơi chi chi chành chành..

 

Quan sát tranh mẹ bế bé.

Trò chuyện những người thân yêu.

- TC : hãy trả lời đúng.

 

Đi dạo quanh sân trường.

- Trò chơi về đúng nhà.

- Chơi theo ý thích.

 

 

 

 

 

Hoạt động góc

 

PV: Mẹ- con ; Phòng khám.

XD ; Xây nhà của bé ( khuôn viên, vườn hoa, cây cảnh.

TH ; Vẽ, nặn, tô màu người thân, xếp hình người bằng que, hột hạt.

AN: Hát múa các bài về gia đình.

HT : Nhân biết số lượng, so sánh số lượng thành viên trong gia đình.

Thư viện: Đọc chuyện về chủ đề, xem tranh chuyện về gia đình.

    * Tổ chức hoạt động :

    *Hoạt động 1 : Thoả thuận chơi

    - Cô gợi hỏi các góc chơi, gợi ý nội dung chơi. Cho trẻ nhận góc

chơi và phân vai chơi

    *Hoạt động 2 : Qúa trình chơi

    - Cô bao quát, giúp đỡ trẻ chơi chơi sáng tạo có liên kết.

    *Hoạt động 3 : Nhận xét sau chơi

- Tập trung trẻ về các nhóm chơi và cùng nhau nhận xét

 

Chăm sóc nuôi dưỡng

 

Rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn.

Phối hợp với nhà bếp thay đổi thực đơn để trẻ ăn ngon miệng, giúp trẻ biết đa dạng các loại thực phẩm.

Duy trì công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ, tạo thói quen tự giác cho trẻ.

 

 

Hoạt động chiều

 

- Chơi các góc

-Hát múa về chủ đề .

- Bình cờ

 

PTNN :

Thơ :Lời bé

 

 

Ôn chữ cái đã học

- Thực hiện vở tập tô

- Bình cờ

 

 

 

 

PTTM :

- Vẽ người thân trong gia đình

-Bình cờ

 

Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần.

- Bình xét bé ngoan

.

 

Trả trẻ

 

Cho trẻ đọc  một số bài thơ về gia đình.

Nhân xét cuối ngày.

Chuẩn bị tư trang cá nhân cho trẻ ra về.

Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.

 

 

  Giáo viên lập kế hoạch                                                   Ban giám hiệu

 

 

 

      Bùi Thị Yến

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY

 

                                    Thứ  2 ngày  27 tháng 10  năm 2014

Phát triển thể chất :

NÉM ĐÍCH NGANG

I. mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Trẻ biết cầm bóng ( túi cát) đưa ra trước, vòng ra sau đưa cao qua đầu và ném trúng đích .

2. Kỹ năng :

- Rèn khả năng định hướng để ném trúng đích, sự khéo léo của đôi tay. Phát triển thể chất cho trẻ

3. Thái độ :

-Giáo dục trẻ tầm quan trọng của thể dục thể thao với sự phát triển của cơ thể.

II.Chuẩn bị:

- Đích nằm ngang, túi cát, cờ, hoa cho trẻ.

- Mô hình nhà có ký hiệu để trẻ chơi trò chơi.

III. Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

Đọc thơ “ Em yêu nhà em” trò chuyện về ngôi nhà của mình, về các thành viên trong gia đình, sở thích của mỗi người…

* Hoạt động 2: Nội dung

*  Khởi động: Cho trẻ hát bài “ nhà của tôi” đi quanh sân, kết hộ đi các tư thế…sau đó đứng vào thành 3 hàng ngang.

  * Trọng động : Bài tập phát triển chung:

          - Tay vai: Hai tay thay nhau quay dọc thân.

          -Bụng: Tay chống hông, quay người sang hai bên.

          - Bật: Bật bước đệm trên một chân.

*Vận động cơ bản:

- Cho trẻ tách ra làm hai hàng đứng đối diện nhau

- Tập mẫu cho trẻ xem 2 lần.

         +  Lần 1 không phân tích động tác.

         + Lần 2 phân tích động tác: Đứng trước vạch, cúi nhặt túi cát đưa ra trước vòng ra sau đưa cao qua đầu nhằm trúng đích và ném.

Cho trẻ nhận xét cô thực hiện.

         - Ai có thể lên tập cho các bạn xem? Các bạn sẽ quan sát xem bạn mình tập có giống với cô vừa tập không nhé?

        - Lần lượt từng đôi trẻ lên tập luyện

        -  Để trẻ hứng thú cô cho trẻ cùng thi đua với nhau.

        *Trò chơi vận động: Về đúng nhà.

         - Luật chơi: Trên nền nhà vẽ 2 vòng tròn tượng trưng cho 2 ngôi nhà, một nhà dành cho người mặc áo cộc tay, 1 nhà dành cho người mặc áo dài tay, trẻ đi qunh nhà vừa đi vừa hát “ nhà của tôi’, khi có hiệu lệnh trẻ phải chạy nhanh về ngôi nhà của mình. Ai về nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò.

- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. Cô nhận xét, tuyên dương.

c, Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng quanh sân kết hợp hát “ nhà của tôi”

* Hoạt động 3:Kết thúc

    Nhận xét giờ hoạt động và cho trẻ ra chơi.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                             - Dạy trẻ làm quen và đọc bài thơ “ Lời chào”.

                             - Chơi các góc

                             - Bình cờ

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

Sức khỏe :...................................................................

Kiến thức :...................................................................

Thái độ:........................................................................

 

 

Thứ  3 ngày  28 tháng 10  năm 2014

Phát triển nhận thức

 

GIA ĐÌNH CỦA BÉ

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Trẻ biết rõ hơn về những người thân yêu trong gia đình;( Họ, tên, nghề

nghiệp, công việc, nhà ở, sở thích…)

2. Kỹ năng :

- Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ.

3. Thái độ :

- Giáo dục trẻ biết quan tâm đến những người thân yêu trong gia đình của mình.

II. Chuẩn bị :

- Tranh ảnh về các gia đình

- Một số bài hát về gia đình

III. Tổ chức hoạt động :

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”.

- Trò chuyện về gia đình trẻ

* Hoạt động 2: Nội dung

- Hãy trò chuyện về gia đình của mình.

- Cho trẻ xem những bức ảnh về các gia đình

- Yêu cầu trẻ trò chuyện theo tổ, sau đó cử đại diện lên giới thiệu cho cả lớp nghe. ( Tôi thưa các bạn đây là gai đình của tôi, gia đình tôi có Bố, Mẹ, anh …)

- Cô gợi hỏi : Bạn hãy nói cho cả lớp biết bố Bạn làm nghề gì? Còn Mẹ?...( Hỏi về công việc của từng thành viên của gia đình để trẻ trả lời…

         - Còn gia đình con thì sao? Gia đình có mấy người? Công việc của mọi người như nào?...

* Tìm hiểu về gia đình lớn và gia đình nhỏ.

- Đưa 2 bức tranh về gia đình cho trẻ xem; gia đình đông người – gia

đình ít người và cho trẻ đàm thoại về nội dung tranh.

           - Các con có nhận xét gì về 2 bức tranh  này?  Trẻ nói ý tưởng của trẻ

          -  Hãy đếm xem gia đình này có mấy người? Còn gia đình này thì sao?

           -  Hai gia đình này gia đình nào nhiều người hơn?...

           - Cô nói cho trẻ biết những gia đình ít người là gia đình nhỏ còn những gia đình đông người là gia đình lớn.    

- Vậy ông bà sinh ra bố thì gọi như nào? ( Ông Bà nội ).

- Còn Ông Bà sinh ra Mẹ thì gọi làm sao? ( Ông Bà ngoại )

    ( Giải thích thêm cho trẻ hiểu gia đình có từ 3 con trở lên gọi là gia đình đông con, còn gia đình có từ 1 – 2 con gọi là gia đình ít con.

    -  Những gia đình ít con thường có cuộc sống no đủ và đỡ vất vả hơn những gia đình đông con…

      * Giáo dục: Biết yêu thương, kính trọng Ông Bà, Bố Mẹ và những người thân trong gia đình, biết giúp đỡ mọi người, quan tâm đến mọi người, nhường nhịn các em nhỏ…

*Trò chơi :  Phân loại tranh theo gia đình lớn, gia đình nhỏ.

          -Cách chơi: Vẽ 2 vòng tròn lớn trên sàn nhà, có ký hiệu xanh – đỏ. Vòng có ký hiệu xanh dành cho gia đình nhỏ; Vòng có ký hiệu đỏ dành cho gia đình lớn, tương tự mỗi trẻ câm trên tay một tranh bất kỳ và yêu cầu trẻ quan sát xem tranh mình đang cầm thuộc gia đình lớn hay nhỏ, Trẻ đi xung quanh vòng tròn vừa đi vừa hát bài: “ Nhà của tôi”, khi có hiệu lệnh trẻ phải chạy về ngôi nhà tương ứng, nếu ai về nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng…

* Hoạt động 3: Kết thúc

- Hát cho trẻ nghe bài “ Tổ ấm gia đình”.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

Phát triển ngôn ngữ : 

THƠ :   LỜI BÉ

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

-Trẻ cảm nhận âm điệu vui tươi, nhẹ nhàng của bài thơ. Hiểu nội dung

và thuộc thơ. Biết yêu thương mẹ và sự thiếu vắng khi mẹ vắng nhà .

2. Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ. Diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. Phát triển ghi nhớ có chủ đích.

3. Thái độ :

- Giáo dục trẻ yêu quý mẹ và những người thân trong gia đình ..

II. Chuẩn bị:    

-         Tranh vẽ minh họa nội dung của bài thơ

-         Tranh chữ to .

III. Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Hát bài “ Cả n thương nhau. Đàm thoại về gia đình, những người thân trong gia đình của bé.

* Hoạt động 2 : Nội dung

*Đọc diễn cảm :.

- Đọc diễn cảm toàn bộ 1 lượt. Hỏi tên bài thơ, tên tác giả.

 - Đọc lần 2: Minh họa tranh.Bài thơ có tên là gì? Ai đã sáng tác bài thơ ?

- Giảng nội dung : Bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ của mình .mỗi khi mẹ vắng nhà thì mọi thứ đều trống vắng và thiếu thốn ….

* Trích dẫn – đàm thoại:

-Cô trích từng đoạn rồi giảng nội dung cho trẻ hiểu .

*Đọc lần 3 : kết hợp tranh chữ to .

-> Giáo dục trẻ yêu quý mẹ và những người thân trong gia đình của mình . luôn giữ tình cảm gia đình hạnh phúc .

    - Để thể hiện tình cảm của nình với mẹ chúng mình hãy đọc cho hay bài thơ nàynhé .

*Dạy trẻ đọc thơ :

    -  Cho trẻ luyện đọc nhiều lần luân phiên giữa các hình thức ( cả lớp, tổ nhóm, đọc luân phiên, đọc tiếp nối, cá nhân; khuyến khích đọc thể hiện diễn cảm…

* Hoạt động 3: Kết thúc

- Chơi trò chơi “Ngôi nhà hạnh phúc

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

 

      Sức khỏe :.........................................................

Kiến thức :.........................................................

      Thái độ :..........................................................

Thứ 4 ngày29tháng 10 năm 2014

Phát triển ngôn ngữ

 

BÉ HỌC CHỮ CÁI E,Ê

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái e, ê. Nhận ra âm của chữ cái e, ê

 trong từ trọn vẹn

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng cầm bút và tô màu.

3. Giáo dục:

-Giáo dục trẻ ý thức tập trung chú ý trong học tập

  II. Chuẩn bị:

- Tranh kèm từ chứa chữ cái e, ê “em bé’’, mẹ bế bé

- Thẻ chữ cái cho cô ghép từ. Thẻ chữ cái e, ê cho cô và trẻ. 

- Thẻ chữ e, ê viết hoa. Các ngôi nhà cố chứa chữ cái e, ê                              

III. Cách tiến hành:

* Hoạt động 1 : Gây hứng thú

- Xúm xít, xúm xít

- Cô và trẻ cùng nhau đàm thoại về gia đình.

         * Hoạt động 2: Làm quen chữ cái

 * Làm quen chữ e:

  - Cô treo tranh “ em bé’’ và hỏi trẻ: Đây là ai ?

            - Em bé đang làm gì ?

           - Cô giới thiệu và cho trẻ đọc từ “ em bé’’ 2 lần.

            - Giới thiệu từ ghép bằng thẻ chữ rời “em bé”.

           - Cho trẻ tìm 2 chữ giống nhau trong từ “ em bé’’.

            - Cô cất chữ chưa học x, m, y, dấu .

            - Giới thiệu chữ cái mới “e”.

           - Cho trẻ quan sát và nhận xét đặc điểm chữ e (chữ e có 1 nét thẳng nằm ngang nối liền với nét cong tròn không khép kín).

            - Cô phát âm mẫu 2 lần.

            - Trẻ phát âm (cả lớp 2 lần, tổ, nhóm, cá nhân).

            - Cô nhận xét và chốt lại 1 lần.

            - Giới thiệu chữ e viết thường, viết hoa.

           - Cho trẻ tìm chữ cái e qua tên các góc.

            * Làm quen chữ ê :

            - Cách tiến hành tương tự như chư e

            * So sánh chữ e, ê.

            - Cô cài chữ e, ê lên bảng, cho trẻ phát âm.

            - Cho trẻ quan sát và nhận xét xem chữ e, ê giống nhau và khác nhau ở điểm gì?

            + Giống nhau: Đều có 1 nét thẳng nằm ngang và 1 nét cong tròn không khép kín.

             + khác nhau: Chữ ê có dấu mũ trên đầu, chữ e không có dấu mũ .

               - Cả lớp đọc lại e, ê 2 lần .   

              * Trò chơi.

             + Trò chơi: Tìm chữ theo hiệu lệnh.

             + Trò chơi: Tìm đúng nhà.

              - Cho trẻ chọn thẻ chữ mà trẻ thích, cô giới thiệu các ngôi nhà có gắn thẻ chữ cái ở xunh quanh lớp.

             * Trò chơi : Nhìn nhanh, tìm đúng

              - Cô nói cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 3 lần

                * Hoạt động 3: Kết thúc.

               - Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” và ra chơi  .

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                                         - Ôn chữ cái đã học

                                      - Thực hiện vở tập tô

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

 

Sức khỏe :.............................................................

Kiến thức :.............................................................

                       Thái độ :..................................................................

 

 

Thứ 5 ngày 30 tháng 10 năm 2014

Phát triển nhận thức

 

SẮP XẾP THỨ TỰ CHIỀU DÀI CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức :

- Củng cố việc so sánh chiều dài của 2 đối tượng để sắp xếp thứ tự về chều dài của 3 đối tượng, biết diễn đạt được mối quan hệ của 3 đối tượng : “ Dài nhất – Ngắ hơn – Ngắn nhất”.

2. Kỹ năng :

- Luyện kỹ năng đếm, nhận xét , so sánh, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Thái độ :

- Giáo dục trẻ thói quen học tập nghiêm túc.

II. Chuẩn bị

- Mỗi trẻ một rổ đựng 3 băng giấy xanh, đỏ, vàng một số đồ dùng ,đồ chơi để xung quanh lớp có kích thước khác nhau. ( Đồ dùng gia đình thường sử dụng).

- Đồ dùng của cô tương tự của trẻ nhưng có kích thước lớn hơn.

III. Tổ chức hoạt động

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Hát “ Nhà của tôi”. Trò chuyện về bài hát

* Hoạt động 2: Nội dung

 a, Ôn nhận biết chiều dài của 2 đối tượng:

- Chơi trò chơi : kéo cưa.

- Cho trẻ đo sải tay của nhau và nêu nhận xét.

- Tương tự cho trẻ so sánh tay áo ( giữa áo cộc tay và dài tay…).  

  Bây giờ hãy tìm xung quanh chỗ các bạn ngồi có đồ vật nào dài hơn, ngắn hơn? Các bạn chơi rất giỏi cô và chúng mình đi chợ mua đồ dùng về để học nhé. ( Cho trẻ đọc đồng dao “ Đi cầu đi quán” đến lấy rổ và về chỗ ngồi theo hàng ngang).

     - Quan sát xem mua được gì? Đặt rổ đồ chơi sang phía phải và nghe cô kể chuyện.

b, Dạy trẻ so sánh sắp xếp thứ tự về chiều dài của 3 đối tượng.

    -  Hôm nay được nghỉ 3 anh em Tuấn được mẹ cho đi chợ để mua đồ dùng học tập, cả 3 rất thích thú…Vào cửa hàng bán đồ dùng học tập, anh cả nhanh tay chọ cho mình chiếc thước kẻ thật đẹp ( gắn thước lên bảng, hỏi màu sắc).

- Chậm hơn anh Tuấn 1 chút nhưng em Linh cũng chọn cho mình được chiếc thước kẻ vừa ý. ( gắn thước màu xanh lên bảng).

- Hãy quan sát xem thước của Linh có màu gì? Hai anh em Linh mua được mấy cái thước kẻ ? ( Trẻ đếm và nói tất cả là 2 cái thước).

- Ai có nhận xét gì về thước kẻ của Tuấn và Linh? ( Hai thước không bằng nhau, thước màu xanh dài hơn, thước màu đổ ngắn hơn.).

   -   Lựa chọn mãi cuối cùng cũng chọn cho mình được chiếc thước kẻ cũng rất đẹp, thước kẻ màu gì? ( Gọi 2 -3 trẻ gọi tên màu).

-- Hãy quan sát rồi nêu nhận xét về thước kẻ màu xanh và màu vàng, thước nào dài hơn ( ngắn hơn) ?.

- Ba anh em đã mua được tất cả mấy cái thước kẻ?

- Các bạn hãy đếm xem có đúng không? Bây giờ hãy quan sát và nêu nhận xét về thước kẻ màu đỏ và thước màu vàng.  

- Tiếp tục so sánh 2 thước màu đỏ- xanh.

- Trong 3 thước kẻ nầy thước nào dài nhất, thước nào ngắn hơn, thước nào ngẵn nhất? vì sao biết được điều đó?

- Bạn nào giỏi lên chỉ cho cô thước dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất? ( ngược lại).

         * Luyện tập: sắp xếp…..

    -  Cho trẻ chơi xếp thứ tự từ ngắn đến dài và ngược lại.

   -   Lần này sẽ khó hơn, cô nói màu chúng mình sẽ nói chiều dài của thước nhé ( ngược lại).

* Hoạt động 3: Kết thúc

-  hát bài “ Mẹ yêu không nào”    

- Cho trẻ quan sát tranh, trò chuyện và về góc tô màu tranh.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU 

Phát triển thẩm mĩ :

 

VẼ NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

I. Mục đích yêu cầu :

1. Kiến thức :

-Trẻ biết dùng những kỹ năng đã học để vẽ những người thân trong gia đình

 và tô màu phù hợp.

2. Kỹ năng :

- Luyện kỹ năng sử dụng bút tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút cho trẻ.

3. Thái độ:

-Hứng thú tham gia vào hoạt động thể hiện tình cảm của mình với người thân

trong gia đình .

II. Chuẩn bị:

- Tranh gợi ý cho trẻ, giấy, bút màu để trẻ vẽ

III. Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

-   Trò chuyện về chủ đề, về người thân trong gia đình trẻ .

* Hoạt động 2: Nội dung

*Quan sát, đàm thoại:

 - Cho trr quan sát tranh :

 -Quan sát và nhận xét

 - Bức tranh vẽ ai ? Mọi người đang làm gì ?

-Các con vẽ nhưỡng người thân trong gia đình mình nhé .

 *  Trẻ thực hiện:

-Trẻ thực hiện ý tưởng của mình, cô đi quan sát và gợi ý cho trẻ để trẻ thực hiện hoàn chỉnh tác phẩm của mình. Gợi ý cho trẻ cách vẽ các chi tiết như : mắt ,mũi ,tóc ....

* Trưng bày nhận xét sản phẩm:

- Cho trẻ tự nhận xét tranh của bạn mình, nêu ra ý thích, giải thích được vì sao lại thích bức tranh đó…Khuyến khích trẻ nêu ý tưởng của mình khi vẽ bức tranh như của bạn…

         -  Cô nhận xét chung, nêu ra những bức vẽ đep, sáng tạo, bố cục hợp lý, khuyến khích động viên những bức vẽ chưa sáng tạo, bổ sung cho trẻ nhận ra.

-Bố mẹ các con sẽ rất vui khi nhận được món quà này của chũng mình, khen thưởng những trẻ vẽ đẹp..

* Hoạt động 3 : Kết thức

-Hát bài hát ‘ Ba ngọn nến lung linh” chuyển hoạt động tiếp theo.

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

 

 

Sức khỏe :………………………………………………….

Kiến thức …………………………………………………

Thái độ :…………………………………………………...

Thứ 6 ngày 31 tháng 10 năm 2014

Phát triển thẩm mỹ :

 

                 DH : MÚA CHO MẸ XEM

NH : KHÚC HÁT RU CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ

                           TC : VỀ ĐÚNG GIA ĐÌNH MÌNH

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Thuộc bài hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo nội dung bài hát, nối đúng

p tên bài hát tên tác giả. Hát chính xác giai điệu , tiết tấu, thể hiện tính chất nhịp nhàng.

2. Kỹ năng :

- Khả năng nghe và kỹ năng hát rõ lời

3. Thái độ :

- Giáo dục trẻ kính trọng, lễ phép với ông bà, bố mẹ, và những người lớn.

II. Chuẩn bị:

     - Trống lắc, tranh vẽ hình ảnh gia đình có các thành viên của gia đình

III. Tổ chức thực hiện:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

-Trò chơi xúm xít,xúm xít ( Quanh cô,quanh cô)

-Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình

-Cho trẻ giới thiệu về gia đình của trẻ

- Cho cả lớp  đọc thơ “ Yêu mẹ”.

- Đàm thoại về bài thơ

-Giới thiệu bức tranh gia đình

* Hoạt động 2: Nội dung

 + Vận động “ Múa cho mẹ xem

 - Cô giới thiệu bài hát : Có rất nhiều cách làm cho bố Mẹ vui, học giỏi, chăm ngoan, giúp mẹ làm việc vừa sức…

    - Có một bạn nhỏ có cách làm cho mẹ của mình vui đó là mỗi lúc Mẹ đi làm về mệt nhọc bạn lại múa cho Mẹ của mình xem đấy, Nhạc sỹ Xuân Giao đã ghi lại hình ảnh đó qua bài hát sau, chúng mình nghe xem đó là bài gì nhé.

-    -Hát cho trẻ nghe bài hát, hỏi tên bài hát, tên tác giả.

      -Hát lần 2 giảng nội dung bài hát : nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ....

           -Cô hát lần 3 vận động

           -Cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát.

           - Cho trẻ cùng vận động theo cô các động tác.

           -  Cho trẻ luân phiên nhau vân động, cho trẻ thi đua nhau giữa các tổ

           * Nghe hát: Khúc hát ru của người mẹ trẻ.

 -Cô giới thiệu nội dung bài hát

 - Cô hát 2 lần giới thiệu tên bài ,tên tác giả .Kết hợp giảng nội dung : Bài hát nói về tình cảm mẹ con các con lớn lên nhờ dòng sữa của mẹ vì thế các con phải biết nghĩ về mẹ ,dành nhiều tình cảm cho người mẹ

  - Hát cho trẻ nghe bài hát 2 lần, kết hợp minh họa động tác.

 *  Chơi “ Về đúng gia đình mình

    Phổ biến luật chơi và cho trẻ chơi 3 – 4 lần.

* Hoạt động 3 : Kết thúc

- Ra sân vẽ những người thân trong gia đình

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Văn nghệ tuần

- Nêu gương ,phát bé ngoan .

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

Sức khỏe :......................................................

Kiến thức :...................................................

                               Thái độ :...............................................

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÉ VÀ GIA ĐÌNH

Thực hiện 1 tuần, từ ngày  27 / 10 đến ngày  21 / 10  năm 2014

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức :

- Trẻ biết tên và nói được một số đặc điểm, sở thích, công việc của các thành viên trong gia đình, các mối quan hệ trong gia đình. Quy mô gia đình.

2. Kỹ năng :

-: Rèn kỹ năng đếm, so sánh, ghi nhớ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời đủ câu rõ ràng.

3. Thái độ :

- Biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người trong gia đình bằng

các cử chỉ, hành động và lời nói. Kính trọng, chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn

II. Chuẩn b :

- CSVC : Đồ dùng, đồ chơi đầy dủ

- MTLH : Trang trí theo chủ đề, gọn gàng, thoáng, đủ ánh sáng.

- Tâm thế của cô : Có kế hoạch, giáo án

- Tâm thế của trẻ : Có ý thức kỷ luật trong học tập

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG TUẦN.

 

      Thứ

 

 Hoạt

 Động

 

     Thứ 2

 

     Thứ 3

 

 

   Thứ 4

 

Thứ 5

 

Thứ 6

 

Đón trẻ

 

 

- Hướng trẻ đén sự thay đổi trong lớp như có bức tranh lớn về gia đình, có nhiều đồ dùng, đồ chơi về gia đình.

- Đàm thoại, trò chuyện về gia đình: tên, sở thích của các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình

 

 

 

 

 

Thể dục sáng

 

 

* Khởi động: Đi quanh sân kết hợp bài hát “ Nhà của tôi” kết hợp đi các tư thế sau đó đứng tách hàng theo tổ.

  *Trọng động:Tập theo cô các động tác.

  +  Hô hấp: Những quả bóng tròn.( hít vào thở ra thật sâu)

  +  Tay:  Ngón tay chạm vai xoay khớp bả vai.

  +  Chân: Tay chống hông chân đá sang ngang.

  +  Bụng ( lườn): Tay giơ cao nghiêng lườn sang hai bên.

  +  Bật: Bật tiến lùi.

  * Hồi tĩnh: Chuyển đội hình vòng tròn hát “ nhà của tôi”

* Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng bạn nào. Cô tổng hợp và báo ăn.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động có chủ đích

 

 

 

 

 

PTVĐ

 

Ném đích ngang.

Trò chơi:

Về đúng nhà

KPKH

 

So sánh, sắp xếp thứ tự chiều dài của 3 đối tượng

PTNN

 

Làm quen chữ cái E Ê

 

PTNT

 

Trò chuyện về gia đình bé.

 

PTTM

 

DH : Múa cho mẹ xem

NH:   Khúc hát ru của người mẹ trẻ

TC : Về đúng nhà

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời.

 

Quan sát nhà sàn.

TC: về đúng nhà

- Lôn cầu vồng.

 

- Quan sát tranh, ảnh về gia đình.

- TC : Có bao nhiêu người.

- Chơi tự do.

 

 

- Quan sát bếp ăn

- Nói về các món ăn của gia đình.

- Chơi chi chi chành chành..

 

Quan sát tranh mẹ bế bé.

Trò chuyện những người thân yêu.

- TC : hãy trả lời đúng.

 

Đi dạo quanh sân trường.

- Trò chơi về đúng nhà.

- Chơi theo ý thích.

 

 

 

 

 

Hoạt động góc

 

PV: Mẹ- con ; Phòng khám.

XD ; Xây nhà của bé ( khuôn viên, vườn hoa, cây cảnh.

TH ; Vẽ, nặn, tô màu người thân, xếp hình người bằng que, hột hạt.

AN: Hát múa các bài về gia đình.

HT : Nhân biết số lượng, so sánh số lượng thành viên trong gia đình.

Thư viện: Đọc chuyện về chủ đề, xem tranh chuyện về gia đình.

* Tổ chức hoạt động

Hoạt động 1 : Thoả thuận chơi

- Cô gợi hỏi các góc chơi, gợi ý nội dung chơi. Cho trẻ nhận góc chơi và phân vai chơi

Hoạt động 2 : Qúa trình chơi

- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ chơi chơi sáng tạo có liên kết.

Hoạt động 3 : Nhận xét sau chơi

- Tập trung trẻ về các nhóm chơi và cùng nhau nhận xét

 

Chăm sóc nuôi dưỡng

 

Rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn.

Phối hợp với nhà bếp thay đổi thực đơn để trẻ ăn ngon miệng, giúp trẻ biết đa dạng các loại thực phẩm.

Duy trì công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ, tạo thói quen tự giác cho trẻ.

 

 

Hoạt động chiều

 

Dạy trẻ làm quen và đọc bài thơ “ Lời chào”.

- Chơi các góc

- Bình cờ

 

Hướng dẫn thực hành thao tác vệ tay, mặt

- Vẽ những người thân gia đình

 

Ôn chữ cái đã học

- Thực hiện vở tập tô

- Bình cờ

 

 

 

 

Làm quen bài hát “ Mẹ đi vắng”.

- Thực hiện vở tạo hình

- Bình cờ

 

Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần.

- Bình xét bé ngoan

.

 

Trả trẻ

 

Cho trẻ đọc  một số bài thơ về gia đình.

Nhân xét cuối ngày.

Chuẩn bị tư trang cá nhân cho trẻ ra về.

Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.

 

 

 

          Giáo viên lập kế hoạch                                        BGH

 

 

 

                Nguyễn Thị Tám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                    Thứ  2 ngày  4 tháng 11   năm 2013

Phát triển thể chất

 

NÉM ĐÍCH NGANG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức : Trẻ biết cầm bóng ( túi cát) đưa ra trước, vòng ra sau đưa cao qua đầu và ném trúng đích .

2. Kỹ năng : Rèn khả năng định hướng để ném trúng đích, sự khéo léo của đôi tay. Phát triển thể chất cho trẻ

3. Thái độ :Giáo dục trẻ tầm quan trọng của thể dục thể thao với sự phát triển của cơ thể.

II.Chuẩn bị:

- Đích nằm ngang, túi cát, cờ, hoa cho trẻ.

- Mô hình nhà có ký hiệu để trẻ chơi trò chơi.

III. Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

Đọc thơ “ Em yêu nhà em” trò chuyện về ngôi nhà của mình, về các thành viên trong gia đình, sở thích của mỗi người…

* Hoạt động 2: Nội dung

 a,  Khởi động: Cho trẻ hát bài “ nhà của tôi” đi quanh sân, kết hộ đi các tư thế…sau đó đứng vào thành 3 hàng ngang.

b, Trọng động:

Bài tập phát triển chung:

           Tay vai: Hai tay thay nhau quay dọc thân.

          Chân: Tay giang ngang, đưa ra trước trùng gối.

           Bụng: Tay chống hông, quay người sang hai bên.

          Bật: Bật bước đệm trên một chân.

Vận động cơ bản:

- Cho trẻ tách ra làm hai hàng đứng đối diện nhau

- Tập mẫu cho trẻ xem 2 lần.

  + Lần 1 không phân tích động tác.

  + Lần 2 phân tích động tác: Đứng trước vạch, cúi nhặt túi cát đưa ra trước vòng ra sau đưa cao qua đầu nhằm trúng đích và ném.

Cho trẻ nhận xét cô thực hiện.

  - Ai có thể lên tập cho các bạn xem? Các bạn sẽ quan sát xem bạn mình tập có giống với cô vừa tập không nhé?

  - Lần lượt từng đôi trẻ lên tập luyện

  - Để trẻ hứng thú cô cho trẻ cùng thi đua với nhau.

Trò chơi vận động: Về đúng nhà.

    Luật chơi: Trên nền nhà vẽ 2 vòng tròn tượng trưng cho 2 ngôi nhà, một nhà dành cho người mặc áo cộc tay, 1 nhà dành cho người mặc áo dài tay, trẻ đi qunh nhà vừa đi vừa hát “ nhà của tôi’, khi có hiệu lệnh trẻ phải chạy nhanh về ngôi nhà của mình. Ai về nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò.

- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. Cô nhận xét, tuyên dương.

c, Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng quanh sân kết hợp hát “ nhà của tôi”

* Hoạt động 3:Kết thúc

    Nhận xét giờ hoạt động và cho trẻ ra chơi.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                             - Dạy trẻ làm quen và đọc bài thơ “ Lời chào”.

                             - Chơi các góc

                             - Bình cờ

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

...................................................................

...................................................................

...................................................................

...................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ  5 ngày  7  tháng 11  năm 2013

Phát triển nhận thức

 

                               GIA ĐÌNH CỦA BÉ

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức : Trẻ biết rõ hơn về những người thân yêu trong gia đình;( Họ, tên, nghề nghiệp, công việc, nhà ở, sở thích…)

2. Kỹ năng : Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ.

3. Thái độ : Giáo dục trẻ biết quan tâm đến những người thân yêu trong gia đình của mình.

II. Chuẩn bị

- Tranh ảnh về các gia đình

- Một số bài hát về gia đình

III. Tổ chức hoạt động

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”.

- Trò chuyện về gia đình trẻ

* Hoạt động 2: Nội dung

- Hãy trò chuyện về gia đình của mình.

- Cho trẻ xem những bức ảnh về các gia đình

- Yêu cầu trẻ trò chuyện theo tổ, sau đó cử đại diện lên giới thiệu cho cả lớp nghe. ( Tôi thưa các bạn đây là gai đình của tôi, gia đình tôi có Bố, Mẹ, anh …)

- Cô gợi hỏi : Bạn hãy nói cho cả lớp biết bố Bạn làm nghề gì? Còn Mẹ?...( Hỏi về công việc của từng thành viên của gia đình để trẻ trả lời…

   - Còn gia đình con thì sao? Gia đình có mấy người? Công việc của mọi người như nào?...

* Tìm hiểu về gia đình lớn và gia đình nhỏ.

- Đưa 2 bức tranh về gia đình cho trẻ xem; gia đình đông người – gia đình ít người và cho trẻ đàm thoại về nội dung tranh.

   - Các con có nhận xét gì về 2 bức tranh này?  Trẻ nói ý tưởng của trẻ

   - Hãy đếm xem gia đình này có mấy người? Còn gia đình này thì sao?

   - Hai gia đình này gia đình nào nhiều người hơn?...

- Cô nói cho trẻ biết những gia đình ít người là gia đình nhỏ còn những gia đình đông người là gia đình lớn.    

- Vậy ông bà sinh ra bố thì gọi như nào? ( Ông Bà nội ).

- Còn Ông Bà sinh ra Mẹ thì gọi làm sao? ( Ông Bà ngoại )

    ( Giải thích thêm cho trẻ hiểu gia đình có từ 3 con trở lên gọi là gia đình đông con, còn gia đình có từ 1 – 2 con gọi là gia đình ít con.

     Những gia đình ít con thường có cuộc sống no đủ và đỡ vất vả hơn những gia đình đông con…

     * Giáo dục: Biết yêu thương, kính trọng Ông Bà, Bố Mẹ và những người thân trong gia đình, biết giúp đỡ mọi người, quan tâm đến mọi người, nhường nhịn các em nhỏ…

Trò chơi : Phân loại tranh theo gia đình lớn, gia đình nhỏ.

     Cách chơi: Vẽ 2 vòng tròn lớn trên sàn nhà, có ký hiệu xanh – đỏ. Vòng có ký hiệu xanh dành cho gia đình nhỏ; Vòng có ký hiệu đỏ dành cho gia đình lớn, tương tự mỗi trẻ câm trên tay một tranh bất kỳ và yêu cầu trẻ quan sát xem tranh mình đang cầm thuộc gia đình lớn hay nhỏ, Trẻ đi xung quanh vòng tròn vừa đi vừa hát bài: “ Nhà của tôi”, khi có hiệu lệnh trẻ phải chạy về ngôi nhà tương ứng, nếu ai về nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng…

* Hoạt động 3: Kết thúc

- Hát cho trẻ nghe bài “ Tổ ấm gia đình”.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

                       - Hướng dẫn thực hành thao tác vệ tay, mặt

                       - PTTM: Vẽ những người thân gia đình

                       - Bình cờ

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

 

.........................................................

.........................................................

.........................................................

.........................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ 4 ngày 6 tháng 11 năm 2013

Phát triển ngôn ngữ

 

                              BÉ HỌC CHỮ CÁI E,Ê

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái e, ê. Nhận ra âm của chữ cái e, ê trong từ trọn vẹn

2. Kỹ năng:  Rèn kỹ năng cầm bút và tô màu.

3. Giáo dục: Giáo dục trẻ ý thức tập trung chú ý trong học tập

 II. Chuẩn bị:

- Tranh kèm từ chứa chữ cái e, ê “em bé’’, mẹ bế bé

- Thẻ chữ cái cho cô ghép từ. Thẻ chữ cái e, ê cho cô và trẻ. 

- Thẻ chữ e, ê viết hoa. Các ngôi nhà cố chứa chữ cái e, ê                              

III. Cách tiến hành:

* Hoạt động 1 : Gây hứng thú

- Xúm xít, xúm xít

- Cô và trẻ cùng nhau đàm thoại về gia đình.

* Hoạt động 2: Làm quen chữ cái

a. Làm quen chữ e:

  - Cô treo tranh “ em bé’’ và hỏi trẻ: Đây là ai ?

                                                            Em bé đang làm gì ?

  - Cô giới thiệu và cho trẻ đọc từ “ em bé’’ 2 lần.

  - Giới thiệu từ ghép bằng thẻ chữ rời “em bé”.

  - Cho trẻ tìm 2 chữ giống nhau trong từ “ em bé’’.

  - Cô cất chữ chưa học x, m, y, dấu .

  - Giới thiệu chữ cái mới “e”.

- Cho trẻ quan sát và nhận xét đặc điểm chữ e (chữ e có 1 nét thẳng nằm ngang nối liền với nét cong tròn không khép kín).

  - Cô phát âm mẫu 2 lần.

  - Trẻ phát âm (cả lớp 2 lần, tổ, nhóm, cá nhân).

  - Cô nhận xét và chốt lại 1 lần.

  - Giới thiệu chữ e viết thường, viết hoa.

  - Cho trẻ tìm chữ cái e qua tên các góc.

   b. Làm quen chữ ê.

   - Cách tiến hành tương tự như chữ e.

+ So sánh chữ e, ê.

   - Cô cài chữ e, ê lên bảng, cho trẻ phát âm.

   - Cho trẻ quan sát và nhận xét xem chữ e, ê giống nhau và khác nhau ở điểm gì?

    + Giống nhau: Đều có 1 nét thẳng nằm ngang và 1 nét cong tròn không khép kín.

    + khác nhau: Chữ ê có dấu mũ trên đầu, chữ e không có dấu mũ .

   - Cả lớp đọc lại e, ê 2 lần .   

c, Trò chơi.

   + Trò chơi: Tìm chữ theo hiệu lệnh.

   + Trò chơi: Tìm đúng nhà.

  - Cho trẻ chọn thẻ chữ mà trẻ thích, cô giới thiệu các ngôi nhà có gắn thẻ chữ cái ở xunh quanh lớp.

    + Trò chơi : Nhìn nhanh, tìm đúng

  - Cô nói cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 3 lần

* Hoạt động 3: Kết thúc.

  - Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” và ra chơi  .

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

                                         - Ôn chữ cái  đã học

                                      - Thực hiện vở tập tô

                                      - Bình cờ

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

 

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ 3 ngày 5 tháng 11 năm 2013

Phát triển nhận thức

 

SẮP XẾP THỨ TỰ CHIỀU DÀI CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức : Củng cố việc so sánh chiều dài của 2 đối tượng để sắp xếp thứ tự về chều dài của 3 đối tượng, biết diễn đạt được mối quan hệ của 3 đối tượng : “ Dài nhất – Ngắ hơn – Ngắn nhất”.

2. Kỹ năng : Luyện kỹ năng đếm, nhận xét , so sánh, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Thái độ : Giáo dục trẻ thói quen học tập nghiêm túc.

II. Chuẩn bị

- Mỗi trẻ một rổ đựng 3 băng giấy xanh, đỏ, vàng một số đồ dùng ,đồ chơi để xung quanh lớp có kích thước khác nhau. ( Đồ dùng gia đình thường sử dụng).

- Đồ dùng của cô tương tự của trẻ nhưng có kích thước lớn hơn.

III. Tổ chức hoạt động

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Hát “ Nhà của tôi”. Trò chuyện về bài hát

* Hoạt động 2: Nội dung

 a, Ôn nhận biết chiều dài của 2 đối tượng:

- Chơi trò chơi : kéo cưa.

- Cho trẻ đo sải tay của nhau và nêu nhận xét.

- Tương tự cho trẻ so sánh tay áo ( giữa áo cộc tay và dài tay…).  

  Bây giờ hãy tìm xung quanh chỗ các bạn ngồi có đồ vật nào dài hơn, ngắn hơn? Các bạn chơi rất giỏi cô và chúng mình đi chợ mua đồ dùng về để học nhé. ( Cho trẻ đọc đồng dao “ Đi cầu đi quán” đến lấy rổ và về chỗ ngồi theo hàng ngang).

     Quan sát xem mua được gì? Đặt rổ đồ chơi sang phía phải và nghe cô kể chuyện.

b, Dạy trẻ so sánh sắp xếp thứ tự về chiều dài của 3 đối tượng.

     Hôm nay được nghỉ 3 anh em Tuấn được mẹ cho đi chợ để mua đồ dùng học tập, cả 3 rất thích thú…Vào cửa hàng bán đồ dùng học tập, anh cả nhanh tay chọ cho mình chiếc thước kẻ thật đẹp ( gắn thước lên bảng, hỏi màu sắc).

- Chậm hơn anh Tuấn 1 chút nhưng em Linh cũng chọn cho mình được chiếc thước kẻ vừa ý. ( gắn thước màu xanh lên bảng).

- Hãy quan sát xem thước của Linh có màu gì? Hai anh em Linh mua được mấy cái thước kẻ ? ( Trẻ đếm và nói tất cả là 2 cái thước).

- Ai có nhận xét gì về thước kẻ của Tuấn và Linh? ( Hai thước không bằng nhau, thước màu xanh dài hơn, thước màu đổ ngắn hơn.).

     Lựa chọn mãi cuối cùng cũng chọn cho mình được chiếc thước kẻ cũng rất đẹp, thước kẻ màu gì? ( Gọi 2 -3 trẻ gọi tên màu).

- Hãy quan sát rồi nêu nhận xét về thước kẻ màu xanh và màu vàng, thước nào dài hơn ( ngắn hơn) ?.

- Ba anh em đã mua được tất cả mấy cái thước kẻ?

- Các bạn hãy đếm xem có đúng không? Bây giờ hãy quan sát và nêu nhận xét về thước kẻ màu đỏ và thước màu vàng.  

- Tiếp tục so sánh 2 thước màu đỏ- xanh.

- Trong 3 thước kẻ nầy thước nào dài nhất, thước nào ngắn hơn, thước nào ngẵn nhất? vì sao biết được điều đó?

- Bạn nào giỏi lên chỉ cho cô thước dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất? ( ngược lại).

         * Luyện tập: sắp xếp…..

     Cho trẻ chơi xếp thứ tự từ ngắn đến dài và ngược lại.

     Lần này sẽ khó hơn, cô nói màu chúng mình sẽ nói chiều dài của thước nhé ( ngược lại).

* Hoạt động 3: Kết thúc

- hát bài “ Mẹ yêu không nào”    

- Cho trẻ quan sát tranh, trò chuyện và về góc tô màu tranh.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

                                   - Làm quen bài hát “ Mẹ đi vắng”.

                                   - Thực hiện vở tạo hình

                                   - Bình cờ

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

 

............................................................

............................................................

............................................................

............................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ 6 ngày 8 tháng 11 năm 2013

Phát triển thẩm mỹ

 

                         DH : MÚA CHO MẸ XEM

                      NH : KHÚC HÁT RU CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ

                          TC : VỀ ĐÚNG GIA ĐÌNH MÌNH

I. Mục tiêu

1. Kiến thức : Thuộc bài hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo nội dung bài hát, nối đúng tên bài hát tên tác giả. Hát chính xác giai điệu , tiết tấu, thể hiện tính chất nhịp nhàng.

2. Kỹ năng :  Khả năng nghe và kỹ năng hát rõ lời

3. Thái độ : Giáo dục trẻ kính trọng, lễ phép với ông bà, bố mẹ, và những người lớn.

II. Chuẩn bị:

     Trống lắc, tranh vẽ hình ảnh gia đình có các thành viên của gia đình

III. Tổ chức thực hiện:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

-Trò chơi xúm xít,xúm xít ( Quanh cô,quanh cô)

-Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình

-Cho trẻ giới thiệu về gia đình của trẻ

- Cho cả lớp  đọc thơ “ Yêu mẹ”.

- Đàm thoại về bài thơ

-Giới thiệu bức tranh gia đình

* Hoạt động 2: Nội dung

 + Vận động “ Múa cho mẹ xem”

- Cô giới thiệu bài hát : Có rất nhiều cách làm cho bố Mẹ vui, học giỏi, chăm ngoan, giúp mẹ làm việc vừa sức…

    Có một bạn nhỏ có cách làm cho mẹ của mình vui đó là mỗi lúc Mẹ đi làm về mệt nhọc bạn lại múa cho Mẹ của mình xem đấy, Nhạc sỹ Xuân Giao đã ghi lại hình ảnh đó qua bài hát sau, chúng mình nghe xem đó là bài gì nhé.

-         Hát cho trẻ nghe bài hát, hỏi tên bài hát, tên tác giả.

-         Hát lần 2 giảng nội dung bài hát : nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ....

-         Cô hát lần 3 vận động

-         Cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát.

-         Cho trẻ cùng vận động theo cô các động tác.

-  Cho trẻ luân phiên nhau vân động, cho trẻ thi đua nhau giữa các tổ

* Nghe hát: Khúc hát ru của người mẹ trẻ.

-Cô giới thiệu nội dung bài hát

- Cô hát 2 lần giới thiệu tên bài ,tên tác giả .Kết hợp giảng nội dung : Bài hát nói về tình cảm mẹ con các con lớn lên nhờ dòng sữa của mẹ vì thế các con phải biết nghĩ về mẹ ,dành nhiều tình cảm cho người mẹ

- Hát cho trẻ nghe bài hát 2 lần, kết hợp minh họa động tác.

*  Chơi “ Về đúng gia đình mình

    Phổ biến luật chơi và cho trẻ chơi 3 – 4 lần.

* Hoạt động 3 : Kết thúc

- Ra sân vẽ những người thân trong gia đình

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

- Văn nghệ tuần

- Nêu gương

- Bình cờ - Bé ngoan

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ NHÁNH :

NGÀY HỘI CỦA CÔ

 

Thực hiện 1 tuần, từ ngày 17/11 đến ngày 21 / 11 năm 2014

 

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được ngày 20 /11 là ngày tết của các thầy cô giáo ở Việt Nam. Biết được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam và các công việc của cô giáo, các  hoạt động trong ngày hội. Biết hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, về ngày nhà giáo Việt Nam.Biết thể hiện tình cảm của trẻ đối với cô như: vẽ hoa, làm thiệp tặng cô...

2. Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng khéo léo của bàn tay, ngón tay. Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, ngôn ngữ mạch lạc lời chúc mừng cô nhân ngày nhà giáo.

3. Giáo dục:

- Trẻ biết bày tỏ tình cảm của mình đối với cô giáo. Biết yêu quý, kính trọng, biết ơn cô giáo của mình

II. Chuẩn bị :

- CSVC : Đầy đủ đồ dùng, đồ chơi

- MTLH : Trang trí theo chủ đề, phù hợp

- Tâm thế của cô : Có đầy đủ kế hoạch, giáo án

- Tâm thế của trẻ ; Có ý thức tham gia các hoạt động cùng cô

III. Kế hoạch hoạt động :

 

Thứ

Hoạt

động

 

   Thứ 2

 

Thứ 3

 

Thứ 4

 

Thứ 5

 

Thứ 6

 

 

Đón trẻ 

 

 

- Đón trẻ vào lớp nhắc nhở trẻ cất mũ, túi vào nơi quy định gọn gàng.

- Trò chuyện với trẻ về ngày hội của cô, các hoạt động trong ngày hội.

Thể

Dục

Sáng

* Khởi động

- Cho trẻ đi 1 2 3 kết hợp tay và chân

* Trọng động

- Tập theo lời ca bài “ Cô và mẹ’’

- Cô cùng tập với trẻ 2 lần

- Chơi trò chơi : Giấu tay

* Hồi tĩnh

- Đi nhẹ nhàng, dồn hàng

- Kiểm tra vệ sinh tay

- Điểm danh, chấm ăn

 

Hoạt động học có chủ đích

PTTC:

-Trèo lên xuống thang

 

 

PTNT:

 Trò chuyện về ngày 20/11

 

 

 

 

 

 

PTNN

Thơ “ Cô giáo của em’’

 

 

PTNT

 -Tách gộp nhóm có số lượng trong phạm vi 7

 

 

 

PTTM

Vẽ hoa tặng cô giáo

Hoạt động ngoài trời

- Vẽ tự do trên sân.

- TC: Kéo co

- Chơi tự do

- Quan sát tranh cô giáo

- TC: Vuốt ve

- Chơi tự do

- Vẽ hoa trên sân tặng cô

- TC: Cắm hoa

- Chơi tự do

- Quan sát thời tiết

- TC : Mèo đuổi chuột

- Chơi tự do

- Hát về cô giáo

- Chơi đồ chơi trên sân

Hoạt động góc

 

-         Góc phân vai: Cô giáo, Cửa hàng bán đồ lưu niệm.

-         Góc xây dựng : Xây vườn hoa

-         Góc học tập: + Vẽ, xé, Dán hoa tặng cô

-         Góc nghệ thuật: + Hát vận động các bài hát có nội dung về ngày hội của cô.                           

-         Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.

      * Tổ chức hoạt động :

      *Hoạt động 1. Thoả thuận trước khi chơi

      - Cô  hỏi trẻ lớp có mấy góc chơi ? Đó là góc chơi nào . Gợi ýnội dung chơi, chủ đề chơi.

      - Trẻ nhận vai ,bầu nhóm trưởng .

      *Hoạt động 2 : Qúa trình chơi

      -Cho trẻ về góc chơi như dự định đã bàn .

      - Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo, liên kết các nhóm chơi với nhau .

      -Hoạt động 3 : Nhận xét sau chơi

      - Cô cho trẻ  tập trung trẻ về nhóm chơi chính .

      -Các nhóm nhận xét vai chơi của nhóm mình .

      - Cô nhận xét chung tuyên dương những vai chơi giỏi

 

 

 

CS – GD

Vệ sinh

- Kê bàn ghế giúp cô theo giờ ăn giờ học.

- Biết nhặt rác bỏ đúng nơi quy định , biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống.

- Biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống

 

Hoạt động chiều

- Làm bưu thiếp tặng cô

- Ôn số đã học

- Bình cờ

-PTNN: Món quà của cô giáo

 

 

- Thực hiện vở toán

- Hát : Cô giáo miền xuôi

- Bình cờ

-PTTM :

-DH : Cô giáo miền xuôi

-NH: Ưowc mơ xanh

-TC : Ai đoán giỏi .

- Văn nghệ cuối tuần

- Nêu gương

- Bình cờ

 

 

Trả trẻ

 

-         Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ

-         Sửa sang đầu tóc

-         Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ

 

 

Ban giám hiệu                                                                 Giao viên lập kế hoạch                                                  

 

 

                                                                                              Nguyễn Thị Tám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ 2 ngày 17 tháng 11 năm 2014

Phát triển thể chất :

TRÈO LÊN XUỐNG THANG

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Dạy trẻ biết trèo lên xuống thang theo cách bước liên tục . Trẻ biết dùng sức của 2. Kỹ năng:

-Rèn luyện và phát triển cả tay, chân.  Khả năng nhanh nhẹn và khéo léo ở trẻ.

3. Giáo dục:

  - Biết lắng nghe và chú ý cô. Giáo dục trẻ yêu quý cô giáo, kính trọng cô giáo

 II. Chuẩn bị

- 2 chiếc thang thể dục  .

           - Sân tập thoáng mát, sạch sẽ, bằng phẳng.

III. Tổ chức hoạt động :

* Hoạt động1: Khởi động:

-Cho trẻ đi vòng tròn, đi thường kết hợp với đi tư thế các kiểu: đi nhón gót, kiễng chân, khom lưng, chạy chậm, chạy nhanh.

- Trẻ về đội hình hàng TD

* Hoạt động 2: Trọng động

- Bài tập phát triển chung:

             ĐT Tay : tay ra trước -> lên cao.

             ĐT Chân : Ngồi khụy gối, tay đưa ra trước.

             ĐT Bụng 1: tay đưa cao, nghiêng người sang hai bên.

             ĐT Bật 1: Bật tại chỗ.

*Vận động cơ bản:

- Giới thiệu tên vận động: “Trèo lên xuống thang ’’

-  Cô thực hiện mẫu:

Lần 1: không giải thích

       -Lần 2 :PTĐT Bước lần lượt tầng chân lên các bước theo cách bước liên tục

+ Cô vừa thực hiện vận động gì?

- Mời 1 trẻ lên làm mẫu lần 2.

- Các con vừa được làm quen với vận động gì?

+Khi thực hiện vận động con làm chân như thế nào?

*Trẻ thực hiện:

Lần lượt từng trẻ lên thực hiện. Cô cho trẻ thực hiện khoảng 3 lần.

-Cô bao quát khuyến khích trẻ

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh:

- Đọc thơ : Bó hoa tặng cô cất đồ dùng

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                                          - Làm bưu thiếp tặng cô

                                          - Ôn số đã học

                                          - Bình cờ

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

Sức khỏe........................................................

Kiến thức........................................................

   Tháiđộ     .  ....................................................

 Thứ 3 ngày 18 tháng 11 năm 2014

Phát triển nhận thức :

KPKH : TRÒ CHUYỆN VỀ VỀ NGÀY 20-11

  I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- Trẻ biết ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam là ngày mà tất c mọi người dânViệt nam đều nh đến công ơn của các thầy cô giáo đã dạy d mình

2. Kỹ năng :

- Trẻ th hiện tình cảm của mình đối với cô giáo qua Bài thơ, hát, lời chúc…

3. Thái độ:

- Trật t trong gi học, tích cực trong hoạt động

II. Chuẩn bị:

- Tranh, ảnh v các hoạt động của cô giáo nhân ngày 20/11

- Tranh v các hoạt động của cô dạy cháu hằng ngày.

 - Hoa, hồ dán

  III. Tổ chức hoạt động :

  * Hoạt động 1 : Gây hứng thú

cho tr đọc thơ : “ Cô giáo của em”

- Các con vừa rồi đọc bài thơ nói v gì nào?( cô giáo)

- Các con biết tháng 11 có ngày hội gì không ? ( ngày 20/11)

- Thế các con có biết ngày 20/11 là ngày gì?( Ngày nhà giáo Việt Nam)

( Các con à  ngày 20/11 là ngày nhà Giáo Việt Nam. Vào ngày này tất cả mi người điều nh đến công ơn của các thầy cô giáo đã dạy d mình đấy các con)

* Hoạt động 2 : Nội dung khám phá

- Quan sát tranh và đàm thoại:

- Cô cho tr xem tranh ( Cô đang dạy học)

+ Tranh vẽ về ai? Cô giáo)

+ Cô giáo đang làm gì? ( Cô đang dạy học cho các cháu)

+ Các bạn học bài như thế nào ?

-> gd trẻ biết ngồi học ngay ngắn...

- Cô cho trẻ xem tranh( Cô giáo đang cho trẻ ngủ) .Và hỏi

+ Cô giáo đang làm gì ?

-> Sau một buổi sáng học tập, vui chơi và khi đã ăn trưa cô giáo chăm sóc giấc ngủ cho chúng mình thật tận tình ( Đọc thơ, kể chuyện )

- Cho trẻ xem tranh( các bạn tặng hoa cho cô giáo)

+ Trong tranh bạn bé đang làm gì?

+ Thế các con có bao gi tặng hoa cho cô giáo chưa?

+ Các con thường tặng hoa cho cô vào dịp nào?

->  Các con à vào dịp ngày nhà giào Việt Nam cô nhận được nhiều bó hoa tươi thắm và những lời chúc yêu thương

+ Các con s làm gì để tặng cô nhân ngày 20/ 11 sắp đến nào?( Cô gơi ý gắn hoa, hát thật hay, múa)

+ Còn các con chúc cô điều gì?

( Cô nhận được những lời chúc đó của các con vào ngày 20/11 cô vui lắm đấy)

- Bây gi cô muốn lớp mình tập biểu diển một s tiết muc văn ngh để đến ngày 20/11 lớp mình t chức sinh hoạt các con đồng ý không nào?

- Cô mời một s bạn hát, múa, đọc thơ, k chuyện nội dug v ngày 20/11

+ Hát tập thể bài hát : Cô và mẹ

+ 2 bạn đọc thơ “ Cô dạy’’

+ Múa bài “ Bàn tay cô giáo’’ ( bạn Phương Linh, Lan Anh)

+ Tập thể đọc thơ “ Mẹ và cô’’

*Trò Chơi luyện tập

- Cho trẻ chơi trò chơi “ Dán hoa tặng cô giáo’’

- Cho 2 đội thi đua nhau xem đội nào dán được nhiều hoa hơn

- Cô kiểm tra kết quả. Tuyên dương trẻ

->  Đế biết ơn công ơn thầy cô đã chăm sóc dạy d các con nên người thì các con làm như thế nào?( Các con chăm học vân lời b m,cô giáo, l phép với người lớn…)

* Hoạt động 3 : Kết thúc

-Cô cho lớp hát bài: “Cô giáo của em”

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

                                         PTNN: Truyện “ Món quà của Cô giáo’’

                                         - Chơi các góc

                                         - Bình cờ

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

                                                 Sức khỏe..........................................................

  Kiến thức ..........................................................

                          Thái độ.........................................................

 

Thứ 4 ngày 19 tháng 11 năm 2014

Phát triển ngôn ngữ :

 

THƠ “ CÔ GIÁO CỦA EM ’’

 

I.Mục đích yêu cầu:

1.  Kiến thức:

-Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ, nhớ tên bài thơ, hiểu kỹ hơn về  nội  dung bài thơ

2. Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.

3. Giáo dục:

- Trẻ biết yêu quý, kính trọng cô giáo của mình. Trẻ biết trồng và chăm sóc hoa

II. Chuẩn bị:

             - Sân khấu rối và rối búp bê: Cô giáo, bạn An

             - Tranh minh hoạ nội dung bài thơ

III. Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Ổn định - Giới thiệu

+ Sắp đến ngày 20 – 11 là ngày gì?

+ Các con chuẩn bị gì để tặng cô nào?

Có một bạn học sinh cũ đã tặng cho cô bó hoa đẹp và để biết được bạn đã làm gì để có bó hoa đẹp tặng cô các con nghe cô đọc bài thơ “Ngày 20-11” nhé!

* Hoạt động 2: Nội dung

-Cô giới  thiệu nội dung bài thơ

- Cô đọc diễn cảm bài thơ 2 lần giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả

-Cô đọc lần 2 cô kết hợp tranh.Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về công việc của cô giáo dạy em xếp hàng, học chữ, kể chuyện .Cô giáo chính là người mẹ thứ 2 của trẻ.

* Đàm thoại – trích dẫn :

- Đoạn 1 từ đầu ->cái ô Cô giáo dạy trẻ xếp hàng

  Đoạn 2 tiếp -> cùng nghe: Cô giáo kể chuyện cho trẻ nghe

Đoạn 3 còn lại  Tình cảm của trẻ đối với cô

-Cô đọc lần 3 kết hợp tranh chữ viết

-Cô vừa đọc bài thơ gì tác giả là ai?

-Cô giáo dạy con làm những gì?

-Các con có yêu cô giáo không?

-Để tỏ lòng biết ơn các con phải làm gì?

-Cô đọc 1 lần nữa thông qua sân khấu rối.

*Dạy trẻ đọc :

- Cả lớp đọc 2,3 lần kết hợp hỏi trẻ tên bài,tên tác giả

-Từng tổ, nhóm, cá nhân đọc

-Cô quan sát ,sửa sai cho trẻ , động viên khuyến khích trẻ đọc

=>Giáo dục trẻ biết yêu quí và nghe lời cô giáo vì chính cô giáo  là người dạy dỗ các em nên người

* Hoạt động 3 :

- Trẻ vận động bài “ Cô giáo miền xuôi.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                                          - Thực hiện vở toán

                                          - Hát : Cô giáo miền xuôi

                                          - Bình cờ

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

 

Sức khỏe............................................................

Kiến thức............................................................

                 Thái độ...........................................................

 

Thứ 5 ngày 20 tháng 11 năm 2014

Phát triển nhận thức :

 

 TÁCH GỘP NHÓM CÓ SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 7

 

l. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách chia 7 đối tượng thành 2 phần. Luyện tập thêm bớt trong phạm vi 7.

           2. Kỹ năng:

           - Rèn cho trẻ kỹ năng tách gộp trong phạm vi 7 và kỹ năng ghi nhớ có chủ định, kỹ năng tự phục vụ cất dọn đồ chơi khi học xong.

           3. Thái độ:

           - Giáo dục trẻ ý thức tập trung, chú ý tích cực tham gia học tập.

           ll. Chuẩn bị:

          - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lý

          - Một số nhóm đồ dùng, đồ chơi để xung quanh lớp có số lượng trong phạm vi 7.                              

          - Mỗi trẻ 7 hạt ngô.Thẻ số từ 1-7.

            lll. Cách tiến hành:

  * Hoạt động1:

  - Trò chuyện với trẻ về 1số dụng cụ của nghề nông : Liềm,cuốc ,xẻng….

            - Cô  trò chuyện với trẻ về 1 số đồ dùng trong gia đình. 

            => Cô chốt lại và giáo dục trẻ ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng trong gia đình cẩn thận, ngăn nắp,...

  * Hoạt động 2: Nội dung

            - Luyện tập, nhận biết nhóm có 7 đối tượng.

   - Trẻ mua hàng về cho trẻ đếm kiểm tra số đồ dùng mà các bạn mua về (hỏi trẻ tên đồ dùng, chất liệu, công dụng. Sau đó cho trẻ thêm bớt và đặt thẻ số tương ứng.

            *Chia 7 đối tượng thành 2 phần :

- Cô thưởng cho cả lớp mỗi con 1 rổ đồ chơi. Các con quan sát xem trong rổ có gì?

            - Thìa để làm gì, đĩa  dùng để làm gì?

            - Cho trẻ đếm số cốc (1....7)

            a. Chia theo ý thích :

            - Với 7 cái thìa cô cùng trẻ chơi dấu đồ chơi ra sau lưng và chia số thìa ra 2 tay

            + Đố ai đoán được mỗi tay cô có mấy cái thìa ?

           + Con nào có số thìa giống như tay của cô thì đưa tay ra phía trước. Gộp số thìa của 2 tay lại với nhau là mấy? (7).

                -  Sau đó cho trẻ chơi cô đoán lại trẻ.

              b. Chia theo yêu cầu

              - Với 7 chiếc thìa này các con xếp vào 2 bát, 1 bát có 1 cái thìa, bát còn lại có mấy cái thìa? (6 cái thìa) đặt thẻ số tương ứng.

              - Khi gộp số thìa ở 2 bát lại, 1 với 6 là mấy? (là 7)

              - Cô muốn các con chia 1 bát có 2 thìabát  còn lại có mấy? (là 5). Đặt thẻ số .

             - Khi gộp 2 bát lại 2 với 5 là mấy? (là 7).

             - Cũng với số thìa này các con chia sao cho 1 bát có 3 thìa còn lại có mấy? (có 4)

              - Khi gộp 2 bát lại 3 với 4 là mấy? (là7)

              c. Chia theo điều kiện:

               - Yêu cầu trẻ chia nhóm 1 – 6; 2 – 5; 3 - 4

               - Từ nhóm 7 cái thìa chúng mình có mấy cách chia? (Có 3 cách chia). Đó là những cách chia nào? (1- 6), (2- 5), (3- 4).

               * Luyện tập :

               - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Chọn đồ dùng gia đình”.

               - Cô cho 3 đội lên chơi.

               - Cô nói cách chơi và luật chơi.

               - Tổ chức cho trẻ chơi 1lần (Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát động viên, giúp đỡ, nhắc nhở trẻ chơi đúng)

              * Hoạt động 3 : Kết thúc.

              - Cô nhận xét kết quả đội thắng cuộc, sau đó cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.

               - Đọc thơ “ Cái bát xinh xinh’’

                                        NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

Sức khỏe ...............................................................

Kiến thức ...............................................................

                         Thái độ...............................................................

 

Thứ 6 ngày 21 tháng 11 năm 2014

Phát triển thẩm mỹ :

VẼ HOA TẶNG CÔ

 

I. Mục đích yêu cầu :

1. Kiến thức :

-Trẻ biết dùng những kỹ năng đã học để vẽ các loại hoa và tô màu phù hợp.

2. Kỹ năng :

- Luyện kỹ năng sử dụng bút tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút cho trẻ.

3. Thái độ :

- Hứng thú tham gia vào hoạt động thể hiện tình cảm của mình với các cô giáo, luôn biết ơn và ghi nhớ công ơn của cô giáo.

II. Chuẩn bị:

- Tranh gợi ý cho trẻ, giấy, bút màu để trẻ vẽ

III. Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

  -  Trò chuyện về chủ đề, về nghề dạy học, về cô giáo của bé…

  -  Có ai biết trong tháng 11 này có một ngày rất có ý nghĩa với các thầy cô giáo đó là ngày nào? ( Ngày 20 - 11). Ngày đó là ngày gì? ( Ngày tết của các thầy cô giá   Các con ạ. Để ghi nhớ công ơn những thầy giáo, cô giáo đã đào tạo ra những nhân tài cho đất nước, nên Đảng và nhà nước ta đã lấy ngày 20 - 11 hàng năm là ngày hiến chương của các nhà giáo, và cũng là ngày tết của các thầy cô giáo đấy.

  -   Để chúc mừng ngày tết của các cô giáo chúng mình cùng đọc tặng cho các cô bài thơ nhé.

* Hoạt động 2: Nội dung

-Quan sát, đàm thoại

 - Cho trẻ đọc thơ “ Bó hoa tặng cô”.Trò chuyện về bài thơ.

+  Các bạn nhỏ hái hoa tặng cho ai? Vào ngày gì mà các bạn tặng hoa cho cô giáo của mình?  

+ Còn các bạn sẽ làm gì để tặng cho cô giáo của mình?

=>  Không riêng các bạn mà tất cả mọi người đều nhớ đến ngày tết của cô giáo mình, cô cũng đã chuẩn bị sãn một món quà nhỏ để tặng cho cô giáo của cô đấy các bạn có muốn xem không?

- Cho trẻ quan sát tranh gợi ý. Hướng trẻ đàm thoại về nội dung tranh, về những nét vẽ, cách sắp xếp bố cục, cách tô màu...

- Hỏi ý tưởng của trẻ sẽ vẽ hoa gì? Vẽ như nào? Cần gì mới vẽ được tranh? Tô màu như nào...( Hỏi 3 - 4 trẻ )

-> Cô đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho các bạn vẽ hoa tặng cho cô giáo của mình rồi, bây giờ các bạn hãy về chỗ ngồi để chúng mình cùng thi xem ai là người vẽ đẹp nhất nhé.

- Tất cẩ hãy cầm bút lên tay, cầm bút như nào để vẽ đẹp? Các bạn đã sãn sàng chưa? Chuẩn bị. Bắt đầu...

  *  Trẻ thực hiện : Trẻ thực hiện ý tưởng của mình, cô đi quan sát và gợi ý cho trẻ để trẻ thực hiện hoàn chỉnh tác phẩm của mình. Gợi ý cho trẻ cách vẽ cánh hoa, ( Hoa cúc thì vẽ cánh nhỏ, hoa hồng vẽ cánh to tròn...)

* Trưng bày nhận xét sản phẩm :

- Cho trẻ tự nhận xét tranh của bạn mình, nêu ra ý thích, giải thích được vì sao lại thích bức tranh đó…Khuyến khích trẻ nêu ý tưởng của mình khi vẽ bức tranh như của bạn…

  -   Cô nhận xét chung, nêu ra những bức vẽ đep, sáng tạo, bố cục hợp lý, khuyến khích động viên những bức vẽ chưa sáng tạo, bổ sung cho trẻ nhận ra.

   -  Các cô giáo sẽ rất vui khi nhận được món quà này của chũng mình, khen thưởng những trẻ vẽ đẹp..

* Hoạt động 3 : Kết thúc

-Hát bài hát “ Cô giáo” chuyển hoạt động tiếp theo.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                                          - Văn nghệ cuối tuần

                                          - Nêu gương

                                          - Bình cờ

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

Sức khỏe...........................................................

Kiến thức...........................................................

       Thái độ...............................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  CHỦ ĐỀ NHÁNH :

       ĐỒ DÙNG TRONG  GIA ĐÌNH

 

 Thực hiện 1 tuần, từ ngày 10 / 11 đến 14 / 11 năm 2014

 

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Trẻ biết các đồ dùng trong  gia đình: đồ dùng để ăn ,để uống quần áo ,phương tiện đi lại ,giải trí của gia đình .

-Sự quan tâm chia sẻ, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình ..

2. Kỹ năng :

- Phân loại đồ dùng theo công dụng, chất liệu; So sánh, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

3. Thái độ :

- Giáo dục trẻ phải giữ gìn, sử dụng tiết kiệm các phương tiện đồ dùng trong gia đình

II. Chuẩn bị :

- CSVC : Đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chơi và học

- MTLH : Trang trí phù hợp theo chủ đề

- Tâm thế của cô : Vui vẻ, có đầy đủ kế hoạch hoạt động

- Tâm thế của trẻ : Thích đến lớp, tham gia các hoạt động của cô

III. Kế hoạch hoạt động tuần :

 

         Thứ                    

Hoạt

Động

 

Thứ 2

 

Thứ 3

 

Thứ 4

 

Thứ 5

 

Thứ 6

 

 

Đón trẻ

 

- Đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần quan tâm. Trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ

- Trò chuyện với trẻ về  bữa ăn hàng ngày của trẻ, về ( những thức ăn tôt cho sự phát triển của bé.

 

 

 

 

 

Thể

Dục

Sáng

 

* Khởi động: Đi quanh sân kết hợp bài hát “ Nhà của tôi”. Đi kết hợp các tư thế sau đó đứng tách theo tổ.

*Trọng động:Tập theo cô các động tác kết hợp lời hát “ Nhà của tôi”.

  +  Tay: Giơ lên cao và hạ tay xuống.

  +  Chân: Đưa tay ra trước ngồi trùng gối.

  +  Bụng ( lườn): Nghiêng lườn sang hai bên.

  +  Bật: Tách khép chân.

  * Hồi tĩnh: Chuyển đội hình vòng tròn hát “ Cháu yêu bà”

- Dồn hàng kiểm tra vệ sinh tay

  * Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng bạn nào ?

 

 

Hoạt

Động

Chủ

Đích

PTTC

Ném và bắt bóng bằng 2 tay .

-Trò chơi :kéo co

KPKH

Một số đồ dùng trong gia đình

 

PTNN

Chuyện

Tích Chu

PTNH

Đếm đến 7,nhận biết nhóm có 7 đối tượng .NB số 7

PTTM

-DH :Mời bạn ăn .

-NH:Ba ngọn nến lung linh

-TC:Ai nhanh nhất

 

 

Hoạt

Động

Ngoài

Trời

Quan sát tranh các đồ dùng

-  chơi phân loại đồ dùng theo công dụng.

- chơi tự do.

- Quan sát đồ dùng để ăn ,để uống .

- Chơi trò chơi : luồn luồn tổ dế

-Chơi tự do .

-Quan sát cách chế biến món ăn.

- Chơi bắt chước tạo dáng.

- Chơi tự do

- Quan sát cách nấu sơ chế thực phẩm.

- Trò chơi :Rồng rắn.

- Chơi tự do

- Quan sát Tranh ảnh các nhóm LTTP

- Chơi kể tên các loại thực phẩm.

- Chơi tự do .

 

 

 

Hoạt

Động

Góc

 

- Góc phân vai: Gia đình; Cửa hàng đồ gia dụng; phòng khám bệnh..

- Góc xây dựng:  Xây nhà của gia đình bé ( Hàng rào khu nuôi các con vật, vườn rau của gia đình)

- Góc tạo hình:  vẽ, nặn, xé, dán đồ dùng gia đình

- Góc Thư viện; Xem sách tranh về đồ dùng gia đình, làm sách về đồ dùng

gia đình theo công dụng chất liệu

      *Tæ chøc ho¹t ®éng :

      *Hoạt động 1 : Thoả thuận chơi

- Cô gợi hỏi các góc chơi, gợi ý nội dung chơi. Cho trẻ nhận góc chơi và phân vai chơi

      *Hoạt động 2 : Qúa trình chơi

- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ chơi chơi sáng tạo có liên kết.

      *Hoạt động 3 : Nhận xét sau chơi

- Tập trung trẻ về các nhóm chơi và cùng nhau nhận xét

 

Chăm Sóc

Vệ Sinh

Dinh Dưỡng

 

- Dạy trẻ cách gấp quần áo.

- Hướng dẫn trẻ lao động vệ sinh lớp học, xếp đồ dùng theo yêu cầu của cô

- Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

 

 

 

Hoạt

Động

Chiều

-Chơi  theo góc .

-Hát múa về chủ đề .

-Bình cờ

 

-PTTM :

-Nặn đồ dùng trong gia đình

-Chơi tự chọn

-Bình cờ . 

 

-Ôn chuyện “Tích chu

- Chơi các góc

- Bình cờ

- PTNN :

-Hướng dẫn TH vở :tập tô

-Chơi tự chọn .

- Bình cờ

- Văn nghệ cuối tuần

- Nêu gương

- Bình cờ

 

 

Trả

Trẻ

 

- Trao đổi cùng phụ huynh tình hình của trẻ trong ngày, các nội dung giáo dục.

- Nhắc phụ huynh một số lưu ý cần thiết.

 

 

        Ban giám hiệu                                                        Giáo viên lên kế hoạch                                         

 

 

                                                                                              Nguyễn Thị Tám

 

 

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                Thứ 2 ngày  10 tháng 11 năm 2014

 

Phát triển thể chất:

 

NÉM VÀ BẮT BÓNG BẰNG HAI TAY

                               TRÒ CHƠI : NHẢY TIẾP SỨC

 

I .Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - Trẻ ném và bắt bóng bằng 2 tay , không làm rơi bóng , không ôm bóng vào bụng .

2. Kỹ năng:

-Rèn khả năng định hướng để ném .

- Ném và bắt bóng khéo léo .

3. Giáo dục:

-Giáo dục trẻ biết đoàn kết khi chơi với nhau

II. Chuẩn bị :

-Sân tập sạch sẽ, 5-6 quả bóng nhỏ .

III . Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1 : Gây hứng thú

  - Trò chủyện: Trẻ hát: “ cả nhà thương nhau”

   - Cô trò chuyện cùng trẻ về gia đình (gia đình gồm những ai ? đồ dùng trong gia đình gồm những gì? Để có sức khoẻ tốt mọi người phải làm gì?)

* Hoạt động 2 : Nội dung

      1.Khởi động: Trẻ đi, chạy, đi kiểng gót, làm theo người dẫn đầu

      2.Trọng động:  Bài tập phát triển chung:

    -  Tay:  Tay đưa ra trước gập trước ngực.

     -   Chân: Đứng đưa chân ra trước lên cao.

     -  Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên.

     -  Bật:    Bật tiến về phía trước.

 

   *Vận động cơ bản: Ném và bắt bóng bằng hai tay .

    - Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ xem

   - Lần 2 cô giải thích : tay cầm bóng ném cho người đối diện ,người đối diện bắt bóng bằng 2 tay .

   - Cho 2 trẻ lên tập cho lớp xem.

  + Trẻ thực hiện:

  - Lần lược cho từng tổ tập

  -  Cô động viên, tuyên dương trẻ tập đúng.

     c. Trò chơi: Nhảy tiếp sức.

    -  Chia trẻ làm 2 đội, trước mỗi đội đặt 4 cái vòng.  Khi nghe hiệu lệnh 2 trẻ đầu hàng chạy đến lấy cờ và về cắm vào ống cờ tổ mình. Tổ nào nhiều cờ là thắng.

* Hoạt động 3 : Kết thức

- Cho trẻ đọc thơ “ Cái bát xinh xinh

 

                                           HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                                           -Chơi theo góc

                                           -Hát múa về chủ đề

                                       - Chơi tự chọn

                                         - Bình cờ

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

 

Sức khỏe.....................................................................

Kiến thức.....................................................................

Thái độ.....................................................................

 

    Thứ 3 ngày 11 tháng 11 năm 2014

Phát triển nhận thức :

 

KPKH : MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

 

 I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

-Trẻ biết một số đồ dùng trong gia đình : ( để ăn ,để uống ,quần áo để mặc

-phân loại theo chất liệu : bằng nhựa ,bằng sứ

2. Kỹ năng :

-Phát triển khả năng quan sát ,ghi nhớ có chủ định

-Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ .

3. Thái độ:

-Trật tự trong giờ học, tích cực trong hoạt động

II. Chuẩn bị :

-Một số đồ dùng để ăn ,để uống : (  cái bát, cái thìa ,cái cốc )

       - Hoa, hồ dán

      III. Tổ chức hoạt động :

      * Hoạt động 1 : Gây hứng thú

-Cô cho trẻ đọc thơ : “ Cái bát xinh xinh

- Các con vừa rồi đọc bài thơ nói về gì nào?( cái bát)

-Cái bát là đồ dùng gì ? trò chuyện về chủ đề

* Hoạt động 2 : Nội dung

* Quan sát và đàm thoại:

-Cho trẻ kết nhóm ( 3 nhóm )

-Nhóm 1 : cái bát

-Nhóm 2 : cái thìa

-Nhóm 3 : cái cốc

-Các nhóm tự thảo luận .

-Cử đại diện nhóm lên giới thiệu tranh .

- Hỏi ý kiến nhận xét của nhóm bạn .

-Cô khẳng định ý kiến đúng .

-> gd trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình ,cẩn thận khi sử dụng .

* Với nhóm đồ dùng  : cái thìa , cái cốc cô tiến hành tương tự .

-Ngoài những đồ dùng này các con còn biết đồ dùng nào nữa ? (trẻ kể tên )

- Cô mời một số bạn hát, múa, đọc thơ, kể chuyện nội dug về những đồ dùng trong gia đình .

* Hoạt động 3 : Kết thúc

cho trẻ chuyển hoạt động tiếp theo .

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

PTTM :

NẶN ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

 

I. Mục đích yêu cầu :

1. Kiến thức :

-Trẻ biết dùng những kỹ năng đã học để  nặn các loại  đồ dùng trong gía đìnhvà đặt tên cho sản phẩm .

2. Kỹ năng :

- Luyện kỹ năng xoay tròn ,ấn bẹt ….  cho trẻ.

3. Thái độ:

- Hứng thú tham gia vào hoạt động .

-Biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra .

II. Chuẩn bị:

- Đất nặn ,bảng con cho trẻ .

III. Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

  -  Trò chuyện về chủ đề .

* Hoạt động 2: Nội dung

*Quan sát, đàm thoại :

  - Cho trẻ quan sát đồ dùng của cô : gợi ý hướng trẻ  nặn đồ dùng trong gia đình .

- Hỏi ý tưởng của trẻ sẽ nặn cái gì?  Nặn như thế nào? Cần gì mới nặn được ? .( Hỏi 3 - 4 trẻ )

*   Trẻ thực hiện:

- Trẻ thực hiện ý tưởng của mình, cô đi quan sát và gợi ý cho trẻ để trẻ thực hiện hoàn chỉnh sản phẩm của mình.

- Gợi ý cho trẻ cách nặn những chi tiết nhỏ .....

* Trưng bày nhận xét sản phẩm:

  -Chotrẻ nhận xét sản phẩm đẹp .

- Trưng bày theo tổ .

  -   Cô nhận xét chung, nêu ra những sản phẩm đep, sáng tạo .

-  Động viên những  sản phẩm chưa sáng tạo, bổ sung cho trẻ nhận ra.

 * Hoạt động 3 : Kết thúc

- chuyển hoạt động tiếp theo.

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

Sức khỏe.............................................................

Kiến thức.............................................................

Thái độ    ..............................................................

Thứ 4 ngày 12 tháng 11 năm 2014

Phát triển ngôn ngữ :

TRUYỆN : TÍCH CHU

I. Mục đích yêu cầu :

1. Kiến thức :

- Trẻ biêt  tên truyện và biết các nhân vật trong truyện. Trẻ hiểu nội dung câu chuyện.  Biết chơi tốt trò chơi ,phối hợp chơi cùng bạn .

2. Kĩ năng :

- Tạo cơ hội phát triển kỹ năng nghe , nói rõ ràng , mạch lạc ,đủ câu ,phát triển ngôn ngữ thông qua câu chuyện. Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định .

3. Thái độ :

- Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ biết yêu thương những người trong gia đình , vâng lời ông bà bố mẹ và biết quan tâm chăm sóc những người thân khi họ bị ốm .

II . Chuẩn bị :

  - Tranh minh họa chuyện Tích Chu

  - Trang phục dụng cụ để đóng kịch.

  -    Hộp quà

III. Cách tiến hành :

           * Hoạt động 1 :Gây hứng thú

- Hát bài hát “ Cháu yêu Bà ”

- Cô cùng trẻ đứng dậy múa theo lời bài hát. Trò chuyện về bài hát.

- Giáo dục trẻ chăm ngoan biết yêu thương và nghe lời người lớn . Nhưng có một bạn nhỏ lại chẳng quan tâm chăm sóc bà của mình khi bà bị ốm cậu cứ mải chơi ,nên cậu đã nhận được một bài học rất sâu sắc vậy cậu bé đó là ai ? cô mời các con cùng nghe câu chuyện “ Tích Chu ” nhé !

* Hoạt động 2 : Nội dung

a,Kể diễn cảm :

- Cô kể lần 1 : Nghe máy kể có hình ảnh minh họa.

- Cô kể lần 2 : Bằng tranh minh họa trên máy chiếu

- Cô giảng nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về một cậu bé tên là Tích chu,chỉ vì ham chơi không rót nước cho bà uống ,không quan tâm chăm sóc bà khi bà bị ốm, nên bà của Tích Chu đã hóa thành chim bay đi để kiếm nước uống .Được sự giúp đỡ của Bà tiên Tích Chu đã lên lấy nước suối tiên cho Bà uống ,được uống nước suối tiên Bà đã trở lại thành người ,từ đó Tích Chu rất thương yêu Bà ,và không lầm Bà buồn nữa đấy !

b, Trích dẫn , đàm thoại :

- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ?

- Trong  chuyện có những nhân vật nào ?

- Tích Chu sống với ai ?

- Bà đã thương yêu Tích Chu như thế nào ?

- Vì sao Tích Chu lại không thương bà ?

- Tại sao bà bị ốm ?  Bà gọi Tích Chu như thế nào ?

- Bà biến thành con gì ? Khi bà biến thành chim thái độ Tích Chu ra sao ?

- Tích chu đã nói với bà như thế nào ?  Bà trả lời tích chu ra sao ?

- Bà tiên đã nói gì với Tích Chu ?

- Tích Chu đã làm gì để bà trở lại thành người ?

- Cuối cùng hai bà cháu đã sống với nhau như thế nào ?

- Nếu con là bạn Tích Chu khi bà bị ốm c/c làm gì?

- Đặt tên cho truyện vừa kể.

C, Trò chơi : Đóng kịch

- Chuẩn bị: sân khấu, trang phục.

- Trẻ lên tự giới thiệu vai của mình- cô dẫn truyện- Trẻ đóng kịch.

- Nhận xét tuyên dương trẻ

Hoạt động 3 : Kết thúc

  - Cả lớp hát “ Cháu yêu bà”

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                                          - Ôn kể chuyện “Tích chu

                                          - Chơi các góc

                                       - Bình cờ

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

   Sức khỏe.............................................................

   Kiến thức .............................................................

  Thái độ.............................................................

 

Thứ 5 ngày 13 tháng  11 năm 2014

Phát triển nhận thức :

 

ĐẾM ĐẾN 7 ,NHẬN BIẾT NHÓM CÓ 7 ĐỐI TƯỢNG ,NHẬN BIẾT SỐ 7 .

 

l. Mục đích yêu cầu:

  1. Kiến thức:

 -Trẻ biết đếm đến 7 , nhận biết nhóm có 7 đối tượng tượng. nhận biết số 7 .

          2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng đếm đến 7 và kỹ năng ghi nhớ có chủ định, kỹ năng tự phục vụ cất dọn đồ chơi khi học xong.

-  3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ ý thức tập trung, chú ý tích cực tham gia học tập.

ll. Chuẩn bị:

      - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lý

      - Một số nhóm đồ dùng, đồ chơi để xung quanh lớp có số lượng trong phạm vi 7.                              

      - Mỗi trẻ 7 cái thìa ,7 cái bát.Thẻ số từ 1-7.

lll. Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động1:  Trò chuyện với trẻ về chủ đề .

          * Hoạt động 2: Nội dung

           a. Luyện tập, nhận biết nhóm có 6 đối tượng.

           -Cho trẻ vỗ tay 6 cái

           -Cho trẻ dậm chân 6 cái .

           b.Đếm đến 7 ,nhận biết nhóm có 7 đối tượng ,nhận biết số 7 .

           -Cho trẻ xếp 6 cái bát ( đếm số bát 6 cái )

           -Xếp 7 cái thìa ( đếm 7 cái )

          -Số lượng đồ dùng 2 nhóm này như thế nào ?

          -Muốn 2 nhóm bằng nhau làm thế nào ?

          - Thêm 1 cái bát .

          -Lúc này số lượng 2 nhóm như thế nào ?

          -Cùng bằng mấy ?  bằng 7

           * Cô cho trẻ thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 7 .

           * Nhận biết số 7 .

           c.Luyện tập :

           - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Chọn đồ dùng gia đình”.

          - Cô cho 3 đội lên chơi.

          - Cô nói cách chơi và luật chơi.

          - Tổ chức cho trẻ chơi 1lần. (Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát động viên, giúp đỡ, nhắc nhở trẻ chơi đúng)

           *Trò chơi : Tìm nhà

         * Hoạt động 3 : Kết thúc.

  - Cô nhận xét kết quả đội thắng cuộc, sau đó cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi

 

 HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

                                         - Hướng dẫn trẻ thực hiện vở tập tô

                                       - Chơi tự chọn .

                                       - Bình cờ

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

 

Sức khỏe.....................................................................

Kiến thức .....................................................................

Thái độ     .....................................................................

 

 

 

Thứ 6   ngày14 tháng 11  năm 2014

  Phát triển thẩm mỹ :

 

DẠY HÁT : MỜI BẠN ĂN

NGHE HÁT : BA NGỌN NẾN LUNG LINH

TRÒ CHƠI : AI NHANH NHẤT

                                                                       

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

-  Hát chính xác lời, giai điệu của bài hát. Nói đúng tên bài hát, tên tác giả. Trẻ biết phối hợp giữa động tác và lời bài hát. Chú ý nghe hát, có thể hát và vận động cùng cô theo bài hát ‘ Ba ngọn nến lung linh ’’.

2. Kỹ năng :

- Rèn cho trẻ phản xạ nhanh, tinh, để truyền thông tin chính xác.

3. Thái độ :

- Giáo dục trẻ biết yêu thương mọi người, giúp đỡ mọi người.

II. Chuẩn bị :

- Dụng cụ âm nhạc

- Mũ múa

II. Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

* Hoạt động 2: Nội dung

-Trò chuyện về chủ đề

 a.Dạy hát :

  - Cô giới thiệu bài hát : hát lần 1

-Hát lần 2 giảng nội dung : Bài hát mời bạn ăn những thức ăn ,nước uống cho chóng lớn …để cùng lớn nhanh .

-Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh .

-Cô chú ý sửa sai .

* Dạy trẻ hát : trẻ hát dưới nhiều hình thức

    b. nghe hát :Ba ngọn nến lung linh

-Cô hát cho trẻ nghe bài hát, hỏi tên bài hát, tên tác giả.

         -Hát lần 2 giảng nội dung bài hát : nói về tình cảm của gia đình bạn nhỏ

         -Cô hát lần 3 kết hợp múa minh họa .

         -Khuyến khích trẻ hát cùng cô .

* Trò chơi: Ai nhanh nhất

- Cô hướng dẫn rồi cho trẻ chơi :chơi 2,3 lần

* Hoạt động 3: Kết thúc

-Nhận xét giờ hoạt động, cho trẻ ra chơi.  

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

                                      - Văn nghệ cuối tuần

                                      - Nêu gương

                                      - Bình cờ

 

NHẬT KÝ CUỐI NGÀY

Sức khỏe...........................................................

Kiến thức ...........................................................

Thái độ     ...........................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 TÁCH GỘP NHÓM CÓ 7 ĐỐI TƯỢNG THÀNH 2 PHẦN.

 

l. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức: Trẻ biết cách chia 7 đối tượng thành 2 phần. Luyện tập thêm bớt trong phạm vi 7.

  2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng tách gộp trong phạm vi 7 và kỹ năng ghi nhớ có chủ định, kỹ năng tự phục vụ cất dọn đồ chơi khi học xong.

  3. Thái độ: Giáo dục trẻ ý thức tập trung, chú ý tích cực tham gia học tập.

ll. Chuẩn bị:

     - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lý

     - Một số nhóm đồ dùng, đồ chơi để xung quanh lớp có số lượng trong phạm vi 7.                              

     - Mỗi trẻ 7 hạt ngô.Thẻ số từ 1-7.

lll. Cách tiến hành:

 * Hoạt động1:  Trò chuyện với trẻ về 1số dụng cụ của nghề nông : Liềm,cuốc ,xẻng….

  - Cô  trò chuyện với trẻ về 1 số đồ dùng trong gia đình. 

=> Cô chốt lại và giáo dục trẻ ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng trong gia đình cẩn thận, ngăn nắp,...

* Hoạt động 2: Nội dung

 Luyện tập, nhận biết nhóm có 6 đối tượng.

  - Trẻ mua hàng về cho trẻ đếm kiểm tra số đồ dùng mà các bạn mua về (hỏi trẻ tên đồ dùng, chất liệu, công dụng. Sau đó cho trẻ thêm bớt và đặt thẻ số tương ứng.

Chia 6 đối tượng thành 2 phần 

- Cô thưởng cho cả lớp mỗi con 1 rổ đồ chơi. Các con quan sát xem trong rổ có gì?

   - Thìa để làm gì, đĩa  dùng để làm gì?

   - Cho trẻ đếm số cốc (1....6)

   a. Chia theo ý thích :

     - Với 6 cái thìa cô cùng trẻ chơi dấu đồ chơi ra sau lưng và chia số thìa ra 2 tay

       + Đố ai đoán được mỗi tay cô có mấy cái thìa ?

       + Con nào có số thìa giống như tay của cô thì đưa tay ra phía trước. Gộp số thìa của 2 tay lại với nhau là mấy? (6).

    -  Sau đó cho trẻ chơi cô đoán lại trẻ.

   b. Chia theo yêu cầu

     - Với 6 chiếc thìa này các con xếp vào 2 bát, 1 bát có 1 cái thìa, bát còn lại có mấy cái thìa? (5 cái thìa) đặt thẻ số tương ứng.

     - Khi gộp số thìa ở 2 bát lại, 1 với 5 là mấy? (là 6)

     - Cô muốn các con chia 1 bát có 2 thìabát  còn lại có mấy? (là 4). Đặt thẻ số .

     - Khi gộp 2 bát lại 2 với 4 là mấy? (là 6).

     - Cũng với số thìa này các con chia sao cho 1 bát có 3 thìa còn lại có mấy? (có 3)

     - Khi gộp 2 bát lại 3 với 3 là mấy? (là6)

   c. Chia theo điều kiện:

     - Yêu cầu trẻ chia nhóm 1 – 5; 2 – 4; 3 - 3

   - Từ nhóm 6 cái thìa chúng mình có mấy cách chia? (Có 3 cách chia). Đó là những cách chia nào? (1- 5), (2- 4), (3- 3).

 Luyện tập.

    - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Chọn đồ dùng gia đình”.

    - Cô cho 3 đội lên chơi.

    - Cô nói cách chơi và luật chơi.

    - Tổ chức cho trẻ chơi 1lần.

(Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát động viên, giúp đỡ, nhắc nhở trẻ chơi đúng)

* Hoạt động 3 : Kết thúc.

  - Cô nhận xét kết quả đội thắng cuộc, sau đó cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.

- Đọc thơ “ Cái bát xinh xinh’’

 

1

 -

nguon VI OLET