BÀI 10
Phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỷ XIX.
Mục tiêu :
+ Kiến thức: học sinh nắm được hoàn cảnh ra đời và tình cảnh của giai cấp công nhân. Mặt mạnh ,yếu của phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX. Cơ sở ra đời,mặt tích cực và hạn chế của Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
+ Tư tưởng: nhận thức được quy luật tất yếu của lịch sử đấu tranh giai cấp, vai trò, sứ mệnh của giai cấp vô sản, có thái độ đúng với các nhà tư tưởng, có liên hệ với tình cảnh công nhân Việt Nam trong giai đoạn cuối XIX đến 1930.
+ Kỹ năng: so sánh, nhận xét, tìm ra đúng sai, sử dụng tranh ảnh, biểu bảng thống kê.
1.Sự ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp
NỘI DUNG
+Gv : Có thể áp dụng phương pháp cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ hoặc chia nhóm thảo luận với câu hỏi cho 4 nhóm và trả lời vào phiếu học tập .
- Nhóm 1: Hoàn cảnh ra đời của giai cấp vô sản công nghiệp và mốc đánh dấu sự hình thành 2 giai cấp cơ bản TS và VS trong xã hội tư bản?
- Nhóm 2: Nguồn gốc ,vai trò , địa vị của TS và VS?
- Nhóm3: Tìm những dẫn chứng minh hoạ về tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp .
- Nhóm 4:Tìm những dẫn chứng về tình cảnh giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ cuối XIX đến 1930
+ Học sinh: Cử đại diện trình bày bài làm.
+ Giáo viên: nhận xét phản hồi và chiếu hình 31 cho học sinh xem và nhận xét, liên hệ.
+ Hoạt động cá nhân: Nguyên nhân của tình trạng trên? Tình cảnh ấy tất yếu dẫn đến thái độ gì của giai cấp công nhân?
2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân nửa đầu thế kỷ XIX
a.Phong trào đập phá máy móc :
- Giáo viên: nêu thời gian (cuối TK18 đầu TK 19), trước hết ở Anh rồi lan ra các nước khác với hình thức đấu tranh là đập phá máy móc. Yêu cầu học sinh trả lời:
+ Nguyên nhân dẫn đến phong trào đập phá máy móc ?
+ Nhận thức của công nhân như vậy có đúng không? tại sao?
- H/s thảo luận: Hậu quả của hành động? tác dụng của phong trào? và bản chất của phong trào?
- Giáo viên
+ Hệ thống lai kiến thức cần nắm và giải thích k/n “tự phát”
+ Liên hệ những phong trào tự phát của công nhân VN
b. Phong trào Hiến chương ở Anh và khởi nghĩa ở Pháp, Đức:
+ Cho học sinh thống kê phong trào theo mẫu và trình bày bài làm của học sinh qua máy chiếu vật thể: nước, thời gian, nội dung đấu tranh, kết quả.
Công nhân Anh tổ chức mít tinh đưa kiến nghị lên quốc hội .
Phong trào hiến chương ở Anh
Khởi nghĩa công nhân và thợ thủ công Đetxđen Đức khởi nghĩa
Khởi nghĩa Lyon ở Pháp 1831
Giáo viên :
- Giải thích rõ hơn về các khẩu hiệu đấu tranh.
- Nhận xét chung về phong trào: (có thể hỏi h/s)
- Thất bại ,nguyên nhân thất bại, ý nghĩa ?
- Các phong trào bước đầu mang tính chất quần chúng và có ý thức chính trị nói lên công nhân nhận thức rõ hơn vai trò giai cấp của mình trở thành lực lượng chính trị độc lập, dẫn đến có yêu cầu đấu tranh riêng dần tự giác, tiền đề dẫn đến sự ra đời của CNXHKH
Giáo viên : giải thích khái niệm “tự giác”
3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng
- Giáo viên: nói rõ cơ sở ra đời (chủ nghĩa tư bản mới ra đời …vô sản chưa trưởng thành …CNTB bắt đầu bộc lộ mặt trái,những nhà tư tưởng tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động mong muốn xây dựng 1 xã hội tốt dẹp hơn)
- Học sinh:
+ Thống kê theo mãu :Tên tuổi nhà tư tưởng, nội dung tư tưởng
+ Nhận xét rút ra mặt tích cực, hạn chế, ý nghĩa?
- Giáo viên: Tại sao lại gọi là: Chủ nghĩa xã hội không tưởng?
(Chỉ dừng ở ước mơ, không đề ra đường lối đấu tranh, chỉ dừng ở tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương, không thể thực hiện được khi chế độ tư bản còn thống trị )
Kết thúc bài giảng
-Củng cố: Ra câu hỏi trắc nghiệm h/s làm ra phiếu học tập và có cho điểm đánh giá.
nguon VI OLET