GIÁO ÁN

Năm học : 2012-2013

 

 

                                      Hoạt động:Làm quen văn học.

                                      Đề tài : Thơ: Cô dạy con.

                                      Chủ điểm : Phương tiện giao thông

                                      Đối tượng : Trẻ 5-6 tuổi

                                      Thời gian :  30 -32 phút.

                                      Ngày soạn:        /         / 2013.         

                                     Ngày dạy:         /        / 2013.

                                      Người soạn: Hoàng Thị Thanh.

                                      Đơn vị :  Trường mần non  Chiên Sơn –Sơn Động  -  Bắc Giang.

 

I / Mục đích yêu cầu ;

1/ kiến thức :

- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Cô dậy con” của tác giả: Bùi Thị Tình.

- Hiểu được lời tâm sự của con với mẹ về nội dung bài dạy phương tiện giao thông của cô giáo đã dạy cho con nói về các PTGT và luật lệ tham gia giao thông trên đường.

- Tích hợp môn học: Toán ,MTXQ, Âm nhạc …

2/ Kỹ năng:

- Rèn trẻ kỹ năng đọc thơ đúng nhịp điệu , khả năng tư duy ghi nhớ của trẻ.

- Rèn kỹ năng đọc thơ mạch lạc không ngọng .

3/ Thái độ :

- Giáo dục trẻ chấp hành mọi luât lệ giao thông khi ra đường

II / Chuẩn bị :

- Đồ dung của cô : -Tranh minh họa , Que chỉ .

- Đồ dung của trẻ : Chiếu ngồi .

III /Tổ chức thực hiện :

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Bước 1:Ổn định tổ chức:(1-2 phút).

Cô và trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” .

Hỏi trẻ : - Cô và các con vừa hát bài hát gì ?

         - Trong bài hát , các bạn đang làm gì? 

               -Đèn nào dừng lại , đèn nào được đi? 

> Giáo dục trẻ chăm ngoan , chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông khi đi trên đường…

2. Bước 2 : Bài mới:(27-29 phút).

- Các con ạ ! Không chỉ có những bài hát về phương tiện giao thông đâu , mà còn có những bài thơ nói về PTGT rất hay đấy.

+ Hôm nay cô sẽ đọc tặng cho các con nghe một bài thơ mang tên: “ cô dạy con” của nhà thơ : Bùi Thị Tình ,các con có thích không ?

+ Cô đọc mẫu 2 lần :

    Lần 1 : Kết hợp cử chỉ ,diệu bộ , nét mặt .Hỏi trẻ :Tên bài thơ ? Tên tác giả?

    Lần 2 : Kết hợp tranh minh họa.

 

-Trẻ hát một lần.

- Trẻ trả lời

- Chơi giao thông.

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

- Có ạ .

 

- Trẻ nghe và trả lời câu hỏi .

 


* Đàm thoại trích dẫn:

+ Cô vừa đọc bài thơ gì ? Ai sáng tác?

+Bạn nhỏ nói với mẹ điều gì?

+Bạn nhỏ được cô dạy bài học gì?                                  

+Trong bài thơ có những loại phương tiện giao thông nào?                                         +Các PTGT đi ở đâu?

- À ! Đúng rồi đấy các con ạ!Bạn nhỏ đã nói cho mẹ mình biết về bài dạy PTGT mà  cô giáo đã dạy cho bạn nhỏ , có nhiều loại PTGT hoạt động ở những nơi khác nhau, được thể hiện qua 6 câu thơ đầu:Trích :” Mẹ mẹ ơi cô dạy

     

 Chạy đường thủy mẹ ơi!”

+Cô dạy khi đi trên đường bộ thì đi ở đâu?

+Khi ngồi trên tầu xe thì như thế nào ?

+Đến ngã tư đường phố thì làm gì?                                                                                             +Đèn nào sang thì được đi ?

+Bạn có nhớ lời dậy của cô không ?

>Giáo dục trẻ chăm chỉ học tập, chấp hành tốt mọi luật lệ an toàn khi tham gia giao thông : Đi bên phải lề đường , đi trên vẻ hè, đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy …

*/ Dậy trẻ đọc thơ : Lớp đọc cùng cô hai lần . 2 tổ đọc , nhóm bạn trai ,nhóm bạn gái : 2 bạn trai , 2 bạn gái ; 1 bạn trai , 1 bạn gái ; cá nhân 2-3 trẻ đọc luân phiên nhau , thay đổi hình thức.

3/ Bước 3: Kết thúc:(1-2 phút).

- Trẻ làm động tác lái xe nối đuôi nhau ra chơi.

 

- Trẻ trả lời .

- Bài dậy của cô giáo.

- Bài PTGT

- Trẻ trả lời .

 

- Trẻ lắng nghe .

 

 

 

 

- Đi trên vẻ hè .

- Không thò đầu ra cửa sổ .

- Trẻ trả lời .

- Có ạ .

- Trẻ lắng nghe .

 

- Trẻ đọc thơ theo lơp, tổ , nhóm, cá nhân.

 

- Trẻ làm động tác lái xe và đi ra ngoài theo hàng .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

GIÁO ÁN

Năm học :   2012-2013.

 

 

                           Hoạt đông : Khám phá khoa học.

                           Đề tài       : Khám phá phương tiện giao thông đương bộ:(Xe máy).

                           Chủ điểm  : Phương tiện giao thông .

                          Đối tượng  : Trẻ 5-6 tuổi .

                          Thời gian  : 30-32 phút .

                           Ngày soạn  :         /         / 2013.

                           Ngày dạy    :          /         / 2013.

                           Người soạn : Hoàng Thị Thanh .

                          Đơn vị         : Trường mần non Chiên sơn – Sơn Động – Bắc Giang .

 

I/ Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến  thức :

- Trẻ gọi đúng tên,nhận biết được một số đặc điểm  nổi bật của xe máy,trẻ biết được công dụng và nơi hoạt động của xe máy ( Để trở người, hang hóa và là phương tiện giao thông đường bộ).

- Hứng thú tham giao và các trò chơi củng cố,ôn luyện.

-Tích hợp các môn học : Toán ,âm nhạc.                                                                             2/ Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát ,nhận biết ,phân biệt,kỹ năng so sánh và khả năng tủ duy,ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Rèn kỹ năng trả lời đúng câu hỏi ,nói đủ câu ,rõ ràng, mạch lạc .

3/ Thái độ:

- Trẻ yêu thích môn học .

- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành tốt mọi luật lệ khi tham gia giao thông ,không ra đường một mình.

II / Chuẩn bị:

1/ Đồ dung của cô :Soạn giáo án đầy đủ, chi tiết, đảm bảo nội dung ,hệ thống câu hỏi phù hợp với trẻ .

- Máy tính , máy chiếu đa năng.

- Đàn.

- Xe máy thật                                                                                                                         - 2 tranh xe máy khác nhau cắt rời.

- Bảng gài.

2/ Đồ dung của trẻ:

- Mỗi trẻ một rổ đựng lô tô xe máy.

- Tâm thế thoải mái , quần áo gọn gàng,dễ hoạt động.

- Trẻ thuộc bài hát,” Em đi qua ngã tư đường phố”.

 

 

 


III/ Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1/ Bước 1: Ổn định tổ chức ,dẫn dắt trẻ vào bài: (2-3 phút ).

- Cô cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố “theo nhạc

Hỏi trẻ: + Các con vừa hát bài gì?

             + Trong bài hát có phương tiện giao thông nào? 

             + Hàng ngày bố mẹ đưa các con đi học bằng PTGT gì?

             + Là PTGT đường gì?  

             + Khi ngồi trên xe phải ngồi như thế nào ?

      Đúng rồi đấy các con ạ! Khi ngồi trên xe các con phải ngồi ngay ngắn ,không                        đùa nghịch ,ngồi trên xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm ...  Các con đã nhớ chưa…

      Để biết rõ hơn. Về đặc điểm ca phương tiện giao thông đường bộ. hôm nay cô    

và các con cùng khám phá về xe máy nhé!

2/ Bước 2:   Bài mới:  Khám phá PTGT đường bộ: Xe máy (27-29 phút).

1. Thảo luận nhóm : Cô chia trẻ làm 2 tổ để thảo luận.

- Nhóm 1 ( tổ 1): Thảo luận xe Hon Đa (xe số ).

- Nhóm 2 ( tổ 2 ): Thảo luận xe ga.

Sau thời gian 2 phút mời đại diện 2 tổ lên giới thiệu tranh của tổ mình.

2. Bé cùng khám phá:

- Cô cho trẻ quan sát xe máy thật:( Xe số)

+ Đây là xe gì ?

+Bạn nào có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của xe máy nào?

+ Để điều khiển được xe máy cần có gì để cầm?

+Để ban đêm đi lại thuận tiện xe máy cần có gì?

+Xe cần có gì để quan sát phía sau?

+Nếu muốn rẽ sang trái sang phải cần dung đèn gì?

+Muốn khởi động máy cần làm như thế nào?

+Còi xe máy có tác dụng gì?

 

> Những bộ phận này đều nằm ở phần nào của xe?

+Nối giữa đầu xe và thân xe máy là phần nào?

+Phần thân xe có những bộ phận nào?

+Yên xe máy có đặc điểm gì?Dùng để làm gì?

+Động cơ máy nằm ở đâu ?

+Cần số nằm ở bên nào của xe?

+Muốn dừng xe phải làm gì? Xe có mấy phanh?

+Xe máy có mấy bánh?

+Bánh xe có dạng hình gì?

+Vành và đũa thường được làm bằng gì?

+Lốp xe làm bằng gì?Bên trong lốp có gì để nó căng lên?

+Để dựng được xe máy cần có gì?

+Nhiên liệu để xe chạy được là gì?

+Khói nhiên liệu thoát ra ngoài qua bộ phận nào?

+Để phân biệt giữa các xe máy cần có gì?Biển số xe nằm ở đâu?

+Vỏ xe dược làm bằng gì?

 

-Trẻ hát cùng cô.

-Trẻ trả lời câu hỏi của cô.

 

 

 

-Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

- Trẻ thảo luận theo 2 nhóm

 

 

 

-Trẻ quan sát.

-Xe máy.

- 1-2 trẻ nhận xét. 

- Tay lái

- Đèn xe

- Gương xe

- Đèn xi nhan

- Mở khóa và ấn đề

- Báo tín hiệu cho người và xe khác

- Ở phần đầu xe

- Khung xe

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- 2 bánh

- Hình tròn

- Trẻ trả lời

 

- Chân chống

- Xăng

- Ống xả

- Trẻ trả lời

- Nhựa cứng


+Xe máy đi lại ở đâu?Là PTGT đường gì?

+Xe máy dung để làm gì?

+Xe máy chỉ được phép trở mấy người?

+Khi ngồi trên xe máy phải làm gì để đảm bảo an toàn?

+Ngoài xe số ra còn có loại xe máy nào nữa?

>Cô khái quát lại:Xe máy là PTGT đường bộ ,dung để trở người và hang hóa đi từ nơi này đến nơi khác một cách nhanh chóng,khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm,xe máy chạy bằng xăng ,đi lại trên đường bộ gọi là PTGT đường bộ…

+Ngoài xe máy ra còn có những PTGT đường bộ nào nữa?

( Cô trình chiếu mở rộng:Xe buýt ,xe tác xi ,ô tô tải, xe cứu hỏa ,xe cứu thương…)

-Ngoài đường có rất nhiều các loại phương tiện tham gia giao thông,Vậy khi ra đường các con phải đi như thế nào?

>Giáo dục trẻ:Khi đi bộ ra đường chúng mình phải đi sát lề đường bên tay phải hoặc đi trên vỉa hè,muốn qua đường phải có người lớn dắt,khi ngồi trên các PTGT phải ngồi ngay ngắn,không thò đầu ra ngoài hoặc đùa nghịch trên xe để đảm bảo an toàn cho mình và người khác…

- Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan,nên cô thưởng cho các con một trò chơi các con có thích không?

*Trò chơi ; “Ghép tranh “

- Luật chơi: Khi lên ghép tranh bạn nào dẫm vào vòng thì mảnh ghép đó không được tính,mỗi lần chỉ được lấy một mảnh ghép.

- chia trẻ thành 2 đội chơi ,khi có hiệu lệnh của cô thì 2 bạn đầu hang phải nhảy qua 3 vòng thể dục lên lấy mảnh ghép gắn lên bảng , sau đó chạy nhanh về cưới hang đứng ,bạn thứ 2 lại típ tục lên ghép mảnh ghép thứ 2, cứ như vậy đến hết để thành một chiếc xe máy hoàn chỉnh.

    Trẻ chơi xong cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và khen ngợi trẻ.

3. Bước 3: Kết thúc tiết học (1-2 phút):

     Trẻ làm động tác lái xe kết hợp đọc thơ “cô dạy con” ra sân chơi.

- Trẻ trả lời

 

 

- Đội mũ bảo hiểm

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Có ạ !

 

- Trẻ tham gia trò chơi

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ làm động tác lái xe , đọc thơ ra chơi.

 

                                           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


GIÁO ÁN

Năm học : 2012-2013.

 

 

                                      Hoạt động :Làm quen với chữ cái.

                                      Đề tài         : Làm quen với chữ p , q.

                                      Chủ điểm   : Phương tiện giao thông .

                                      Đối tượng  : Trẻ 5-6 tuổi.

                                      Thời gian  :  30 -32 phút.

                                     Ngày soạn :          /         / 2013.

                                      Ngày dạy   :            /         / 2013.

                                      Người soạn: Hoàng Thị Thanh.

                                      Đơn vị :  Trường mần non  Chiên Sơn –Sơn Động  -  Bắc Giang.

 

I / Mục đích yêu cầu ;

1/ Kiến thức :

- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác cữ cái p , q trong từ và qua các trò chơi.

- Nận biết được cấu tạo của chữ p, q.

- Tích hợp : Âm nhac, Toán , văn học…

2/ Kỹ năng:

- Rèn trẻ kỹ năng đọc thơ đúng nhịp điệu , khả năng tư duy ghi nhớ của trẻ.

- Rèn kỹ năng quan sát ,nhận biết ,kỹ năng so sánh ,khả năng tư duy ghi nhớ của mỗi trẻ.

- Rèn cách phát âm chữ cái p,q rõ rang ,mạch lạc.

3/ Thái độ :

- Giáo dục trẻ chấp hành mọi luật lệ an toàn khi tham gia giao thông.

II / Chuẩn bị :

- Đồ dung của :

- Tranh có chứa từ “Qua đường”, “Xe đạp”.

+ Thẻ chữ cái p, q của cô.

+ Một bến xe gắn thẻ chữ p, một bến gắn thẻ chữ q.

- Đồ dung của trẻ :

+ Chiếu ngồi,mỗi trẻ một rổ con đựng thẻ chữ cái p,q.

+ Trẻ thuộc bài hát “Em tập lái ô tô” và bài thơ “Cô dạy con”.

III /Tổ chức thực hiện :

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Bước 1:Ổn định tổ chức:(2-3 phút).

Cô và trẻ hát bài “Em tập lái ô tô” .

Hỏi trẻ : - Cô và các con vừa hát bài hát gì ?

         - Trong bài hát , các bạn đang làm gì? 

               -Sau này lớn lên em bé muốn làm gì

> Giáo dục trẻ chăm ngoan , chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông khi đi trên đường…

2. Bước 2 : Bài mới:(27-29 phút).

- Hôm nay cô có 2 món quà tặng cho lớp mình,các con có thích không ?

- Cô mời đại diện 2 tổ lên nhận quà .

 

-Trẻ hát một lần.

- Trẻ trả lời

- Tập lái ô tô.

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Có ạ .

- 2 trẻ lên nhận quà.


- Cô mở 2 hộp quà cho trẻ quan sát,cô giới thiệu lần lượt từng tranh:

* Tranh “Xe đạp “:

+Đây là quà gì? Trong tranh vẽ gì?

+ Bên dưới tranh xe đạp còn có từ “Xe đạp” ;Cô đọc mẫu từ “Xe đạp’ 2 lần .

Cho lớp đọc 1-2 lần, 1-2 tổ đọc.

* Tranh “Qua đường”: tương tự.

+Cho trẻ đọc từ “Xe đạp” và “Qua đường”ghép bằng thẻ chữ rời cùng cô 1-2 lần.

+Cho trẻ đếm số chữ cái trong từ “Xe đạp” và “Qua đường”.

+ Cho 1 trẻ lên tìm chữ cái đứng ở vị trí thứ 5 trong từ “Xe đạp” và vị trí thứ 1 trong từ “Qua đường”.

+ Mời 1 trẻ lên tìm chữ cái đã học trong 2 từ: a,u,e,n ,đ,ư,ơ,g  cho lớp phát âm mỗi chữ cái 2 lần.

> Cô giới thiệu chữ cái mới:P,q.

* Làm quen với chữ cái p:

- Cô giới thiệu chữ cái p cho lớp quan sát: Cô phát âm mẫu 2 lần và hướng dẫn trẻ cách phát âm.

+Trẻ phát âm : Lớp 2 lần ,tổ 2 lần ,nhóm 3-4 lần ,cá nhân 3-4 trẻ. Cô sửa sai cho trẻ.

- Cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ p.

> Cô khái quát lại : Cấu tạo chữ p gồm có 2 nét ,1 nét xổ thẳng ở phía bên tay trái và 1 nét cong tròn ở phía bên tay phải.

- Cô giới thiệu chữ p in thường và chữ p viết thường: Cách đọc và cách viết giống nhau,đều đọc là p: lớp đọc 1-2 lần ,2 tổ đọc.Cô sửa sai.

* Làm quen với chữ q : Tương tự.

* So sánh chữ p và q:

- Giống nhau: đều có cấu tạo gồm 2 nét, 1 nét xổ thẳng và 1 nét cong tròn.

- Khác nhau :

+ Chữ p: Nét xổ thẳng nằm ở bên tay trái, nét cong tròn nằm ở bên                           tay phải.

+ Chữ q nét xổ thẳng nằm ở phía bên tay phai , nét cong tròn nằm ở bên tay trái.

+ Khác nhau về cách phát âm.

> Cô khái quát lại :…

* Trò chơi củng cố:

 - Trò chơi: Tìm chữ theo hiệu lệnh của cô”: Cô nêu tên hay đặc điểm của chữ cái nào trẻ tìm nhanh chữ cái đó giơ lên.(Chơi 2-3 lần).

 - Trò chơi : “Về đúng bến”:Mỗi trẻ cầm 1 thẻ chữ cái trong rổ(p hoặc q) vừa đi thành vòng tròn vừa hát bài về chủ điểm,khi có hiệu lệnh về đúng bến thì trẻ chạy nhanh về bến có chữ giống chữ trên tay mình.Cô đến từng bến kiểm tra nếu trẻ nào về sai bến phải nhảy lò cò về bến của mình.(chơi 2-3 lần, cho trẻ đổi thẻ với nhau sau mỗi lần chơi).

3/ Bước 3: Kết thúc:(1-2 phút).

 - Trẻ đọc thơ “ Cô dạy con “ ra chơi.

 

- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi của cô

 

- Trẻ nghe và đọc từ

 

 

- Trẻ đọc từ

- Lớp cùng đếm.

- Trẻ lên tìm chữ .

 

- Trẻ tìm chữ và phát âm.

 

- Trẻ quan sát và lắng nghe.

 

- Trẻ phát âm.

 

- 1-2 trẻ nhận xét

- Trẻ nghe.

 

- Trẻ nghe và phát âm.

 

 

- 1-2 trẻ nhận xét.

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

Trẻ tham gia các trò chơi cùng cô,mỗi trò chơi 2-3 lần.

 

 

 

 

 

- Trẻ đọc thơ đi ra chơi.

 

 

 

 


GIÁO ÁN

Năm học : 2012-2013.

 

 

                                      Hoạt động : Phát triển vận động.

                                      Đề tài        : Bật liên tục vào 5-7 vòng.

                                      Chủ điểm   : Phương tiện giao thông.

                                      Đối tượng  : Trẻ 5-6 tuổi.

                                      Thời gian   : 30 -32 phút.

                                       Ngày soạn :          /       / 2013.

                                       Ngày dạy   :            /       / 2013.

                                       Người soạn: Hoàng Thị Thanh.

                                       Đơn vị :  Trường mần non  Chiên Sơn –Sơn Động  -  Bắc Giang.

 

I / Mục đích yêu cầu ;

1/ kiến thức :

- Trẻ biết thực hiện bài tập bằng cách bật chụm 2 chân liên tục vào 5-7 vòng,không chạm chân vào vòng.

- Biết phối hợp nhịp nhàng cử động của tay ,chân và mắt trong khi tập.

- Tích hợp môn học: Toán , Đồng dao ca dao, Âm nhạc …

2/ Kỹ năng:

- Rèn trẻ kỹ năng bật chụm chân,sự khéo léo của trẻ khi thực hiện bài tập .

- Rèn luyện cơ bắp, phát triển thể lực cho mỗi trẻ.

3/ Thái độ :

- Giáo dục trẻ có ý thức tập luyện tích cực trong giờ học, hứng thú tập luyện.

II / Chuẩn bị:

- Sân tập phẳng rộng và sạch, vạch chuẩn.

- Vòng thể dục 10-14 chiếc.

III /Tổ chức thực hiện :

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Bước 1:Khởi động:(2-3 phút).

- Cô và trẻ hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu” đi thành vòng tròn kết hợp thực hiện các kiểu đi của bàn chân( Gót chân ,bàn chân ,mũi bàn chân) .Đi, chạy nhanh chậm theo hiệu lệnh của cô.

2. Bước 2 : Trọng động:(27-29 phút).

* Bài tập phát triển chung: Hô hấp : Gà gáy ò… ó …o…

                                            Tay vai1: 2 tay đưa ra trước ,gập trước ngực.

                                             Bụng lườn 2: Đứng nghiêng người sang 2 bên.

                                             Chân3: Đứng khụy gối về trước.

                                              Bật2: Bật tách chân khép chân.

(Mỗi động tác thực hiện 2 lần x8 nhịp).

* Vận động cơ bản:

- Cô giới thiệu tên bài tập : Bật liên tục vào 5-7 vòng.

+ Cô tập mẫu 2 lần :

    Lần 1 : Không phân tích.

 

-Trẻ hát và đi các kiểu bàn chân.

 

 

- Trẻ ực hiện bài tập PTC .

 

 

 

 

 

 

- Trẻ quan sát và lắng nghe.


    Lần 2 : Kết hợp phân tích:2 chân đứng chụm sát vạch chuẩn ,2 tay buông xuôi,khi có hiệu lệnh bật thì người hơi cúi về trước , lấy đà bật chụm 2 chân vào trong vòng tròn,liên tiếp 5-7 vòng,không chạm chân vào vòng,rồi di về cuối hang của tổ mình đứng.

- Trẻ thực hiện: Cô mời 1-2 trẻ nêu cách tập và thực hiện cho cả lớp quan sát.                            Cô sửa sai cho trẻ.

+ Cô mời mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần

+Cho 2 tổ tập dưới hình thức thi đua theo tổ nhóm

-Cô bao quát và sửa sai cho trẻ trong quá trình trẻ tập.

 * Trò chơi : “ Lộn cầu vồng”: Cô nêu luật chơi cách chơi ,tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.

3/ Bước 3:Hồi tĩnh:(1-2 phút).

- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân hít thở đều.

 

 

 

 

 

- Trẻ thực hiệnbài tập.

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi 2-3 lần.

 

- Trẻ đi 1-2 vòng và hít thở đều.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


GIÁO ÁN

Năm học : 2012-2013.

 

 

                                      Hoạt động : Tạo hình.

                                      Đề tài         : Cắt dán ô tô buýt.

                                      Chủ điểm   : Phương tiện giao thông.

                                      Đối tượng   : Trẻ 5-6 tuổi.

                                      Thời gian    : 30 -32 phút.

                                       Ngày soạn :           /         / 2013.

                                       Ngày dạy   :          /         /  2013.

                                       Người soạn: Hoàng Thị Thanh.

                                       Đơn vị :  Trường mần non  Chiên Sơn –Sơn Động  -  Bắc Giang.

 

I / Mục đích yêu cầu ;

1/ Kiến thức :

- Trẻ biết cách cầm kéo bằng ngón cái và ngón trỏ, cắt được hình chữ nhật làm thân xe, cắt các hình vuông làm cửa sổ, cắt các hình tròn làm bánh xe.

- Biết dán phối hợp màu và kích thước giữa thân xe, bánh xe,cửa xổ hợp lý, đẹp mắt.

- Tích hợp môn học: Toán ,MTXQ, Âm nhạc ,văn học…

2/ Kỹ năng:

- Rèn trẻ kỹ năng cầm kéo đúng quy cách, sự khéo léo ở đôi bàn tay trẻ,phát triển óc sang tạo, khả năng tư duy ghi nhớ của trẻ.

3/ Thái độ :

- Giáo dục trẻ chấp hành mọi luât lệ giao thông khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

II / Chuẩn bị :

- Đồ dung của cô :+ Tranh ảnh về các loại ô tô,

                              + Tranh vẽ về ô tô buýt, que chỉ .

                              + Bảng từ.

- Đồ dung của trẻ :+ Chiếu ngồi

                               + Mỗi trẻ 1 rổ có kéo, giấy thủ công và hồ dán và hồ dán đủ cho trẻ.

                               + Vở “Bé tập tạo hình”,bàn ghế đúng quy cách.

                               + Giá trưng bày sản phẩm của trẻ.

III /Tổ chức thực hiện :

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Bước 1:Ổn định tổ chức:(2-3 phút).

         Cô và trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”,đi thăm mô hình “Cửa ng triển lãm tranh”.

*Hỏi trẻ :- Trong cửa hàng có tranh gì ?

         - Trong tranh có những loại ô tô nào

               - Các loại xe này đều đi ở đâu

> Giáo dục trẻ chăm ngoan , chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông khi đi trên đường…

2. Bước 2 : Bài mới:(27-29 phút).

 

-Trẻ hát và đi thăm mô hình cùng cô.

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.

 

- Trẻ lắng nghe

 

 


- Cô và trẻ hát bài “ Em tập lái ô tô” về chỗ ngồi.

  Chúng mình vừa đi thăm triển lẵm tranh về cửa hang có tặng cho lớp mình một món quà , chúng mình cùng mở ra xem nhé!

* Cô mở hộp quà cho trẻ quan sát: Đây là cái gi? Cô gắn tranh lên bảng từ và đàm thoại với trẻ về bức tranh:

    Trong tranh vẽ gì? Ô tô buýt gồm những bộ phận nào? Thân xe (bánh xe ) có dạng hình gì ? Màu gì? Xe có máy bánh? Bánh xe nằm ở đâu?Xe có mấy ô cửa? Các ô cửa có dạng hình gì? Nằm ở vị trí nào của xe?...Để cắt được hình ô tô buýt cần cắt các hình gì? Màu sắc (kích thước) giữa các bộ phận như thế nào?  

* Trẻ thực hiện:

- Cô hỏi 1-2 trẻ cách cầm kéo, kỹ năng cắt và dán.

 

- Trẻ thực hiện cô đến từng trẻ quan sát, gợi hỏi ý định của trẻ, uốn nắn cách cầm kéo, giúp trẻ hoàn thiện sản phẩm.

* Nhận xét tuyên dương:

- Cô cho trẻ trưng bày tòa bộ sản phẩm,cô khen chung.

 

- 1-2 trẻ lên chọn sản phẩm đẹp, nêu ý thích về sản phẩm.

 

- Cô nhận xét bổ xung ,khen ngợi bài đẹp, sáng tạo , động viên bài chưa đẹp , chưa hoàn thiện lần sau cố gắng hơn.

3/ Bước 3: Kết thúc:(1-2 phút).

- Trẻ đọc thơ “ Cô dạy con” làm động tác lái xe nối đuôi nhau ra chơi.

 

- Trẻ hát và về chỗ ngồi.

- Trẻ lắng nghe và quan sát.

- Trẻ nghe và trả lời câu hỏi .

 

 

 

 

 

- Trẻ nêu cách cầm kéo và cắt dán ô tô buýt.

- Trẻ thực hành cắt dán ô tô buýt theo ý tưởng của trẻ.

- Trẻ trưng bày toàn bộ sản phẩm lên giá.

- 1-2 trẻ lên chọn và nhận xét theo ý của trẻ.

- Trẻ lắng nghe .

 

 

- Trẻ hát và làm động tác lái xe và đi ra ngoài theo hàng .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET