BÀI 9:
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
Nội dung
1. Con người là chủ thể của lịch sử
a. Con người tự sáng tạo ra
lịch sử của mình
Nhờ đâu mà có sự tiến hóa từ loài vượn cổ thành loài người?
Vượn người
Người tối cổ
Người tinh khôn
Nhờ biết chế tạo và sử công cụ lao động mà người tối cổ không còn lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.
Từ đó, con người tách khỏi thế giới động vật và chuyển sang thế giới loài người.
Từ khi con người xuất hiện, lịch sử xã hội cũng bắt đầu.
Vì vậy, chính con người đã sáng tạo ra lịch sử của mình.
Con người là chủ thể sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần
Một số
giá trị vật chất
b. Con người là chủ thể sáng tạo
các giá trị vật chất và tinh thần

Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người.
Quá trình sản xuất của cải vật chất không chỉ tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội, mà còn thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội.

Em hãy chỉ ra chủ thể tạo nên
các giá trị vật chất kể trên
- CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ SÁNG TẠO RA CÁC GIÁ TRỊ VẬT CHẤT
Giá trị tinh thần
Con người và đời sống sinh hoạt hằng ngày là nguồn đề tài vô tận cho các phát minh khoa học và cảm hứng sáng tạo của văn học, nghệ thuật

Con người cũng chính là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật
- CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ SÁNG TẠO RA CÁC GIÁ TRỊ TINH THẦN
c. Con người là động lực
của các cuộc cách mạng xã hội
“Con người
là chủ thể của lịch sử”
Câu 1:
Lịch sử loài người được bắt đầu khi con người biết
A. làm nhà để ở.
B. chế tạo công cụ lao động.
C. sử dụng cung tên và lửa.
D. ăn chín, uống sôi.
b
Câu 2:
Câu nào sau đây không thể hiện con người là chủ thể của lịch sử ?
A. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
C. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình.
D. Con người tạo ra vũ trụ.
D
Câu 3:
Sản xuất của cải vật chất là đặc trưng riêng của
A. mọi sinh vật.
B. chúa trời.
C. thực thể biết tư duy.
D. con người.
D
Câu 4:
Động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội là gì?
A. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
B. Sản xuất của cải vật chất.
C. Sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực tinh thần.
D. Làm giàu.
A
Trong cuộc sống, có rất nhiều người đốt vàng mã, làm lễ giải hạn, trừ tà chữa bệnh... Họ cho rằng, có làm như vậy thì thần thánh mới phù hộ, độ trì ban cho phước lành, làm ăn kinh doanh, lao động sản xuất mới thuận lợi, mới khỏe mạnh, cuộc sống mới sung sướng, hạnh phúc, không đói nghèo, bệnh tật.

VẬN DỤNG

Qua bài học, em có đồng ý với điều đó không? Em sẽ làm gì nếu người đó là người thân trong gia đình của mình?
Tìm hiểu, thu thập thông tin di sản văn hóa – tinh thần (các tác phẩm văn thơ, hát múa, nhạc cụ dân tộc… ) tiêu biểu ở địa phương/dân tộc mình (hoàn thành bằng báo cáo).
BÀI TẬP
VỀ NHÀ
nguon VI OLET