KÍNH CHÀO CÁC THẦY CÔ
ĐẾN THAM DỰ

CHUYÊN ĐỀ : ÔN THI THPT QG NĂM 2020
MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN

DO NHÓM GIÁO VIÊN GDCD
THUỘC TỔ KHXH II VÀ HỌC SINH LỚP 12A12
TRƯỜNG THPT LƯƠNG SƠN THỰC HIỆN

NỘI DUNG : BÀI 2 – LỚP 12
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
MỜI CÁC NHÓM ĐÃ ĐƯỢC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
MANG SẢN PHẨM LÊN TREO Ở VỊ TRÍ ĐÃ CHIA
NHÓM I - KHÁI NIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Hoạt động có mục đích
Quy định pháp luật
đi vào cuộc sống
Hành vi hợp pháp
4. Công dân A gửi đơn khiếu nại Giám đốc Công ty khi bị kỷ luật cảnh cáo, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
vi phạm.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý chất thải theo tiêu chuẩn môi trường.
2. Không tự tiện chặt cây phá rừng ; không săn bắt động vật quý hiếm ; không khai thác, đánh bắt cá ở sông, ở biển bằng phương tiện, công cụ có tính huỷ diệt (ví dụ : mìn, chất nổ,...).
3. Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ Sở GD & đt sang Sở VH - tt
CÁC VIỆC LÀM SAU THUỘC HÌNH THỨC THPL NÀO?
NHÓM II - VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
VPPL là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
TNPL là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:
- Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật
Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh , hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật
Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật
Hành vi trái pháp luật
- Hành động (làm những việc không được làm)
- Không hành động (không làm những việc phải làm)

Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
- Đạt tuổi theo quy định
- Nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội
- Tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình

Người vi phạm pháp luật phải có lỗi
- Trạng thái tâm lý
- Hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội
Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
Do mâu thuẫn nên anh K bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh B nhằm đầu độc cả gia đình nhà anh B .Kết quả cả gia đình anh B bị ngộ độc, anh B qua đời.
Anh K đã vi phạm pháp luật vì
- Hành vi trái pháp luật: bỏ thuốc trừ sâu vào bề nước để đầu độc gia đình anh B, gây hậu quả là gia đình anh B bị ngộ độc, anh B qua đời
- Anh K là chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí
- Hành vi đó có yếu tố lỗi mà lỗi ở đây là
lỗi cố ý trực tiếp
LỖI
Nguyễn Hải Dương và Lê Thị Ánh Linh có quan hệ tình cảm với nhau nhưng gia đình của Linh không đồng ý nên Linh chủ động chia tay. Khoảng tháng 4/ 2015, Nguyễn Hải Dương nảy sinh ý định giết Linh và gia đình ông Mỹ (bố Linh), cướp tài sản để trả thù. Rạng sáng 7/7, Dương và Tiến (đồng phạm) đột nhập vào nhà ông Mỹ ở huyện Chơn Thành, Bình Phước, khống chế và sát hại 6 người trong gia đình
- Dương và Tiến biết được điều mình làm là trái pháp luật (giết người và cướp tài sản) và biết điều đó để lại hậu quả nguy hiểm xã hội
- Dù biết hành vi là nguy hiểm phạm pháp nhưng Dương và Tiến vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp)
Vườn nhà nông dân H trồng rất nhiều bưởi. Đến vụ thu hoạch, vì sợ trộm nên H đã kích điện vào hàng rào sắt vào buổi tối. Sáng hôm sau lúc đi xem vườn ông H phát hiện ra ông T đã chết do bị điện giật ở hàng rào sắt.
- Ông H biết giăng điện là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được là có thể có người chết do bị điện giật.
- Không hề mong muốn ông T chết nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc để đạt mục đích chống trộm (lỗi cố ý gián tiếp)
Vào hồi 4 h sáng ngày 18/10/2010, Trần Văn Trường đã điều kiển xe ô tô biển kiểm soát 48K-5868, chở khách từ bến xe huyện Cư Jút, tỉnh Đắc Nông đi Nam Định, trên xe có 38 người. Khi đến địa bàn huyện Nghi Xuân, lúc này đường đã bị ngập nước, nhưng Trần Văn Trường vẫn điều khiển cho xe đi. Do nước bị ngập sâu, chìm cả cọc tiêu ở hai bên đường, đèn ô tô cũng bị nước dồn lên làm hạn chế đến chế độ chiếu sáng của xe lúc này Trần Văn Trường đã không xác định được hướng đi, Trường đã điều khiển xe ô tô lệch ra khỏi mặt đường gây tai nạn, làm xe 48K-5868 bị lũ cuốn trôi ra dòng sông Lam. Vụ tai nạn xảy ra đã làm cho 19 người đi trên xe bị chết và một người mất tích, xe ô tô biên kiểm soát 48K-5868, bị hư hỏng nặng
- A.Trường thấy được hành vi của mình có thể gây hại cho các hành khách trên xe. A.Trường vẫn tự tin với kinh nghiệm của mình có thể đi qua dòng lũ chảy xiết mà không gặp một vấn đề gì (lỗi vô ý do quá tự tin)
A là bác sĩ phẫu thuật của bệnh viện B. Sau ca mổ ruột thừa bác sĩ A đã vô ý để quên kéo trong bụng bệnh nhân. Do không phát hiện sớm chiếc kéo đã làm tổn thương các cơ quan bên trong bênh nhân. Sau khi phát hiện do đã bị nhiểm trùng nặng bệnh nhân đã qua đời.
 - Bác sĩ A không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm chết người.
- A có thể thấy trước được hậu quả để quên kéo trong bụng bệnh nhân có thể gây ra chết người nhưng do cẩu thả A vô ý để quên kéo trong bụng bệnh nhân (lỗi vô ý do cẩu thả)
.
NHÓM III – VI PHẠM HÌNH SỰ
Khung hình phạt cao nhất: 3 năm tù.
Khung hình phạt cao nhất: 7 năm tù.
Khung hình phạt cao nhất: 15 năm tù
Khung hình phạt cao nhất: >15 năm tù, chung thân, tử hình
CÁC LOẠI
TỘI PHẠM
ĐIỀU 9
BLHS 2015
BT SGK Theo em, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội chưa thành niên trong bài đọc thêm VẾT TRƯỢT TỪ CHIẾC MŨ có thỏa đáng không? Vì sao?

Hai bị cáo đều là ngừơi chưa thành niên, bị kết án với “ Tội cướp giật tài sản” và mức án là: 1 năm tù giam đối với bị cáo vừa qua tuổi 15 khi phạm tội và 1 năm 6 tháng tù giam với bị cáo trên 17 tuổi.
Theo BLHS 2015 bổ sung sửa đổi năm 2017 quy định (trích): Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều …, 170, 171, 173, …303 và 304 của Bộ luật này
Theo Điều 171, Bộ luật hình sự 2015 quy định về “ Tội cứơp giật tài sản”, đây là tội đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, hai bị cáo không đựơc miễn trách nhiệm hình sự. Về mức phạt tù giam: Quy định mức thấp nhất của khung hình phạt đối với Tội cướp giật tài sản là 1 năm đến 5 năm. Do đó, bản án tuyên đối với hai bị cáo là thỏa đáng trên cơ sở đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ như tuổi của từng bị cáo, phạm tội lần đầu, hạn chế về nhận thức xã hội, pháp luật…
NHÓM IV – VI PHẠM HÀNH CHÍNH, VI PHẠM DÂN SỰ, VI PHẠM KỶ LUẬT
LUYỆN TẬP
PHƯƠNG ÁN CHO ĐIỂM
Cách tính : SỐ CÂU ĐÚNG X 0,4 ĐIỂM/ 1 CÂU + ĐIỂM THƯỞNG
- 24 câu (nếu đúng hết) : 24 x 0,4= 9,6 điểm
- Điểm thưởng :
- Trong 12 phút nhóm nộp đầu tiên : 0,4 điểm
- Trong 12 phút nhóm nộp đầu tiên : 0,3 điểm
- Trong 12 phút nhóm nộp đầu tiên : 0,2điểm
- Trong 12 phút nhóm nộp đầu tiên : 0,1điểm
(Nếu đúng hết nộp đầu tiên thì được 10)

Câu 1: Cá nhân tổ chức SDPL tức là làm những gì mà PL:
A. Cho phép làm           B. Không cho phép làm
C. Quy định              D. Quy định phải làm 
Câu 2: Cá nhân, tổ chức thi hành PL tức là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà PL:
Quy định               
B. Cho phép làm
C. Quy định làm            
D. Quy định phải làm. 
Câu 3: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:
A. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng PL
D. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
 
 

Câu 4: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là
A. Sử dụng pháp luật.          B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.          D. Áp dụng pháp luật.

Câu 5: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:
Sử dụng pháp luật.          B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.          D. Áp dụng pháp luật.
 
Câu 6: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là
Sử dụng pháp luật.      B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.      D. Áp dụng pháp luật.



Câu 7: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe trên đường, trong trường hợp này chị C đã:
A. Không sử dụng pháp luật.       B. Không thi hành pháp luật.
C. Không tuân thủ pháp luật.       D. Không áp dụng PL
 
Câu 8: Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy,  trong trường hợp này công dân A đã:
Sử dụng pháp luật.         B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.      D. Áp dụng pháp luật.
 
Câu 9: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:
Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Lỗi của chủ thể.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.


Câu 10: Vi phạm hình sự là:
Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
 Câu 11: Vi phạm HC là những hành vi xâm phạm đến:
A. quy tắc quản lí của nhà nước.       
B. quy tắc kỉ luật lao động.
C. quy tắc quản lí XH.             
D. nguyên tắc quản lí hành chính.
 Câu 12: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
Các quy tắc quản lý nhà nước.
B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 13: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của PL là:
Từ đủ 14 tuổi trở lên.         B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên.           D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 14. Đối tượng nào sau đây phải chịu mọi trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?
A. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên .          
B.  Tổ chức, cá nhân  trong nước; tổ chức, cá nhân người nước ngoài.
C. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên.            
D. Tổ chức hoặc cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên.
Câu 15: Đối tượng nào phải chịu TN về mọi tội phạm là:
 Đủ 14 tuổi trở lên .               B. Đủ 15 tuổi trở lên.
C.  Đủ 16 tuổi trở lên .               D. Đủ 18 tuổi trở lên.
 


Câu 16. Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?
A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi      
B.  Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi       
D.  Người dưới 18 tuổi
 Câu 17: Vi phạm kỉ luật là hành vi:
Xâm phạm các quan hệ lao động.
B. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước.
C. Xâm phạm các quan hệ về kỉ luật lao động.
D. Câu a và b.
 Câu 18: Những hành vi xâm phạm đến các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước…, do pháp luật lao động quy định, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm:
Hành chính             B. Pháp luật hành chính
C. Kỉ luật                 D. Pháp luật lao động
 


Câu 19: Chị C bị bắt  về tội vu khống và tội làm nhục người khác, trong trường hợp này chị C phải chịu trách nhiệm:
A. Hình sự         B. Hành chính       C. Dân sự         D. Kỉ luật
 
Câu 20: Anh N thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí do, trong trường hợp này N vi phạm:
 A. Hình sự        B. Hành chính       C. Dân sự          D. Kỉ luật
 
Câu 21: Đối tượng nào sau đây không bị xử phạt hành chính?
A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi
C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi
D. Người từ dưới 16 tuổi
 


Câu 22: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Ông A, ông B và ông T. B. Ông B và bố con ông A.
C. Ông A và ông T. D. Ông A và ông B.
 

Câu 23: Phát hiện bạn trai là anh K có con với người phụ nữ khác, chị L nhờ H lấy máu có nhiễm HIV rồi thuê Q tiêm vào cháu bé. Một ngày sau, mẹ cháu bé vô tình nghe H kể chuyện này với bạn vội đưa con đến bệnh viện. Trong trường hợp này, những ai phải chịu trách nhiệm hình sự?

Chị L, anh K, Q và H.
B. Anh K, mẹ cháu bé, L và Q.
C. Chị L, H và Q.
D. Anh K, chị L và Q.
 

Câu 24: Thanh niên A khi tham gia giao thông đã vượt đèn đỏ và khi bị CSGT yêu cầu dừng xe lập biên bản vi phạm A đã không chấp hành còn lao xe vào cảnh sát nhằm bỏ chạy dẫn tới một cảnh sát bị thương nặng. Vậy trong trường hợp này thanh niên A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

Hành chính và dân sự
B. Hình sự và kỷ luật
C. Dân sự và hình sự
D. Hành chính và hình sự
 
TỔNG HỢP ĐIỂM
SỐ CÂU ĐÚNG X 0,4 ĐIỂM/ 1 CÂU + ĐIỂM THƯỞNG
KẾT QUẢ CỦA TỪNG NHÓM
1
2
3
4
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM!
nguon VI OLET