BÀI TIỂU LUẬN



GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG

NHÂN ÁI, NHÂN NGHĨA




Hà Nội tháng 03 năm 2015
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền thống đạo đức dân tộc là mạch chủ đạo chi phối suy
nghĩ, hành vi ứng xử, đạo lý làm người của người Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam trong mấy nghìn năm dựng nước, giữ nước
đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú, bền
vững với những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp cao quý.
Một trong những truyền thống quý báu đó là truyền thống
nhân ái, nhân nghĩa, yêu thương con người.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm nhân ái, nhân nghĩa
Hiểu theo nghĩa thông thường: nhân ái, nhân nghĩa
là tình thương yêu của con người với con người trong
cộng đồng, được thể hiện bằng sự quan tâm chăm sóc,
sống có tình nghĩa, chia sẻ khi người khác gặp phải
chuyện khó khăn.
1. Khái niệm nhân ái, nhân nghĩa

theo tuw
Nét đặc trưng nổi bật của truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam là các thế hệ sau luôn luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ trước trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
2. Cơ sở hình thành truyền thống nhân ái, nhân nghĩa
Lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam có nguồn gốc từ trong xã hội công xã nông thôn thời kỳ nguyên thủy. Nhà nước Văn Lang tồn tại lâu dài vừa chống chọi với giặc ngoại xâm vừa chống chọi với lũ lụt thiên tai. Xây dựng hệ giá trị văn hóa vật chất và tinh thần độc đáo.
2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở
phía đông bán đảo Đông Dương, gần
trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm
nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú. Đồng thời cũng
thường xuyên phải chống chọi với lũ
lụt, bão tố, hạn hán...
Vì vậy, người lao động phải gắn bó
với nhau, giúp đỡ nhau cùng lao động
sản xuất. Hình thành nên truyền thống
nhân ái, nhân nghĩa.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Sau hàng chục vạn năm gian khổ lao động và sáng tạo,
đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy Việt
Nam ngày càng được nâng cao,từng bước làm thay đổi bộ
mặt xã hội, đưa đến hình thành một lãnh thổ chung, một nền
văn hóa, văn minh chung và một tổ chức chính trị, xã hội
chung, đó là quốc gia và nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
Cuộc sống nông nghiệp lúa nước với sự tụ cư xóm làng
“tắt lửa tối đèn có nhau”, đã tạo nên tính cộng đồng cố kết,
yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong nếp sống của
người Việt.
Đồng thời lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc là sự đấu tranh chống lại các thế lực thù địch ngoại xâm. Từ trong những cuộc đấu tranh trường kỳ đó đã sớm nảy sinh và định hình ý thức cộng đồng, ý thức tập thể và cao hơn là ý thức dân tộc. Đã ngấm vào các thế hệ người Việt Nam từ đời này sang đời khác để tạo thành truyền thống đoàn kết, nhân ái nhân nghĩa.
2.3. Ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo
Nho giáo và Phật giáo từng được xem là quốc giáo và tồn
tại suốt hàng ngàn năm trong lịch sử, do vậy, nó có ảnh hưởng
đến tình cảm đạo đức của người Việt Nam. Song, điều đó
không có nghĩa là truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân
tộc ta xuất phát từ Nho giáo và Phật giáo.
“Nhân” của Nho giáo và “từ bi” của Phật giáo ảnh hưởng khá
sâu sắc đến lòng nhân ái của người Việt Nam, nhưng ảnh
hưởng đó đã bị “khúc xạ” bởi sự chắt lọc những nhân tố thích
hợp cùng với sự Việt hóa tạo nên một nét riêng cho lòng nhân
ái của người Việt Nam.





“Từ bi” của Phật có khuynh hướng kéo người ta về phía
tu hành, mong đến sự cứu rỗi cuộc đời. Còn thương người
trong tình cảm đạo đức truyền thống của người Việt Nam là
ở chỗ đoàn kết với nhau để đấu tranh vì cái đúng, cái lợi cho
dân, cho nước.

Nội dung “nhân” của Nho giáo mang tính giai cấp rõ rệt.
Chẳng hạn, Khổng Tử cho rằng, chỉ có người quân tử mới
có điều “nhân”còn tiểu nhân không thể đạt được nhân và
nhân là thương yêu người thân, … Nhưng chữ “nhân” của
người Việt không hoàn toàn có nghĩa như vậy. “Nhân”
trước hết, đó là lòng thương yêu con người, không phân
biệt giai cấp. “Người nhân” thường giúp người khác
vượt khó khăn, gian khổ, cưu mang người khác.
3. Nội dung truyền thống nhân ái, nhân nghĩa

3.1. Nhân nghĩa thể hiện ở sự yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
Đó là nghĩa đồng bào, giữ gìn dân tộc
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đó là sự cảm thông, chia sẻ, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn
nhau :
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một loài”

Đó là tình yêu thương con người
“Lá lành đùm lá rách”
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
Trong quan hệ gia đình, lòng nhân ái biểu hiện ở việc cha mẹ
chăm lo cho con cái khi còn nhỏ, con cái có trách nhiệm lo cho
cha mẹ khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Anh em trong nhà thì
xem “như chân với tay”, “anh thuận, em hòa là nhà có phúc”
Trong quan hệ xóm làng, lòng nhân ái thể hiện “chín bỏ làm
mười”, “nhường cơm xẻ áo”, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Dù xem
xét mọi việc “có lý, có tình” nhưng người Việt Nam nặng tình
hơn lý, ghét lối sống bạc tình bạc nghĩa, kiểu “ăn cháo đá bát”
3.2. Nhân nghĩa gắn với tư tưởng vì dân, an dân, đấu tranh chống áp bức bất công.

Ở Việt Nam tư tưởng vì dân, an dân đã trở thành một đạo lý
trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. An dân có nghĩa
là chấm dứt, loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối
với dân. An dân còn là sự bảo đảm cho nhân dân có một cuộc
sống yên bình. Không được nhũng nhiễu phiền hà dân.
Nhân nghĩa gắn với vì dân, an dân được Nguyễn Trãi khẳng định:
’’Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo’’.
“Bình Ngô Đại Cáo”
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã minh chứng rõ nét cho quan điểm này.
Theo chủ nghĩa Mác- lênin, Đảng Cộng Sản phải đi vào trong quần chúng nhân dân lao khổ, trong công nông và xây dựng lực lượng lãnh đạo cách mạng từ trong quần chúng, lấy nhân dân làm nguồn sức mạnh vô tận của Đảng, của cách mạng. Lòng thương người chân thành nhất, sâu sắc nhất không phải nảy sinh trong vui sướng mà là trong gian khổ, trong chiến đấu sống chết có nhau.


Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước thương dân, là đánh giặc cứu nước cứu dân. ”An dân” là mục đích của nhân nghĩa, “trừ bạo” là phương tiện của nhân nghĩa. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển.
3.3. Nhân nghĩa thể hiện ở lòng vị tha, khoan hồng kể cả với kẻ thù.
Tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam biểu hiện
ở lòng thương người, ở sự khoan dung, độ lượng thậm chí
đối với cả kẻ thù khi chúng đã bại trận đầu hàng. Nó thể
hiện đức hiếu sinh,lòng vị tha của dân tộc:
“đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Ngày nay, truyền thống nhân nghĩa thể hiện trong đường lối ngoại giao của Đảng ta với thiện chí khép lại quá khứ, quên đi hận thù để làm bạn với tất cả các dân tộc, hội nhập với các quốc gia trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
3.4. Nhân nghĩa thể hiện ở niềm tin yêu vào con người, tin vào tương lai phát triển của
đất nước.
Tin tưởng và kiên định đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản
Việt Nam chọn lựa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhân dân Việt Nam luôn có niềm tin yêu vào
con người từ đó khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân
tộc.
Những người con ưu tú của dân tộc
Những đại diện trẻ tiêu biểu đem hình ảnh con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế
4. Nội dung nhân ái, nhân nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là một biểu tượng tuyệt vời của lòng nhân ái.
Theo Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người không thể chung chung trừu tượng mà thiết thực cụ thể, trước hết giành cho người mất nước, người cùng khổ. Vì vậy, Bác giành cả cuộc đời để lo giải phóng cho dân tộc, đấu tranh cho con người thoát khỏi áp bức, bất công. Mục đích cao nhất của cuộc đời Bác là làm sao mọi người đều có cơm ăn, áo mặc và được học hành.
Tư tưởng yêu thương con người của Hồ Chí Minh là yêu người lao động cần lao, cùng khổ, người bị bóc lột, người bị đàn áp. Chống kẻ bóc lột người lao động, người độc ác, kẻ sâu mọt đè đầu cưỡi cổ nhân dân
Tình thương yêu của Bác rất rộng lớn với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, trẻ hay già, trai hay gái.
Tư tưởng yêu thương con người được Hồ Chí Minh nêu lên và vận động mọi người cùng thực hiện suốt cả cuộc đời. Trước khi đi xa, trong lời Di chúc để lại: “muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội , cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, và “gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thiếu nhi quốc tế”. Người vẫn ân cần nhắc nhở toàn Đảng phải tiếp tục chăm lo cho con người. Ngay cả với những nạn nhân của chế độ cũ như : trộm cắp, cờ bạc, buôn lậu... Thì nhà nước phải vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện.
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”

Tố Hữu
5. Truyền thống nhân ái, nhân nghĩa trong giai đoạn hiện nay

5.1. Kết quả đạt được
Mọi tầng lớp trong xã hội từ thiếu nhi đến cụ già, từ học sinh
tiểu học đến sinh viên, từ nhân viên bình thường cho đến cán
bộ cao cấp đều biết chia sẻ lẫn nhau. Rất nhiều người hăng
hái góp sức mình vào các phong trào có ý nghĩa sâu sắc:
“Uống nước nhớ nguồn”, “Gây quỹ vì người nghèo”, “Hiến
máu nhân đạo”, “Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam”...
Các phong trào này đã đạt được những kết quả thật khả quan.
Trong những năm qua nền kinh tế thị trường đã thể hiện tính
năng động, ưu việt của mình. Điều đáng mừng là lòng nhân
ái vẫn tiếp tục được dân tộc ta kế thừa, phát huy và nâng lên
một tầm cao mới trong xây dựng lối sống.
Cuộc vận động “ Ngày Vì người nghèo” nhận được sự hưởng ứng đồng thuận cao của nhân dân. Giúp người nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cùng Đảng và chính quyền chăm lo tốt chính sách an sinh xã hội.
Tổng kết 5 năm, chương trình “Trái tim cho em” đã có 2000 trẻ em dưới 16 tuổi có hoàn cảnh khó khăn được mổ tim miễn phí. 13000 trẻ em được khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh.
Một số phong trào nhân ái, nhân nghĩa
Theo báo cáo của Đại hội toàn quốc Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, đến nay 100% bà mẹ Việt Nam anh hùng được các đơn vị, tổ chức nhận phụng dưỡng đến cuối đời; hàng chục vạn thân nhân liệt sĩ được đỡ đầu. Toàn dân góp nhiều tỉ đồng, của cải, công sức cứu trợ đồng bào các vùng bị thiên tai, người già không nơi nương tựa,trẻ em gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Lòng nhân ái của dân tộc ta ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó đã vượt ra ngoài biên giới, đến các nước trong khu vực và quốc tế. Chúng ta đã gửi nhiều chuyến hàng hóa, tiền để giúp đỡ những nước bạn gặp khó khăn.
Đặc biệt, mới đây lòng nhân ái của nhân dân ta được thể hiện bằng những nghĩa cử rất cao đẹp trong việc ủng hộ tiền của cho nhân dân các nước bị sóng thần tàn phá khốc liệt ở Nhật Bản, bão lũ ở Philippin hay bão lớn ở Mỹ...
5.2. Hạn chế
Nếp sống công nghiệp và hiện đại đã làm mất đi những cảnh
sinh hoạt thanh bình của làng quê. Tình làng, nghĩa xóm,
quan hệ người với người, lòng bao dung bị mờ nhạt dần đi.
Sự đùm bọc cưu mang, giúp đỡ người khó khăn ít được diễn
ra từ tình cảm chân thật tự đáy lòng. Đây là sự mất mát to
lớn đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay.
Ở một số cá nhân lối sống ngoại lai, ích kỷ, hẹp hòi, phi nhân
ái đang có chiều hướng lấn át lối sống trọng nghĩa tình truyền
thống. Trong xã hội xuất hiện nhiều hành vi mất nhân tính.
Vụ “ hôi của” 1.400 két bia chấn động Đồng Nai trưa
Ngày 4/12/2013.
5.3. truyền thống nhân ái, nhân nghĩa trong nhà trường hiện nay
Hiện nay trong thời kỳ hội nhập nhiều học sinh sinh viên
có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn.
Tham gia tích cực vào các phong trào đoàn đội, giúp đỡ các
hoàn cảnh khó khăn. Phát huy truyền thống nhân ái, nhân
nghĩa của dân tộc.
Đối với học sinh, sinh viên
Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng
Vi phạm giao thông, đua xe trái phép, cờ bạc, nghiện rượu.
Bạo lực nhà trường, quay cóp bài, mua điểm, lười lao động và học tập.
Sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, thờ ơ vô cảm, vị kỷ.
Bạo lực học đường tại Trà Vinh tháng 1/ 2015
Em Phan Hoàng Yến, học sinh lớp 9A trường THCS Chu Văn An đã viết bài về sự vô cảm của con người như sau:
“... Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi. Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi? Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy của cải? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa. Tất cả những điều vô lương tâm ấy đề xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra...”.
III. KẾT LUẬN
Có thể nói, lòng nhân ái là một giá trị văn hóa lớn của dân tộc
ta. Nó đã tạo nên nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền
thốngViệt Nam, đúng như Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ V: “Thương nước, thương nhà,
thương người, thương mình là truyền thống đậm đà của nhân
dân ta”.
Ngày nay, trong cuộc hành trình dựng xây đất nước, việc kế
thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống lòng nhân ái để
xây dựng lối sống mới của người VIỆT NAM trong điều kiện
hội nhập toàn cầu là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, là vấn
đề cấp bách đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả xã hội vì
một tương lai tốt đẹp hơn.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
nguon VI OLET