STEAM TRONG GIÁO DỤC.
Tên thành viên MSSV
Phạm Thị Thu Thủy 44.01.904.062
Nguyễn Trang Như Huỳnh 44.01.904.027
Nguyễn Thị Lệ Duyên 44.01.904.015
Nguyễn Trường Thịnh 44.01.904.006
Đoàn Minh Sang 44.01.904.042
Văn Thị Vân Phụng 44.01.904.039






NỘI DUNG.
1. KHÁI NIỆM
- STEAM là một chữ viết tắt được tạo thành bởi hai thuật ngữ STEM và ART (nghệ thuật) trong đó STEM là viết tắt của Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật và Mathematics – toán học. 
- STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ. 
STEAM tận dụng lợi ích của STEM, thông qua nghệ thuật, đưa STEM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi mầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn diện.
- STEAM được xây dựng để giúp các em học sinh thực hành và giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày.
2. QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC
Phương pháp này cho phép trẻ có thể tự chọn đề tài, nội dung khám phá phù hợp với với sở thích và năng lực cá nhân sẽ thu hút được hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động.

STEAM gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống của trẻ.
3. NỘI DUNG NỔI BẬT CỦA STEAM SO VỚI CÁC QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC KHÁC

- Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế. Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc.
STEAM
STEM
Giáo dục STEM tượng trưng cho một cách tiếp cận hiện đại cho khoa học và các chủ đề liên quan tập trung vào giải quyết các vấn đề với tư duy, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
Giáo dục STEAM khám phá các môn học tương tự nhưng kết hợp tư duy sáng tạo và nghệ thuật ứng dụng vào giảng dạy, cùng các tình huống thực tế.
SO SÁNH
CÁC PPGD KHÁC
1. PPGD MONTESSORI – HỌC CÁCH BÉ HỌC ĐỂ DẠY BÉ
- Cách tiếp cận của Montessori tập trung vào bản chất, sự sáng tạo, thực hành với sự hướng dẫn nhẹ nhàng của giáo viên.
Mục tiêu là phát triển các giác quan, nhân cách, kỹ năng sống thực tế của trẻ và khả năng học tập.

2. PPGD STEINER
- Đặt tầm quan trọng vào ba yếu tố cơ bản của trẻ là suy nghĩ, xúc cảm và ý chí.
Phương pháp giáo dục này hướng trẻ đến cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, tránh xa những tác động xấu của thế giới công nghệ, cho trẻ phát huy trí tưởng tượng và tư duy của riêng mình.
3. PPGD REGGIO EMILIA – TÒ MÒ CHÍNH LÀ CHÌA KHÓA
- Cách tiếp cận của Reggio Emilia khuyến khích việc khám phá và tập trung vào tầm quan trọng của cộng đồng và sự tự thể hiện.
- Học sinh được gợi mở và tự dẫn dắt, học qua nghệ thuật, dự án và các hoạt động phản ánh ý tưởng, sở thích của trẻ.
4. PPGD HIGH SCOPE
- Được thiết kế cẩn thận và tập trung vào sự tham gia tích cực khi học tập của trẻ. Trẻ học tập tích cực bằng cách thực hành những kinh nghiệm với môi trường xung quanh và được hỗ trợ thông qua những thói quen nhất quán hằng ngày.
 
5. PPGD GLENN DOMAN – CHA MẸ LÀ NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN
- Bố mẹ chính là người thầy sẽ dìu dắt và đi theo các con trong quá trình học.
Giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và cả năng lực vượt qua nghịch cảnh qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và thế giới xung quanh.
6.PPGD SHICHIDA
- Phương pháp Shichida tiếp cận ở 4 khía cạnh: phát triển trí não, giáo dục tinh thần, giáo dục thể chất, giáo dục dinh dưỡng.
- Trong đó, Shichida tập trung đặc biệt tới sự phát triển trí não.
Phương pháp giáo dục STEAM 
“Xây dựng cho HS có kỹ năng, có thể được sử dụng để vận dụng và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay”.
4. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC S.T.E.A.M –SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VỀ MỌI MẶT.
Phương pháp giáo dục STEAM cung cấp cho trẻ những kỹ năng gì?
 Kỹ năng STEM là sự tích hợp hài hòa bốn nhóm kỹ năng riêng lẻ: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học.
Kỹ năng khoa học:
- Là các kỹ năng đó HS được trang bị kiến thức về các khái niệm, các nguyên lý, các định luật và các cơ sở lý thuyết của GD khoa học.
- HS có khả năng liên kết các kiến thức này và đồng thời được thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
Kỹ năng kỹ thuật:
- Là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc sống bằng cách thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để tạo ra đối tượng.
- Học sinh được trang bị kỹ năng, kỹ thuật là có khả năng sản xuất ra đối tượng và hiểu được quy trình để làm ra nó.
Kỹ năng công nghệ:
- Là khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết và truy cập được công nghệ.
- Phát triển các kỹ năng vận động tinh, óc sáng chế, cách làm cho mọi thứ hoạt động.

Kỹ năng toán học:
- Là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán học trong mọi khía cạch tồn tại trong thê giới xung quanh.
- HS có kỹ năng toán học sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có khả năng ứng dụng các khái niệm và kỹ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày.
* STEM kết hợp với ART
Thông qua hình thức tích hợp với nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề thông qua một số loại hình nghệ thuật.
 
- Cho trẻ cơ hội học tập và trải nghiệm.
- Khuyến khích trẻ khám phá, tìm tòi.
- Phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.
- Trẻ có nhiều cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng vào trong thực tế cuộc sống, tạo ra những sản phẩm có nghĩa.
- Với trẻ nhỏ, nghệ thuật (Art) không chỉ là cái đẹp, nó còn là cách trẻ “viết” về cuộc sống, về những điều trẻ cảm nhận được.
- Phương pháp giáo dục STEAM khơi dạy niềm yêu thích của trẻ với các bộ môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học làm tiền đề thuận lợi cho các bậc học sau.
LỢI ÍCH CỦA STEAM
Một số gợi ý trong việc tổ chức cho trẻ chơi, học, thực làm cùng STEAM như sau:
– Tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng.
- Sử dụng những câu hỏi ở dạng “mở” để trẻ có thể trả lời được, tránh những câu hỏi mà trẻ chỉ là lời “có” hoặc “không”.
5. VẬN DỤNG STEAM CHO TRẺ MẦM NON
- Giao nhiệm vụ, tạo được hứng thú cho trẻ khám phá.
- Cần tạo ra một môi trường học liệu phong phú và cơ hội sẵn sàng cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM.
- Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc, cọ sát với thế giới xung quanh.
- Cần cho trẻ giao lưu rộng rãi với nhiều người trong xã hội, bạn bè cùng trang lứa ở nơi công cộng cũng như trường học.
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và hãy kiên nhẫn với các câu hỏi “đến cùng” của trẻ.
- Nên hỏi những câu hỏi giúp trẻ huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết.
- Cách tốt nhất để kích thích tình yêu của trẻ dành cho STEM là khuyến khích sự tò mò.

- Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể.
=>Tổ chức hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai.
MỜI CÔ VÀ CÁC BẠN CÙNG XEM Ạ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
nguon VI OLET