Nhóm 4
Thành viên tham gia nhóm
1.Nguyễn Ngọc Thùy Linh
2.Tạ Thị Mỹ Duyên
3.Ngô Toàn Tới
4.Nguyễn Thế Phong
5.Nguyễn Huỳnh Nhật Tân
6.Võ Văn Kiệt
7.Bùi Nguyễn Phương Trúc
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1.Khái niệm
2.Thực trạng.
3.Nguyên nhân.
4.Hậu quả.
5.Giải pháp.
Khái niệm:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo ngang ngược bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác( có thể là lời nói hoặc hành động ) xảy ra giữa học sinh – học sinh, giáo viên – học sinh ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học.
Nhận dạng của bạo lực học đường tại Việt Nam
Thầy giáo đánh và xúc phạm học sinh
Học sinh và xúc phạm thầy giáo
Giữa các học sinh đánh và xúc phạm lẫn nhau
Những hành vi khác có để lại chấn thương về thể chất và tinh thần là học sinh hoặc giáo viên,cán bộ công nhân viên trong trường học
Hiện tượng các băng nhóm trong trường thanh toán nhau
Hiện tượng các em học sinh bị bắt nạt,trấn lột,áp bức,kì thị,ghẻ lạnh…..


Thực trạng:
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới trên tất cả các cấp học. Nó không chỉ xảy ra ở nam sinh mà còn xảy ra ở cả nữ sinh, giữa giáo viên và học sinh.
Bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau. Hiện chúng đang biến tướng với muôn hình vạn trạng, với cách hành xử nhuốm màu bạo lực, đậm chất giang hồ. Học trò vô lễ, dám tấn công cả thầy, cô giáo khi bị kỷ luật


Theo điều tra của chuyên gia xã hội học, 80% số vụ xô xát giữa các em học sinh bắt nguồn từ xích mích nhưng thay vì tìm cách giảng hòa, các em đã chọn “nắm đấm” và nguy hiểm hơn là dùng hung khí.

Thiếu quan tâm của gia đình;
Bạo lực gia đình là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng.
NGUYÊN NHÂN
Bị bạn bè xa lánh, bố mẹ, thầy cô thiếu quan tâm, hay là ảnh hưởng từ môi trường học tập, sinh sống…

Thái độ của cha mẹ khi con cái có hành vi bạo lực
Những lí do không đâu của bạo lực học đường
Hậu quả của bạo lực học đường:
Ảnh hưởng đến bản thân học sinh:
+Tổn thương về thể xác, ảnh hưởng đến sức khỏe.
+Ảnh hưởng xấu đến công việc học tập.
+Tác động tâm lý, tư tưởng, không muốn đến trường.
+Ảnh hưởng đến nhận thức trong tương lai.
Ảnh hưởng đến gia đình :
+Làm cho người thân lo lắng.
+Làm tình cảm gia đình rạn nức.
Ảnh hưởng đến nhà trường:
+Ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, khiến không khí trường học trở nên căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an bao trùm.
Ảnh hưởng đến toàn xã hội:
Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở trong nhà trường mà còn ở bên ngoài trường học.
Gây mất trật tự xã hội, làm xuất hiện tệ nạn xã hội như: lạm dụng rượu bia thuốc lá, ma túy.
Tỉ lệ người phạm tội ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng,theo thống kê của viện KSND tối cao thì năm 1986 có 3067 người,đến năm 1996 có 11726 người,tệ nạn xã hội trong giới học đường có dấu hiệu đi lên;năm 2004 có 600 học sinh nghiện ma túy,năm 2007 tăng gấp đôi (1234 người)

Ảnh hưởng đến toàn xã hội:
Làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội
Thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.
Làm mất trật tự xã hội
………

Giải pháp chống
bạo lực học đường
Can thiệp và ngăn chặn và hạn chế, xóa bỏ BLHĐ.
Phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
Xã hội: Hướng tới làm thay đổi, giảm thiểu những tiêu cực và truyền thông bạo lực tác động tới học đường. Ngăn ngừa bạo lực băng nhóm của thanh thiếu niên.
Nhà trường: Đưa vào nhà trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn xã hội, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hoá học đường, gia tăng yếu tố dạy người trong giáo dục. Tích cực ngăn ngừa bạo lực qua các dấu hiệu tiền bạo lực.
Gia đình: Hướng tới cải thiện các mối quan hệ gia đình lành mạnh. Đối với các học sinh có nghịch cảnh gia đình … cần được tư vấn để vượt qua khó khăn tâm lý.
Cá nhân học sinh chiếm vai trò quan trọng nhất:
Tổ chức chương trình văn hóa ứng xử hướng tới các nhóm học sinh có dấu hiệu hành vi bạo lực nguy cơ cao, giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh.
Tổ chức tư vấn tâm lý học đường trong các trường học để hỗ trợ học sinh vượt qua các khó khăn tâm lý, định hướng các ứng xử lành mạnh, thân thiện.
Thanh thiếu niên là trụ cột của nước nhà. Họ có phát triển thì đất nước mới phát triển. Vì vậy, chúng ta hãy chung tay xây dựng một môi trường học tập trong sáng, thân thiện, tích cực và không xảy ra các tệ nạn, đặc biệt là bạo lực học đường.
Tóm lại
Cảm ơn thầy cô và các bạn theo dõi phần thuyết trình của nhóm
THE END
nguon VI OLET