KỸ THUẬT CẤP CỨU
CẦM MÁU TẠM THỜI
1.Mục đích
Cầm máu tạm thời bằng những biện pháp đơn giản, nhằm mục đích nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu góp phần cứu sống tính mạng người bị thương, tránh các tai biến nguy hiểm về sau.
2.Nguyên tắc cầm máu tạm thời
a. Phải khẩn trương nhanh chóng làm ngừng chảy máu.
b. Phải xử trí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương.
c.Phải đúng quy trình kỹ thuật.
CẦM MÁU TẠM THỜI
3.Phân biệt các loại chảy máu
a. Chảy máu mao mạch: (Các mạch máu rất nhỏ)
Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít hoặc rất ít, có thể tự cầm máu sau ít phút
b.Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ:
Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải, không nguy hiểm, nhanh chónh hình thành cục máu bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại.
c.Chảy máu động mạch:
Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài như mạch nước đùn từ đáy giếng lên. Lượng máu có thể nhiều hoặc rất nhiều tuỳ theo động mạch bị tổn thương.
CẦM MÁU TẠM THỜI
4.Các biện pháp cầm máu tạm thời
a. Ấn động mạch.
-Ấn động mạch trụ và quay ở cổ tay.
-Ấn động mạch cánh tay ở mặt trong cánh tay.
-Ấn động mạch dưới đòn ở hõm xương đòn.
-Ấn động mạch đùi ở giữa nếp bẹn.
-Ấn động mạch cảnh ở cổ
CẦM MÁU TẠM THỜI

b. Gấp chi tối đa
-Gấp cẳng tay vào cánh tay.
-Gấp cánh tay vào thân người (có con chèn).
-Gấp cẳng chân vào than đùi.
-Gấp đùi vào thân người.
CẦM MÁU TẠM THỜI
c. Băng ép chặt
Cách tiến hành băng ép:
-Đặt một lớp gạc và bông hút phủ kín vết thương.
-Đặt một lớp bông mỡ dầy phủ trên lớp bông gạc.
-Băng theo kiểu xoắn vòng hoặc số 8 (Nên dùng loại băng thun vì loại băng này có tính chun giãn tốt)
CẦM MÁU TẠM THỜI
d. Băng chèn
Dùng con chèn (Vật cứng tròn, nhẵn, không sắc cạnh) như: cành cây nhỏ dài khoảng 2cm, lọ penixilin, cuộn băng… đè ép như ấn động mạch.
e.Băng nút
Là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc đã diệt khuẩn, nhét chặt vào miệng vết thương tạo thành cái nút để cầm máu
CẦM MÁU TẠM THỜI
g. Ga-rô
Biện pháp cầm máu tạm thời bằng sợi dây cao su xoắn chặt vào đoạn chi làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi, máu xẽ không chảy ra ở miệng vết thương.
*Chỉ định ga-rô Chỉ được phép làm trong 1 số trường hợp sau:
-Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt, phân thành tia hoặc trào ra vết thương.
-Vết thương bị cắt cụt tự nhiên.
-Vết thương phần mềm hoặc gãy xương có kèm theo tổn thương động mạch đã cầm máu bằng biện pháp tạm thời khác không có hiệu quả.
-Bị rắn cắn.
CẦM MÁU TẠM THỜI
Nguyên tắc ga-rô (Do dễ gây tai biến nguy hiểm)
-Đặt ga-rô ngay sát trên vết thương, và để lộ ra ngoài tuyệt đối không vật gì che lấp ga-rô.
-Người bị đặt ga-rô phải được nhanh chóng chuyển về các tuyến cứu chữa. (phải nới ga-rô 1 lần/giờ)
-Phải chấp hành triệt để những quy định về ga-rô.
+Ký hiệu: Cài vải đỏ vào túi áo trái người bị thương.
+Ghi chép đầy đủ họ tên người bị ga-rô, thời gian đặt và nới ga-rô các lần, họ tên địa chỉ người ga-rô.
CẦM MÁU TẠM THỜI
Cách nới ga-rô
Để cho máu lưu thông nuôi dưỡng đoạn chi dưới ga-rô
-Ấn động mạch phía trên ga-rô
-Nới ga-rô từ từ, theo dõi tình hình người bị thương (khoảng 5 phút), đặt lại ga-rô trên hoặc dưới chỗ cũ.
-Vết thương cụt, có dấu hiệu hoại tử không được nới ga-rô.
CẦM MÁU TẠM THỜI
CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY
KỸ THUẬT CẤP CỨU
1.Mục đích
Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương đồng thời giữ cho đầu xương gẫy tương đối yên tĩnh đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển người bị thương về các tuyến cứu chữa.
*Các biểu hiện:
-Xương gãy rạn hoặc chưa rời hẳn hoặc rời hẳn thành nhiều mảnh hoặc mất từng đoạn.
-Có thể da thịt bị dập, kèm theo chảy máu, thần kinh xung quanh bị tổn thương.
-Rất dễ gây choáng do đau đớn, mất máu, nhiễm trùng do môi trường xung quanh.
2.Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy
-Nẹp cố định cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy. Với xương lớn như xương đùi, cột sống phải từ 3 khớp trở lên.
-Không đặt nẹp cứng trực tiếp sát chi, phải lót bằng bông, gạc hoặc vải mềm tại nơi tiếp xúc, không gây thêm tổn thương khác.
-Không co kéo, nắn chỉnh ổ gãy tránh gây tai biến nguy hiểm. Nếu có thể, chỉ nhẹ nhàng kéo, chỉnh lại trục chi bớt biến dạng sau khi đã được giảm đau.
-Băng cố định nẹp phải tương đối chắc, không xộc xệch, không chặt quá gây cản trở sự lưu thông máu của chi.
CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY
3. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy
*Dụng cụ:
+Nẹp tre (2 nẹp đối với nẹp cẳng tay, cánh tay, cẳng chân; 3 nẹp với nẹp đùi): Rộng 5-6cm, dày 0,5-0,8cm, dài tuỳ thuộc chi gãy.
+Nẹp sắt cờ-ra-me (Có thể uốn theo tư thế cần cố định)
+Bông, vải đệm; gạc băng cố định.
CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY
* Kỹ thuật cố định tạm thời 1 số xương gãy
-Đối với xương hở trước hết phải cầm máu cho vết thương, băng kín vết thương, sau đó mới đặt nẹp cố định.
+Cố định tạm thời gãy xương bàn tay.
+Cố định tạm thời gãy xương cẳng tay
+Cố định tạm thời gãy xương cẳng chân
+Cố định tạm thời gãy xương đùi
CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY
1-Mục đích và nguyên tắc cầm máu tạm thời ?
2-Nêu cụ thể các loại chảy máu và các biện pháp cầm máu tạm thời ?
3-Mục đích và nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy ?
4-Một số xương gãy thường gặp, cách cố định xương gãy đơn giản khi không có nhân viên y tế ?
CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT
(Làm bài thi thứ 7 ngày 19/01/2008)
nguon VI OLET