BÁO CÁO
Thực hiện triển khai
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
Tổ Mầm Non Phòng giáo dục & Đào tạo
Tháng 8/2015

1. Các hoạt động triển khai và kết quả 3 năm thực hiện tại quận:
1.1 Công tác chỉ đạo:
Nghiên cứu các tài liệu về thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
Triển khai thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 của BGD&ĐT ban hành quy định Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi;
Công văn số 481/BGDĐT-GDMN ngày 29/01/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo V/v hướng dẫn triển khai thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi;
Kế hoạch số 02/KHMN-PGD ngày 12 tháng 08 năm 2013 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 của phòng giáo dục và đào tạo quận Phú Nhuận;
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 5 tuổi (cả công lập và ngoài công lập)
Cử 6 giáo viên khối lá (trường MNSC4, MNSC5, MNSC7, MNSC10, MN11, MG Hương Sen) tham gia bồi dưỡng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi do Sở Giáo dục tổ chức tại trường Mầm non Bé Ngoan
Chỉ đạo và kiểm tra việc kết hợp bộ chuẩn vào hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non
Chỉ đạo các trường MNCL - TT tổ chức thực hiện chuyên đề “Tuyên truyền về bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi trong công tác chăm sóc giáo dục”

Kế hoạch số 01/PDG - ĐT ngày 15 tháng 08 năm 2012 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 -02013 của phòng giáo dục và đào tạo quận Phú Nhuận;
Kế hoạch số 02/KHMN-PGD ngày 20 tháng 08 năm 2012 về kế hoạch hoạt động năm học 2012-2013 của phòng giáo dục và đào tạo quận Phú Nhuận;
Các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ
Thể dục sáng (bắt đầu cho trẻ 18 - 24 tháng)
Hoạt động chơi – tập phát triển vận động
Phút thể dục
Hoạt động vận động sau khi ngủ trưa dậy
Trò chơi vận động (hàng ngày)
6. Vận động trong dạo chơi ngoài trời hàng ngày
7. Hoạt động vận động tự do (1 lần/1 tuần)
8. Hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội TDTT


1. Thể dục sáng
Yêu cầu chuẩn bị tập
thể dục sáng
Tổ chức tập cho trẻ từ 18 tháng
Tập ngoài trời nếu thời tiết tốt.
Tập trong phòng, trên sàn nhà: thông thoáng, sạch sẽ, thuận tiện, trải thảm.
Cho trẻ mặc quần áo bằng chất liệu vải tự nhiên, nhẹ nhàng, hút ẩm, thuận tiện
Cho trẻ đi chân trần, giày vải thoải mái.
- Các bài hát, bản nhạc cần phải phù hợp với tính chất của các động tác.
- Âm nhạc vui vẻ, rộn ràng để tạo niềm vui, phấn khởi cho trẻ.
- Chọn âm nhạc riêng cho từng bài thể dục sáng kết hợp mô phỏng trò chơi
Cấu trúc, nội dung của một bài thể dục sáng
Khởi động: Cho trẻ đi bộ 1-2 vòng quanh sân, hít thở không khí trong lành, thực hiện các bài tập củng cố, rèn luyện, phòng ngừa các bệnh về chân, bàn chân.
2.Trọng động
Động tác phát triển cơ hô hấp
Những tác phát triển nhóm cơ tay – vai,
Bài tập phát triển cơ bụng lườn
Các bài tập phát triển cơ chân
3. Hồi tĩnh
Đi bộ, những vận động nhảy múa, những bài tập rèn luyện phát triển cơ hô hấp,
Chơi các bài tập trò chơi nhẹ nhàng: “Bắt bướm”, “Con bọ dừa”, trò chơi có chủ đề như: "Những chú thỏ nhanh nhẹn", "Mèo con khéo léo", "Hoa nở", “Bướm bay", "Chim chích chòe"...

Những ngày có giờ tập thể dục, nên cho trẻ tập thể dục sáng nhẹ nhàng hơn (có thể giảm số lần của các động tác), thời gian kéo dài khoảng 5 phút


Lưu ý :
Lựa chọn các động tác có cường độ, tốc độ luyện tập khác nhau.
Sử dụng nhiều loại đội hình luyện tập khác nhau.
Sử dụng nhiều bài hát, bản nhạc với nhịp điệu khác nhau.
Tạo được hứng thú cho trẻ.



Các phương án bài tập thể dục sáng
Tập theo kiểu truyền thống: sử dụng các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
Tập theo kiểu trò chơi - mô phỏng: "Trên đường đi dạo chơi", “Đuổi bắt”, “Chim sẻ"...
Sử dụng các yếu tố của thể dục nhịp điệu, nhảy, múa
Các bài tập chạy bộ: chạy ngoài sân khoảng 3-5 phút, tăng dần khoảng cách, cường độ, thời gian
Sử dụng, tạo ra các chướng ngại vật bằng cách sử dụng nhiều loại trang thiết bị khác nhau

2. Hoạt động chơi - tập
phát triển vận động
Yêu cầu xây dựng nội dung buổi tập :
1. Tùy theo khả năng của trẻ: dạy bài tập, vận động, kỹ năng mới. Luyện tập cho trẻ chưa thành thạo.
2. Mỗi giờ tập 3-4 bài: 2-3 bài tập thụ động để phát triển cơ bắp và 1-2 bài tập vận động cơ bản.
3. Từ từ nâng dần độ khó của các động tác để phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
4. Nên kiên trì luyện tập hàng ngày để tạo thành thói quen.
5. Tuyệt đối không được ép trẻ tập những động tác quá khả năng
Xây dựng tổ hợp các bài tập thể dục theo nguyên tắc kế thừa
Trước tiên tập lặp đi lặp lại các bài tập cũ. Sau đó, tập bài tập mới (lưu ý thời gian để trẻ làm chủ được).
Những bài tập thể dục và massage nên thực hiện đầu và cuối giờ tập. Tập động tác đơn giản để tạo thói quen vận động ngay từ nhỏ.
Bài tập mới nên tập cho trẻ quen trong 2-3 tuần, và sau lặp lại 2-3-4 lần nữa. 
Bài tập khó (đòi hỏi sự nỗ lực về sức mạnh) sắp xếp vào giữa tổ hợp bài tập.
Giờ học cần mang đến cho trẻ cảm xúc vui vẻ, tâm trạng tốt, hãy luôn mỉm cười và khen ngợi để trẻ cảm nhận được sự yêu thương .
Mục tiêu giáo dục phát triển vận động
cho trẻ 6 đến 12 tháng
Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.
Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.
Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.






Sắp xếp thời gian
3-5 phút đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi,
5-10 phút đối với trẻ 6-12 tháng tuổi và tăng dần thời gian theo khi trẻ lớn hơn.
Mỗi ngày chỉ nên xoa bóp từ 1-2 lần.
Vệ sinh cô giáo, vệ sinh môi trường xung quanh
Lựa chọn, sử dụng mỹ phẩm





Tình cảm khi xoa bóp và tập thể dục cho trẻ
- Thái độ vui vẻ, nhẹ nhàng, dịu dàng và kiên nhẫn với trẻ. Nhìn trẻ bằng ánh mắt yêu thương;
- Trò chuyện tình cảm, thân thiện, nói những lời êm dịu, vuốt ve trẻ nhẹ nhàng, tạo cảm xúc tích cực, phát triển kỹ năng nghe âm thanh và phát triển ngôn ngữ.
- Tạo cho trẻ có tinh thần, trạng thái vui vẻ, không để cho trẻ quá mệt mỏi.
- Cần quan sát trạng thái cảm xúc, tinh thần của trẻ
Yêu cầu xây dựng nội dung buổi tập
Tùy theo khả năng của trẻ: dạy bài tập, vận động, kỹ năng mới. Luyện tập cho trẻ chưa thành thạo.
Mỗi giờ tập 3-4 bài: 2-3 bài tập thụ động để phát triển cơ bắp và 1-2 bài tập vận động cơ bản.
Từ từ nâng dần độ khó của các động tác để phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Nên kiên trì luyện tập hàng ngày để tạo thành thói quen
Tuyệt đối không được ép trẻ tập những động tác quá khả năng






Giáo dục phát triển vận động bò cho trẻ 6-9 tháng
Những điều cần chú ý khi dạy trẻ bò
Tổ chức dạy trẻ bò trườn kết hợp phát triển giác quan, vận động tinh cho bé
Bóng có nhạc giúp bé bò
Cho bé bắt chước
Mời một bé lớn hơn (đã bò thành thạo, hoặc cô, mẹ) làm mẫu, bò cùng trẻ để trẻ bắt chước.
Có thể gợi ý để cô khác cùng hỗ trợ. Một người đối diện với bé trong khi người khác ở phía sau, giúp bé di chuyển tay và chân, giống như đang bò.
Sử dụng sự hỗ trợ
Đặt đồ chơi đẹp, phát ra âm thanh trước mặt trẻ để khuyến khích trẻ bò tiến về phía trước, chơi với đồ chơi
Khuyến khích trẻ khám phá an toàn
Giữ an toàn cho bé
Loại bỏ những đồ vật có nguy cơ làm bé bị chấn thương hay hóc dị vật, đồ sắc nhọn, nhỏ, dễ vỡ dễ bị rơi, dễ bị lật

Đảm bảo an toàn cho bé khi bò trên sàn, thảm
Không được để bé một mình trên giường, cũi 
 Không để bé 1 mình trên giường, ghế, cũi. Bé có thể bò trên đệm, bò qua những chiếc gối và bị ngã. 
Đảm bảo sàn, thảm, cũi đủ rộng, sạch sẽ
Cần giữ cho sàn nhà, thảm luôn sạch sẽ vì khi bò bé có thể đưa tay vào miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở bé.

Phát triển vận động ĐI cho trẻ 9 – 12 tháng
Có thể bắt đầu tập đi cho bé khi bé biết bò tốt.
Đồ chơi treo cao kích thích trẻ đứng dậy, phát triển nhận thức


Sử dụng thành giường, thành cũi, thành ghế, ghế đôn để giúp trẻ chuyển từ ngồi sang đứng  đi men
Hãy nắm lấy 2 tay bé, cùng bé bước những bước đầu tiên để bé quen dần với đi bộ.
Hãy nắm lấy 1 tay bé, đưa hai tay ra khuyến khích trẻ bước tới
5 điều cần lưu ý khi cho bé tập đi
- Không nên quá phụ thuộc vào xe tập đi
- Không nên quá nôn nóng tập đi cho trẻ, hậu quả: bé cũng đi được, nhưng dáng đi xiêu vẹo, chân vòng kiềng bởi xương còn quá yếu, chưa thích hợp với vận động mạnh
- Nên lựa chọn giày phù hợp
- Cần chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ tập đi
- Không nên làm bé sợ : tập đi và té ngã là chuyện hết sức bình thường, không nên quá xót con, làm bé cảm thấy sợ hãi chuyện đi đứng.




Bài tập giúp trẻ sớm vận động
3. Phút thể dục
Mục đích hướng dẫn phút thể dục cho trẻ nhà trẻ
Nâng cao, duy trì khả năng làm việc trí óc của trẻ trong giờ hoạt động có tính chất tĩnh, đảm bảo giải trí ngắn gọn
Kích hoạt các chức năng bảo vệ cơ thể, giảm mệt mỏi cơ bắp, tinh thần, tình cảm của trẻ, phát triển ngôn ngữ
Phát triển khả năng phối hợp vận động và cảm giác nhịp điệu. Tập vận động của các ngón tay
Giáo dục cảm giác tự do, thoải mái nội tâm, khả năng duy trì, thể hiện cảm xúc của trẻ.

Nội dung, phương pháp hướng dẫn phút thể dục
Là bài tập gồm 3-4 bài tập đơn giản cho các nhóm cơ lớn (chân, cánh tay, vai, thân), kích hoạt lưu thông máu và hơi thở.
Thực hiện bài tập dưới dạng trò chơi, mô phỏng: chim uống nước, chim bay, giọt mưa rơi, lá rơi, ông mặt trời …
Cô chơi, tập kết hợp mô tả diễn cảm động tác cùng trẻ; trẻ chơi, thực hiện theo hiệu lệnh, yêu cầu của cô.
Thực hiện các động tác ngay tại nơi trẻ đang chơi - tập trong giờ hoạt động có tính chất tĩnh, gắn với chủ đề, thời gian từ 1,5-2 phút. 
Ông Mặt trời
Đứng trên đầu ngón chân, 
Sẽ với tay tới được mặt trời. 
Hãy đếm đến năm  
Nâng cao tay bạn nhé.
Chim bay
Chim bay, chim nhảy (bật nhảy và vẫy tay)​​. 
Chim kiếm mồi, chim mổ thức ăn (chích, chích, chích, chích).
Chim rỉa cành, chim chùi mỏ sạch (Làm động tay rửa tay, rửa chân)
Chim bay, chim bay, chim hót, chim hót (Chim vẫy cánh)
PHÚT THỂ DỤC
Phút thể dục ở lớp 18-24 tháng
Chim bay
“Cùng chơi nào !”
Một, hai, một, hai. (Giậm chân tại chỗ như chú bộ đội)
Trong phòng có bao nhiêu góc ? (Chỉ các góc phòng với động tác xoay vai)
Con chim sẻ có bao nhiêu chân ? (Nâng lần lượt từng chân lên)
Có bao nhiêu ngón tay trên một bàn tay ? (Mở rộng các ngón tay)
Có bao nhiêu ngón chân trên một bàn chân ? (Ngồi xuống, chạm tay vào các ngón chân)
Có bao nhiêu chiếc ghế đá trong vườn ? (Ngồi lưng chừng – ngồi xổm)
Có bao nhiêu đồng xu trong đế giày ? (Nhảy nhẹ hoặc nhấc gót chân và đếm 1, 2, 3, 4, 5)
Phút thể dục trong hoạt động nhận biết tập nói
4. Hoạt động vận động sau khi ngủ trưa dậy
Tập thể dục sau giờ ngủ trưa dậy
Nội dung, phương pháp hướng dẫn
“Chú mèo vui tính”
Tập thể dục sau ngủ trưa cho trẻ 18 -24 tháng
1
Tập thể dục sau ngủ trưa cho trẻ 18-24 tháng
“Mưa rơi”
Tập thể dục sau ngủ trưa cho trẻ 24-36 tháng
Các động tác chân
5. Trò chơi vận động
Vị trí, vai trò của trò chơi vận động
Là phương tiện tốt nhất giúp cho quá trình GDTC trở nên hấp dẫn, dễ hiểu và bổ ích cho trẻ.
Mang lại niềm vui cho trẻ, giúp trẻ làm quen với các quy tắc và quy định trong các MQH với bạn và những người xung quanh
Phát triển trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, phối hợp kỹ năng vận động thô, vận động tinh cho trẻ.
Phát triển kĩ năng vận động và tố chất thể lực, mở rộng, làm giàu kinh nghiệm vận động.





Hành động chơi đơn giản như đi bộ, chạy, nhảy (nhảy lò cò), ném xa, bước qua chướng ngại vật, bò, trườn...

Yêu cầu lựa chọn
trò chơi vận động
Vận động phù hợp với mức độ chuẩn bị về thể lực và KNVĐ của trẻ, phù hợp với thời tiết, khí hậu và thời gian của năm.
Thay đổi phương án chơi với mục đích thúc đẩy sự sáng tạo và động lực tích cực thể hiện khả năng của trẻ trong vận động.
Phương pháp hướng dẫn và hình thức tổ chức
Cho trẻ bắt chước những hình ảnh của các loài động vật mà các trẻ đã biết
Làm mẫu cho trẻ xem cách con vật di chuyển, tiếng kêu của con vật.
Chú ý đơn giản hóa vận động của con vật để trẻ dễ bắt chước, lặp lại nhưng giữ những nét vận động đặc trưng của con vật để trẻ đoán được
Chơi trong nhà, trong phòng tập thể dục, ngoài trời, trên sân chơi, thậm chí cả trên đường đi dạo chơi.
Thời gian chơi: 5-8 phút (cho trẻ 2 tuổi), 10-15 phút (cho trẻ ba tuổi). Lặp lại 4-5 lần.
Lặp đi lặp nhiều lần cho đến khi trẻ hiểu và chơi được. Sau đó, thay đổi, nâng cao yêu cầu nhiệm vụ, PP và điều kiện thực hiện.
Cần chú ý đến đặc điểm cá biệt về thể chất và phát triển cá nhân của trẻ.
Có thể sử dụng cùng một trò chơi (với cùng một nhiệm vụ vận động) cho trẻ 2 tuổi và trẻ 3 tuổi. 
 

.




Trò chơi vận động cho trẻ 6 – 12 tháng
Phát triển vận động tinh
Trò chơi lồng tháp: kích thích phát triển sự phối hợp vận động, thị giác, khả năng nhận thức, hình thành khái niệm về kích thước, màu sắc
Dùng đồ chơi phát triển vận động tinh cho trẻ
Để đồ chơi vào tầm nhìn của trẻ, cầm tay trẻ cùng cầm dây/chỉ, tay khác cầm hình xỏ vào. Cho trẻ tự chơi
6. Vận động trong dạo chơi ngoài trời hàng ngày
Tạo điều kiện cho trẻ tự vận động, chơi các TCVĐ, trò chơi tập thể để củng cố thói quen vận động mà trẻ đã được tập.
Yêu cầu lựa chọn nội dung bài tập, TCVĐ trong dạo chơi ngoài trời
Chọn những bài tập, trò chơi đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng giải quyết các nhiệm vụ vận động, dần dần chuyển sang làm quen với TC mới
Chọn bài tập, TCVĐ để thông qua đó dạy trẻ: tuân thủ những quy tắc chơi đơn giản, cách hoạt động chung trong trò chơi tập thể, thực hiện những hành động VĐ theo đúng tín hiệu
Khuyến khích trẻ chơi với các loại bóng, dải lụa, dây, các dụng cụ, đồ chơi trong phòng hoặc trên sân
Tạo điều kiện cho trẻ tự vận động, chơi các TCVĐ, trò chơi tập thể để củng cố thói quen vận động.







Yêu cầu tổ chức rèn luyện thể chất cho trẻ trong dạo chơi
Cần chuẩn bị, sắp xếp hợp lí quần áo của trẻ.
Chuẩn bị thuận tiện các giá, tủ, kệ đựng đồ dùng, lối đi lại thuận tiện để rèn cho trẻ kĩ năng tự phục vụ.
Không nên làm giúp trẻ những gì mà trẻ có thể tự làm được.
Cần đặc biệt chú ý đến trang phục, giày dép, khăn, mũ cho trẻ phù hợp với thời tiết.
Chuẩn bị cho trẻ đi dạo chơi từ từ:
- Lần lượt chuẩn bị cho từng nhóm ra sân chơi, nhóm khác tiếp tục chuẩn bị.
Chú ý giáo dục quy tắc ứng xử: vui vẻ, lịch sự khi yêu cầu; cảm ơn khi được giúp đỡ; không đùa giỡn, không xô đẩy…
Hỏi trẻ về những gì trẻ sẽ chơi trên đường đi, những gì sẽ thấy.
Hiệu quả của hoạt động dạo chơi thể hiện ở sự tích cực vận động của trẻ
Cần tạo điều kiện cho trẻ tự chơi;
Cần đảm bảo nhìn thấy từng trẻ trong suốt thời gian dạo chơi;
Chú ý đến tâm trạng, tình hình sức khoẻ, hoạt động của từng trẻ;
Chú ý để trẻ không bị nắng, nóng, mệt mỏi, sửa quần áo, nón mũ cho trẻ;
Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ.
Nhóm trẻ đi dạo trước thì sẽ về trước, 30 phút trước bữa ăn
7. Vui chơi - giải trí,
hội lễ thể dục thể thao cho trẻ nhà trẻ
Vị trí, vai trò của vui chơi giải trí, lễ hội thể dục thể thao cho trẻ nhà trẻ
Bắt đầu từ 2 tuổi, trẻ đã có thể tham gia để chứng minh sự tiến bộ của trẻ.
Góp phần hình thành hiểu biết cho trẻ về cuộc sống khoẻ mạnh, vui vẻ
Giáo dục hứng thú đối với hoạt động vận động, hoạt động thể dục thể thao
Tạo điều kiện để trẻ thể hiện những năng lực cá nhân
Kích thích tâm trạng vui tươi, phấn khởi nhờ có không khí vui vẻ, âm nhạc rộn ràng.
Hình thành sự tích cực nhận thức, giáo dục các phẩm chất đạo đức, ý chí ngay từ khi còn ở độ tuổi nhà trẻ.
Giúp phát triển sự tích cực, sáng tạo, khả năng giao tiếp nhờ sự tham gia, khích lệ kịp thời của phụ huynh, giáo viên
Kết quả quan trọng nhất là niềm vui sướng được tham gia, giao tiếp với bạn, phối hợp hoạt động.

sắp xếp hợp lí giữa các vận động, trò chơi, các tiết mục văn nghệ và nghỉ ngơi tích cực cho trẻ.
Nội dung bài tập vận động, các trò chơi vận động phải quen thuộc với trẻ và được tổ chức dưới hình thức chơi, mô phỏng, trò chơi vận động dân gian
Nội dung hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội TDTT cho trẻ
3. Kết hợp trò chơi trẻ đã biết và trò chơi mới với những đồ dùng, dụng cụ và âm nhạc mới để tạo cảm xúc mới mẻ.
4. Luân phiên thay đổi các trò chơi, hoạt động nhằm giảm tải sự căng thẳng về tâm lí và thể lực, tạo nên cảm xúc tích cực, tâm trạng vui vẻ cho trẻ.
5. Kết hợp với các yếu tố thi đua và phù hợp với chủ đề của ngày hội. Đảm bảo nâng cao dần tải trọng tâm lí và thể lực.
GV là người điều khiển, dẫn chương trình, vừa tham gia vào các hoạt động để kích thích, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia, bắt chước, làm theo cô.
Điều khiển giọng nói, nét mặt phù hợp, thu hút được sự tập trung của trẻ, linh hoạt điều khiển các hoạt động tập trung vào chủ đề;
Có phản xạ nhanh trước những tình huống bất ngờ, khéo léo giải quyết các tình huống xảy ra;
Rất khuyến khích phụ huynh tham gia chơi cùng trẻ.
Phương pháp và yêu cầu tổ chức
Di chuyển hợp lí, tổ chức sự giao lưu với trẻ thân mật, gần gũi, thể hiện sự yêu thương, tôn trọng trẻ.
Cần chú ý đến đặc điểm và khả năng riêng biệt của trẻ để động viên khuyến khích trẻ tham gia. Đối với các trò chơi có lời, cô hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm và thể hiện động tác minh hoạ cho trẻ làm theo.
Tổ chức 2 – 3 lần trong một năm trong bầu không khí vui chơi giải trí, lễ hội vui vẻ cho trẻ, không quá 30 phút
Việc tập luyện cho trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội được thực hiện trong giờ học thể dục và các hoạt động khác.
Tổ chức cho 2 – 3 lớp trẻ 24-36 tháng tuổi tham gia, khuyến khích trẻ 18 – 24 tháng tuổi tham gia các trò chơi, hoạt động tập thể, Cổ vũ, động viên bạn.
Không để trẻ vận động quá sức, cần xác định số lần trẻ tham gia
Tổ chức hoạt động
giáo dục phát triển vận động
cho trẻ mẫu giáo
Các hình thức hoạt động GDPTVĐ ở trẻ MG
Giờ học thể dục
Thể dục sáng
Phút thể dục - thể dục chống mệt mỏi
Trò chơi vận động, trò chơi thể thao
Dạo chơi
Tuần lễ sức khỏe
Ngày Hội thể dục thể thao
Giáo dục PTVĐ cá nhân
Các hoạt động GDPTVĐ tinh
1. Giờ học thể dục
Vị trí, vai trò của giờ thể dục trong hoạt động giáo dục phát triển vận động
Giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, thường được thực hiện từ 1 lần/1 tuần/ lớp.
Các nội dung cơ bản theo yêu cầu của Chương trình GDMN về giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo được thực hiện trên các giờ thể dục.
Yêu cầu khi lựa chọn nội dung vận động cho giờ thể dục
Xác định đúng nội dung trọng tâm của giờ thể dục - đó là các bài tập vận động cơ bản của phần trọng động. Các nội dung trọng tâm của giờ thể dục cần lựa chọn theo nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc vừa sức.
Xác định nội dung hỗ trợ- các bài tập phát triển chung ở phần trọng động, bài tập vận động cơ bản ở phần trò chơi vận động,


Chọn các động tác phát triển chung cho giờ thể dục sao cho: các bài tập phải tác động đều khắp đến các nhóm cơ chính trong cơ thể trẻ. ( Cần chọ theo sách Cải cách, như vậy mới đảm bảo được độ khó nâng dần…)
Chọn vận động cơ bản cho trò chơi vận động sao cho đảm bảo tất cả trẻ đều đã quen và có thể thực hiện thành thạo; đảm bảo an toàn đối với trẻ, tính chất động – tĩnh của vận động cơ bản trong trò chơi ngược với vận động cơ bản trong giờ thể dục đó nhằm thay đổi trạng thái vận động của trẻ.
-





Cấu trúc, nội dung các phần và phương pháp hướng dẫn giờ thể dục
***Giờ thể dục bao gồm ba phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh
Phần trọng động thực hiện vận động cơ bản : nếu có một vận động cơ bản thì có thể là vận động mới hoặc trẻ đã quen thuộc. Nếu có hai vận động cơ bản thì hoặc có một vận động mới, một vận động đã và đang ở giai đoạn củng cố và hoàn thiện hay cả 2 đều ở giai đoạn củng cố. Nếu có 3 vận động cơ bản thì tất cả chúng đều đang ở giai đoạn củng cố. Trật tự sắp xếp các vận động cơ bản (từ 2-3 vận động) cần tuân thủ nguyên tắc phát triển: vận động nào có cường độ vận động mạnh hơn sẽ xếp sau.


2. Thể dục sáng


Khi chọn các động tác phát triển chung cho Thể dục sáng cần chú ý:
Là các động tác trẻ đã được làm quen trên giờ thể dục trước đó. Trong 1 tháng cần thay đổi một số động tác trong buổi Thể dục sáng để tăng thêm sự hứng thú và thay đổi các hoạt động cơ bắp.
Các động tác được lựa chọn phải tác dụng toàn diện lên các nhóm cơ chính của cơ thể trẻ và phát triển hệ hô hấp.
-

Trật tự bố trí các động tác từ hô hấp - tay – lưng, bụng, lườn- chân
Số lượng động tác, số lần tập các động tác, phương pháp và hình thức hướng dẫn phụ thuộc vào yêu cầu của độ tuổi; đặc điểm tâm lý của trẻ và có hay không có giờ thể dục trong ngày đó (những ngày có giờ thể dục thì bài tập thể dục sáng nhẹ nhàng hơn: tập số lần một động tác ít hơn, xếp đội hình đơn giản hơn.
3. Phút thể dục
(hay thể dục chống mệt mỏi)

Phút thể dục được tiến hành trong thời gian giữa 2 hoạt động, hoặc ngay trong giờ hoạt động (khi cô giáo nhận thấy dấu hiệu giảm sự tập trung chú ý ở đa số trẻ) nhằm tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh, cơ bắp, tăng tuần hoàn máu…, hoặc sau khi trẻ ngủ trưa dậy giúp trẻ thay đổi trạng thái cơ thể, trẻ trở nên tỉnh táo hơn.
Nội dung của Phút thể dục cho trẻ mẫu giáo
Các động tác vận động đơn giản, quen thuộc, không yêu cầu trẻ phải gắng sức khi thực hiện chúng. Nội dung vận động của Phút thể dục phụ thuộc vào mục đích sử dụng nó: nhằm giảm mệt mỏi của cơ quan, bộ phận nào; tăng sự tập trung chú ý hay chỉ là thay đổi trạng thái vận động.
Ví dụ:
Nếu trẻ vừa phải tập tô, vẽ khiến tay bị mỏi GV cho trẻ tập khớp cổ tay và các khớp ngón tay: xoay 2 cổ tay vào trong-ra ngoài và ngược lại, co duỗi các ngón tay, thả lỏng bàn tay và các ngón tay và lắc.

Nếu trẻ phải nhìn lâu làm mỏi mắt: GV cho trẻ tập mắt: nhắm mắt thư giãn 2 tay vuốt mắt, nhìn xa vào 1 không gian thoáng.
Khi trẻ vừa ngủ dậy, cho trẻ nằm tại gường, duỗi thẳng chân và vươn tay qua đầu, vươn thật căng (giữ nguyên trong khi cô đếm 1,2,3 mới từ từ đưa người về như cũ), cho trẻ lần lượt nhấc chân lên và hạ xuống, ngồi dậy khoanh chân, đan 2 tay vào nhau duỗi thẳng, xoay người sang 2 bên.
…….
4.Trò chơi vận động
Trò chơi vận động là một hình thức trong giáo dục phát triển vận động, nó có vị trí quan trọng trong cuộc sống và hoạt động hàng ngày của trẻ. Nó có thể tổ chức vào nhiều thời điểm trong ngày ở trường mầm non (sau khi đón trẻ và trước khi trả trẻ, trong giờ học thể dục, giữa các hoạt động, trong hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều…) hay ngoài thời gian ở trường mầm non
Việc lựa chọn trò chơi vận động phụ thuộc vào:
- Nhu cầu và khả năng vận động của trẻ: Cô cần tính đến việc trẻ thích chơi những trò chơi gì và trẻ biết những trò chơi vận động nào? Khả năng vận động của trẻ ra sao? để lựa chọn trò chơi cho phù hợp.
- Mục tiêu giáo dục phát triển vận động: Cô cần chú ý đến yêu cầu của Chương trình GDMN và kế hoạch giáo dục phát triển vận động của nhà trường, của lớp để xác định trò chơi vận động cho phù hợp: trong mỗi giai đoạn thời gian cụ thể cần củng cố kỹ năng vận động gì? phát triển tổ chất vận động nào của trẻ?
5. Dạo chơi ngoài trời

Dạo chơi với mục tiêu giáo dục phát triển vận động được tổ chức vào buổi sáng khoảng 1 lần/ tuần trong khuôn viên nhà trường hoặc 1 lần/ tháng nếu tổ chức ngoài khuôn viên nhà trường. Thông qua dạo chơi giúp trẻ nghỉ ngơi tích cực, củng cố kỹ năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong những điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, giáo dục ở trẻ ý thức chấp hành tổ chức kỷ thuật, tính tập thể, sự tự tin...
Nội dung cuộc dạo chơi bao gồm:
Đi bộ thể dục
Rèn luyện các kỹ năng vận động theo hình thức cá nhân, nhóm nhỏ trong điều kiện tự nhiên
Chơi các trò chơi vận động
Vận động tự do
6. Tuần lễ sức khỏe
ở trường mầm non


Vai trò của tuần lễ sức khỏe:
Tuần lễ sức khỏe - đó là hình thức nghỉ ngơi tích cực dành cho trẻ trong suốt một tuần.
Tổ chức tuần lễ sức khỏe nhằm mục đích:
+ Tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thoải mái ngoài trời
+ Bổ sung thêm nhiều trò chơi, bài tập vận động khác nhau trong các hoạt động của trẻ.
+ Hình thành cho trẻ những hiểu biết cơ bản về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể mình, từ đó có sự chuẩn bị tâm lí cần thiết cho họat động bảo vệ sức khỏe.
7. Ngày hội thể dục, thể thao ở trường mầm non


T? ch?c ng�y h?i th? d?c th? thao nh?m rốn luy?n co th? tr?, khớch l? lũng yờu thớch th? d?c th? thao, gúp ph?n c?ng c? v� ho�n thi?n k? nang v?n d?ng ? tr?. Nú xỏc d?nh k?t qu? giỏo d?c c?a cụ giỏo v� s? t?p luy?n c?a tr?, t?o ra khụng khớ thi dua rốn luy?n th? d?c gi?a cỏc l?p trong m?t tru?ng v� cỏc tru?ng v?i nhau.
Tổ chức ngày hội thể dục, thể thao ở trường mầm non với nhiều cấp độ khác nhau:
Ngày hội thể dục thể thao tổ chức ở cấp độ lớp: tổ chức 1 lần/1 HK, dành cho tất cả các lớp mẫu giáo.
Ngày hội thể dục thể thao tổ chức ở cấp độ trường, hay liên trường trong cụm: được gọi là Hội lễ thể dục, thể thao hay Hội khoẻ được tiến hành 1 lần/ năm, vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4, dành cho trẻ mẫu giáo lớn.
Đối với ngày hội thể dục thể thao ở cấp độ lớp:
Ở cấp độ lớp, ngày hội thể dục thể thao được xây dựng trên cơ sở những kỹ năng vận động quen thuộc của trẻ theo yêu cầu của Chương trình GDMN. Có thể sử dụng 1 số kiến thức hay yêu cầu vận động mới nhưng phải vừa sức đối với trẻ.
Nội dung ngày hội thể dục thể thao ở cấp độ lớp có thể:
Xây dựng trên cơ sở những bài tập, trò chơi vận động quen thuộc (dành cho trẻ mẫu giáo 3 độ tuổi) theo cấu trúc:
+ 1 trò chơi chung với lượng vận động trung bình (thực hiện 2-3 lần)
+ Các bài tập vận động (không quá 3 bài tập) tổ chức sao cho mỗi trẻ đều có thể tham gia vào 1 hoặc 2 bài tập, mỗi bài tập lặp lại không quá 3-4 lần.
+ Trò chơi vận động mạnh dành cho tất cả trẻ em
+ Trò chơi vận động tĩnh (nếu cần thiết).


Đối với Hội lễ thể dục thể thao (Hội khoẻ) cần được chuẩn bị một cách khoa học. Cần có cuộc họp bàn chung giữa ban giám hiệu trường và các cô giáo về các bước, nội dung thực hiện trong hội khoẻ, nhà trường tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các lớp: dụng cụ, nhạc cụ, quần áo …, chuẩn bị địa điểm, tiến hành trang trí …
Nội dung Hội khỏe có thể là sự đồng diễn thể dục (thể dục tay không, thể dục dụng cụ, vòng, gậy…), chuyển đội hình, trò chơi vận động sau đó có thể là biểu diễn thể dục cá nhân hay theo nhóm nhỏ (bật sâu, bật xa, chạy,...).

Xây dỰng môi trưỜng giáo dỤc
phát triỂn vẬn đỘng cho trẺ
trong trưỜng MẦM NON
Các loại môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non
Môi trường vật chất
+ Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng nhóm/lớp ( Khi đi kiểm tra thì các trường chưa sắp xếp như trong tư liệu. Vì vậy đề nghị BGH về nghiên cứu để hướng dẫn thêm cho GV)
Phải đảm bảo theo Danh mục đồ dùng- đồ chơi- thiết bị tối thiểu và theo nội dung GDPTVĐ trong Chương trình GDMN.
Sắp xếp thiết bị, đồ chơi phải đảm bảo an toàn, tận dụng mọi điều kiện phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi.
Xây dỰng môi trưỜng giáo dỤc
phát triỂn vẬn đỘng cho trẺ
trong trưỜng MẦM NON
Các đồ dùng, đồ chơi dành cho trẻ nhà trẻ có màu sắc sặc sỡ, hình dạng phong phú, hấp dẫn, phát ra tiếng kêu và có thể di chuyển được, được đặt ở gần nhóm trẻ.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi có khu vực đủ rộng cho trẻ trườn, bò, đi men và chơi với các đồ chơi phát triển các giác quan, các thiết bị đồ chơi cho trẻ tập đi, tập vận động.

Trẻ 12 - 24 tháng tuổi có thêm khu vực cho trẻ hoạt động với đồ vật, với sách tranh, bút sáp, giấy, các vật dụng và thiết bị, đồ chơi vận động đơn giản.
Trẻ 24 - 36 tháng tuổi có thêm khu vực chơi thao tác vai, chơi với đất nặn, bút vẽ.
Để giúp trẻ 3 – 6 tuổi thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh nên sử dụng nhiều loại đồ vật, đồ dùng, đồ chơi khác nhau.

+ Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời ( Mời BGH nghiên cứu và hướng dẫn cho GV)
Sân chơi, thiết bị đồ chơi ngoài trời được trang bị phù hợp với độ tuổi nhà trẻ và sắp xếp ở khu vực gần phòng nhóm/lớp.
Diện tích sân vườn được quy hoạch, thiết kế phù hợp, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tạo môi trường xanh, thoáng đãng để trẻ chơi, luyện tập PTVĐ.
Đảm bảo số lượng và chủng loại thiết bị, đồ chơi đáp ứng yêu cầu cho trẻ vận động ngoài trời theo các độ tuổi.
Khai thác sử dụng có hiệu quả.

Thiết bị, đồ chơi ngoài trời đa dạng, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động: các kiểu đi, đứng, chạy, nhảy; bò, trườn, trèo; tung, ném, lăn, bắt; thổi, vươn, …(theo Chương trình GDMN)
Các thiết bị, đồ chơi giáo dục phát triển vận động cần được bố trí sắp xếp hợp lý, có chỉ dẫn.
Sắp xếp các khu vực chơi đảm bảo an toàn, dễ quan sát trẻ, tuân theo nguyên tắc đảm bảo nhiều cơ hội cho trẻ vận động, sáng tạo.
Nên dành phần đât trống của trường mầm non để trồng cỏ, tạo sân cát, đường đi đa dạng, gò đất, núi đồi, nhà, lều với các thiết bị, dụng cụ thể dục chuyên biệt.


Môi trường xã hội ( BGH xem và hướng dẫn cho GV thực hiện)
Xây dựng môi trường thân thiện, trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động PTVĐ. Môi trường chăm sóc, giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ.
Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
Góc vận động
Là một phần quan trọng trong môi trường phát triển của trẻ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
Những yêu cầu cơ bản trong lựa chọn trang thiết bị cho góc vận động
Lựa chọn thiết bị phụ thuộc vào mục đích phát triển thể chất và phát triển toàn diện của trẻ, cần tương ứng với đặc điểm phát triển và chỉ số nhân trắc của trẻ.
Trang thiết bị phải gắn, bắt vít chặt chẽ. 
Đảm bảo số lượng, đa dạng về chủng loại các dụng cụ luyện tập.
Cần có đầy đủ các loại dụng cụ cho trẻ tập thể dục sáng, thể dục sau ngủ trưa dậy, giờ thể dục, trò chơi vận động và các bài tập ngoài trời, trong nhà, vui chơi giải trí và hội lễ thể dục thể thao.
Lựa chọn trang thiết bị thể thao cần chú ý đến đặc điểm phát triển thể chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng vận động của trẻ.
Chú ý đến vị trí đặt thiết bị tại nơi sử dụng.





Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ luyện tập trong góc vận động cho trẻ trong lớp
Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động cho trẻ nhà trẻ
Cần có một góc nhỏ để sắp đặt các trang thiết bị, các đồ chơi, đồ dùng khác nhau, phù hợp khả năng của trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện vận động mà trẻ thích và có thể. 
Cần sắp xếp sao cho chúng kích thích, khêu gợi hứng thú, tích cực vận động của trẻ.
Thiết bị thể dục lớn tốt nhất là đặt dọc theo một bên bức tường trống.


Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động cho trẻ 3-4 tuổi
Tạo môi trường thuận lợi: không gian lớp học rộng rãi, có nhiều đồ dùng, dụng cụ luyện tập, đồ chơi.
Sử dụng tủ gỗ nội thất có các ngăn kéo hoặc bánh xe đẩy trong "góc vận động". Cần thường xuyên thay đổi vị trí (thay đổi vị trí, di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, đưa thêm dụng cụ luyện tập mới, …).
Thiết bị lớn đặt dọc theo tường. Dụng cụ nhỏ như bóng mát xa, các loại bóng nhựa, bóng cao su, bóng da, vòng cao su, … cần được lưu giữ trong sọt hoặc hộp mở để trẻ có thể tự do sử dụng.


Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động cho trẻ 4-5 tuổi
Những dụng cụ luyện tập như bóng có kích thước khác nhau, bộ bóng ném (bóng, vòng, các con ki, dây) nên được lưu giữ trong các hộp lớn, không đậy, đặt dọc theo tường phòng học.
Một số các dụng cụ, đồ dùng luyện tập khác nhau cần được cất ở trong kho, sau một thời gian ngắn có thể thay thế, bổ sung, cập nhật các dụng cụ luyện tập mới.

Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động cho trẻ 5-6 tuổi
Cần sắp xếp ở trong tủ hoặc ngăn tủ có khóa/đóng; vòng thể dục, dây thừng, dây nên treo, móc trên tường trong lớp. Thiết bị thể dục được đặt trong lớp sao cho trẻ có thể được tự do tiếp cận và sử dụng chúng…

Trang thiết bị cho phòng giáo dục thể chất ở trường mầm non
Sự sắp xếp các dụng cụ luyện tập, trang thiết bị thể thao phụ thuộc vào kích thước và mục đích sử dụng của chúng. 
Thang leo, tường thể dục, dây, cột, thang dây được cố định, chắc chắn trên trần nhà hoặc gắn cố định chặt vào tường, kết hợp với các dụng cụ khác như thang, móc, ván, trượt dốc. 
Những dụng cụ lớn cần đặt dọc theo tường. Những tấm ván, thang với móc cần được treo, mọc, đặt ở nơi không ảnh hưởng đến sự tích cực vận động của trẻ.

Các dụng cụ thể dục nhỏ nên giữ trong kệ tủ, trong ngăn kéo, đặt nằm dọc theo tường của phòng thể dục.
Vòng thể dục, dây thừng, dây ngắn được treo móc đặc biệt. Lưới chơi bóng rổ, bóng chuyền, dây thừng, dây cao su cần được treo từng cặp trên tường từ thấp đến cao.
Các thiết bị phải được bố trí sao cho trẻ có thể tự do tiếp cận và tự sử dụng chúng. Cần có nhà kho nhỏ gần phòng thể dục, giúp giải phóng không gian cho hoạt động phát triển thể chất của trẻ.
Mỗi trường mầm non cần có một khu vực thể dục thể thao với nhiều loại trang thiết bị cho trẻ leo trèo, chui, trườn, luồn lách, chạy, nhảy, chơi các trò chơi vận động, sân vận động mini.


NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Các đơn vị thực hiện chuyên đề thực hiện các yêu cầu sau :
Ngày mai trường nào đi dự chuyên đề theo lịch đã phân bố thì vui lòng đi sớm để xem giờ TDS luôn.
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO
nguon VI OLET