BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---- ( *( ----



TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH




BÀI GIẢNG MÔN HỌC

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


♫@♫






HUẾ, 9-2009






MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương mở đầu: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 4
Chương 1: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 9
Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 20
Chương 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 35
Chương 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 44
Chương 5: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 54
Chương 6: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN 66
Chương 7: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI 77















LỜI NÓI ĐẦU
-***-
Để đáp ứng kịp thời yêu cầu học tập, nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và ôn thi hết học phần môn "Tư tưởng Hồ Chí Minh" của sinh viên không chuyên ngành lý luận Mác-Lênin của các trường Đại học thuộc Đại học Huế, cùng những bạn đọc xa gần có quan tâm đến môn học này, chúng tôi biên tập và cho ra mắt cuốn "Bài giảng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh".
Cuốn sách được hoàn thành chủ yếu dựa vào nội dung cuốn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Hội đồng lý luận Trung ương biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2003 (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005-2008; Quyết định ban hành Chương trình các môn Lý luận Chính trị trình độ Đại học, Cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008; “Đề cương giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh” ban hành theo Công văn của Bộ Giáo dục & Đạo tạo, số 512/BGDĐT-GDĐH ngày 2/2/2009. Đặc biệt là “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh” (dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song cuốn sách cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, đọc giả xa gần để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 09 năm 2009
Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh







Chương mở đầu: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Khái niệm tư tưởng
- Khái niệm tư tưởng
+ Hiểu theo nghĩa phổ thông, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh (thông thường người ta cũng quan niệm tư tưởng là suy nghĩ hoặc ý nghĩ).
+ Khái niệm “tư tưởng” trong “Tư tưởng Hồ Chí Minh” không phải dùng với nghĩa tinh thần - tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng thế giới quan và phương pháp luận (nền tảng triết học) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.
+ Khái niệm “tư tưởng” thường liên quan trực tiếp đến khái niệm “nhà tư tưởng”.
Theo từ điển tiếng Việt, “nhà tư tưởng” là những người có những tư tưởng triết học sâu sắc.
Lênin cũng đã lưu ý rằng: Một người xứng đáng là nhà tư tưởng khi nào biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chính trị - sách lược, các vấn đề về tổ chức, về
nguon VI OLET