LỜI NÓI ĐẦU
----*----
Để phục vụ cho việc học tập của sinh viên chuyên ngành Triết học và học viên các lớp Bồi dưỡng Giảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Đại học Khoa Học Huế, được sự phân công của Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi biên soạn cuốn sách “Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Nội dung cuốn sách hoàn thành trên cơ sở kế thừa cuốn sách Giới thiệu các tác phẩm kinh điển tư tưởng Hồ Chí Minh của TS Thái Ngọc Tăng, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế 2002, có bổ sung, hoàn thiện thêm một số tác phẩm mới dựa vào tài liệu tham khảo chủ yếu là 12 tập Hồ Chí Minh toàn tập – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội - 2000.
Cuốn sách này gồm 2 phần, phần 1: Đôi nét về hoàn cảnh ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh; phần 2: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời, nội dung và giá trị của các tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Yêu sách của nhân dân An Nam; Bản án chế độ thực dân Pháp; Đường Kách mệnh; Bốn văn kiện vắn tắt được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Tuyên ngôn Độc lập; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 1946; Sửa đổi lối làm việc; Đạo đức cách mạng 1955 và Đạo đức cách mạng 1958; Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân; Di chúc.
Những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phản ánh trong Giáo trình Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển tư tưởng Hồ Chí Minh là: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó là nội dung tổng quát của tư tưởng Hồ Chí Minh. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là điểm xuất phát và là sự xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc gắn bó thống nhất với chủ nghĩa xã hội là luận điểm trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh, nó thâm nhập và xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người trong các thời kỳ và trên các lĩnh vực.
Phương pháp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hệ thống được thể hiện đa dạng và phong phú ở các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau, trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, lấy mục tiêu không thay đổi là độc lập, thống nhất của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân làm gốc.
Lần đầu tiên trong các đảng cộng sản cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên tư tưởng: Đảng phải xứng đáng vừa là người lãnh đạo sáng suốt, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.
Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là một chiến lược cơ bản, lâu dài, trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh mãi mãi là một sức mạnh làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là sự vận dụng sáng tạo học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác - Lênin, chọn lọc, kế thừa cả những tinh hoa trong việc xây dựng nhà nước đã có trong lịch sử dân tộc và nhân loại.
Bản thân Người là một tấm gương trọn vẹn của đạo đức mới: Suốt đời phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một thể thống nhất giữa đạo đức với chính trị, đạo đức với tài năng, giữa nói và làm, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.
Để hiểu rõ những giá trị phong phú và toàn diện của tư tưởng Hồ Chí Minh, cần đọc, tìm hiểu và nghiên cứu Hồ Chí Minh Toàn tập, trọn bộ 12 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 (2000, 20002). Cuốn Giáo trình giới thiệu một số tác phẩm kinh điển tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ phản ánh một phần nội dung bộ sách kinh điển lớn nhất, có giá trị lý luận và thực tiễn cao nhất ấy về cách mạng Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng đầu tư biên soạn và sửa chữa, song cuốn sách cũng không tránh khỏi những hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, đọc giả gần xa để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 08 năm 2010
Tác giả
ThS Hoàng Ngọc Vĩnh
TS Thái Ngọc Tăng


















MỤC LỤC

Lời
nguon VI OLET