Nhiệt liệt chào mừng
Thầy cô và các bạn
TOÀN CẢNH YÊN TỬ
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Chung.
Phạm Thị Thạch Thảo.
yên tử NON THIÊNG
Lịch sử chùa Yên Tử
Vài nét về Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử
Tam Tổ sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm (1;2)
Hệ thống Chùa Yên Tử
Giá trị to lớn của Yên Tử (1; 2)
Chùa Bí Thượng
Chùa Cầm Thực
Thơ hay Yên Tử (1; 2; 3; 4; 5; 6)
Đặc sản Yên Tử (1; 2)
Tổng kết vấn đề
Nội dung chính
LỊCH SỬ CHÙA YÊN TỬ
Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử( Ngày trước được gọi là Núi Voi hoặc Bạch Vân Sơn)
Nằm phía Tây Bắc thị xã Uông Bí, thuộc địa bàn hai xã Thượng Yên Công và Phương Đông

Khu trung tâm Yên Tử tính từ Chùa Lân tới Chùa Đồng, được bao quanh bởi khu rừng đặc dụng với diện tích 2026 ha

Từ thời Lý, Yên Tử đã là nơi thờ Phật. Yên Tử là Trung tâm Phật giáo của Đại Việt, nơi sinh ra đạo Phật của Việt Nam là dòng Thiền Trúc Lâm mà Đức Hoàng đế anh hùng Trần Nhân Tông được coi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của Việt Nam


NỘI DUNG CHÍNH
THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
VÀI NÉT VỀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
Thiền Phái Trúc Lâm – Đạo Phật của Việt Nam – chủ trương sống với đời, hòa vào đời, sống theo quy luật tự nhiên. Chủ trương tu “Tâm” là chính, coi Phật tại “Tâm”, “Tâm” tức Phật, cho rằng mọi tội lỗi, nỗi khổ đều do “Tâm” sinh ra. Về hình thức lấy “Tu tại gia” là chính
Thiền Phái Trúc Lâm với Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông và kế tiếp là Pháp Loa, Huyền Quang đã quyến rũ mạnh các tín đồ đạo Phật. Giáo lý phản ánh hiện thực xã hội, tinh thần độc lập tự chủ, tự tôn dân tộc mà nền văn minh Đại Việt mang lại
Sau khi Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang qua đời, thời cuộc lại đổi thay, Phật giáo bị Nho giáo lấn át. Mãi tới thời Lê, Phật giáo mới được phục hồi Thiền Phái Trúc Lâm được chấn hưng, Yên Tử được trùng tu, trở lại nhộn nhịp sau 400 năm im ắng
NỘI DUNG CHÍNH
TAM TỔ SÁNG LẬP THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
ĐỆ NHẤT TỔ - TRẦN NHÂN TÔNG
Ngài tên là Trần Khâm (7/12/1258 – 16/11/1308)

Năm 21 tuổi(1279) Ngài làm vua, hai lần lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông (1285 và 1288). Là một ông vua có tài trị quốc, an dân

Tháng 10/1299, Ngài xuất gia tu ở Yên Tử, sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm, trở thành Đệ Nhất Tổ Thiền Phái Trúc Lâm

Lăng mộ Ngài nằm ở tháp Huệ Quang trước cửa Chùa Hoa Yên (Yên Tử)
NỘI DUNG CHÍNH
ĐỀN THỜ TRÚC LÂM TAM TỔ
TAM TỔ SÁNG LẬP THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
ĐỆ NHỊ TỔ
(THIỀN SƯ PHÁP LOA)
Tên Ngài là Đồng Kiên Cương (7/5/1284 – 3/3/1330), quê ở phủ Nam Sách - Hải Dương

Năm 1304, Nhân Tông đi vân du đến Nam Sách gặp Ngài và cho đi cùng với pháp hiệu là Pháp Loa
Pháp Loa là người tinh thông kinh kệ, được Nhân Tông tin cậy và trở thành Đệ Nhị Tổ Thiền Phái Trúc Lâm
ĐỆ TAM TỔ
(HUYỀN QUANG)
Tên là Lý Đạo Tái (1254 – 22/1/1334), người huyện Gia Lương – Bắc Ninh

Thuộc dòng quan triều Lý, mộ đạo từ nhỏ, làm quan một thời gian rồi theo Pháp Loa về tu ở Yên Tử
Sau khi Pháp Loa viên tịch, sự nghiệp của Thiền Phái Trúc Lâm do Ngài chủ trì, Ngài trở thành Đệ Tam Tổ của Thiền Phái Trúc Lâm
NỘI DUNG CHÍNH
HỆ THỐNG CHÙA YÊN TỬ
Đường Vàng Danh vào
Chùa Lân
Bến xe
Bến xe
Nhà trưng bày
Chùa Giải Oan
Am Lò Rèn
Đường Tùng
Ga cáp Treo 1
T.Hòn Ngọc
Tháp Tổ
Am Thiên Định
Chùa Hoa Yên
Chùa Một Mái
Am Diêm
Am Dược
Am Hoa
Chùa Vân Tiêu
T.Vọng Tiên Cung
Chùa Bảo Sái
Tượng An Kỳ Sinh
Ga cáp treo 2
Bia Phật
Chùa Đồng
Thác Bạc
Thác Vàng
Thác Ngự Dội
NỘI DUNG CHÍNH
Quả cầu như ý báo ân Phật
Cổng vào chùa Lân
CHÙA LONG ĐỘNG
Thiền viện Trúc Lâm, tức
chùa Lân hay chùa Long Động

Đây là nơi trước kia Trúc Lâm
đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông làm
nơi giảng đạo

Trước sân có một quả cầu Như Ý Báo Ân Phật bằng đá hoa cương đỏ, đường kính 1590 mm, trọng lượng 6.5 tấn
HỆ THỐNG CHÙA
Suối Giải Oan
CHÙA GIẢI OAN
Chùa Giải Oan là chùa đại diện cho tất cả các chùa khu trung tâm Yên Tử. Trên nền đàn tràng dải kết những oan hồn cung nữ đã vì vua mà trẫm mình dưới suối trước cửa chùa
Chùa cấu trúc hình chữ "đinh", gồm 5 gian và hậu cung. Cánh cửa bức bàn chạm khắc công phu theo mô típ "tứ bình", "tứ quý". Chùa mái cong lợp ngói mũi hài
Chùa là nơi tiếp giáp với cảnh trần ai, nơi giải kết nỗi oan khiên trần tục để tâm linh siêu thoát...
Chùa không chỉ là nơi giải oan cho các cung nữ mà còn là nơi Đệ Tam Tổ giải nỗi oan của mình với nàng Điểm Bích...
HỆ THỐNG CHÙA
Đường lên Hoa Yên
CHÙA HOA YÊN
Chùa Hoa Yên có tên gọi là Chùa Cả, có độ cao 516m.
Chùa nguyên tên là Vân Yên, do Thiền sư Hiện Quang khai sơn
Đến khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), vua Lê Thánh Tông thăm chùa, thấy cảnh hoa nở đầy sân, bèn đổi tên là Hoa Yên.
Trước chùa có Huệ Quang Kim Tháp, nơi an táng Xá Lợi Trần Nhân Tông và hơn 40 ngôi tháp lớn nhỏ
HỆ THỐNG CHÙA
Những ngôi Tháp xung quanh Tháp Tổ
Viếng Tháp Tổ
HUỆ QUANG KIM THÁP

Thờ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm

Tháp xây năm Kỷ Dậu (1309), niên hiệu Hưng Long thứ 17, trong lăng Quy Đức, để quản Xá Lợi đức Điều Ngự, tên gọi là Huệ Quang Kim Tháp và dâng tôn hiệu: Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật
HỆ THỐNG CHÙA
CHÙA MỘT MÁI
Cách chùa Hoa Yên chừng 200m là chùa Một Mái, tên chữ là Bán Thiên Tự (chùa cao giữa lưng trời). Chùa còn có tên là Bồ Đà, Am Ly Trần, chùa Bán Mái, Thanh Long Động (động Rồng Xanh)
Chùa hình chữ "nhất" gồm 4 gian, chiều ngang hẹp. Tượng và đồ thờ đều bằng đá trắng. Chùa Một Mái xưa là nơi lưu trữ các văc từ, thư tịch
Chùa gắn với truyền thuyết "Đụn gạo" và "Sữa mẹ". Tại chùa còn lưu nhiều bia chữ Hán, nét chữ trong bia còn khá rõ, bia ghi hồng danh của các thiền sư
HỆ THÔNG CHÙA
Chùa Vân Tiêu trong tranh
Bảo Tháp Chùa Vân Tiêu
CHÙA VÂN TIÊU
Chùa Vân Tiêu tọa lạc trên một gò núi cao. Cửa chùa quay về hướng tây
Phía trước cửa chùa là vườn tháp Vọng Tiên Cung
Chùa Vân Tiêu là nơi lưu niệm về sự hóa thân hiển Phật của các vị tu hành "trọn đạo" của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử

Chùa có cấu trúc hình chữ "đinh", gồm bái đường và hậu cung. Chùa quay về hướng Tây Phương - quê hương của Phật Tổ Như Lai
HỆ THỐNG CHÙA
Lối vào Chùa Một Mái và Chùa Bảo Sái
CHÙA BẢO SÁI
Chùa nằm ở độ cao 724m so với mặt nước biển. Trước kia, nơi đây chỉ có một am trong động, tên là Ngô Ngữ Viện.
Tu hành nơi đây là đại đệ tử thân tín của Đệ Nhất Tổ là Bảo Sái.
Sau khi Thiền sư Bảo Sái viên tịch, Ngô Ngữ Viện tiếp tục mở rộng, đời sau lấy tên Ngài đặt tên là chùa Bảo Sái
"Bảo Sái" nghĩa tiếng Hán là những giọt nước chảy thành tua, nghĩa đạo là sự thấm nhuần mưa móc của Đạo Phật nhiệm màu đối với chúng sinh
Chùa Bảo Sái rất linh nghiệm, nơi Bồ Tát hiện về báo mộng cho sư trụ trì chùa
HỆ THỐNG CHÙA
TƯỢNG AN KỲ SINH
Nằm ở độ cao hơn 900m, cách chùa Vân Tiêu 569m, trên một vùng đất phẳng và rộng
An (yên) nghĩa gốc là an định (yên lặng), Kỳ - nghĩa gốc lá cờ, kỳ đài (định giới hạn), Sinh - nghĩa gốc là sinh trưởng (sự sinh sôi như mầm cây mới nhú). Hợp nghĩa 3 chữ An Kỳ Sinh là sự khởi sinh nơi tĩnh lặng, trường tồn.
Nơi tượng đá An Kỳ Sinh như là sự khởi đầu bước vào ranh giới cõi thiêng liêng nhất trên đỉnh non thiêng Yên Tử.
HỆ THỐNG CHÙA
Chùa Đồng ở Yên Tử
Lên thăm chùa Đồng
CHÙA THIÊN TRÚC
Chùa Thiên Trúc (chùa Đồng) ở độ cao 1068m so với mực nước biển, Chùa Đồng tên chữ là "Thiên Trúc Tự" mang tên đất nước của Phật Tổ Như Lai, phù hợp với vị trí "Vô Thượng" của đỉnh Yên Tử
Chùa Đồng là một công trình độc đáo nhất Đông Nam Á, trọng lượng 70 tấn, chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m
Chùa mang vóc dáng một đài sen nở. Trong chùa thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử
HỆ THỐNG CHÙA
CỔNG TRỜI
Từ An Kỳ Sinh lên chùa Đồng phải qua Cổng Trời (do hai phiến đá lớn khá vuông vức tạo thành một cổng trời tự nhiên)

"Cổng Trời" mang rõ dấu tích của một vùng bờ biển (có vỏ sò, vỏ hến, cá hóa thạch ... trong từng vách đá) cách đây hàng trăm triệu năm, trải qua vận động tạo sơn cả một vùng biển được nâng lên thành núi. Trong các phiến đá trên đỉnh Yên Tử đều thấy sự hóa thân của các hình hài loài hữu hình: tôm, cua, cá ... quây quần dưới chân Phật Tổ như những cánh sen mà đỉnh Yên Tử là một bông sen lớn hé nở (khu vực đỉnh thiêng nay còn cả những cây sú vẹt, những con vật đang sống như cáy, còng ...)
HỆ THỐNG CHÙA
Cáp Treo Yên Tử
HỆ THỐNG CÁP TREO

Hệ thống cáp treo gồm 2 phần:

Ga cáp treo 1:
Chùa Giải Oan 1204m Chùa Hoa Yên

Ga cáp treo 2:
Chùa Một Mái 897m Tượng An Kỳ Sinh
HỆ THỐNG CHÙA
AM LÒ RÈN
Từ chùa Giải Oan leo ngược theo các bậc đá là một thử thách đáng kể đối với khách hành hương tìm về cõi Phật

Am Lò Rèn tính từ đỉnh dốc Hà Nội (ngay sau chùa Giải Oan đi lên chừng 400m, rẽ trái khoảng 50m)

Tương truyền từ thời Thượng hoàng Trần Nhân Tông về Yên Tử, Ngài dựng am để rèn dụng cụ lao động cho các chùa và nhân dân quanh vùng (theo tinh thần tự cung, tự cấp). Dấu tích hiện nay là bãi xít than có nhiều sỉ sắt, nền am (phế tích) và hai cây tùng cổ
HỆ THỐNG CHÙA
THÁP CAO 7 TẦNG
BIA PHẬT
Thấp hơn Cổng Trời ở phía dưới là bia Phật. "Bia Phật" là phiến đá tự nhiên mỏng hình lá bồ đề cao chừng 5m. Cổ nhân xưa khắc trên đá 4 chữ Hán "A Di Đà Phật" (danh hiệu Phật A Di Đà) ở hàng dọc nay còn rõ chữ Phật, hàng ngang còn rõ 4 chữ " tứ tự hồng danh" (bốn chữ trên son)
"Bia Phật" là biểu tượng thiêng liêng của Phật dù đó là pháp môn tịnh độ hay thiền tông vì đều chung một con đường giải thoát

Gần bia Phật có một phiến đá bằng phẳng, xưa kia có các quân cờ bằng đá được khắc rất tinh xảo, nay không còn. Tục truyền đây là nơi các tiên ông thường xuống đánh cờ, bàn thế cuộc. Nơi đây cũng là nơi du khách dừng chân chuẩn bị sính lễ để dâng cúng Phật tại chùa Đồng
HỆ THỐNG CHÙA
THÁC BẠC YÊN TỬ
THÁC NGỰ DỘI
Từ Hoa Yên theo đường lát đá về phía tây chừng 200m, hai bên đường là những cây tùng cổ trên 700 năm tuổi
Ngự Dội ngày xưa vua tắm đây
Từng mây hoa nước cứ tuôn đầy
Bên kia dòng thác vài mươi bậc
Nền am rêu mốc đá chen cây.
(Thác Ngự Dội - Hoàng Quang Thuận)
Thác Ngự Dội còn có tên là Long Khê (Khe Rồng). Có người gọi là Thác đuôi rồng, mà đầu rồng ở vị trí chùa Một Mái

Nguồn nước từ thác Ngự Dội như là trí tuệ của Phật Tổ gột rửa hết tam độc (tham, sân, si), lục tặc (nhân tặc, nhĩ tặc, thiệt tặc, thân tặc, tỵ tặc, ý tặc) để tu thành chính quả
HỆ THỐNG CHÙA
Đền Thờ Phật
AM THIỀN ĐỊNH
Kề sát thác Ngự Dội - nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ngồi nhập định tham thiền, am Thiền Định ở xa tuyến đường hành hương tĩnh lặng phù hợp với thiền định. Nay phế tích chỉ còn nền đá, rêu phong:

Trúc lách qua kẽ đá nền am
Đọt măng mập mạp giữa đá vàng
Bạt ngàn trúc biếc chen hoa nở
Gió thổi lau thưa vọng tiếng đàn.
(Am xưa - Hoàng Quang Thuận)
HỆ THỐNG CHÙA
THÁC VÀNG YÊN TỬ
Cách am Thiền Định chừng 300m đi theo đường Thạch Thảo với vách đá dựng đứng cao ngất trời, dây leo chằng chịt, cảnh đẹp lạ thường
Đến thác Thiên Thủy, nước chảy từ chùa Đồng (1068m) như dải lụa đào xuống thành suối vàng
Ngọn nước như từ trời đổ xuống
Cây rừng khép tán nép bên khe
Mảnh trời ngọn tháp thiên thu thủy
Đâu biết nơi đây có nắng hè.
(Thác Vàng - Hoàng Quang Thuận)
Đường đi Thác Vàng
HỆ THỐNG CHÙA
Một Góc Trúc Lâm
Yên Tử
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA
GIÁ TRỊ TO LỚN CỦA YÊN TỬ
1. Giá trị về Lịch Sử:
Biểu tượng của tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc
Khu lưu niệm về Trần Nhân Tông và Trúc Lâm Tam Tổ
2. Giá trị về Văn Hóa, Tư Tưởng:
Yên Tử là di sản văn hóa vô giá của dân tộc, là sản phẩm của nền văn minh Đại Việt thời Trần
Sự xuất hiện, phát triển và tồn tại của giáo lý Trúc Lâm cho thấy sự phát triển về triết học nói riêng và tư tưởng nói chung của dân tộc Việt Nam(thế kỉ XIII-XVI)
3. Giá trị về Du Lịch, Danh Thắng:
Yên Tử là nơi “Linh Địa” – Nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nơi tập kết tâm linh bao đời, tạo vẻ đẹp huyền ảo, quyến rũ khách thập phương
NỘI DUNG CHÍNH

4. Giá trị về Quân Sự:
Với độ cao trên một nghìn mét. Yên Tử có thể bao quát cả một vùng rộng lớn của miền Đông Bắc Tổ quốc, là vị trí chiến lược về quân sự trong lịch sử giữ nước của cha ông ta

5. Giá trị về Kinh Tế, Nghiên Cứu Khoa Học:
Khu rừng đặc dụng với diện tích 2026 ha có trữ lượng hàng vạn khối gỗ, hàng trăm loài cây thuốc quý và các loài cây có giá trị khác cùng nhiều loài động vật quý hiếm.
Dưới lòng đất có trữ lượng lớn than đá

GIÁ TRỊ TO LỚN CỦA YÊN TỬ
NỘI DUNG CHÍNH
ĐƯỜNG TÙNG YÊN TỬ
CHÙA BÍ THƯỢNG
Chùa mang tên làng Bí Thượng thuộc tổng Bí Giàng xưa
Chùa Bí Thượng ngày nay là ngôi chùa đầu tiên tại cửa ngõ vào Yên Tử, là nơi thể hiện lễ nghi "đi trình về tạ" (chùa Trình) của tín ngưỡng Phật giáo
Nằm ở phía Nam đường 18A, cách quốc lộ trên 200m, chùa xưa có quy mô to lớn, nhưng do hỏa hoạn và chiến tranh nên giờ chỉ còn lại một ngôi tháp cổ.
Chùa Bí Thượng cấu trúc gần giống hình chữ "quốc".
NỘI DUNG CHÍNH
CHÙA CẦM THỰC
Chùa Cầm Thực nằm cách chùa Suối Tắm gần 2km, cạnh dốc Mụ Chị thuộc đất Phạm Hồng Thái Đông
Chùa còn có tên là Bóng Thiêng, Linh Nhâm. Chùa tọa lạc trên đỉnh núi hình mâm xôi phía trái đường vào Yên Tử
Chùa cấu hình chữ "đinh", nhà Mẫu cấu trúc hình chữ "nhất“
Lên chùa, du khách phải qua cây cầu uốn cong 3 nhịp, thành cầu trang trí hình búp sen cách điệu, tiếp đến là cổng tam quan với đôi câu đối mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc
NỘI DUNG CHÍNH
MĂNG TRÚC
CƠM CHAY YÊN TỬ
NỘI DUNG CHÍNH
RƯỢU MƠ YÊN TỬ
NỘI DUNG CHÍNH
SƠ ĐỒ YÊN TỬ
PHIÊU DU YÊN TỬ

Buồn treo lên vách đá
Tiền bạc gửi lùm cây
Tay bám theo nhịp mõ
Hồn lang thang trong mây

Hương đỏ miền yên tĩnh
Chuông vọng lời người xưa
Ta nhặt bông thanh thản
Thả xuống hàng trúc thưa

Rượu uống cùng hương cỏ
Mây trắng rơi đầy tay
Chông chênh bên bờ thẳm
Tìm về đâu, kiếp này?

DANH SƠN YÊN TỬ

Ánh trăng đan rừng trúc
Yên Tử đẹp như thơ
Mây trắng óng màn tơ
Đêm ngày giăng đỉnh núi
Mây, núi, người soi chung suối
Giải Oan trong vắt tiếng kinh
Danh sơn cổ tự hữu tình
Khéo trong cuộc thế, biết mình, biết ta
Hoa Yên thấp thoáng một tòa
Nửa hồng trong nắng nửa nhòa trong sương
Bảo Sái đó, khói hương ngào ngạt
Cảnh chùa Đồng bát ngát trời mây...
THƠ HAY YÊN TỬ
NỘI DUNG CHÍNH
THƠ HAY YÊN TỬ
XÍCH TÙNG YÊN TỬ
Ngọn tùng sương phủ trắng phớ
Ruột tùng đỏ thắm ai ngờ chi đâu
Sần sùi giản dị vỏ nâu
Mà thân cứ thẳng chẳng cầu thấp cao
Nắng thiêu, rét buốt, mưa bào
Càng xanh tán lá, càng cao linh hồn
Chở che thân phận liễu non
Ngàn năm sừng sững vui buồn cùng mây.
Yên Tử
17/12/1992
NỘI DUNG CHÍNH
THƠ HAY YÊN TỬ
Ngày xưa đạo sỹ An Kỳ Sinh
Tìm đến núi Yên luyện đan linh
Ngang qua mắt ngọc rồng rực sáng
Ông nhận ra đây chốn địa linh
(Tượng đá An Kỳ Sinh - Hoàng Quang Thuận)
**********
Non cao mây trắng Bạch Vân Sơn
Kỳ Sinh đắc pháp cõi trường tồn
Bia pháp trường quan linh Vân
Giận mình hóa đá tọa Yên Sơn.
(Bạch Vân Sơn - Hoàng Quang Thuận)
NỘI DUNG CHÍNH
Ngày xưa thi hào Nguyễn Trãi tới Chùa Đồng
lòng tràn đầy xúc cảm, ông viết:
Trên non Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới sang canh đã sáng tinh
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả
Nói, cười - người giữa mây xanh
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa
Bao dải tua châu đá rủ mành
Di tích Nhân Tông còn lưu đấy
Trùng đồng thấy giữa ánh quang minh.
THƠ HAY YÊN TỬ
NỘI DUNG CHÍNH
THƠ HAY YÊN TỬ
Vân Tiêu quay hướng phía Tây Phương
Dãy núi Yên Tử án thành trường
Mây trôi lờ lững triền Yên Tử
Tùng xanh lãng đãng bóng trong sương.
(Chùa Vân Tiêu - Hoàng Quang Thuận)
-----***-----
Khúc hát thiền ca chùa Giải Oan
Rì rào tiếng suối giữa mây ngàn
Ngân nga chuông vọng chiều xa vắng
Cung nữ ngàn xưa tiếng thở than.
(Chùa Giải Oan - Hoàng Quang Thuận).
NỘI DUNG CHÍNH
THƠ HAY YÊN TỬ
LÊN YÊN TỬ
Lên chùa ngỡ với trăng sao
Mưa chồn bậc đá nắng trào mồ hôi
Đường Tùng mòn dốc rễ trồi
Thương công tử gác cổng trời Trúc Lâm

Cửu trùng tự tọa thiền tâm
Trần ai trong đục cát lầm thực hư
An Kỳ Sinh quyện mây mù
Bồng bềnh Tiên Phật ngàn thu mãi còn

Trập trùng xa núi rời non
Ta về nhập tục sống mòn mộng mơ.
4-1999
NỘI DUNG CHÍNH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA
Toàn cảnh Yên Tử
Chân núi Yên Tử
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA
Đỉnh thiêng Yên Tử
Đường lên Yên Tử
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA
Đường lên Yên Tử
Đỉnh núi Yên Tử
Tháp Ngọa Vân
Rừng Trúc
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA
GHÉ THĂM YÊN TỬ
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA
Lễ Khánh Thành Chùa Đồng
Đường lên Chùa Đồng
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA
BẢN ĐỒ DÃY NÚI YÊN TỬ
“Nào ai quyết chí tu hành
Có về Yên Tử, mới đành lòng tu”
Ngày nay, Yên Tử trở thành một trung tâm văn hóa, du lịch, tín ngưỡng nổi tiếng của nước nhà
Sự phát triển của Yên Tử - Yên Trung hứa hẹn một tiềm năng du lịch lớn, đồng thời khẳng định vị thế của thị xã Uông Bí không chỉ có than, có điện mà còn là một thị xã du lịch với hàng loạt cảnh quan hấp dẫn như Lựng Xanh, Hang Son, Chùa Am,... trong đó Yên Tử - Yên Trung trở thành một trung tâm du lịch quan trọng của thị xã chúng ta
Xin cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!!!
Chúc các bạn có một chuyến thăm quan Yên Tử vui vẻ...
tổng kết vấn đề
NỘI DUNG CHÍNH
Xin chào

Hẹn gặp lại
nguon VI OLET