Luật giáo dục 2005
Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

2. Các cấp học và tr×nh độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non;

b) Giáo dục phổ thông;

c) Giáo dục nghề nghiệp;

d) Giáo dục đại học và sau đại học.
Luật giáo dục 2005
Điều 6. Chương tr×nh giáo dục
1. Chương tr×nh giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và h.nh thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc tr.nh độ đào tạo.
2. Chương tr×nh giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; kế thừa giữa các cấp học, các tr×nh độ đào tạo và tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các tr.nh độ đào tạo, ngành đào tạo và h.nh thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 6.
3. Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương tr×nh giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo tr×nh và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên. Sách giáo khoa, giáo tr×nh và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
4. Chương tr×nh giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo h.nh thức tích luỹ tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Điều 29. Chương tr×nh giáo dục phổ thông, sách giáo khoa

1. Chương tr×nh giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và h.nh thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
Điều 29.

2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương tr×nh giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.
Điều 29
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương tr×nh giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương tr×nh giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.
tài liệu Chương trình
giáo dục phổ thông
1. Những vấn đề chung

2. Chương trình chuẩn của 23 môn học và hoạt động giáo dục

3. Chương trình các cấp học : Chương trình Tiểu học, Chương trình Trung học cơ sở, Chương trình Trung học phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm :

- Mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục các cấp học, mục tiêu giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục ;

- Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đáp ứng mục tiêu giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp với sự phát triển tuần tự của các cấp học ;
Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm :

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cơ bản về thái độ mà học sinh cần phải và có thể đạt được ;
- Phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc trưng của giáo dục phổ thông ;
- Cách thức đánh giá kết quả giáo dục phù hợp với đặc trưng của môn học và hoạt động giáo dục ở từng cấp học.
Yêu cầu đối với nội dung giáo dục phổ thông
a) Bảo đảm giáo dục toàn diện ; phát triển cân đối, hài hoà về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản ; hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ;
b) Bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, hiện đại, hướng nghiệp và có hệ thống ; chú trọng thực hành, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ;
Yêu cầu đối với nội dung giáo dục phổ thông
c) Tạo điều kiện thực hiện phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học ;
d) Bảo đảm tính thống nhất của chương trình giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước, đồng thời có thể vận dụng cho phù hợp với đặc điểm các vùng miền, nhà trường và các nhóm đối tượng học sinh ;
e) Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình giáo dục phổ thông
Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải có và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập.
Mỗi cấp học có chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ mà học sinh cần phải đạt được.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình giáo dục phổ thông

Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để:
Biên soạn sách giáo khoa;
Quản lí dạy học;
Đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục .
Mục đích đánh giá kết quả giáo dục phổ thông
Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp, mỗi cấp học nhằm:
xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục
làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Yêu cầu đánh giá kết quả giáo dục phổ thông
a) Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực ;

b) Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được cụ thể hoá ở từng môn học, hoạt động giáo dục ;
Yêu cầu đánh giá kết quả giáo dục phổ thông
c) Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của cộng đồng ;

d) Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác ;

e) Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp.
Câu hỏi thảo luận
1. Những vấn đề cơ bản của CT GDPT là gì?

2. Chuẩn KTKN của CTGDPT là gì? Được sử dụng như thế nào?

3. Trong quá trình giảng dạy thì giáo viên cần sử dụng tài liệu nào? Mối quan hệ giữa các tài liệu đó. Tài liệu nào làm cơ sở pháp lí?

4. Nêu những vấn đề cơ bản của CT môn Toán?
nguon VI OLET