ĐẠI HỌC KHOA HỌC
Trường Đại học Khoa Học thuộc Đại Học Huế (nguyên là trường Đại học Tổng hợp Huế) được thành lập năm 1976 trên cơ sở sáp nhập hai trường Đại Học khoa học và đại học Văn Khoa của Viện Đại học Huế (thành lập năm 1957). Thực hiện nghị định 30/cp ngày 04 tháng 04 năm 1994 của Chính Phủ, Trường Đại học Tổng hợp Huế là thành viên của Đại học Huế và mang tên trường Đại học Khoa học ( bao gồm khoa tự nhiên, khoa xã hội và nhân văn).
Qua 26 năm đóng góp và trưởng thành, Trường Đại học Khoa học đã đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật lớn cho đất nước. Nhiều thế hệ học sinh đã tốt nghiệp và cho đến nay nhiều người đang giữ những chức vụ quan trọng trong những tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội trong cả nước.
Tổng số cán bộ công chức :486 người
Trong đó có 371 giảng viên với 14 Phó Giáo sư, 72 tiến sĩ, 163 thạc sĩ.
Tổng số sinh viên : 9969
Định hướng phát triển KHCN
- Thực hiện việc gắn chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảng viên của trường đã hoàn thành xuất sắc nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ( cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp cơ sở), các dự án nghiên cứu và đạo tạo, hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng với các cơ sở sản xuất, địa phương trong khu vực.
- Tiếp tục các hướng nghiên cứu cơ bản là đặc trưng truyền thống và là thế mạnh của một Trường Đại học về Khoa học cơ bản:
Nghiên cứu cơ sở trong khoa học tự nhiên: Toán học, Tin học, Vật lý học, Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất.
Điều tra cơ bản đáng giá tổng hợp, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa dân tộc các vùng, miền; hình thái kinh tế xã hội; tư tưởng Hồ Chí Minh về các lĩnh vực trong hoạt động xã hội.
* Các vấn đề về bộ luật của Việt Nam và việc áp dụng vào đời sống thực tiễn ở miền Trung và Tây Nguyên.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu xã hội, thực tiễn đòi hỏi của các khu vực miền Trung, Tây nguyên. Ưu tiên các hướng nghiên cứu có khả năng triển khai ứng dụng mang tính đa ngành và đa lĩnh vực:
* Ứng dụng công nghệ thôn tin trong giảng dạy, quản lý và mô phỏng các quá trình tự nhiên.
* Vật liệu mới: vật liệu kỹ thuật, vật liệu composit, đo liều bức xạ, đo liều bức xạ.
* Hợp chất thiên nhiên: các hợp chất có tính sinh học
* Công nghệ sinh học: CN tế bào thực vật, CN gen động vật và thực vật, Cn protein và enzym, CN sinh học và xử lý môi trường.
- Xây dựng năng lực khoa học công nghệ ( bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm hiện đại, xây dựng các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Quan hệ quốc tế
Trường đã tranh thủ mọi điều kiện mở rộng hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm, các ngành, địa phương trong cả nước. Đặc biệt, trường đã có quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các trường đại học lớn ở nhiều nước như Pháp, Anh, Nhật, Úc, Mỹ, Đức, Thái Lan, Canada, Đạn Mạch, Ý, Hà Lan, …
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và NCKH
Từ khi thành lập đến nay, cơ sở vật chất của trường đã được đầu tư và trang bị ở mức đáng kể. Hiện nay trường có 8 tòa nhà chính gồm 71 phòng học đạt tiêu chuẩn, 30 phòng TN chuyên ngành, phòng máy tính thực tập và phòng thực hành; mạng LAN với 200/400 máy tính PC được kết nối Internet, 2 phòng trưng bày. Thư viện trường có 26.000 đầu sách gồm 98.146 cuốn, 204 loại báo và tạp chí với 19.249 bản, một phòng đọc với gần 200 chỗ ngồi có máy tính nối mạng.

nguon VI OLET