KÍNH CHÀO THẦY GIÁO VÀ CÁC BẠN SINH VIÊN
NHÓM SEVEN APPLES
DƯƠNG THỊ THANH HẰNG
TRẦN THỊ TỐ NHI
THÁI VĂN THUYÊN
NGUYỄN THỊ THÚY
PHAN THỊ TÚ
TRẦN VĂN VIỆT
LÊ THANH VŨ
Đặt vấn đề:
Đổi mới phương pháp dạy học là 1 vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay. Quá trình soạn bài giảng là 1 khâu quan trọng tốn nhiều thời gian và công sức, nhất là khi phải soạn giáo án bằng tay. Trong khi đó, xã hội đang ngày càng tiến bộ , CNTT phát triển 1 cách nhanh chóng. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm thời gian và khắc phục 1 số khó khăn trong khi soạn giảng bằng tay. Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ cho công việc này như: Violet, Powerpoint, Sketchpad, LectureMaker...
Giới thiệu phần mềm Violet
Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ Tiểu học đến THPT.
Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên).
Giới thiệu phần mềm Violet
Ngay từ khi mới ra đời, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để xây dựng nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, hình vẽ, các dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép với nhau, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh và thiết lập tham số, tạo các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động, thực hiện các tương tác với người dùng...
Giới thiệu phần mềm Violet
Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multi-media, Violet tỏ ra mạnh hơn các phần mềm khác, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash, cho phép sử dụng được mọi định dạng file video, thao tác được quá trình chạy của các đoạn video
Giới thiệu phần mềm Violet
Ngoài ra, vì là công cụ chuyên dụng cho bài giảng nên Violet còn có rất nhiều chức năng dành riêng cho bài giảng mà các phần mềm khác không có. Ví dụ Violet cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như:
Bài tập trắc nghiệm
Bài tập ô chữ
Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh

Giới thiệu phần mềm Violet
Ngoài các module dùng chung và mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các module chuyên dụng cho từng môn học, giúp người dùng có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng:
Vẽ đồ thị hàm số
Vẽ hình hình học
Ngôn ngữ lập trình mô phỏng
Thiết kế mạch điện
Giới thiệu phần mềm Violet
Violet còn cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (skin) khác nhau cho bài giảng, tùy thuộc vào bài học và ý thích của giáo viên.
Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là không cần Violet vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên chạy trực tuyến qua mạng Internet. Đặc biệt Violet có thể liên kết, thậm chí có thể nhúng thẳng vào các phần mềm khác như MS Powerpoint…
Giới thiệu phần mềm Violet
Violet có giao diện trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp hoàn toàn bằng tiếng Việt nên phù hợp với cả những giáo viên không giỏi Tin học và Ngoại ngữ.
Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn, thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới và đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet.

Những tính năng mới của Violet 1.7
Violet 1.7 ra mắt ngày 10/5/2010, đã hoàn chỉnh các chức năng soạn thảo trình chiếu, đồng thời nhúng được các chức năng công cụ của Violet vào trong Powerpoint. Đặc biệt Violet 1.7 bắt đầu triển khai theo hình thức mã nguồn mở để giáo viên không chỉ sử dụng mà còn có thể viết thêm chức năng cho Violet.
Những tính năng mới của Violet 1.7
Cho phép chọn nhiều đối tượng thay đổi các thuộc tính, tạo hiệu ứng cho tất cả các đối tượng được chọn cùng một lúc.
Cho phép tạo hiệu ứng biến mất, rất hữu ích khi giáo viên muốn trình chiếu liên tiếp nhiều tư liệu hoặc nội dung kiến thức trên cùng một trang. Người dùng cũng có thể chọn hiệu ứng “Ngẫu nhiên”, để cho việc trình chiếu thêm sinh động mà không phải mất công lựa chọn nhiều.


Những tính năng mới của Violet 1.7
Thêm module Tạo bài kiểm tra trắc nghiệm”: là một loạt các câu hỏi trắc nghiệm liên tiếp, chủ yếu được sử dụng để đánh giá kiến thức trong các bài giảng E-learning. Hệ thống sẽ tính điểm, lưu lại điểm và lưu lại quá trình làm bài của học sinh theo chuẩn SCORM.
Thêm module “Bài tập xếp chữ lên hình”



Những tính năng mới của Violet 1.7
Tạo thêm các chức năng công cụ Violet cho Powerpoint, nghĩa là sẽ xuất hiện ngay các chức năng của Violet như Trắc nghiệm, Ô chữ, Vẽ đồ thị,... ở trong Powerpoint
Thay đổi cách mã hóa file XVL, để dùng các trình soạn thảo văn bản bình thường là có thể chỉnh sửa được.
Thêm chức năng Kiểm tra phiên bản mới nhất


Các chức năng của Violet

Tạo trang màn hình cơ bản
Trong Powepoint gọi là các Slide, trong đó mỗi trang sẽ thể hiện các nội dung chứa đựng một phần kiến thức của bài giảng.
Cách tạo một trang màn hình
Sử dụng các mẫu bài tập
Các bài tập là những thành phần không thể thiếu trong các bài giảng, giúp học sinh tổng kết và ghi nhớ được kiến thức, đồng thời tạo môi trường học mà chơi, chơi mà học, làm cho học sinh thêm hứng thú đối với bài giảng.
Để tạo một bài tập, ta nhấn nút "Công cụ" ở cửa sổ soạn thảo trang màn hình, rồi chọn một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu ("Bài tập trắc nghiệm", "Bài tập ô chữ", "Bài tập kéo thả chữ"). Sau đó, cửa sổ nhập liệu cho loại bài tập được chọn sẽ hiện ra.
Tạo bài tập trắc nghiệm
Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm:
Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án
Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc
Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai
Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để được kết quả đúng.
Chương trình dịch Pascal sẽ cấp phát bao nhiêu bộ nhớ cho các biến trong khai báo sau:
Var X, Y: integer;
T: word;
A. 13 byte B. 9 byte
C. 6 byte D. 7 byte
Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương án thì nhấn vào nút “”.
Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được màn hình bài tập trắc nghiệm như sau:
Tạo kiểu bài trắc nghiệm“Ghép đôi”
Ta thực hiện các bước làm như bài tập trên, song phải chọn kiểu bài tập là “Ghép đôi”, và chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết quả đúng đằng sau mỗi phương án. Sau đó, Violet sẽ trộn ngẫu nhiên các kết quả để người làm bài tập sắp xếp lại.
Nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau:
Tạo bài trắc nghiệm có các ký hiệu đặc biệt và hình vẽ:
Tạo bài tập ô chữ
Tạo một bài tập ô chữ trong môn Tin Học. Khi tạo bài tập này, người soạn thảo phải biết trước về ô chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang.
Trò chơi giải ô chữ
Màn hình nền trong máy tính gọi là?
Màn hình gọi là?
Máy tính gồm phần cứng và...
Những người phát tán virut, phá hoại an minh mạng máy tính thường gọi là gì?
Là 1 công cụ của HQTCSDL cho phép tìm ra các record thỏa mãn 1 số điều kiện nào đó?
Một thiết bị mà hãng Apple đã tạo ra, giúp người dùng điều khiển máy tính ngoài keyboard?
Các câu trả lời hàng ngang lần lượt là:
1. Desktop; 2. Moniter; 3. Phần mềm;
4. Hacker; 5. Lọc; 6. Chuột.
Chữ ở cột dọc là: TIN HỌC
Ta lần lượt nhập năm câu hỏi và năm câu trả lời trong đề bài vào các hộp nhập liệu. Hình sau thể hiện việc nhập liệu của hai câu hỏi hàng ngang đầu tiên.
Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ như sau:
Tạo bài tập kéo thả chữ
Trên một đoạn văn bản có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra 3 dạng bài tập như sau:
Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có thêm những phương án nhiễu khác.
Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào ô trống để gõ (nhập) phương án của mình vào.
Ẩn/hiện chữ: Khi click chuột vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên (nếu đang ẩn), hoặc ẩn đi (nếu đang hiện).
Vẽ đồ thị hàm số
Đồ thị hàm số y = f(x), đồ thị hàm phụ thuộc tham số x = X(t) và y = Y(t) và đồ thị 3 chiều z = f(x, y). Khi nhập các hàm số, ngoài biến số, có thể sử dụng các tham số (a, b,...). Các tham số này sẽ được nhập một giá trị hoặc một khoảng giá trị. Nếu là một khoảng thì khi vẽ đồ thị, hình dạng đồ thị sẽ thay đổi theo sự biến đổi của các tham số từ giá trị thứ nhất đến giá trị thứ hai.
Để tạo đồ thị, ta nhấn nút "Công cụ" ở cửa sổ soạn thảo chọn mục "Vẽ đồ thị hàm số", màn hình nhập liệu hiện ra, ta chọn dạng đồ thị và nhập biểu thức hàm số.
Chú ý: nhập chuỗi ký tự biểu diễn hàm số phải theo đúng quy tắc:
- Toán tử: cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/), lũy thừa (^)
- Toán hạng: số, tham số, biến số (x, t), hằng số (pi, e)
- Các hàm số: sin, cos, tg, cotg, arcsin, arccos, arctg, arccotg, ln, abs (giá trị tuyệt đối), sqrt (căn bậc hai).
* Ví dụ để vẽ đồ thị hàm số: y = 2x2 - 4x + 1
ta phải gõ: 2*x^2 - 4*x + 1
Vẽ hình hình học
Module cho phép vẽ và thể hiện các đối tượng hình học, được thiết kế tương tự như phần mềm Geometer Sketchpad của hãng Keypress, tuy nhiên có một số chức năng chuyển động sinh động hơn để phù hợp với học sinh nhỏ tuổi. Các bài hình học đã được thiết kế bằng Sketchpad cũng có thể nhập vào và sử dụng trong Violet thông qua module này.
Với công cụ này người sử dụng có thể dễ dàng vẽ được các hình hình học phục vụ cho giảng dạy, thay đổi các yếu tố của hình vẽ, quan sát được sự thay đổi của hình vẽ khi các yếu tố đó thay đổi và tương tác trực tiếp trên phần trình chiếu của Violet.
Công cụ vẽ hình
Công cụ vẽ hình hình học của Violet bao gồm các chức năng:
Vẽ điểm:
Vẽ một điểm bất kỳ
Vẽ trung điểm của một đoạn thẳng cho trước
Vẽ đường:
Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm
Vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm
Vẽ một tia biết gốc và một điểm thuộc tia
Vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường
Vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường
Công cụ vẽ hình
Vẽ đường tròn:
Vẽ đường tròn biết tâm và một điểm thuộc đường tròn
Vẽ đường tròn biết tâm và bán kính
Công cụ vẽ hình
Chức năng chính:
Vẽ ký hiệu góc: chọn chức năng này, tiếp đó chọn 2 cạnh của góc
ẨnHiện các đối tượng, dùng để ẩn các đối tượng sử dụng để làm trung gian vẽ các đối tượng khác. Ví dụ: để vẽ đường tròn ngoại tiếp của tam giác, ta vẽ 2 đường trung trực, rồi vẽ đường tròn tâm là giao điểm và đi qua 1 đỉnh tam giác, sau khi có đường tròn thì có thể ẩn 2 đường trung trực đi.
ThêmXóa nhãn các đối tượng. Đánh ký hiệu các điểm bằng chữ cái hoa A, B, C, … và ký hiệu các đường bằng chữ cái nhỏ a, b, c,…
LưuXóa vết của điểm khi điểm chuyển động, sử dụng trong các bài toán quỹ tích
Các thao tác khác
- Bắt điểm, bắt đường: Khi vẽ đối tượng, ta có thể phải chọn một điểm hoặc một đường đã vẽ. Khả năng bắt điểm giúp thao tác này trở nên dễ dàng và chính xác.
- Di chuyển các điểm, các đường: Sau khi vẽ hình thì các đối tượng sẽ được liên kết với nhau. Ví dụ vẽ trọng tâm G của tam giác bằng cách vẽ giao của 2 trung tuyến thì khi di chuyển 1 đỉnh hoặc cạnh của tam giác thì G vẫn luôn là trọng tâm.
Ngôn ngữ lập trình Violet Script
Ngôn ngữ lập trình chuyên dụng cho việc tạo các quá trình mô phỏng, với mức độ linh hoạt rất cao, có khả năng thể hiện được hầu hết những mong muốn của người sử dụng, thậm chí có thể tạo được những mô phỏng động mà ngay cả những chương trình đồ họa mạnh như Macromedia Flash cũng khó có thể làm được. Tuy nhiên, Violet Script đơn giản và dễ dùng hơn nhiều so với các ngôn ngữ lập trình khác.
Ngôn ngữ lập trình Violet Script
Violet Script có thể dễ dàng cập nhật thêm các thư viện cho từng môn học, hiện tại chúng tôi đã cung cấp khá nhiều các hàm và đối tượng phục vụ cho môn hình học. Có thể xem khả năng của Violet Script thông qua một số bài giảng mẫu của Violet như: Định lý Pytago, Các bài tập Toán,...
Thiết kế mạch điện
Violet cung cấp công cụ thiết kế mạch điện, cho phép vẽ được tất cả các loại mạch điện trong chương trình phổ thông như mạch song song, mạch nối tiếp, mạch kết hợp, mạch cầu,… với các thiết bị điện như: nguồn một chiều, nguồn xoay chiều, điện trở, biến trở, cuộn cảm, tụ điện, vôn kế, ampe kế, đèn, công tắc,… dưới dạng các ký hiệu như quy định trong SGK hoặc các hình ảnh giống thật, sinh động.
Các chức năng khác của Violet
Về nội dung, trang bìa là trang giới thiệu bài giảng (chứa tiêu đề bài giảng, tên giáo viên giảng dạy, tên người soạn bài giảng,...). Về hình thức, đây là màn hình không có giao diện ngoài (nội dung phóng to toàn màn hình). Khi mới bắt đầu tiết học, phần mềm bài giảng chỉ hiện trang bìa. Khi giáo viên bắt đầu dạy bằng phần mềm thì chỉ cần click chuột, lúc đấy nội dung bài giảng mới hiện ra.
Chức năng chọn trang bìa
Các chức năng khác của Violet
Chức năng chọn trang bìa
Vào menu Nội dungChọn trang bìa
Nhấn nút “Thêm ảnh” để đưa bức ảnh nền vào, click vào ảnh, click tiếp nút để hiện bảng thuộc tính của ảnh, và điều chỉnh độ trong suốt lên cao để cho tấm ảnh trông mờ đi (với mục đích làm nổi rõ chữ lên).
Sau đó “Thêm chữ” và thay đổi vị trí, định dạng và các thuộc tính của chữ để được màn hình trang bìa.
Nhấn “Đồng ý”.
Các chức năng khác của Violet
Chọn giao diện bài giảng
Vào menu Nội dungChọn giao diện. Cửa sổ chọn giao diện cho bài giảng hiện ra như sau:
Các chức năng khác của Violet
Chọn giao diện bài giảng
Kéo thanh trượt ngang phía dưới để xem và lựa chọn toàn bộ các giao diện. Hiện tại chương trình cung cấp 10 giao diện khác nhau và sẽ được cập nhật nhiều hơn về sau.
Giao diện đầu tiên là giao diện trắng (không có gì). Nếu lựa chọn giao diện này thì bài giảng sẽ chỉ còn 2 nút Next, Back ở phía dưới bên phải để chuyển đổi giữa các trang màn hình. Với giao diện trắng thì các tư liệu sẽ được hiển thị to hơn, tuy nhiên việc theo dõi và thay đổi các mục sẽ khó khăn hơn.
Các chức năng khác của Violet
Đóng gói bài giảng
Trong khi soạn bài giảng, ta có thể sử dụng các file ảnh hoặc file phim ở nhiều thư mục khác nhau trong máy tính. Đóng gói bài giảng là cách tập hợp hợp các file dữ liệu đó vào cùng một thư mục, đồng thời sinh ra một file chạy trong đó. Việc này giúp cho khi cần chạy bài giảng trên một máy khác, ta chỉ cần copy cả thư mục này sang là có thể chạy được, thậm chí không cần máy mới phải cài đặt Violet.
Các chức năng khác của Violet
Đóng gói bài giảng
Để đóng gói bài giảng, ta chọn Bài giảng  Đóng gói, hoặc có thể nhấn phím tắt F4
Bảng đóng gói hiện ra, ta có thể gõ click vào nút ba chấm để chọn thư mục đóng gói, ví dụ tôi sẽ chọn đóng gói ra Desktop.
Tiếp đến có 2 lựa chọn:
Xuất bài giảng ra file chạy EXE, dùng khi cần copy bài giảng sang máy mới để chạy
Xuất bài giảng ra file HTML, dùng khi cần đưa bài giảng lên Internet hoặc nhúng vào PPT
Các chức năng khác của Violet
Đóng gói bài giảng
Thông thường ta sẽ đóng gói ra EXE, nên cứ để mặc định như vậy.
Cuối cùng nhấn nút “Đồng ý”, bài giảng sẽ được đóng gói.
Ta sẽ kiểm tra lại kết quả
Quay trở về màn hình Desktop, nơi ta vừa chọn đóng gói ra đó
Để chạy bài giảng ta sẽ chạy file EXE là file có biểu tượng hình chữ F.
Các chức năng khác của Violet
Nhúng Violet vào Power Point
Nhúng Violet vào Powerpoint là cách hiện nội dung của các trang Violet ngay trên trang màn hình của Powerpoint, bên cạnh các nội dung Powerpoint khác. Ví dụ bạn có thể dùng Violet để tạo ra các bài tập (trắc nghiệm, ô chữ, kéo thả,...), sau đó nhập bài tập này luôn lên trang slide của một bài giảng Powerpoint có sẵn.
Các chức năng khác của Violet
Nhúng Violet vào Power Point
Dùng Violet tạo ra một bài tập trắc nghiệm (hoặc bài tập kéo thả, trò chơi ô chữ,...)
Nhấn F8 và chọn giao diện trắng (không có giao diện).
Đóng gói dưới dạng HTML (thực chất là tạo ra file Player.swf).
Các chức năng khác của Violet
Nhúng Violet vào Power Point
Chạy Microsoft Powerpoint.
Mở một file PPT có sẵn, hoặc tạo một file PPT mới nhưng phải save lại luôn. Để đơn giản, ta nên copy (hoặc save) file PPT này vào thư mục chứa thư mục đóng gói của bài giảng Violet.
Ưu,nhược điểm
Ưu điểm:
-Có thể đóng gói lại và chạy ở máy khác mà máy đó không cài phần mềm violet vẫn có thể chạy được.
- Những người không có trình độ cao về tin học vẫn có thể sử dụng được.
- Có các tiện ích khác giúp soạn thảo đễ dàng hơn như:Tạo trò choi ô chữ,trắc nghiệm,vẽ hình học,vẽ đồ thị hàm số,bài tập kéo thả chữ…
Nhược điểm:
- Không  thể liên kết giữa 2 gói bài giảng đã đóng gói với nhau.

Cài đặt và chạy chương trình
Có 2 cách để cài đặt phần mềm Violet:
Cài đặt bằng đĩa CD
Cài đặt từ trang bachkim.vn
Hướng dẫn cài đặt từ trang bachkim.vn
 Vào địa chỉ website http://bachkim.vn,để tải phiên bản mới nhất về để tiến hành cài đặt( phiên bản Violet 1.7).
Sau khi download về,chúng ta sẽ chạy file Violet_Setup.exe để cài đặt.
Sau khi ta chạy file “Setup.exe”. Cửa sổ cài đặt đầu tiên xuất hiện.Nhấn nút “Tiếp tục”để chuyển tiếp sang cửa sổ mới.
Kích chọn “Đồng ý với các điều khoản trên” và Nhấn “Tiếp tục”
Các bạn có thể chọn nơi cài đặt theo ý của mình.
- Nhấn “Tiếp tục”.
Click “Tiếp tục” để chuyên sang bước tiếp theo
Chương trình đã sẵn sàng để cài đặt vào máy tính của bạn.
- Click “Cài đặt”.
Các bạn chờ trong giây lát. Chương trình đang tiến hành cài đặt vào máy tính của bạn.
Chương trình đã cài đặt xong vào máy tính của bạn, click “Kết thúc” để thoát khỏi chương trình cài đặt.
Chạy chương trình
Sau khi cài đặt, trên màn hình Desktop xuất hiện biểu tượng bông hoa Violet
Còn trong menu Start của Windows xuất hiện thư mục Programs Platin Violet, trong đó có thư mục chứa các bài giảng mâx(Violet Samples),phần chương trình chạy(Platin Violet),phần đăng kýbản quyềnViolet (Register)và phần gỡ bỏ Violet(Uninstall Violet).
Đăng kí bản quyền hoặc dùng thử 
 
Sau khi cài đặt, trong lần chạy đầu tiên, Violet sẽ hiện ra cửasổ đăng ký như hình dưới đây.Nếu bạn chưa có giấy chứng nhận bảnquyền thì có thể nhấn vào nút“Dùng thử” để chạy luôn(có thể dùng thử được 200 lần).
Để có thể dùng thoải mái mà không bị giới hạn về số lần thì chúng ta phải đăng ký.Phí đăng ký 1 bản/1 trường là 5 triệu đồng.
Chúng ta có thể sử dụng key bản quyền của các trường khác để có thể đăng ký vào máy tính của mình(download từ trên mạng về).
Và đây là giao diện làm việc của chương trình.
Chúc các bạn thành công.
nguon VI OLET