BÀI 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

BIẾT
Câu 1. Rễ cây hấp thụ những chất nào?
A. Nước cùng các ion khoáng. B. Nước cùng các chất dinh dưỡng.
C. Nước và các chất khí. D. O2 và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
Câu 2. Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là
A. lá, thân, rễ. B. lá, thân. C. rễ, thân. D. Rễ.
Câu 3. Sự vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ cây theo con đường gian bào là:
A. nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào.
B. nước và ion khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào từ lông hút vào đến nội bì.
C. nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào.
D. nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào.
Câu 4. Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào?
A. Con đường qua thành tế bào - không bào.
B. Con đường qua chất nguyên sinh – gian bào.
C. Con đường qua không bào – gian bào.
D. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào.
Câu 5. Đơn vị hút nước của rễ là:
A. tế bào rễ. B. tế bào biểu bì. C. tế bào nội bì. D. tế bào lông hút.
Câu 6. Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. thẩm thấu. B. thẩm tách. C. chủ động. D. nhập bào.
HIỂU
Câu 7. Nơi nước và các chất hoà tan phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:
A. tế bào lông hút. B. tế bào nội bì. C. tế bào biểu bì. D. tế bào vỏ.
Câu 8. Đặc điểm nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước?
A. Phát triển nhanh, mạnh về bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất.
B. Có khả năng ăn sâu và rộng.
C. Có khả năng hướng nước.
D. Trên rễ có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút.
Câu 9. Nước không có vai trò nào sau đây?
A. Làm dung môi hòa tan các chất. B. Đảm bảo hình dạng của tế bào.
C. Đảm bảo sự thụ tinh kép xảy ra. D. Ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.
Câu 10. Phát biểu đúng về mối quan hệ giữa trao đổi chất trong tế bào với trao đổi chất của cơ thể:
A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào không liên quan đến sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
C. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là cơ sở cho chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
D. Chỉ có trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là quyết định sự tồn tại của sinh vật.
Câu 11. Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào?
A. Thụ động. B. Chủ động. C. Thụ động và chủ động. D. Thẩm tách.
Câu 12. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất.     B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng.     D. hoạt động thẩm thấu.
Câu 13. Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, phải tiêu tốn năng lượng.
VẬN DỤNG
Câu 14. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn sinh lý ở thực vật?
I. Trời nắng gay gắt kéo dài.
II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài.
III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn.
IV. Cây bị thiếu phân.
V. Cây bị bón thừa phân.
A.I, IV B. II, III, V C. III, IV D. II
Câu 15.
nguon VI OLET