HAI ĐỨA TRẺ
I. Tác giả, tác phẩm:
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:


-Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (Sau đổi thành Nguyễn Tường Lân).
- Thành viên trong nhóm văn Tự lực văn đoàn.
- Sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng từ nhỏ sống cùng chị ở quê ngoại phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
- Đôn hậu, điềm đạm, nhạy cảm, tinh tế-> chất văn giản dị, trong sáng, thâm trầm, sâu sắc.
Nêu vài nét cơ bản về Thạch Lam?
Phố huyện Cẩm Giàng ngày nay
Thạch Lam quê gốc ở đâu?
Hà Nội
Sài Gòn
Thạch Lam nguyên quán ở đâu?
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Đúng rồi
chúc bạn may mắn lần sau
Huhu sai mất rồi
Lần sau cố gắng hơn bạn nhé
2.Những tác phẩm chính:

- Tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937) Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942).
-Tiểu thuyết Ngày mới (1939);
- Tập tiểu luận Theo dòng (1941);
-Tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943).
Dựa vào sách giáo khoa, em hãy cho biết một số tác phẩm chính của Thạch Lam?
3. Đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam:
+ Nội dung: vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.
+ Nghệ thuật:
- Truyện không có cốt truyện.
- Khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ, tinh tế.
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu chất thơ -> “một bài thơ trữ tình đượm buồn”..
- Giọng văn trầm lắng, nhỏ nhẹ như lời tâm tình thủ thỉ.

4. “Hai đứa trẻ”:

-Xuất xứ: Hai đứa trẻ được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938).
-Bối cảnh: Phố huyện nghèo, ga xếp Cẩm Giàng- quê ngoại của nhà văn những năm trước Cách mạng Tháng tám (1945)
-Thể hiện rõ nét phong cách truyện ngắn của Thạch Lam.
Tác phẩm Hai đứa trẻ được in trong tập truyện ngắn nào? Tác phẩm đã lấy bối cảnh ở đâu?
- Bố cục:

+Phần 1: Từ đầu đến “tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”: Cảnh phố huyện lúc chiều tà.
+Phần 2: Tiếp theo đến “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”: Cảnh phố huyện về đêm.
+Phần 3: còn lại: Cảnh chuyến tàu đêm đến và đi qua phố huyện.

II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
a) Bức tranh thiên nhiên:
*Âm thanh:

- Tiếng trống thu không…từng tiếng một vang lên.
- Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng.
- Tiếng muỗi vo ve.

-> tĩnh mịch, vắng lặng, buồn bã.
Những âm thanh nào đã xuất hiên trong bức tranh thiên nhiên trong thời khắc chiều tàn?Chúng gợi cho em cảm xúc gì?

II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
a) Bức tranh thiên nhiên:
*Hình ảnh và màu sắc, đường nét:
-Phương tây đỏ rực như lửa cháy.
-Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
-Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt.
-> Báo hiệu sự tàn lụi của ngày.
Hãy tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh, màu sắc, đường nét lúc chiều tàn?
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
a) Bức tranh thiên nhiên:
*Nghệ thuật:
- Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh, giàu tính nhạc.
- Nét vẽ đơn sơ, chân thực.
=> Bức tranh thiên nhiên đẹp, tĩnh lặng và buồn.
b) Bức tranh sinh hoạt:
* Cảnh chợ tàn:
- Âm thanh: Tiếng ồn ào cũng mất.
- Hình ảnh chợ huyện lúc vãn:
+ người về hết.
+ trên nền chợ đầy rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
+ vài người bán hàng về muộn.
+ mấy đứa trẻ nhà nghèo nhặt rác.
- Mùi vị: Mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi
-> phơi bày sự xơ xác, tiêu điều , nghèo nàn của phố huyện.
Cảnh chợ tàn được Thạch Lam được cảm nhận qua những âm Thanh, hình ảnh và mùi vị nào?
Những kiếp người tàn:

- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ.
- Mẹ con chị Tí:
+Ngày mò cua bắt ốc, đêm đến lại lầm lũ dọn hàng nước.
+Khách toàn những người dưới đáy xã hội.
+Dẫu chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng đêm nào mẹ con chị Tí cũng dọn hàng.
- Bà cụ Thi điên.
- Chị em Liên cùng với cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, tạm bợ.
Hình ảnh những đứa trẻ con nhà nghèo, mẹ con chị Tí, chị em Liên và bà Thi được miêu tả như thế nào vào lúc chợ tàn?
Điểm chung:
- Nghèo.
Đơn điệu, tẻ nhạt, quẩn quanh, bế tắc trong cuộc sống.
-> sự trăn trở, cảm thương của tác giả về những kiếp người tàn.
Từ việc tái hiện của nhà văn, em hãy chỉ ra những điểm chung của những cảnh đời này?
c) Bức tranh tâm hồn nhân vật của Liên:
- Tinh tế, nhạy cảm trước những biến chuyển của thiên nhiên.

+ “ cái buồn của buổi chiều quê thấm thía…lòng buồn man mác trước thời khắc ngày tàn”.
+ Mùi riêng của đất, mùi của quê hương.


-Nhân hậu, giàu lòng yêu thương.



+ Thương xót những đứa trẻ nghèo ở ven chợ.
+ Hỏi han, quan tâm và suy ngẫm về cuộc đời của mẹ con chị Tí.
+ Quan tâm, ái ngại cho cụ Thi.
Cách đối xử của Liên với các nhân vật trong truyện ra sao?
Tiểu kết
Nội dung:
+ Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước (Những bức tranh đẹp, u buồn của phố huyện nghèo nàn lúc chiều tà).
+ Tấm lòng nhân đạo (đồng cảm với những cảnh ngộ đáng thương).

Nghệ thuật:
+ Giọng văn nhẹ nhàng, cảm xúc tinh tế.
+ Đan xen yếu tố hiện thực và lãng mạn, trữ tình.
Củng cố, hướng dẫn học bài
1. Dòng nào không nói đúng đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam?
A. Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật.
B. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm, chứa đựng tình cảm chân thành và sự nhạy cảm của nhà văn.
C. Những trang văn đậm chất hiện thực
d. Văn trong sáng, giản dị, thâm trầm, sâu sắc.
Tìm đáp án phù hợp với nội dung câu hỏi dưới đây?
2. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in trong tập nào?
A. Sợi tóc
B. Hà Nội băm sáu phố phường
C. Gió đầu mùa
D. Nắng trong vườn
2. Cảnh phố huyện lúc đêm tối:
a. Cảnh đêm tối
Bóng tối
Trời nhá nhem tối “cát lấp lánh từng chỗ, đường mấp mô thêm…”/96.
Trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát.
Đường phố và các con ngõ…đầy bóng tối/97.
Những người về muộn…đi trong đêm/98.
Tối hết cả, con đường thăm thẳm…/98.
Bóng tối găn với cs của các gia đình trong phố huyện.
=> Bóng tối đầy dần, dày đặc, bao trùm khắp không gian phố huyện-> màn đêm mênh mông của xã hội cũ.
Ánh sáng
Đen hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu…
Một khe ánh sáng (cửa)/97
Vệt sáng của những con đom đóm.
Quầng sáng (ngọn đèn của chị Tí).
Chấm lửa ( gánh phở bác Siêu).
Hột sáng ( ngọn đèn của Liên)/98.
=> Ánh sáng le lói, yếu ớt, không đủ thắp sáng không gian phố huyện-> tô đậm thêm bóng tối.
b. Con người:
Những cảnh sống nghèo nàn, cơ cực:
+ Những cảnh sống của những đứa trẻ còn nhà nghèo, bà cụ Thi. + Bác xẩm: nghệ sĩ dân gian với món ăn tinh thần “mấy tiếng đàn bầu.
+ Chị Tí: bán hàng nước với dáng điệu thiểu não, mong đợi vẩn vơ/99.
+ Bác Siêu: với gánh hàng phở-> xa xỉ với ng dân phố huyện.
+ Chị em Liên/98 “ đêm tối, quen lắm, không sợ nữa”.
Ước mơ đổi đời “chừng ấy con người
trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”.
+Sự mơ hồ
+ Ước mơ-> trân trọng
c. Bức tranh tâm hồn của Liên
+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh.
- Sự tưởng tượng của thế giới trẻ thơ: sông Ngân Hà, ngàn sao lấp lánh…/98
- Loạt hoa bàng rụng trên vai mình/99
- Quan sát ánh sáng với nhiều góc độ, biểu hiện.
+ Ước mơ đổi đời.
- Tìm những nguồn sáng để thắp sáng phố huyện-> yếu ớt, không đủ xua tan bóng tối nơi phố huyện.( hiện tại đầy bóng tối)
- Hướng về ánh sáng quá khứ khi ở Hà Nội. ( quá khứ đầy ánh sáng)
-> Chờ đợi đoàn tàu = hiện thực +quá khứ.
=> tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam: thương cảm + trân trọng + ước mơ thay đổi.
3. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya (đoàn tàu đến và đi qua.)

a.Hình ảnh chuyến tàu đêm:
Dấu hiệu đoàn tàu đến:
+ tiếng reo
+ làn khói bừng sáng trắng.
+ tiếng còi



Sự xuất hiện của đoàn tàu:

+ Âm thanh:
tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.
Những hành khách ồn ào khe khẽ.
Tiếng còi đã rít lên và đoàn tàu rầm rộ đi tới.

+ Chuyển động:
Đoàn xe vụt qua ( khác với nhịp sống phố huyện)

+ Ánh sáng:
Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.
Đồng và kềnh lấp lánh.
Cửa kính sáng
Đoàn tàu đi qua:
+ Nhìn theo và nuối tiếc: đốm than đỏ, nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh…xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. (liên hệ: Cô phàm viễn ảnh bích không tận/ Duy kiến trường giang thiên tế lưu).
+ Lặng theo mơ tưởng ( Hà Nội xa xăm…sáng rực vui vẻ, huyên náo…một thế giới thần tiên khác.)
+ Cảm nhận về phố huyện ( trong sự so sánh tương phản với đoàn tàu):
- vầng sáng (ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu); đêm tối vẫn bao bọc xung quanh.>< ánh sáng đoàn tàu.
- Đồng ruộng mênh mông và yên lặng; tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn> yên lặng, ảo não>< náo nhiệt, rộn rã
- Bóng người…vợ chồng bác xẩm ngủ trên manh chiếu-> tiêu điều, thảm hại.>< đông đúc, xán lạn.
b. Ý nghĩa chuyến tàu đêm
Hình ảnh của quá khứ, của Hà Nội.

Biểu tượng của thế giới hạnh phúc.

=> nội dung nhân đạo: xót thương+ trân trong (ước mơ đổi đời)+ sống có lý tưởng.
nguon VI OLET