HOÀNG NGỌC VĨNH










HỒ CHÍ MINH

VỚI MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM









NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ

ThS Hoàng Ngọc Vĩnh










Hồ Chí Minh
với một số tôn giáo ở Việt Nam



















Nhà xuất bản Đại học Huế
Huế, 2009


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ
07 Hà Nội, Huế – Điện thoại: 054.3834486; Fax: 054.3819886

Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc: Nguyễn Xuân Khoát
Tổng biên tập: Hoàng Đức Khoa


Biên tập nội dung
PGS.TS Đoàn Đức Hiếu
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

Biên tập kỹ thuật –mỹ thuật
Bình Tuyên

Trình bày bìa
Thiện Đức

Chế bản vi tính
Ngọc Anh
Hồ Chí Minh với một số tôn giáo ở Việt Nam
In 500 bản khổ 14,5x20,5 cm tại Công ty In Giao thông, 80 Trần Hưng Đạo – Hà Nội, Số đăng ký KHXB: 829-2009/CXB/03 – 82/ĐHH. Quyết định xuất bản số: 179/QĐ-ĐHH-NXB, cấp ngày 19/10/2009. In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2009.


MỤC LỤC


LỜI NGÕ 5
Chương 1: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNGGHEN VÀ LÊ NIN VỀ TÔN GIÁO –CƠ SỞ LÝ LUẬN CHỦ YẾU CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO 9
Chương 2: HỒ CHÍ MINH VỚI PHẬT GIÁO, NHO GIÁO VÀ CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM 22
1. QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO 22
2. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO, NHO GIÁO VÀ CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM 34
3. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 54
PHẦN PHỤ LỤC 65
I - CÁC VĂN BẢN DO HỒ CHÍ MINH CÔNG BỐ VỀ 65
TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO CỦA NHÂN DÂN 65
II. CÁC VĂN BẢN QUAN TRỌNG VÀ MỚI NHẤT CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI VIỆT NAM VỀ TÔN TRỌNG TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NHÂN DÂN 114
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 135












LỜI NGÕ
Trên 74 năm qua, kể từ ngày có Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ một nước thuộc địa lệ thuộc, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất có chủ quyền và ngày nay đang định hướng lên CNXH. Chế độ quân chủ phong kiến không còn nữa, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh đuổi sạch bóng bọn xâm lăng trên đất nước ta và đang cùng nhau đoàn kết xây dựng một xã hội văn minh hiện đại.
Tuy nhiên, nước ta cho đến nay chưa phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến, “do đó là một xã hội về phương diện kinh tế đạo đức, tinh thần còn mang dấu vết của xã hội cũ, mà nó đã lọt lòng ra”.
Sai lầm cơ bản của ta trong chừng mực nào đó, quá trình cải tạo XHCN ở nước ta trong những năm 70-80 của thế kỷ XX vừa qua đã có những khuynh hướng không nhận thức được một cách đầy đủ đặc điểm “không phải là một xã hội cộng sản đã phát triển trên cơ sở của chính nó” của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Từ đó đã sinh quan niệm thời kỳ quá độ lên CNXH vừa qua ở nước ta đã là CNXH thuần khiết, không chấp nhận những yếu tố, những mặt những xu hướng được gọi là không XHCN. Chính thế, đã có những quan niệm khá cực đoan với Tôn giáo làm tổn thương không nhỏ đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới với tư duy khách quan khoa học, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam xác định tín ngưỡng Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ còn có cơ sở tồn tại lâu dài trong suốt quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, đồng thời các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mục đích cuối cùng của những người cộng sản là xóa bỏ mọi áp bức về tinh thần của Tôn
nguon VI OLET