Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo
về dự giờ học
Giáo viên thực hiện : Trần Thị Phương Nam

Tổ : Tự nhiên
Tế bào
Máu
02
C02
Nhờ đâu mà máu lấy được Oxi để cung cấp cho các tế bào
và thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể
Vậy hô hấp là gì ?
Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống?
Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề này.
CHƯƠNG IV : HÔ HẤP
Bài 20 : Tiết 21
Hô hấp và các cơ quan hô hấp
I.Khái niệm hô hấp:
Hô hấp là gì?
Hô hấp có liên quan
như thế nào với các
hoạt động sống của
tế bào và cơ thể?
Hô hấp gồm những giai
đoạn chủ yếu nào?
Sự thở có ý nghĩa
gì với hô hấp?
Hô hấp có liên quan như thế
nàoĐối với hoạt động sống
của cơ thể?
Hô hấp cung cấp oxi cho
t ế bào để tham gia vào phản
ứng tạo năng lượng cung cấp
cho mọi hoạt động sống của tế
bào và cơ thể, dồng thời loại
CO2 ra khỏi cơ thể.
Hô hấp gồm những giai đoạn
chủ yếu nào?
Hô hấp gồm 3 giai đoạn
chủ yếu:
+Sự thở(sự thông khí ở phổi).
+Trao dổi khí ở phổi.
+Trao đổi khí ở t ế bào.

Sự thở có ý nghĩa gì đối với
hô hấp?
Sự thở giúp thông khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đồi khí diễn ra liên tục ở tế bào.
I . Khái niệm hô hấp:
-Khái niệm: hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

-Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn:

+ Sự thở( sự thông khí ở phổi).
+ Trao đổi khí ở phổi.
+ Trao đổi khí ở tế bào.

-Vai trò:

+Cung cấp oxi để oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho hoạt động sống của cơ thể.
+ Thải khí cácbôníc ra khỏi cơ thể.
II. Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng :
Quan sát hình vẽ sau và xác định các cơ quan trong hệ hô hấp.
Mũi
Họng
Thanh quản
Khí quản
Phế quản
Đặc diểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp ở người
Nguyên cứu thông tin
bảng 20 SGK Tr.66
Trả lời các câu hỏi sau:


? Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng:

+ Làm ấm , làm ẩm không khí khi đi vào phổi?
+ Tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
+ Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhầy lót bên trong đường dẫn khí .

Làm ấm không khí là do lớp mao mạch dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc đặc biệt ở mũi và phế quản.
+ Lông mũi :giữ lại các hạt bụi lớn
+ Chất nhầy :do niêm mạc tiết ra giữ lại các hại bụi nhỏ
+ Lông rụng : quét vật lạ ra khỏi khí quản
+ Nắp thanh quản: đậy kín đường hô hấp ,ngăn thức ăn lọt vào khi nuốt.
+ Các tế bào limphô ở tuyến ameđan và V.A tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm
Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
+ Số lượng phế nang lớn (700-800 triệu) làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí tăng.

+ Bao bọc phổi có 2 lớp màng là lá thành dính chặt vào lồng ngực và lá tạng dính chặt vào phổi , giữa chúng là lớp dính rất mỏng làm cho áp suất trong đó là âm hoặc 0 , giúp cho phổi nở rộng và xốp.
Nêu nhận xét chung về vai trò của đường dẫn khí và phổi?
+ Chức năng chung của đường dẫn khí : dẫn khí ra và vào phổi, làm ẩm , làm ấm không khí vào phổi , bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.

+Chức năng của phổi : trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch.
II.Các cơ quan trong hệ hô hấp của người
và chức năng của chúng
Cấu tạo :

Hệ hô hấp gồm
+ Đường dẫn khí: Mũi , họng ,thanh quản , khí quản , phế quản
+ Hai lá phổi.

2. Chức năng:
Đường dẫn khí :
+ Dẫn khí ra vào phổi
+ Làm ẩm , làm ấm không khí vào phổi
+ Bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
Phổi:
+ Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.

Hoạt động nào dưới đây không phải là chức năng của hô hấp :
a. Loại bỏ CO2 ra khỏi cơ thể. c. Cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào
b. Cung cấp oxi cho tế bào d. Giúp tế bào và cơ thể tránh bị đầu độc bởi khí CO2.
2) Nơi xảy ra trao đổi khí ở phổi là :
a. Xoang mũi c. Phế quản.
b. Khí quản d. Phế nang
3) Vừa tham gia dẫn khí hô hấp vừa là bộ phận của cơ quan phát âm là :
a. Thanh quản c. Phế quản
b. Khí quản d. Phổi
4) Tuyến V.A và tuyến Amiđan có ở:
a. Khí quản c. Họng
b. Thanh quản d. Mũi
5) Chất nhày trong mũi có tác dụng:
a. Diệt khuẩn c. Giữ bụi
b. Sưởi ấm không khí d. Cả a, b, c đều đúng

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Hướng dẫn về nhà:

+ Học bài theo yêu cầu và kết luận trong sách giáo khoa
+ Đọc mục “ Em có biết “ và trả lời :
- Nhờ đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm cho bề mặt diện
tích trao đổi khí của phổi lên đến 78-80 m2.
+ Thở ra và hít vào sau đó nhận xét xem có những bộ
phận nào tham gia.
+ Đọc trước bài hoạt động hô hấp /.
Bài học đến đây là kết thúc !
Xin chân thành cảm ơn các thầy các cô và các em học sinh đã tham dự tiết học hôm nay
nguon VI OLET