KHÁNG SINH
MỤC TIÊU

Trình bày đại cương về kháng sinh: định nghĩa, phân loại, cơ chế tác động, sự đề kháng kháng sinh và nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Trình bày các nhóm kháng sinh tiêu biểu thường được sử dụng trong điều trị: mỗi nhóm kể được phân loại, cơ chế tác động, cơ chế đề kháng, được động học, phổ hoạt tính, tác dụng phụ
Kể được tính chất, nguồn gốc, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng và bảo quản các kháng sinh điển hình trong mỗi nhóm
ĐẠI CƯƠNG

1928, Alexander Flemming phát hiện nấm Penicillium notatum tiết ra chất có tác dụng diệt khuẩn: penicillin
1942 Penicillin được sản xuất với qui mô công nghiệp.
Năm 1944 người ta tìm được Streptomycin
Các năm sau đó liên tục nhiều kháng sinh đã được tìm ra từ các xạ khuẩn, vi nấm góp phần trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng mà trước đó là nguyên nhân gây tử vong trong đa số các trường hợp.
ĐỊNH NGHĨA

Kháng sinh ( antibiotic) là những chất chống lại sự
sống của VK
Anti biotic

Có nguồn gốc sinh học hay tổng hợp có tác động lên sự chuyển hóa của vi khuẩn (kháng sinh kháng khuẩn), của vi nấm (kháng sinh kháng nấm) và trên tế bào (kháng sinh kháng ung thư)

Chống lại
Sự sống
PHÂN LOẠI


Nhóm - Lactam
Nhóm Aminosid
Nhóm Macrolid
Nhóm Cloramphenicol
Nhóm Tetracyclin
Nhóm Lincosamid
Nhóm Quinolon
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
Tác động trên thành vi khuẩn
Tác động trên màng sinh chất
Ức chế sự tổng hợp acid nucleic
Ức chế tổng hợp protein
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG

1. Tác động trên thành vi khuẩn
Diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp peptidolycan là thành phần tham gia cấu tạo thành vi khuẩn
 - lactamin , vancomycin, fosfomycin, bacitracin, cycloserin, monobactam, carbapenem
Cấu tạo thành tế bào VK Gram (+)
Cấu tạo thành tế bào VK Gram (-)
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
2. Tác động trên màng sinh chất
Diệt khuẩn chủ yếu do làm thay đổi tính thấm của màng tế bào chất VK.
Mycostatin, amphotericin B, polymycin
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
3. Ức chế sự tổng hợp acid nucleic
Có 2 loại acid desoxyribonucleic (AND) và acid ribonucleic (ARN).
Quinolon: gắn với 2 tiểu đơn vị A của men AND gyrase 2 dây xoắn kép AND không thể duỗi thẳng VK không nhân đôi

? Cơ chế tác động.
DNA gồm 2 chuỗi. Những chuỗi này phải tách ra trươc khi sao chép. Trong quá trình tách , sự duỗi của chuỗi DNA xảy ra. DNA gyrase chịu trách nhiệm điều khiển quá trình này. Tế bào người không chứa DNA gyrase, nhưng chứa topoisomerase enzym có chức năng tương tự. Fluoroquinolon chỉ ức chế DNA gyrase ở liều điều trị; nồng độ cao hơn gấp 100- 1000 lần sẽ ức chế topoisomerase.
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
4. Ức chế tổng hợp protein
- Nhóm Aminosid: ức chế chuyên biệt tiểu đơn vị 30S của ribosom đọc sai mã
- Nhóm Macrolid,Lincosamid,Cloramphenicol: gắn vào vị trí 23S trên tiểu đơn vị 50S
không giải mã được
- Nhóm Tetracyclin: gắn vào receptor trên 30S làm ribosom không gắn vào ARNm.
SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH

Tạo enzym phân hủy thuốc
Thay đổi tính thấm của màng
Thay đổi điểm tác động
Thay đổi con đường chuyển hóa
SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH

Tạo enzym phân hủy thuốc
- Men  - lactamase (penicillinase và cephalosporinase) bất hoạt kháng sinh nhóm  - lactamin
- Men phosphorylase: bất hoạt kháng sinh nhóm aminosid
- Men acetylase: bất hoạt cloramphenicol
SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
Thay đổi tính thấm của màng
Nhóm Tetracycline,  - lactamin
SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
Thay đổi điểm tác động
- PBP  nhóm  - lactamin
- Thay đổi receptor trên 30S  aminosid
- Thay đổi receptor trên 50S cloramphenicol
Sự thay đổi này làm thuốc không gắn vào receptor được
SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
Thay đổi con đường chuyển hóa
VK đề kháng sulfonamid: tổng hợp acid
folic không sử dụng PABA

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng
Chọn đúng kháng sinh
Chọn dạng dùng thích hợp
Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng
Sử dụng kháng sinh đúng thời gian quy định
Sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý
Phối hợp kháng sinh khi cần thiết
Một số phối hợp thường gặp

Aminosid + Vancomycin: trong nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nặng ở người già
Sulfamid + Trimethoprim: giảm đề kháng sulfamid
Cyclin + Macrolid: nhiễm trùng do Staphylococcus.
Pefloxacin + Rifampicin: nhiễm trùng xương do tụ cầu
Amoxicillin + A.clavulanic: ( Augmentin): giảm ảnh hưởng của men  lactamase
Ampicillin + Sulbactam
Ticarcillin + A. Clavulanic
INH + PZA + Rifampicin: trong điều trị lao
Penicillin + Probenecid: kéo dài tác dụng của penicillin
Các phối hợp nên tránh

Rifampicin + Novobiocin: độc trên gan
Cloramphenicol + Sulfamid: độc trên máu
Aminosid + Sulfamid: gây độc trên thận
Aminosid + Cephalosporin: độc trên TK
1. NHÓM -  LACTAMIN

1. NHÓM -  LACTAMIN
Phân tử -lactamin có cấu trúc vòng
azetidin - 2 - on còn gọi là vòng  - lactam
1
4
3
2
Quan hệ giữa cấu trúc và hoạt tính
Vòng  - lactam nguyên vẹn
Nhóm chức có tính acid trên N hoặc trên C2
NHÓM -  LACTAMIN
PENICILLIN
CEPHALOSPORIN
1.3. Cơ chế tác động

Ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn do  - lactamin gắn vào PBP (protein binding penicillin) có họat tính enzym hiện diện trên màng vi khuẩn và ức chế chức năng của enzym này trong sự tổng hợp peptidoglycan.
1.4. Cơ chế đề kháng của vi khuẩn

Tổng hợp men  - lactamase: phá vỡ vòng  - lactamin làm cho kháng sinh mất tác dụng
Giảm tính thấm của thành vi khuẩn
Thay đổi điểm “đích”: thay đổi cấu trúc hóa học của PBP dẫn đến làm giảm ái lực của điểm đích đối với kháng sinh
1.5. Tác dụng phụ

Dị ứng: mề đay, sốt, ngứa, sốc phản vệ (rất hiếm 0,05%)
Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy
Liều cao ở người suy thận: chóng mặt, co giật, rối loạn về máu
2. PHÂN NHÓM PENICILLIN
2.1. Cấu trúc
Để đơn giản hóa, người ta xem penicillin như là những amid của acid 6 – amino penicillanic (6 – APA)
2. PHÂN NHÓM PENICILLIN
2.2. Phân loại: Dựa vào phổ kháng khuẩn
2.2.1. Phổ kháng khuẩn hẹp
- Gồm có Penicillin G và Penicillin V
- Hoạt tính cao với cầu khuẩn gram (+)
- Được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm
penicillinum
- Bị thủy giải bởi penicilinase  không có tác
dụng trên Staphylococcus.aureus

2. PHÂN NHÓM PENICILLIN
2.2.2.Phổ kháng khuẩn rất hẹp
(Penicillin nhóm M)
- Gồm có Methicillin, Oxacillin, Cloxacillin ...
- Tác động kém trên các VK nhạy cảm PNC-G
- Có tác động trên Staphylococcus aureus tiết penicillinase
- Ổn định trong môi trường acid.
2. PHÂN NHÓM PENICILLIN
2.2.3. Penicillin nhóm A
- Gồm có Ampicillin, Amoxicillin
- Phổ họat tính giống PNC – G nhưng mở
rộng trên các vi khuẩn gram (-) như
Haemophilus, E.coly, Proteus
- Ổn định trong môi trường acid, có thể uống
2. PHÂN NHÓM PENICILLIN
2.2.4. Penicillin phổ rộng
- Gồm có Piperacillin và Ticarcillin
- Hoạt tính cao trên vi khuẩn gram (-) kể cả
Pseudomonas và Enterobacter.

2. PHÂN NHÓM PENICILLIN
2.3. Tính chất chung
Tính acid: khi thay thế -H của nhóm carboxyl bằng các kim loại kiềm (Na+, K+) thì được các penicillin dễ tan trong nước và tạo muối ít tan với các amin như phản ứng giữa PNC – G với procain tạo procain benzyl penicillin có td chậm
Tính không bền: vòng  - lactam không bền, dễ bị phân hủy khi gặp ẩm và trong môi trường kiềm, acid
2. PHÂN NHÓM PENICILLIN
2.4. Dược động học
Hấp thu: thay đổi, PNC – G hấp thu kép qua đường uống nên chỉ dùng dạng tiêm, các Penicillin bán tổng hợp hấp thu tốt qua PO
Phân bố: tập trung cao ở gan, thận, phổi
Thải trừ: gan, thận
3. PHÂN NHÓM CEPHALOSPORIN

3.1. Cấu trúc
Để đơn giản hóa, người ta xem Cephalosporin như là những amid của acid 7- amino cephalosporinic (7-ACA)
3. PHÂN NHÓM CEPHALOSPORIN
3.2. Phân loại: dựa vào phổ kháng khuẩn
3.2.1. Cephalosporin thế hệ I
Gồm: Cephalexin, Cephadroxyl, Cephalothin …
Dự phòng phẩu thuật (Staphylococcus)
Hoạt tính cao với hầu hết cầu khuẩn gram (+)
Hoạt tính trực khuẩn ruột gram (-) hiếm khí (E.coli, Klebsiella)
3. PHÂN NHÓM CEPHALOSPORIN
3.2.2. Cephalosporin thế hệ thứ II
Gồm: Cefuroxim, Cefamandol, Cefotetan, Cefaclor, …
Dự phòng phẩu thuật (Staphylococcus)
Td trên Gram (+) : kém hơn Cephalosporin I
Td trên Gram (-) rộng hơn Cephalosporin I, td trên cả Enterobacter, Proteus, Haemophilus
3. PHÂN NHÓM CEPHALOSPORIN
3.2.3. Cephalosporin thế hệ thứ III
Gồm: Cefotaxim, Ceftriaxon, Ceftazidim, Cefoperazon, Cefixim, Cefpodoxim ...
Chủ yếu dùng đường tiêm
Td trên Gram (+) kém hơn Cephalosporin I Có hoạt tính cao với Streptococci
Td trên Gram (-): rộng hơn Cephalosporin II, td trên hầu hết Enterbacteriacae, Nesseria, Pseudomonas, Haemophilus.
Bền với  – lactamase
Phân bố tốt vào não (trừ cefoperazon và cefixim)
3. PHÂN NHÓM CEPHALOSPORIN
3.2.4. Cephalosporin thế hệ IV
Cefepim, Cefpirom
Bền với men  - lactamase
Cefpirom: cầu khuẩn Gram (+) đề kháng Penicillin G, các chủng Enterobacter tiết  - lactamase, trên Pseudomonas aeruginosae
Cefepim td trên Staphylococcus aureus kém hơn Cefpirom
3. PHÂN NHÓM CEPHALOSPORIN
3.3. Tính chất
Lý tính: bột kết tinh trắng hoặc màu vàng nhạt, không có mùi hoặc hơi có mùi lưu huỳnh
Hóa tính: Cephalosporin không bền vững do vòng  - lactam, nhóm carboxyl tác dụng với kim loại kiềm tạo muối tan trong nước.
3. PHÂN NHÓM CEPHALOSPORIN
3.4. Dược động học
Hấp thu
- Cephalosporin I và II hấp thu tốt qua đường uống, Cephalothin gây đau khi tiêm IM do đó thường dùng IV
- Cepha III và IV hấp thu tốt qua đường tiêm
Phân bố
- Cepha I và II không thấm qua màng não
- Cepha III và IV thấm tốt qua màng não (trừ cefoperazon và cefixim)
- Qua nhau thai, đạt nồng độ cao ở hoạt dịch và màng ngoài tim
Thải trừ
- Thải trừ qua thận, cần giảm liều ở người suy thận
- Cefoperazon thải trừ ưu thế qua mật, ceftriaxon 50% thải qua thận và 40% qua mật
4. KHÁNG SINH NHÓM  - LACTAMIN
4.1. PENICILLIN-G Benzyl penicillin

4.1.1. Nguồn gốc
Được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm Penicilinum notatim hoặc Penicillin chrysogenum
4.1.2. Tính chất
Bột kết tinh trắng, mùi đặc biệt, vị đắng, dạng acid khó tan trong nước, dạng muối Na+, K+ dễ hút ẩm tan trong nước, dễ bị phân hủy bởi ẩm, nhiệt độ, acid, kiềm. Hoạt tính được biểu thị bằng đơn vị quốc tế IU (1 IU = 0,6 g)
4. KHÁNG SINH NHÓM  - LACTAMIN
4.1. PENICILLIN-G Benzyl penicillin

4.1.3. Tác dụng
Td tốt với cầu khuẩn gram (+): Staphylococci, Pneumococci
Tác dụng rất tốt với các vi khuẩn kỵ khí
4.1.4. Tác dụng phụ
Dễ gây dị ứng sốc phản vệ, cần thử phản ứng trước
khi tiêm
4.1.5. Chỉ định
- Viêm phổi, viêm khớp
- Viêm nội tâm mạc
- Bệnh than, lậu, giang mai
4. KHÁNG SINH NHÓM  - LACTAMIN
4.1. PENICILLIN-G Benzyl penicillin

4.1.6. Chú ý
PNC – G hấp thu nhanh và thải trừ nhanh nên thời gian tác dụng ngắn. Muốn kéo dài tác dụng phải dùng penicillin ở dạng dẫn chất như procain benzyl penicillin, benzathyl benzyl penicillin
4.2. BENZATHIN BENZYL PENICILLIN
Benzathyl penicillin G



4.2.1. Tác dụng
Là dẫn chất của PNC – G, phổ kháng khuẩn tương tự PNC – G, nhưng td kéo dài hơn.
4.2.2. Chỉ định
- Viêm phổi, viêm khớp
- Viên nội tâm mạc
- Bệnh thận, lậu, giang mai
Lưu ý: Thuốc dễ gây sốc phản vệ nên làm test trước
khi dùng
4.3. PHENOXYMETYL PENICILLIN (Penicillin V)
Ospen, Oracillin
4.3.1. Nguồn gốc
Được chiết từ mt nuôi cấy nấm Penicillinum notatum
4.3.2. Tính chất
Bột kết tinh trắng, không mùi, vị hơi đắng, không hút ẩm, khó tan trong nước, bền trong mt acid ở dạ dày
(có thể uống được). Hoạt tính của PNC – V được tính bằng IU
4.3.3. Tác dụng
Hoạt phổ tương tự PNC – G nhưng td trên VK gram (-) và kỵ khí kém PNC – G 10 lần
4.3. PHENOXYMETYL PENICILLIN (Penicillin V)
Ospen, Oracillin
4.3.4. Tác dụng phụ
- Dị ứng: mề đay, sốt, ngứa
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy
- Liều cao ở người suy thận: chóng mặt, co
giật, rối loạn về máu.
4.3.5. Chỉ định
- Nhiễm khuẩn TMH, da và niêm mạc
- Nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp ở trẻ em
- Chỉ định tiếp sau khi dùng PNC – G
4.4. AMINOBENZYL PENICILLIN (Ampicillin)
Totapen, Ukapen

4.4.1. Tính chất
Là kháng sinh bán tổng hợp dạng bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng; dạng acid ít tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ; dạng muối natri tan trong nước, ít tan trong dung môi hữu cơ
4.4.2. Tác dụng
Trên vi khuẩn gram (-) mạnh hơn PNC – G, hấp thu tốt qua PO, thức ăn ảnh hưởng đến hấp thu thuốc nên uống lúc bụng đói.
4.4. AMINOBENZYL PENICILLIN (Ampicillin)
Totapen, Ukapen
4.4.3. Tác dụng phụ
- Dị ứng
- Rối loạn tiêu hóa
- Nhiễm nấm candida
4.4.4. Chỉ định
Nhiễm trùng hô hấp, TMH, răng miệng, thận, tiết niệu, sinh dục
4.5. AMOXICILLIN Clamoxyl, Hiconcil, Agram

Là dẫn chất tổng hợp của ampicillin tác dụng tương tự ampicillin nhưng hấp thu nhanh và hoàn toàn hơn.
Hiệu lực đường uống gấp 2 lần ampicillin đó là điểm khác biệt chính giữa 2 thuốc.
Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.
Liều dùng bằng ½ so với ampicillin
4.6. CEPHALEXIN Oracef, Ospexin

Bột trắng, dễ tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ
Trị nhiễm trùng TMH, hô hấp, đường tiểu, da
4.7. CEFUROXIM
Zinnat, Zinacef, Cepazine

Chỉ định
Viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng TMH, hô hấp, máu, đường tiểu, lậu, xương khớp và phần mềm, phòng ngừa nhiễm trùng phẫu thuật
4.8. CEFOTAXIM
Claforan, Cefemix, Cefotax

Tác dụng
Là Cephalosporin III, có phổ kháng
khuẩn rộng trên vi khuẩn gram (-) MIC thấp,
phân bố vào não tốt
Chỉ định
- Các nhiễm khuẩn kháng Cephalosporin I và II
- Trị liệu khởi đầu các nhiễm khuẩn hỗn hợp
- Điều trị theo kinh nghiệm các nhiễm khuẩn
đe dọa tính mạng do các vi khuẩn đề kháng.
4.9. CEFTRIAXON Rocephin, Ceftrixon

Tác dụng
Hoạt phổ tác dụng rộng, MIC thấp, T ½ 8h, thải trừ 60% qua thận và 40% qua mật
Chỉ định
- Nhiễm trùng nặng gây bởi VK đề kháng
với các  -lactamin khác (đặc biệt nhiễm
trùng bệnh viện)
- Trị lậu 1 liều duy nhất
- Viêm tai giữa cấp
- Trị viêm màng não
- Phòng ngừa nhiễm trùng phẫu thuật
2. NHÓM AMINO GLYCOSID
(AMINOSID)

2.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÓM AMINOSID

Kháng sinh đầu tiên của nhóm aminosid được sử dụng trong lâm sàng là streptomycin.
Là nhóm kháng sinh có tác động diệt khuẩn
2.2. PHÂN LOẠI



Streptomycin
Gentamycin
Kanamycin
Tobramycin
Neomycin
Paromomycin
Amikacin
Dibekacin
Neltimycin
Framycetin
Spectinomycin
Aminosid
thiên nhiên
Aminosid bán tổng hợp
2. AMINOSID
2.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
Thấm qua lớp vỏ tế bào VK hiếu khí
Không tác động VK kỵ khí
Gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom vi khuẩn làm ngăn cản sự tổng hợp protein và làm sai lệch sự phiên mã của ARNm.
2. AMINOSID
2.4. CƠ CHẾ ĐỀ KHÁNG CỦA VI KHUẨN
Thay đổi bề mặt tế bào nên ngăn cản aminosid thấm qua màng
Làm mất hoặc thay đổi cấu trúc của các receptor trên tiểu đơn vị 30S nên thuốc không gắn vào được
Tạo ra các enzym làm bất hoạt aminosid
2. AMINOSID
2.5. DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu
Không hấp thu qua PO. Đường dùng là IM hoặc IV chậm
Phân bố
- Kém vào mô, dịch đường hô hấp
- Tập trung với nồng độ cao ở thận và tai trong
- Phản ứng viêm làm tăng sự phân tán vào màng bụng, màng tim
Thải trừ: qua thận
2. AMINOSID
2.6. PHỔ HOẠT TÍNH
Hiệu lực diệt khuẩn cao
- Trực khuẩn gram (-) hiếm khí: các vi khuẩn đường ruột, Haemophillus, Pseudomonas
- Trực khuẩn gram (+): Mycobacterium, Corynebacterium, Histeria
- Cầu khuẩn gram (+): Staphylococcus Methi – S
- Đặc biệt Spectinomycin tác dụng rõ trên lậu cầu, Amikacin hiệu lực trên các mầm đa đề kháng và nhiễm trùng bệnh viện
2. AMINOSID
2.6. TÁC DỤNG PHỤ
- Trên tai: rối loạn tai (giảm thính lực) và rối loạn tiền đình (chóng mặt, mất điều hòa và thăng bằng). Các tổn thương này không hồi phục khi ngừng thuốc.
Gentamycin, streptomycin td ưu thế trên tiền đình
Amikacin, kanamycin và neomycin tác dụng phụ ưu thế trên tai
Độc tính trên tai tăng theo các yếu tố: người già, suy thận, tiền sử bệnh về tai, dùng chung thuốc lợi tiểu (furosemid …)
2. AMINOSID
2.6. TÁC DỤNG PHỤ
Trên thận: liều cao và kéo dài ảnh hưởng đến chức năng tế bào tiểu quản thận và sự lọc của cầu thần. Có sự hồi phục nếu ngưng hoặc giảm liều.
Streptomycin ít gây độc thận
Neomycin gây độc tính trên thận rất cao nên chỉ dùng để có td tại chỗ
Độc tính trên thận gia tăng khi dùng aminosid chung với amphotericin B, Cephalosporin hoặc ở bệnh nhân mất nước

KHÁNG SINH NHÓM AMINOSID

2.7. GENTAMYCIN Servigenta

Ly trích từ mt nuối cấy nấm Micromonospora purpurea
Bột kết tinh trắng hoặc vàng, không mùi. Dễ tan trong nước, không tan trong ethanol, bền với ánh sáng, không khí, nhiệt độ
Trị nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, xương, mô mềm, viêm màng não, viêm màng bụng, nhiễm khuẩn huyết.
Không dùng:
Mẫn cảm, tổn thương chức năng thận, PNCT, nhược cơ
Đồng thời với kháng sinh cùng họ
Phối hợp với furosemid hoặc thuốc ức chế thần kinh cơ
2.8. TOBRAMYCIN Nebcin, Brulamycin, Obracin

Chiết xuất từ môi trường cấy Streptomyces tenebrarius hoặc bán tổng hợp từ kanamycin
Bột kết tinh trắng hoặc trắng ngà, không mùi, tan trong nước, bền với ánh sáng, nhiệt độ.
Trị nhiễm trùng huyết, viêm xương tủy, viêm phổi, nhiễm trùng da, xương, mô, mềm, tiết niệu, sinh dục, màng não
2.9. AMIKACIN Amiklin, Opekacin

Tác dụng tốt trên vi khuẩn đề kháng: nhiễm trùng thận, tiết niệu, sinh dục, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, nhiễm khuẩn hô hấp, ngoài da, khớp.
3. NHÓM MACROLID

3.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÓM MACROLID

Kìm khuẩn: ở nồng độ huyết tương
Diệt khuẩn: nồng độ cao ở mô
3. NHÓM MACROLID
3.2. PHÂN LOẠI





Erythromycin
Oleandomycin
Troleandomycin
Josamycin
Spiramycin
Azithromycin
Clarithromycin
Roxythromycin
Macrolid thiên nhiên
Macrolid tổng hợp
3. NHÓM MACROLID
3.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
Macrolid ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, tác động vào tiểu đơn vị 50S của ribosom, tại đây chúng ngăn không cho phức hợp acid amin ARNt thực hiện việc giải mã di truyền.
3. NHÓM MACROLID
3.4. CƠ CHẾ ĐỀ KHÁNG CỦA VI KHUẨN
- Đa số vi khuẩn gram (-) đề kháng tự nhiên
- Biến đổi điểm đích trên ribosom
- Giảm tính thấm của thuốc qua màng
3. NHÓM MACROLID
3.5. DƯỢC ĐỘNG HỌC
- Hấp thu: hấp thu tốt qua PO, ngoại trừ erythromycin base bị phân hủy bởi các acid dạ dày nên cần bào chế dạng viên bao tan ở ruột (capsule hay các muối stearat, propionat, etyl succinat) mới uống được.
- Phân bố: rộng, trừ não và dịch não tủy, qua được nhau thai
- Thải trừ: gan, suy thận không giảm liều
3. NHÓM MACROLID
3.6. HOẠT PHỔ
- Trực khuẩn gram (+): clostridium, corynebacterium
- Mầm nội bào: clamydia, mycoplasma
- Lậu cầu, màng não cầu khuẩn
3. NHÓM MACROLID
3.7. TÁC DỤNG PHỤ
Đây là nhóm kháng sinh ít độc nhất
- Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy ...
- Viêm gan ứ mật có thể xảy ra với erythromycin estolat và troleandomycin kéo dài > 1 tuần, ngừng thuốc sẽ khỏi
- Viêm tắc tĩnh mạch khi tiêm IV (cần tiêm chậm)
KHÁNG SINH NHÓM MACROLID
3.8. ERYTHROMYCIN Ery-tab, Eryc

3.8.1. Nguồn gốc
Chiết xuất từ mt nuôi cấy Streptomyces erytheus
3.8.2. Tính chất
Erythromycin base là tinh thể không màu hoặc bột trắng có ánh vàng sáng, không mùi, vị đắng, ít tan trong nước, tan trong ethanol và các dùng môi hữu cơ.
3.8.3. Chỉ định
Nhiễm trùng TMH, da, răng miệng, tiết niệu, sinh dục, dự phòng tái phát thấp khớp cấp, tương đối an toàn cho phụ nữ có thai (ngoại trừ dạng estolat)
3.8. ERYTHROMYCIN Ery-tab, Eryc

3.8.4. Tương tác
- Với astemizol, terfenadin: nguy cơ gây xoắn đỉnh
- Với theophylin, cafein, digoxin, corticoid: tăng
nồng độ các thuốc này trong huyết tương
- Với wafarin: tăng nguy cơ xuất huyết
- Với ergotamin: gây thiếu máu, hoại tử đầu chi 3.8.5. Chống chỉ định
- Mẫn cảm
- Suy gan
- Bệnh nhân đang điều trị terfenadin, astemizol,
ergotamin
SPIRAMYCIN Rovamycin

Chỉ định
Nhiễm khuẩn TMH, da, sinh dục, xương
Phòng ngừa viêm màng não do meningococcus khi chống chỉ định với rifampicin, ngừa tái phát thấp khớp cấp khi dị ứng với penicillin
Trị nhiễm toxoplasma ở bệnh nhân mang thai
Tương tác
Làm giảm nồng độ levodopa trong máu
Chống chỉ định
Dị ứng, viêm gan
4. NHÓM CLORAMPHENICOL

4.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÓM CLORAMPHENICOL

Có phổ kháng khuẩn rộng và phân tán tốt vào các mô trong cơ thể
Có nhiều độc tính đáng kể nên ít được sử dụng, chỉ định khi thật cần thiết
4. NHÓM CLORAMPHENICOL
4.2. PHÂN LOẠI
Gồm 2 kháng sinh:
- Cloramphenicol: được ly trích từ
Streptomyces venezuela
- Thiamphenicol: dẫn chất tổng hợp của
cloramphenicol
4. NHÓM CLORAMPHENICOL
4.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
Ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn do thuốc gắn vào tiểu đơn vị 50S của ribosom ngăn chặn sự thành lập cầu nối peptid giữa các acid amin
4.4. CƠ CHẾ ĐỀ KHÁNG
- Tiết men transferase làm thuốc mất hoạt tính
- Giảm tính thấm của vi khuẩn với thuốc
4. NHÓM CLORAMPHENICOL
4.5. DƯỢC ĐỘNG HỌC
- Hấp thu: tốt qua PO
- Phân bố: tốt vào mô cơ thể, qua nhau thai và sữa
- Thải trừ: qua thận
4.6. PHỔ HOẠT TÍNH
Rộng trên cả VK gram (-) và gram (+) (ngoại trừ pseudomonas)
Tác dụng kìm khuẩn, nhưng có td diệt khuẩn với H. Influenzae, Staph, Pneumoniae, Neisseria meningitidis
4. NHÓM CLORAMPHENICOL
4.7. TÁC DỤNG PHỤ
- Trên máu: Cloramphenicol ức chế tủy xương  thiếu máu bất sản, không hồi phục
- Hội chứng xám ở trẻ sơ sinh: ói mửa, da xanh tím, hô hấp nhanh và không đều, trụy mạch, có thể tử vong, Nguyên nhân do hệ thống khử độc ở gan chưa hoàn chỉnh
- Rối loạn tiêu hóa
- Bội nhiễm nấm candida
- Dị ứng
- Cloramphenicol gây trụy tim mạch khi dùng liều cao trị thương hàn
CLORAMPHENICOL
Được phân lập từ môi trường nuôi cấy Streptomyces venezuelae năm 1947
Bột vi tinh thể trắng hoặc hơi vàng, ít tan trong nước, tan trong methanol, ethanol, aceton
Chỉ định
- Thương hàn và phó thương hàn
- Viêm màng não, abces não do vi khuẩn kỵ khí
- Nhiễm trùng phế quản, phổi
- Nhiễm trùng gan mật

CLORAMPHENICOL
Tương tác
- Đối kháng penicillin, aminosid
- Ức chế chuyển hóa làm tăng hoạt tính phenytoin, tolbutamid, clopropamid, dicoumarol
Chống chỉ định
- Phụ nữ có thai, cho con bú
- Trẻ < 5 tháng tuổi
- Suy gan thận
- Người có tiền sử suy tủy
5. NHÓM TETRACYCLINE
5. NHÓM TETRACYCLINE
5.1. ĐẠI CƯƠNG
Đây là nhóm kháng sinh kìm khuẩn
Minocycline có tác dụng diệt khuẩn
5. NHÓM TETRACYCLINE
5.2. PHÂN LOẠI
- Thế hệ I: Thời gian tác động ngắn hoặc trung bình, sự hấp thu bị ảnh hưởng bởi thức ăn
 Clotetracycline
 Tetracycline
 Oxytetracyclin
 Demeclocyclin
- Thế hệ II: Thời gian tác dụng kéo dài và hấp thu gần như hoàn toàn, ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn
 Doxycyclin
 Minocyclin
5. NHÓM TETRACYCLINE
5.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
Các tetracycline gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom, ngăn cản sự tổng hợp protein
5.4. CƠ CHẾ ĐỀ KHÁNG CỦA VI KHUẨN
- Ngăn chặn kháng sinh đi qua màng tế bào vi khuẩn, đẩy kháng sinh ra ngoài bằng sự vận chuyển tích cực
- Có sự đề kháng chéo giữa các cyclin
5. NHÓM TETRACYCLINE

5.5. DƯỢC ĐỘNG HỌC
- Hấp thu: không đều
 Thế hệ I: 60 -80% (ngoại trừ clotetracycline 30%)
 Thế hệ II: 90 – 100%
Sự hấp thu cyclin bị giảm bởi sự hiện diện của thức ăn (nhất là thức ăn chế biến từ sữa) và các chất kháng acid (hydroxyd Mg, Al ...)
- Phân bố: tốt vào mô, qua nhau thai và tuyến sữa. Tích lũy ở gan, xương, răng, qua hàng rào máu não kém
- Thải trừ: thận, ngoại trừ doxycycline thải qua mật . Các cycline có chu kỳ gan mật
5. NHÓM TETRACYCLINE
5.6. PHỔ HOẠT TÍNH
Phổ kháng khuẩn rộng có tác dụng trên nhiều vi khuẩn gram (+) và gram (-), ký sinh trùng sốt rét. Chỉ dùng trong một số nhiễm trùng do bị đề kháng
Họat tính các chất được sắp xếp theo thứ tự:
Minocycline > Doxycyclin > Tetracyclin > Oxytetracyclin
5. NHÓM TETRACYCLINE
5.7. TÁC DỤNG PHỤ
- Da nhạy cảm với ánh sáng, tổn thương da nặng (doxycyclin, demeclocyclin)
- Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy
- Bội nhiễm candida
- Tổn thương gan, suy thận khi dùng liều cao
- Trên xương răng: tạo chelat với calci, chất này lắng động gây đổi màu răng, hư men răng ở trẻ em dưới 8 tuổi
- Dị ứng: ban đỏ, ngứa (hiếm)
- IV gây viêm tĩnh mạch huyết khối, IM gây đau
- Doxycyclin có thể gây viêm thực quản nên dặn bệnh nhân giữ vị trí thẳng đứng ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc
KHÁNG SINH NHÓM CYCLIN

5.8. TETRACYCLIN
Tetracyn, Biotetra, Bristacyclin
Chỉ định
Nhiễm trùng hô hấp do clamydia, mycoplasma
Nhiễm trùng sinh dục do những chủng nhạy cảm
Mụn nhọt, mắt hột
Viêm loét dạ dày tá tràng do H.pylori, sốt rét do P.falciparum, amib
Chống chỉ định
- Dị ứng
- Phụ nữ có thai và cho con bú
- Trẻ em < 8 tuổi
- Suy gan, suy thận (có thể dùng doxy)
DOXYCYCLIN Vibramycin

Chỉ định
Các chỉ định giống như tetracyclin nhưng hiệu lực 2 -10 lần mạnh hơn
Thuốc chọn lựa đầu tiên cho trường hợp “tiêu chảy du lịch”
Chống chỉ định
- Mẫn cảm
- Trẻ em < 8 tuổi
- Suy gan
6. NHÓM LINCOSAMID

6. NHÓM LINCOSAMID
6.1. PHÂN LOẠI
Gồm có 2 kháng sinh
 Lincomycin: được phân lập từ
Streptomyces lencolnensis
 Clindamycin: dẫn chất của lincomycin có
hoạt tính mạnh hơn và sinh khả dụng
đườnguống cao hơn lincomycin
6. NHÓM LINCOSAMID
6.2. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
Ức chế tổng hợp protein do kết hợp với receptor trên tiểu đơn vị 50S ribosom
6.3. CƠ CHẾ ĐỀ KHÁNG CỦA VI KHUẨN
- Đa số vi khuẩn gram (-) đề kháng tự nhiên
- Biếnđổi điểm đích trên ribosom
- Giảm tính thấm của thuốc qua màng
6. NHÓM LINCOSAMID
6.4. DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu: hoàn toàn bằng đường uống, ít chịu ảnh hưởng của thức ăn
Phân bố: rộng rãi trong các mô, kém qua dịch não tủy
Thải trừ: chủ yếu qua mật, phần nhỏ qua thận
6. NHÓM LINCOSAMID
6.5. PHỔ HOẠT TÍNH
- Hầu hết vi khuẩn gram (+)
- Vi khuẩn kỵ khí (trừ Clos. Difficile)
- Không td trên vi khuẩn gram (-) hiếu khí
- Tụ cầu kể cả tụ cầu Methi – R
- Có sự đề kháng 1 chiều lincosamid  macrolid
6. NHÓM LINCOSAMID
6.6. TÁC DỤNG PHỤ
Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn
Viêm ruột kết màng giả (pseudomemoranous colitis) do bội nhiễm Clos. difficile rất nguy hiểm với triệu chứng sốt, đau bụng, phân máu
Máu: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
LINCOMYCIN Lincocin, Antibolic

Chỉ định
Các bệnh nhiễm trùng nặng về huyết, sinh dục, xương khớp, TMH, màng bụng, da, phẫu thuật. Thay thế penicillin, Erythromycin khi dị ứng 2 thuốc này
Chống chỉ đinh
Mẫn cảm, viêm đại tràng, suy gan thận
Tương tác
- Tăng cường tác dụng ức chế thần kinh cơ (curarisants)
- Đối kháng cloramphenicol, erythromycin (do gắn cùng1 nơi trên receptor)
- Tăng độc thận khi dùng chung với aminosid
7. NHÓM QUINOLON

7. NHÓM QUINOLON

7.1. ĐẠI CƯƠNG
Đây là nhóm kháng sinh hoàn toàn tổng hợp hóa học và có tác dụng diệt khuẩn.
7. NHÓM QUINOLON

7.2. PHÂN LOẠI: Gồm 2 phân nhóm:
- Quinolon thế hệ I (quinolon đường tiểu): thuốc đào thải nhanh, hiệu quả điều trị thấp không đạt nồng độ kháng khuẩn trong máu
 Acid nalidixic
 Acid pipemedic
 Acid oxolinic
 Flumequin
- Quinolon thế hệ thứ II (Fluoroquinolon): hoạt tính kháng khuẩn rộng
 Pefloxacin
 Ofloxacin
 Norfoxacin
 Ciprofloxacin
7. NHÓM QUINOLON
7.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
Các quinolon ức chế AND – gyrase là men cần thiết cho sự tái bản hay sao chép của phân tử AND, do đó ngăn chặn sự tổng hợp AND và protein ở vi khuẩn.
7.4. CƠ CHẾ ĐỀ KHÁNG CỦA VI KHUẨN
- Vi khuẩn đề kháng quinolon do đột biến gen tạo men AND gyrase
- Có sự đề kháng chéo giữa các fluoroquinolon
7. NHÓM QUINOLON
7.5. DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu: tốt qua đường uống
Phân bố
 Quinolon I: phân bố kém ở các mô
 Quinolon II: phân bố tốt hầu hết các mô, ngoại trừ TKTƯ, norfloxacin phân bố kém nhất.
Thải trừ: qua thận, riêng pefloxacin thải qua mật
7. NHÓM QUINOLON
7.6. PHỔ HOẠT TÍNH
Quinolon I
- TD chủ yếu trên VK gram (-): E.coly, shigella, salmonella, klebsiella.
- Không có hiệu lực trên vi khuẩn gram (+) và trực khuẩn mủ xanh
Quinolon II
Gồm phổ kháng khuẩn của quinolon I và:
 Tụ cầu methi – R và methi – S
 Liên cầu khuẩn, màng não cầu khuẩn
 Haemophilus influenzae
 Trực khuẩn mủ xanh
 Mầm bội bào: clamydia, mycoplasma

7. NHÓM QUINOLON
7.6. PHỔ HOẠT TÍNH
Các quinolon có hiệu ứng hậu kháng sinh (postantibiotic effect – P.A.E) là sự ức chế vi khuẩn vẫn còn tiếp tục sau khi nồng độ kháng sinh trong huyết tương hạ thấp, đó là lý do khoảng cách giữa 2 lần dùng quinolon là 12 giờ
7. NHÓM QUINOLON
7.7. TÁC DỤNG PHỤ
- Da: nhạy cảm với ánh sáng
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy
- Rối loạn thần kinh: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ
- Đau khớp và cơ khi trị liệu kéo dài
- Tổn thương gân achill
- Bội nhiễm candida
7.8. TƯƠNG TÁC
Tăng nồng độ theophylin trong huyết tương  động kinh, ngừng tim, suy hô hấp.
CIPROLOXACIN Ciprobay, Ciplox

Chỉ định
Nhiễm trùng đường tiểu, tiêu hóa, mô mềm, xương khớp, sinh dục, các nhiễm trùng đe dọa tính mạng
Chống chỉ định
- Phụ nữ có thai, cho con bú
- Trẻ em < 15 tuổi
- Thiếu men G6PD (gây thiếu máu tiêu huyết:màng hồng cầu không ổn định và dễ bị vỡ)
ACID NALIDIXIC Negram

Chỉ định
Chỉ dùng trong nhiễm trùng đường tiểu
Chống chỉ định
- Trẻ em < 15 tuổi
- Phụ nữ có thai, cho con bú
- Thiếu men G6PD
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Phối hợp kháng sinh gây độc tính trên máu
a/ Rifampicin + Novobiocin
b/ Rifampicin + Cloramphenicol
c/ Cloramphenicol + Sulfamid
d/ Aminosid + Cephalosporin
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
2. Phát biểu nào không đúng đối với Cloramphenicol:
a/ Bị men transferase của VK làm mất hoạt tính
b/ Xâm nhập tốt vào nhiều mô
c/ Gây độc tính với máu
d/ Thải trừ qua gan
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
3. Augmentin là dạng phối hợp của:
a/ Acid clavulanic + Ampicillin
b/ Acid clavulanic + Ticarcillin
c/ Acid clavulanic + Amoxicillin
d/ Ampicillin + Sulbactam
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
4. Kháng sinh nào sau đây thuộc nhóm Penicillin có phổ kháng khuẩn rộng, hiệu lực cao trị nhiễm Pseudomonas:
a/ Amoxicillin
b/ Oxacillin
c/ Methicillin
d/ Ticarcillin
e/ Cloxacillin



CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Thuốc được chọn để trị tiêu chảy du lịch:
a/ Amoxicillin
b/ Minocyclin
c/ Doxycyclin
d/ Tetracyclin
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
6. Hoạt tính kìm khuẩn các chất được sắp xếp theo thứ tự:
a/ Doxycyclin > Minocyclin > Oxytetracyclin > Tetracyclin
b/ Doxycyclin > Minocyclin > Tetracyclin > Oxytetracyclin
c/ Minocyclin > Doxycyclin > Tetracyclin > Oxytetracyclin
d/ Minocyclin > Doxycyclin > Oxytetracyclin > Tetracyclin

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
7. Sự phối hợp 2 loại kháng sinh nào dưới đây sẽ gây ra đề kháng chéo:
a/ Penicillin và Cephalothin
b/ Erythromycin và Cloramphenicol
c/ Lincomycin và Roxythromycin
d/ Câu a/ và b/ đúng
e/ Tất cả đều đúng
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
8. Làm thay đổi tính thấm của màng tế bào chất VK là cơ chế tác động của:
a/ Vancomycin
b/ Polymycin
c/ Clindamycin
d/ Roxithromycin
e/ câu c và d đúng
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
9. Streptomycin ức chế tổng hợp protein VK bằng cách liên kết với:
a/ ARN polymerase
b/ AND gyrase
c/ Tiểu đơn vị 30S
d/ Tiểu đơn vị 50S
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
10. Cơ chế tác động của Ciprofloxacin:
a/ Ức chế AND gyrase trong quá trình tổng hợp acid nucleic của VK
b/ Ức chế ARN polymerase trong quá trình tổng hợp acid nucleic của VK
c/ Thay đổi tính thấm của màng tế bào VK
d/ Gắn trên tiểu đơn vị 50s của ribosom trong quá trình tổng hợp protein VK
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
11. Cơ chế tác động của Tetracyclin:
a/ Ức chế tổng hợp thành tế bào VK
b/ Ức chế tổng hợp protein do gắn kết trên tiểu đơn vị 30s
c/ Ức chế tổng hợp protein do gắn kết trên tiểu đơn vị 50s
d/ Ức chế quá trình nhân đôi AND
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
12. Penicillin kháng được acid dạ dày nên có thể uống được:
a/ Benzyl penicillin
b/ Benzathin benzylpenicillin
c/ Phenoxymethyl penicillin
d/ Cả a, b, c đều đúng
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
13. Cephalosporin thế hệ III có ưu điểm so với thế hệ I:
a/ Thấm qua được hàng rào máu não
b/ Kháng được các VK gram (-)
c/ Kháng được acid môi trường dạ dày
d/ Câu a/ và b/ đúng
e/ Câu a/ và c/ đúng
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
14. Quinolon thế hệ 1 còn được sử dụng là:
a/ Ciprofloxacin
b/ Flumequin
c/ Acid nalidixic
d/ Norfloxacin
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
15. Tai biến nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng Lincomycin:
a/ Suy tủy không hồi phục
b/ Suy thận cấp
c/ Bội nhiễm nấm Candida albicans
d/ Viêm ruột kết màng giả do Clostridium difficile
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
16. Có thể phối hợp Penicillin với chất nào để có nồng độ trong máu cao hơn đơn trị liệu:
a/ Aspirin
b/ Probenecid
c/ Caffein
d/ Diclofenac
e/ Tất cả đều sai
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
17. Độc tính nguy hiểm nhất của Macrolid ở:
a/ Thận
b/ Gan
c/ Hệ tiêu hóa
c/ Thần kinh
e/ Tất cả đều sai
Cảm ơn đã lắng nghe!
nguon VI OLET