THUỐC CHỐNG LAO - PHONG
MỤC TIÊU


Sơ lược bệnh, phân loại thuốc, phác đồ trị liêu, nguyên tắc sử dụng thuốc chống lao - phong
Tính chất, tác dụng, cơ chế, dược động học, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng - liều dùng và bảo quản các thuốc chống lao - phong điển hình
THUỐC CHỐNG LAO

SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LAO
Nguyên nhân
Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, năm 1882 Robert Koch đã tìm ra được trực khuẩn này nên còn gọi là Bacille de Koch (viết tắc là BK)
Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có thể nhiễm lao, nhưng lao phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 50 -70% so với các thể lao khác như lao da, lao màng não, lao xương, lao thận …
SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LAO

Dịch tễ học
Theo số liệu WHO (1993) TG khoảng 20 triệu người nhiễm lao, 8 -10triệu bệnh nhân mới/năm, trong đó khoảng 3 triệu người tử vong.
VN khoảng 120.000 người nhiễm lao/năm.
Trực khuẩn lao có cấu trúc sinh hóa đa dạng, đặc biệt do có cấu tạo màng phospholipid làm cho nhiều loại thuốc khó thấm qua


SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LAO

Calmette và Guerin (1908 - 1920) tìm được vaccin BCG phòng bệnh lao
Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng cách phối hợp các thuốc chống lao
Phòng chống lao

Tiêm vaccin BCG cho tất cả trẻ sơ sinh và tiêm nhắc lại cho người lớn làm việc ở khu vực có nguy cơ nhiễm lao
Phát hiện bệnh sớm khi thấy ho, sốt kéo dài trên 10 ngày
Phải cách ly và điều trị kịp thời nếu đã mắc bệnh
THUỐC CHỐNG LAO

Thuốc nhóm 1
Hoạt tính cao, độc tính thấp: isoniazid, rifampicin, ethambutol, pyrazinamid dùng khởi đầu và thay thế là streptomycin
Hiệu quả hầu hết bệnh nhân lao. Nên dùng phối hợp.
Phối hợp giữa rifampicin và isoniazid: hiệu quả
THUỐC CHỐNG LAO

Thuốc nhóm 2
Acid aminosalicylic, Capreomycin, Cycloserin, Ethionamid, Kanamycin, Amikacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin.
Chỉ định khi bị đề kháng hoặc không dung nạp thuốc
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Gồm giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.
Phác đồ cổ điển: 9 tháng
3 tháng đầu: Ethambutol – Rifapicin – Isoniazid
6 tháng kế: Rifampicin – Isoniazid
Phác đồ rút ngắn: 6 tháng
2 tháng đầu: Rifampicin - Isoniazid -Pyrazinamid
4 tháng kế: Rifampicin - Isoniazid - Ethambutol

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG

Chọn thuốc thích hợp cho từng giai đoạn bệnh, từng người bệnh
Phải phối hợp thuốc theo phác đồ nhằm 3 mục đích: hiệp đồng tác dụng, giảm liều lượng của từng thuốc dẫn đến giảm độc tính, hạn chế vi khuẩn kháng thuốc

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG

Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian điều trị
Uống thuốc 1 lần trong ngày, lúc bụng đói
Theo dõi tác dụng phụ của thuốc để xử trí kịp thời
CÁC THUỐC CHỐNG LAO
1. ISONIAZID (isonicotinoyl hydrazid – INH)
Rimifon, Tubazid

1.1. Tính chất
Bột kết tinh không màu hoặc bột trắng hơi có ánh vàng, không mùi, vị ngọt đắng, tan trong nước, khó tan trong ethanol, ether, cloroform
1.2. Tác dụng
Diệt hầu hết mycobacterium ở nồng độ  0,2 g/ml, tỷ lệ kháng thuốc thấp (1/106)
Không kháng chéo thuốc chống lao khác
1. ISONIAZID (isonicotinoyl hydrazid – INH)
Rimifon, Tubazid
1.3. Cơ chế tác dụng
Kìm khuẩn: vi khuẩn ở dạng nghỉ
Diệt khuẩn: vị khuẩn đang phân chia nhanh
Ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn do ức chế tổng hợp acid mycolic
1.4. Chỉ định
Phối hợp các thuốc chống lao khác để điều trị các thể lao

1. ISONIAZID (isonicotinoyl hydrazid – INH)
Rimifon, Tubazid
1.5. Dược động học
Hấp thu: tốt qua đường uống hoặc tiêm bắp
Phân bố: khắp cơ thể kể cả hệ TKTW
Chuyển hóa: ở gan bằng phản ứng acetyl hóa
Thải trừ: gan, thận một phần nhỏ qua sữa
1. ISONIAZID (isonicotinoyl hydrazid – INH)
Rimifon, Tubazid
1.6. Tác dụng phụ
Sốt, ban đỏ, ngứa
Viêm TK ngoại biên, mất ngủ, bồn chồn tâm thần ( dùng kèm vitamin B6)
Vàng da, viêm gan, hoại tử gan. Độc tính này tăng theo tuổi, nghiện rượu, dùng cùng lúc rifampicin, thiểu năng gan
2. RIFAMPICIN Rimactan, Rifam, Tobucin

2.1. Nguồn gốc
Phân lập từ Streptomyces mediterranei
2.2. Tính chất
Bột kết tinh màu vàng cam hoặc đỏ nâu, ít tan trong nước, dễ tan trong cloroform, methanol. Không bền khi gặp ẩm, dạng dung dịch càng dễ biến đổi nhất là khi gặp t0 cao và pH kiềm
2. RIFAMPICIN Rimactan, Rifam, Tobucin

2.3. Tác dụng
Kháng lao mạnh nồng độ ức chế vi khuẩn lao 1g/ml. Tỷ lệ kháng thuốc thấp (1/107 - 1/108)
Không đề kháng chéo
2.4. Cơ chế tác động
Ức chế tổng hợp ARN của vi khuẩn do gắn vào ARN polymerase của vi khuẩn
2. RIFAMPICIN Rimactan, Rifam, Tobucin

2.5. Dược động học
- Hấp thu: tốt qua đường uống
- Phân bố: khắp cơ thể kể cả dịch não tủy
- Chuyển hóa: ở gan dạng acetyl hóa, có chu kỳ gan ruột
- Thải trừ: 60-60% qua phân, 30% qua nước tiểu
2. RIFAMPICIN Rimactan, Rifam, Tobucin

2.6 Chỉ định
Các thể phong, lao
Nhiễm khuẩn nặng do tụ cầu, liên cầu, màng não cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh
2. RIFAMPICIN Rimactan, Rifam, Tobucin
2.7. Tác dụng phụ
Dị ứng: ban đỏ, sốt, buồn nôn, nôn mửa
Độc gan
Nhuộm đỏ cam nước tiểu, phân, nước bọt, nước mắt, mồ hôi
2.8. Chống chỉ định
- Suy gan thận
- Phụ nữ có thai

2. RIFAMPICIN Rimactan, Rifam, Tobucin
2.9. Tương tác
Làm giảm td của thuốc dùng chung: digitoxin, quinidin, corticoid, warfarin, thuốc tránh thai uống, theophylin, barbiturat, ketoconazol, thuốc chống đông
Uống phối hợp rifampicin và INH làm tăng độc tính trên tai
3. STREPTOMYCIN Strepsulfat, Streptolin

3.1. Nguồn gốc
Phân lập từ môi trường nuôi cấy Streptomyces griseus và Streptomyces waksman vào năm 1943, dùng dạng muối sulfat
3.2. Tính chất
Bột xốp trắng, vị đắng, dễ hút ẩm, dễ tan trong nước, không tan trong ethanol, bền trong môi trường acid nhẹ, bị phân hủy khi gặp kiềm, acid mạnh hoặc khi đun nóng
3. STREPTOMYCIN Strepsulfat, Streptolin
3.3. Tác dụng
Là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng với nhiều vi khuẩn gram (+) và gram (-), đặc hiệu với trực khuẩn lao ở nồng độ 1-10 g/ml, tỷ lệ kháng thuốc 1/105.
3. STREPTOMYCIN Strepsulfat, Streptolin

3.4. Cơ chế tác dụng
Ức chế sự tổng hợp protein VK
3.5. Chỉ định
Điều trị các thể lao, dịch hạch
3. STREPTOMYCIN Strepsulfat, Streptolin

3.6 Dược động họ
Hấp thu: không hấp thu qua đường uống  IM hoặc IV chậm
Phân bố:
Tập trung với nồng độ cao ở thận và tai trong
Phản ứng viêm làm tăng sự phân tán vào màng bụng, màng tim
Thải trừ: thận
3. STREPTOMYCIN Strepsulfat, Streptolin

3.7. Tác dụng phụ
Rối loạn tai và tiền đình: không hồi phục khi ngừng thuốc
Liều cao và kéo dài ảnh hưởng đến chức năng tế bào tiểu quản thận và sự lọc của cầu thân  hồi phục nếu ngưng hoặc giảm liều.
3.8. Chống chỉ định
- Tổn thương chức năng thận
- Phụ nữ có thai
- Nhược cơ
4. ETHAMBUTOL Myabutol, Dexabutol

4.1. Tính chất
Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng tan/H2O ethanol, bền với as và nhiệt nhưng dễ hút ẩm
4.2. Tác dụng
Trên M.tuberculosis, M.kansasii, M.avium ở nồng độ 1-5 g/m
Ức chế trực khuẩn lao kháng INH và streptomycin.
Đề kháng nhanh 1/103.
4. ETHAMBUTOL Myabutol, Dexabutol

4.3. Cơ chế tác dụng
Ức chế tổng hợp arabinogalactan là thành phần của thành vi khuẩn lao
4.4. Chỉ định
Điều trị các thể lao, nhất là khi vi khuẩn kháng INH và streptomycin
4. ETHAMBUTOL Myabutol, Dexabutol

4.5. Dược động học
- Hấp thu: tốt qua đường tiêu hóa
- Phân bố: tốt các mô trong cơ thể
- Thải trừ: thận dạng không chuyển hóa
4. ETHAMBUTOL Myabutol, Dexabutol

4.6. Tác dụng phụ
Viêm dây TK thị giác: giảm thị lực, loạn sắc, thường xảy ra ở liều 25mg/kg/ngày
Dị ứng: nổi mụn, đau đầu, chóng mặt
Rối loạn tiêu hóa, viêm TK ngoại biên
4. ETHAMBUTOL Myabutol, Dexabutol

4.7. Chống chỉ định
- Viêm dây thần kinh thị giác
- Bệnh nặng ở mắt
- Phụ nữ có thai
- Trẻ < 5 tuổi (vì khó phát hiện tdp ở mắt)
5. PYRAZINAMID PZA, Aldinamid, Pirilen

5.1. Tính chất
Bột kết tinh trắng, không mùi, tan trong nước, CHCl3, ít tan trong cồn, ether
5.2. Tác dụng
Ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao ở nồng độ 15 g/ml, dễ bị vi khuẩn đề kháng Không có kháng chéo
5. PYRAZINAMID PZA, Aldinamid, Pirilen

5.3. Cơ chế tác dụng
Tác dụng trên sự điều hòa AND
5.4. Chỉ định
Điều trị các thể lao
5. PYRAZINAMID PZA, Aldinamid, Pirilen

5.5. Dược động học
- Hấp thu: tốt qua đường uống
- Phân bố: tốt qua các mô kể cả dịch não tủy
- Thải trừ: qua thận dạng chuyển hóa
5. PYRAZINAMID PZA, Aldinamid, Pirilen

5.6. Tác dụng phụ
Độc với gan (1-5%) ở liều 3g/ngày
- Tăng acid uric huyết
- Buồn nôn, ói mữa, sốt do thuốc
5.7. Chống chỉ định
- Thiểu năng gan – thận
- Tăng acid uric huyết
- Dị ứng, PNCT

THUỐC CHỐNG PHONG

SƠ LƯỢC VỀ BỆNH
Nguyên nhân
Bệnh phong (cùi, hủi) là bệnh do nhiễm trực khuẩn Mycobacterium leprae
Hansen đã xác lập trực khuẩn này năm 1837
bệnh Hansen, trực khuẩn Hansen
Dịch tể học
Trên TG khoảng 11 triệu người nhiễm bệnh phong, tập trung ở các nước đang phát triển, điều kiện sống thấp
PHÂN LOẠI PHONG

VK Hansen được phóng thích từ mũi họng của bệnh nhân khi nói, đọc, xì mũi, khạc nhổ rồi xâm nhập vào người lành qua đường máu. VK tấn công chủ yếu da và TK tổn thương
Gồm 2 nhóm:
Nhóm ít khuẩn: phết phiến da (-), có từ 1 – 3 tổn thương da, 1 tổn thương thần kinh
Nhóm nhiều khuẩn: phết phiến da (+), có > 3 tổn thương da, > 1 tổn thương thần kinh
PHÂN LOẠI THUỐC

Thuốc tiêu chuẩn
- Sulfon và các dẫn chất: Dapson
- Kháng sinh: Rifampicin
- Thuốc tổng hợp: Sultiren, Clofazimin
Thuốc mới (để tránh độc gan do các thuốc tiêu chuẩn gây ra): Roxithromycin, Clarithromycin, Pefloxacin, Ofloxacin, Minocyclin
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
Theo khuyến cáo của WHO
Nhóm nhiều khuẩn:
- Rifampicin 600mg/lần/tháng
- Clofazimin 300mg/lần/tháng
- Clofazimin 50mg/ngày
- Dapson 100mg/ngày
Nhóm ít khuẩn:
- Rifampicin 600mg/tháng
- Dapson 100mg/ngày

Dùng
liên
tục
2 năm
Dùng liên tuc
6 tháng
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG
Phối hợp thuốc nhằm tăng hiệu lực thuốc, giảm sự đề kháng và giảm thời gian điều trị
Các thuốc đều dùng dạng uống
Theo dõi tác dụng phụ của thuốc để xử lý kịp thời
CÁC THUỐC CHỐNG PHONG
DAPSON
CLOFAZIMIN
1. DAPSON
Diamino Diphenyl Sulfon - DDS

1.1. Tính chất
Bột kết tinh trắng, không mùi, vị hơi đắng, rất khó tan trong nước, tan trong acid vô cơ loãng và ethanol
1.2. Tác dụng
Kìm khuẩn phong ở nồng độ 1 -10 g/ml
Đề kháng nhanh nếu sử dụng riêng lẻ.
1. DAPSON
Diamino Diphenyl Sulfon - DDS
1.3. Cơ chế tác động
Giống Sulfamid, ức chế tổng hợp folat
1.4. Chỉ định
- Bệnh phong
- Viêm da dạng herpes, rối loạn da
- Trị và ngừa bệnh sốt rét (thường phối hợp pyrimethamin)
1. DAPSON
Diamino Diphenyl Sulfon - DDS
1.5. Dược động học
- Hấp thu: tốt qua đường uống
- Phân bố: tốt qua dịch cơ thể và mô, có chu kỳ gan ruột
- Thải trừ: qua thận
1. DAPSON
Diamino Diphenyl Sulfon - DDS
1.6. Tác dụng phụ
- Thiếu máu tiêu huyết (khi dùng liều > 200mg/ngày hoặc thiếu men G6PD)
- Methemoglobin, và giảm bạch cầu
- Buồn nôn, ói mửa, chán ăn
- Đôi khi làm nặng thêm bệnh phong  cần ngưng thuốc
1. DAPSON
Diamino Diphenyl Sulfon - DDS
1.7. Chú ý
Acedapson là dạng tác dụng kéo dài của DDS 1 liều duy nhất 300mg/IM tác động đến 3 tháng
Cần uống kèm viên sắt, vitamin nhóm B để hạn chế tác dụng phụ
Định kỳ kiểm tra công thức máu
2. CLOFAZIMIN Lamprène, B663

2.1. Tính chất
Tinh thể đỏ thẩm, không tan trong nước, ít tan trong cồn và dung môi hữu cơ
2.2. Tác dụng
Có tác động trên nhiều loài Mycobacterium như M.leprae, M.tuberculosis, M.avium. Hiện nay Clofazimin là thành phần trong đa hóa trị liệu bệnh phong
2. CLOFAZIMIN Lamprène, B663
2.3. Cơ chế tác động
Clofazimin gắn vào ADN của vi khuẩn làm cản trở sự sao chép
2.4. Chỉ định
Các thể phong. Ưu điểm hơn các thuốc khác là tác động kháng viêm nên ngăn phát triển ban đỏ nốt dạng hủi
2. CLOFAZIMIN Lamprène, B663
2.5. Dược động học
- Hấp thu: tốt qua đường uống
- Phân bố: tích lũy nhiều trong hệ võng nội mô và da rồi phóng thích từ từ vào máu
- Thải trừ: thận
2. CLOFAZIMIN Lamprène, B663
2.6. Tác dụng phụ
- Sẫm màu da trong vài tuần, vảy cá, khô da
- Đau thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy, phân có màu đen
2.7. Chống chỉ định
- Phụ nữ có thai, nuôi con bú
- Suy gan thận
- Người đau bụng, tiêu chảy
nguon VI OLET