KỸ NĂNG
THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI KÌ 4.0
(Mạch hoạt động: Hướng vào bản thân – Hướng đến xã hội)
Trường Đại học Cần Thơ
Khoa Sư phạm
Học phần: SG131 – Hoạt động Giáo dục trong Nhà trường phổ thông
Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 11
Thời gian: 90 phút
Sinh viên thực hiện: Trần Lê Ngọc Dung
MSSV: B1908934
Lớp: SP19U8A1
Ngành học: Sư phạm Tin học
Khóa: K45
STT: 04
NỘI DUNG
I
II
III
IV
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất chung và năng lực chung
2. Mục đích và yêu cầu theo chương trình Giáo dục phổ thông
3. Năng lực đặc thù
II. CHUẨN BỊ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động thứ nhất:
Hoạt động mang tính khám phá về cuộc Cách mạng 4.0
Mục tiêu:
Nhắc lại 03 cuộc Cách mạng công nghiệp đã qua
Làm quen với phương pháp học tập mới: Khăn trải bàn
Giới thiệu về cuộc Cách mạng 4.0
Biết được những trụ cột chính, đặc điểm của cuộc Cách mạng 4.0
Hoạt động:
Phát ngẫu nhiên cho các bạn trong lớp, mỗi bạn một lá phiếu: trên lá bài có số và màu sắc tương ứng: Số 1 – Vàng; Số 2 - Đỏ; Số 3 - Xanh lá; Số 4 – Tím.
Sau khi các lá phiếu phát xong, các bạn có cùng một con số sẽ về chung một nhóm, theo các vị trí mà giáo viên đã sắp xếp.
Hoạt động thứ nhất:
Hoạt động mang tính khám phá về cuộc Cách mạng 4.0
Nội dung thảo luận:
Số 1 – tương ứng nhóm 1: Kể tên các cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang diễn ra?
Số 2 - tương ứng nhóm 2: Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Số 3 – tương ứng nhóm 3: Những trụ cột chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Số 4 – tương ứng nhóm 4: Đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
THỜI GIAN THẢO LUẬN: 10 PHÚT
Hoạt động thứ nhất:
Hoạt động mang tính khám phá về cuộc Cách mạng 4.0
Hoạt động:
Quan sát lại lá phiếu đã phát từ lúc đầu giờ, những bạn có màu sắc giống nhau sẽ di chuyển về chung một nhóm.
Nhóm 1 – Vàng
Nhóm 2 – Đỏ
Nhóm 3 – Xanh lá
Nhóm 4 – Tím
Sau khi đã ổn định, các bạn ở các nhóm khác nhau sẽ cùng trình bày về vấn đề của mình cho các bạn còn lại trong nhóm nghe.
Thời gian kết thúc, đại diện từng nhóm sẽ bóc thăm và trình bày về nội dung của mình, có 4 lá thăm tương ứng với 4 nội dung.
THỜI GIAN THẢO LUẬN: 08 PHÚT
Hoạt động thứ nhất:
Hoạt động mang tính khám phá về cuộc Cách mạng 4.0
Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp…
1st
2st
3st
4st
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là  Cách mạng kỹ thuật số. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
Cách mạng
Công nghiệp 4.0 là gì?
CÁCH MẠNG 4.0 VÀ 3 TRỤ CỘT CHÍNH
Đặc điểm Cách mạng 4.0
Hoạt động thứ hai:
Hoạt động tìm hiểu sự ảnh hưởng của cuộc Cách mạng 4.0 đến đời sống của con người
Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết được sự ảnh hưởng của cuộc Cách mạng 4.0 đến cuộc sống hằng ngày của con người.
Hoạt động:
- Trong thời gian quy định các nhóm – nhóm đã chia theo màu (lần di chuyển thứ hai ở hoạt động thứ nhất) cùng nhau thảo luận và đưa ra ít nhất 03 ý kiến/đáp án liên quan đến nội dung thảo luận. Sau khi thời gian thảo luận kết thúc, đại diện nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận.
Hoạt động thứ hai:
Hoạt động tìm hiểu sự ảnh hưởng của cuộc Cách mạng 4.0 đến đời sống của con người
Chủ đề thảo luận:
“Cách mạng 4.0 đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của học sinh/sinh viên nói riêng và con người nói chung”
Hoạt động thứ hai:
Hoạt động tìm hiểu sự ảnh hưởng của cuộc Cách mạng 4.0 đến đời sống của con người
THỜI GIAN THẢO LUẬN: 10 PHÚT
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0
- Nông nghiệp: các trang trại kỹ thuật số đang là mục tiêu lớn của công nghiệp 4.0 cho ngành nông nghiệp. Một số quốc gia lớn trên thế giới đã xuất hiện những trang trại thông minh sở hữu máy bay không người lái, vệ tinh truyền hình ảnh. Từ đó giúp cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng và cắt giảm nhiều nguồn chi phí.
- Công nghiệp sản xuất: công nghiệp 4.0 có thể tạo ra các nhà máy thông minh, làm việc với nhau thông qua sự liên kết thông minh của Internet. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu suất công việc và kiểm soát, quản lý tốt hơn.
- Công nghệ phần mềm: Hiện nay có rất nhiều các ứng dụng, phần mềm đặc biệt giúp con người chủ động và thuận tiện hơn khi làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Điển hình như phần mềm Grab mà các thành phố lớn đang sử dụng.
- Sự phát triển của công nghệ tự động, một mặt, giúp giải phóng sức lao động cho con người, tăng năng suất lao động; mặt khác, cũng đẩy hàng triệu người phải đối diện với nguy cơ mất việc làm.
- Nhiều máy móc mới ra đời, con người không kịp thích ứng.
Các phần mềm học tập trực tuyến ra đời, thay đổi các quan niệm học tập “học là phải đến trường”; nguồn tài liệu học tập ngày càng phong phú, đáp ứng như cầu học tập suốt đời của con người…
Hoạt động thứ ba:
Nhận biết và rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong bối cảnh mới – Thời kì Cách mạng 4.0
Mục tiêu:
Giúp học sinh nhận biết được các nhóm kỹ năng cần thiết cho cuộc Cách mạng 4.0
Rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, kỹ năng thuyết trình
Hoạt động:
Chia lớp thành 02 nhóm: 01 nhóm phản đối và 01 nhóm đồng ý.
Trong thời gian quy định các bạn sẽ cùng đưa ra ý kiến cá nhân của mình để tranh luận về vấn đề mà giáo viên đã đưa ra.
Sau khi thời gian kết thúc, nhóm nào bảo vệ được ý kiến của mình hoặc một trong hai nhóm từ bỏ quyền tranh luận của mình thì nhóm còn lại sẽ giành được chiến thắng.
Hoạt động thứ ba:
Nhận biết và rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong bối cảnh mới – Thời kì Cách mạng 4.0
Chủ đề tranh luận:
Kỹ năng mềm thành thạo - lợi thế hòa nhập với môi trường làm việc.
Hoạt động thứ ba:
Nhận biết và rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong bối cảnh mới – Thời kì Cách mạng 4.0
THỜI GIAN TRANH LUẬN: 10 PHÚT
Năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy
tính và các công cụ công nghệ.
01
Kỹ năng công nghệ thông tin
truyền thông (ICT)
KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI CÁCH MẠNG 4.0
02
Sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.
Kỹ năng tư duy 
03
Khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm.
Kỹ năng làm việc 
Vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.
Kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu
04
Hoạt động thứ tư:
Hoạt động vận dụng/mở rộng
Mục tiêu:
- Làm quen với kỹ năng quản lý cảm xúc – một trong những kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và quản lý cảm xúc.
Hoạt động:
Trong 10 phút các nhóm sẽ tự xây dựng cho mình các tình huống về quản lý cảm xúc của bản thân: nóng giận, vui vẻ, buồn, hạnh phúc.
Sau khi thời gian kết thúc các nhóm sẽ có 05 phút để diễn lại đoạn kịch mà mình vừa dựng được.
Cả 04 nhóm sau khi diễn xong sẽ lần lượt bình chọn từ chính các bạn trong lớp.
Nhóm nào nhận được nhiều bình chọn hơn sẽ là nhóm chiến thắng.
Hoạt động thứ tư:
Hoạt động vận dụng/ mở rộng
Hoạt động thứ năm:
Hoạt động đánh giá
Trò chơi “AI NHANH AI ĐÚNG”
Mục tiêu:
Thông qua trò chơi nhắc cho học sinh những nội dung của buổi sinh hoạt chuyên đề
Đánh giá mục tiêu chung của buổi sinh hoạt để giáo viên biết được học sinh đã đạt được những gì, từ đó đặt ra kế hoạch cho những buổi sinh hoạt sau
Trò chơi gồm có 10 câu hỏi với bốn đáp án lần lượt là A, B, C và D.
Sau khi giáo viên đọc xong câu hỏi và đáp án, ai giơ tay trước sẽ giành được quyền trả lời.
Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà.
Trò chơi “AI NHANH AI ĐÚNG”
Câu 1: Nhân loại đã trải qua bao nhiêu cuộc Cách mạng công nghiệp?
A. 1
D. 4
C. 3
B. 2
Câu 2: Cuộc Cách mạng thứ tư còn có tên gọi khác là gì?
A. Cơ khí hóa
B. Cách mạng kỹ thuật số
C. Công nghiệp kĩ thuật số
D. Điện khí hóa
Câu 3: Cuộc Cách mạng thứ tư có bao nhiêu trụ cột chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4: Có bao nhiêu nhóm kỹ năng thích ứng với cuộc Cách mạng 4.0?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Câu sau nhắc về kỹ năng nào, trong những kỹ năng thích ứng với cuộc Cách mạng 4.0: “Năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ.”
A. . Kỹ năng công nghệ thông tin truyền thông (ICT)
B. Khả năng tư duy
C. Kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu
D. Kỹ năng làm việc
Câu 6: “Các hệ thống liên kết thực và ảo”, nhắc đến cuộc Cách mạng nào trong lịch sử?
A. Cách mạng thứ nhất (1.0) – Cơ khí hóa
B. Cách mạng thứ hai (2.0) – Điện khí hóa
C. Cách mạng thứ ba (3.0) – Công nghiệp kĩ thuật số
D. Cách mạng thứ tư (4.0) - Cách mạng kỹ thuật số
Câu 7: Đâu là đặc điểm của cuộc Cách mạng 4.0?
A. Tính tương tác; Tính ảo hóa; Tính phân cấp; Tính mô-đun; Tính liên tục; Tính định hướng dịch vụ
B. Tính tương tác; Tính ảo hóa; Tính mô-đun
C. Tính phân cấp; Tính ảo hóa; Tính liên tục; Tính định hướng dịch vụ
D. Tính cá nhân hóa; Tính tập thể; Tính phân tầng; Tính liên tục; Tính thực tế
Câu 8: Khi nhắc đến trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) là nhắc đến trụ cột nào của cuộc Cách mạng 4.0?
A. Công nghệ sinh học
B. Kỹ thuật số
C. Vật lý
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: “Sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời”, kỹ năng nào trong những kỹ năng thích ứng với cuộc Cách mạng 4.0?
A. . Kỹ năng công nghệ thông tin truyền thông (ICT)
B. Khả năng tư duy
C. Kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu
D. Kỹ năng làm việc
Câu 10: Đây là sản phẩm của cuộc Cách mạng công nghiệp nào?
A. Cách mạng thứ nhất (1.0) – Cơ khí hóa
B. Cách mạng thứ hai (2.0) – Điện khí hóa
C. Cách mạng thứ ba (3.0) – Công nghiệp kĩ thuật số
D. Cách mạng thứ tư (4.0) - Cách mạng kỹ thuật số
IV. TỔNG KẾT
GIÁO VIÊN NHẬN XÉT LỚP
CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ THEO DÕI!
HẸN
GẶP
LẠI!
nguon VI OLET