Lồng ghép giáo dục
tiết kiệm vào môn Thủ công và môn Kĩ thuật
tiểu học


I. Mục tiêu lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng vào môn thủ công, môn Kĩ thuật tiểu học
Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp cho học sinh bước đầu biết được:
+ Thế nào là năng lượng và TKNL.
+ Mối quan hệ giữa con người và năng lượng. Lợi ích của việc TKNL với cuộc sống của con người.
+ Các biện pháp TKNL thông qua các hoạt động dạy học trên lớp và ngoại khoá.
- Kĩ năng- hành vi:
+ Tham gia hoạt động TKNL phù hợp với lứa tuổi.
+ Thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức và hành vi TKNL.
+ Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với mọi người.
- Thái độ - tình cảm:
+ Biết quý trọng và TKNL.
+ Có thái độ tích cựcTKNL, phê phán các hành vi lãng phí năng lượng ; thân thiện với môi trường sống.
+ Có ý thức tiết kiệm năng lượng.

Từ mục tiêu trên, việc lồng ghép nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng một cách nhẹ nhàng vào bài học môn Thủ công, Kĩ thuật không những đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri thức môn học mà còn hình thành cho các em nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với việc tiết kiệm năng lượng
Ii. Phương thức lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng vào môn thủ công,
môn Kĩ thuật tiểu học
Lồng ghép GDTKNL như thế nào?
Một số phương pháp GDTKNL vào môn học.
Lồng ghép GDTKNL vào môn Thủ công, Kĩ thuật:
Nội dung gồm các chủ đề sau:
1. 1. Lồng ghép vào các bài học trên lớp với 2 mức độ:
- Mức độ bộ phận: Là mức độ lồng ghép cho các bài học có một hoặc một số phần có mục tiêu, nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng.
Mức độ liên hệ: Là mức độ lồng ghép cho các bài học có nội dung gần gũi để liên hệ GDTKNL.
Ví dụ:
+ Các bài học gấp cắt, dán biển báo giao thông (lớp 2), có thể lồng ghép giáo dục HS ý thức tiết kiệm nhiên liệu khi xe chạy; chấp hành luật lệ giao thông ùn tắc là tiết kiệm năng lượng giao thông trên đường phố.
+ Các bài học lắp ghép mô hình tự chọn, HS chọn lắp cối xay gió, Gv có thể lồng ghép giáo dục cho HS biết rằng sử dụng sức gió sẽ tiết kiệm điện năng.
Lưu ý: Để lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng có hiệu quả giáo viên cần:
Lựa chon bài học có khả năng lồng ghép GDTKNL.
Xác định mức độ, nội dung GDTKNL trong bài học, tránh áp đặt, gò bó và quá tải đối với học sinh.
Đảm bảo mục tiêu bài học, đồng thời đảm bảo mục tiêu GDTKNL.
Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức lồng ghép, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho HS có kiến thức về TKNL, biết TKNL; có ý thức và kĩ năng sống, học tập tiết kiệm trong môi trường phát triển bền vững.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS liên hệ, mở rộng tự nhiên, hài hoà, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.
1.2. Lồng ghép bằng cách tổ chức các hoạt động theo chủ đề môn học gắn với GDTKNL.
Mỗi chủ đề có thể tổ chức một số hoạt động. Những hoạt động này có thể tổ chức vào các buổi học thứ hai đối với học sinh các trường học 2 buổi/ngày hoặc vào các buổi học ngoại khóa.
Ví dụ: Tổ chức cho HS chơi trò chơi đóng vai tuyên truyền viên nhỏ về các đề tài:
+ Tiết kiệm giấy (sau khi học xong bài học Thủ công)
+ Tiết kiệm vải (sau khi học xong bài học khâu thêu)
+ Tiết kiệm củi, ga (sau khi học xong bài học nấu ăn)
+ Tiết kiệm xăng xe (sau khi học xong bài học Lắp ghép mô hình xe)
Có thể tổ chức cho HS viết những bài văn nêu cảm nghĩ hoặc vẽ đề tài TKNL nêu trên.
2. Một số phương pháp dạy học lồng ghép GDTKNL.
2.1. Phương pháp thảo luận
+ Thảo luận cả lớp
+ Thảo luận nhóm
2.2. Phương pháp quan sát
2.3. Phương pháp trò chơi
IIi. Nội dung, địa chỉ và mức độ lồng ghép GDTKNL vào các bài học
Xác định bài học Lồng ghép GDTKNL.
Nêu nội dung, phương thức lồng ghép GDTKNL của bài học theo các bảng.
Thông tin



































































IV. Một số hoạt động lồng ghép GDTKNL qua các chủ đề môn Thủ công, Kĩ thuật
Một số hoạt động có thể lồng ghép GDTKNL.
Nội dung, cách tổ chức hoạt động chuyên đề ( hoặc mô đun) .

Một số hoạt động chuyên đề:
- Tái sử dụng rác thải để làm đồ chơi
- Sử dụng chất đốt trong nấu ăn
- Xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu
- Tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng.
- Tham quan tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng điện ở địa phương
2. Thiết kế một hoạt động cơ bản sau:
- Tên hoạt động: Xác định rõ tên hoạt động, tên hoạt động thường thể hiện mục tiêu hoặc kết quả cuối cùng của hoạt động cần đạt được.
- Mục tiêu: Nêu rõ các sản phẩm phải làm được.
- Thời gian dự kiến: cần xác định và phân bố thời gian thích hợp.
- Chuẩn bị:
+ Địa điểm hoạt động.
+ Các trang thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết.
- Các bước tiến hành.
- Củng cố, đánh giá.
- Tài liệu tham khảo.
- Gợi ý cho người sử dụng.


Lồng ghép giáo dục
tiết kiệm vào môn Thủ công và môn Kĩ thuật
tiểu học



nguon VI OLET