Phòng giáo dục - đào tạo vĩnh linh
Trường mầm non hoa phượng
--------***--------




TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Khám phá khoa học
Chủ đề : Những con vật nuôi bé yêu




Đề tài: Con gà trống
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
Người thực hiện : Nguyễn Thị Khuyên
Ngày thực hiện: 18/01/2011



Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm đặc trưng của con gà trống (mào to màu đỏ, cổ cao, chân có cựa, lông có nhiều màu....)
Trẻ biết gà trống gáy “ò, ó, o”
Trẻ biết môi trường sống và thức ăn của con gà trống.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét và thảo luận nhóm.
Kỹ năng so sánh, ghi nhớ, nhận biết tiếng gà trống.
Rèn kỹ năng tô màu không lem ra ngoài.
3. Thái độ:
Trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ con gà trống.
Trẻ hứng thú tìm hiểu con gà trống, đoàn kết, hợp tác với bạn trong nhóm.
Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
Con gà trống, lồng gà.
Nhạc bài hát: Con gà trống; Gà gáy. Máy tính, Video con gà trống.
Đồ dùng của trẻ:
Tranh chơi trò chơi: Thi ai tinh mắt; Bé khéo tay (tranh vẽ con gà trống, hộp màu,....)
Tiến hành:
Hoạt động 1: Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài: Con gà trống.
Cô hỏi gợi ý:
Bài hát nói đến con vật gì?
Nhà các con có nuôi con gà trống không?
Các con biết gì về con gà trống?
Cho trẻ đọc bài thơ: “Chú gà trống” và chuyển đội hình.
Hoạt động 2: Bé tìm hiểu con gà trống:
Cho trẻ quan sát con gà trống: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 1 con gà trống, cùng nhau quan sát và thảo luận về con gà trống.
Khi trẻ thảo luận cô hỏi gợi ý về đặc điểm đặc trưng của con gà trống (mào to màu đỏ, cổ cao, chân có cựa, lông có nhiều màu....) môi trường sống, thức ăn.....của con gà trống.
Sau khi trẻ thảo luận xong, cho trẻ bắt chước làm động tác gà trống mổ thóc, vỗ cánh, gà trống gáy.
Cho cả lớp cùng quan sát con gà trống. Cô hỏi trẻ:
Bạn nào có nhận xét gì về con gà trống?
Cho trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ về con gà trống.
Cô hỏi gợi ý:
Mào gà trống như thế nào?
Bạn nào có nhận xét gì về cổ gà trống?
Chân gà trống như thế nào? Chân gà trống có móng nhọn giúp gà trống làm gì?
Gà trống thuộc nhóm gia súc hay gia cầm? Vì sao?
Lông gà trống như thế nào?
Bạn nào có nhận xét gì về đuôi gà trống?
Gà trống biết làm gì?
(Cô cho nhiều cá nhân trẻ được đưa ra ý kiến của mình)
Cô củng cố lại: Gà trống có mào to màu đỏ, cổ dài khi gáy cổ vươn cao, 2 chân cao có móng nhọn, chân có cựa, đuôi dài, lông mượt có nhiều màu....Gà trống gáy thức mọi người dậy.
Bạn nào biết con gà trống ăn gì?
Cho trẻ lấy thức ăn ( thóc, ngô, gạo...) để cho gà ăn.
Cô củng cố và mở rộng: Gà ăn thóc, ngô, gạo. Ngoài ra, gà còn dùng chân có móng nhọn để bới đất tìm giun.
Nuôi gà trống để làm gì?
Cô mở rộng: Gà trống được nuôi trong gia đình để lấy thịt. Gà trống còn nuôi để chơi chọi gà vào ngày hội, tết.
Muốn gà chóng lớn chúng ta phải làm gì?
Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ con gà trống.
Cho trẻ hát + vận động bài: “Gà gáy” cho trẻ xem video về gà trống, sự đa dạng của gà trống, môi trường sống, gà trống kiếm ăn, gà trống gáy
Hoạt động 3:Bé thi tài
Trò chơi 1: Thi ai tinh mắt.
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
Cách chơi: Cô có những bức tranh vẽ con gà trống còn thiếu các bộ phận như (mào, đuôi, chân, mỏ....), chia lớp thành 3 đội thi đua lên tìm đúng các bộ phận còn thiếu của gà trống và gắn lên tranh để có được những con gà trống đầy đủ các bộ phận.
Luật chơi: Trẻ sẽ
nguon VI OLET