4 Các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng
PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung
Hai phạm trù thao tác
Một là: Nghiên cứu tài liệu vật chất theo nghĩa rộng như thăm dò, khai quật, phương pháp lấy tài liệu, phương pháp bảo tồn tại chỗ, hay đem về phòng xét nghiệm.
Hai là: Thao tác về tinh thần hay thao tác về tư duy nhằm đi tìm tính chất, niên đại, phân bố địa lý, khôi phục sự kiện lịch sử, cấu trúc xã hội, các hoạt động kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng và kỹ thuật học.
 Thu thập  Tài liệu  Bình luận  Mệnh đề nhận xét.
Khảo cổ học hiện đại có ba mục tiêu chính
Niên đại, 2. Phục dựng và 3. Diễn giải.
Niên đại là xác lập tuổi của hiện vật và di tích khảo cổ.
Phục dựng là khôi phục lối sống của con người trong quá khứ từ di tích cụ thể đến môi trường sống.
Diễn giải là những lý thuyết khoa học nhằm giải thích con người đã sống như thế nào, họ làm gì, nghĩ gì và những mô thức sống cụ thể theo thời gian, theo khu vực, theo tộc người.
Tiến trình nghiên cứu khảo cổ trong phòng gồm có ba giai đoạn
Chỉnh lý tư liệu
Hoàn thành báo cáo khai quật
Nghiên cứu tổng hợp
Chỉnh lý tài liệu
Làm sạch hiện vật
Phân loại theo chất liệu, kiểm kê số lượng,
Lập hồ sơ cho từng hiện vật
Khôi phục hình dáng
Phân loại và xác định công dụng của hiện vật
Xác định thuộc tính
Xác định loại hiện vật
Xác định hạng hiện vật
Xác định loại hình:
Việc ứng dụng những phương pháp của khoa học tự nhiên, nhất là việc ứng dụng thống kê toán học, định lượng, biểu đồ, đồ thị vào việc phân loại và mô tả, đã giúp cho khảo cổ học có thể xác định một cách khách quan và chắc chắn hàng loạt hiện vật.
Làm sạch hiện vật
Khôi phục hình dáng
Giải phẫu hiện vật:
Nghiên cứu kỹ nghệ thời cổ phương pháp truyền thống, việc ứng dụng nhiều phương pháp khoa học tự nhiên như các phương pháp phân tích quang phổ, phân tích hoá học, phân tích kích hoạt Nơtron (tóc), phương pháp phân tích nhiệt (đồ gốm), phương pháp kim tướng học, phân tích Rơnghen (kim loại), nham thạch học, phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phân tích bằng kính lúp hai mặt, phân tích hoá học…
Thực nghiệm chế tác công cụ đá
Đại học Harvard, Mỹ tháng 5 năm 2007
Xác định niên đại
Niên đại tương đối là xác định tuổi của hiện vật và di tích nào đó trong mối quan hệ với những hiện vật và di tích khác. Niên đại tương đối dựa trên luật chồng xếp. Ứng dụng quan trọng nhất của phương pháp này là để thiết lập chuỗi niên đại trước - sau, sớm - muộn, trên - dưới.
Phương pháp truyền thống như phân loại hình thức, so sánh đối chiếu, địa tầng, phân bố địa lý
Phương pháp khoa học tự nhiên: So sánh hàm lượng chứa Flo trong hoá thạch, phương pháp phân tích bào tử phấn hoa; đo vận tốc truyền âm trong xương; đo độ phủ patina…
Phương pháp địa tầng
Phân loại hình theo trật tự thời gian
Niên đại tuyệt đối
Niên đại tuyệt đối (hay còn gọi niên đại chronometer) là xác định năm tuổi của hiện vật, hoá thạch và những tàn tích khác theo niên lịch
Lịch pháp: Phương pháp sử dụng lịch cổ để xác định hiện vật theo niên lịch.
Phương pháp đếm vòng tâm của gỗ: sử dụng vòng sinh trưởng hàng năm của những cây lâu đời như cây thông để tính tuổi
Niên đại tuyệt đối
Phương pháp xác định niên đại bằng hàm lượng các bon phóng xạ C14 do nhà hoá học người Mỹ đã đoạt giải Nobel, Willarr Libby và đồng nghiệp thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1949 và mau chóng trở thành phương pháp ưa chuộng nhất trong khảo cổ học
Tốt nhất là dùng gỗ và than để xác định bằng phương pháp C14, nhưng giấy, da thuộc, xương, da, than bùn và vô số những chất hữu cơ khác cũng có thể dùng để xác định. Hạt cây và cỏ là những mẫu tuyệt vời nếu bị cháy, vì chúng bảo tồn tốt hơn và là loại cây ngắn ngày nếu so với gỗ
Các phương pháp nghiên cứu
KCH trong phòng
Một số lưu ý khi xác định niên đại
Tình trạng an toàn của hiện trường. Ví dụ phải đảm bảo mẫu được lấy thực sự có liên quan đến niên đại của di tích hay di vật.
Độ nhiễm bẩn của mẫu
Độ chính xác tức sai số của kết quả
Chữ viết tắt
AD: Sau CN (Anno Domini "Những năm của Chúa"
BC: Trước CN (Before Christ)
BP: Cách ngày nay (Before Present)
BCE: Trước Kỷ nguyên Chung (Before the Common Era) tương đương BC
CE: Trong Kỷ nguyên Chung (In the Common Era) tương đương AD
Tìm hiểu nguồn gốc chủ nhân
Sử dụng phương pháp liên ngành
Khảo cổ học về cái chết và mộ táng. Gene, AND…
Đôi tình nhân
Ba sọ trong một chum
Sọ người. A) Nhìn từ phía trước có thể thấy thương tổn do bị ăn mòn từ hai phía ở vùng trên ổ mắt và giữa hai lông mày, ăn mòn ở hai vành lỗ mũi, bao gồm xương sống mũi nhìn từ phía trước, hoại tử từ hai phía của vùng dưới ổ mắt của hàm trên, và sự mất dần của vùng ổ răng hàm trên có liên quan tới rụng răng trước khi tử vong. B) Quan sát bên trong của hàm trên cho thấy các thay đổi bệnh lý dẫn tới u vòm miệng, bao gồm các vết rỗ gần vùng ổ răng. (Ảnh: Robbins et al., DOI: 10.1371/journal.pone.0005669)
Kết quả phân tích một bộ xương được phát hiện tại Ấn Độ mang bằng chứng về bệnh phong. Bộ xương này vừa là bằng chứng khảo cổ lâu đời nhất về việc con người bị nhiễm loại vi khuẩn Mycobacterium lepra, vừa là bằng chứng đầu tiên về một dịch bệnh trong lịch sử Ấn Độ cổ đại.
Ứng dụng khoa học trong nghiên cứu cư dân và xã hội
Hoàn thành báo cáo
Báo cáo tổng thể: Công bố toàn bộ dữ liệu khai quật cùng với mọi kết luận và diễn giải liên quan.
- Diễn giải tóm tắt: Chỉ công bố những kết luận - phục dựng lối sống của chủ nhân địa điểm khai quật kèm theo ít hay không kèm theo dữ liệu.
- Công bố theo vấn đề: Công bố những ý kiến thảo luận về vấn đề theo trọng tâm của cuộc khai quật và những kiến giải, hay những hiểu biết để giải quyết vấn đề chỉ với số dữ liệu đủ để chứng minh.
Việc hoàn thành báo cáo khai quật mới chỉ là cái mốc đánh dấu bước đầu chỉnh lý, hệ thống và tổng hợp tài liệu.
Nghiên cứu tổng hợp
Nghiên cứu tổng hợp có thể tiến hành theo giai đoạn, theo khu vực hay theo chuyên đề. Với những đặc thù của khoa học khảo cổ, công tác này có thể được tiến hành trong việc nghiên cứu các tổng thể văn hoá khảo cổ, dựng lại lịch sử của những nền văn minh đã mất theo từng khu vực, từng địa phương, hoặc theo từng cộng đồng tộc thuộc.
ENJOY THE HUMAN PAST!
nguon VI OLET