KHOA HỌC 5
Hướng dẫn học trang 20 - 23
BÀI 5. THỰC HÀNH NÓI “KHÔNG!”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
(TIẾT 1+2)
KHỞI ĐỘNG
Nêu những hoạt động em thường thực hiện để bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của em.
Để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần, em cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; không sử dụng các chất gây nghiện như: thuốc lá, rượu, bia, ma túy, ... ; không xem phim ảnh và sách báo không lành mạnh.
Thứ , ngày tháng 10 năm 2021
Khoa học
Thực hành nói “Không!” đối với
các chất gây nghiện (Tiết 1+2)
1. Quan sát, đọc thông tin và trả lời:
a. Người trong từng hình đang làm gì, nói gì với bạn trai? Bạn trai đã làm gì? Nói gì?
b. Nếu là em, em có ứng xử như bạn trai không? Vì sao?
Quan sát và đọc thông tin các hình 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi:
Uống rượu đi em!
Không! Rượu, bia là chất gây nghiện, không nên uống. Uống vào sẽ có hại cho sức khỏe.
Hình 1
Không! Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, có thể gây ra nhiều bệnh cho con người.
Hút thử điếu thuốc đi em! Không sao đâu.
Hình 2
Hít thử tí đi. Thích lắm em ạ.
Không! Ma túy gây hại cho hệ thần kinh, hủy hoại con người.
Hình 3
Hình 1
Hình 1: Hai người đàn ông đang uống rượu và rủ bạn trai uống rượu. Bạn trai đã từ chối và nói rằng rượu bia là chất gây nghiện, uống vào sẽ có hại cho sức khỏe.
Hình 2
Hình 2: Người đàn ông mời bạn trai hút thuốc. Bạn trai từ chối và nói rằng khói thuốc chứa nhiều chất độc, có thể gây ra nhiều bệnh cho con người.
Hình 3
Hình 3: Người đàn ông đang hút ma túy và mời bạn trai thử. Bạn trai từ chối và nói rằng ma túy gây hại cho hệ thần kinh, hủy hoại con người, không nên sử dụng ma túy.
Nếu là em, em cũng sẽ cư xử như bạn trai vì đó là những chất gây nghiện, không tốt cho sức khỏe của bản thân và làm hại cho gia đình và xã hội.
Em hãy đọc thông tin sách giáo khoa trang 20 - 21
2. Xếp các thẻ chữ phù hợp vào các ô trong bảng học tập dưới đây:
Gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch, thần kinh.
Gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư phổi. 
Huỷ hoại sức khoẻ, dễ lây nhiễm HIV, ...
Gia đình thường bất hoà, nghèo đi, ảnh hưởng tới trật tự xã hội.
Khi say hay gây gổ, có thể gây tai nạn giao thông.
Dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Báo cáo kết quả
Gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư phổi.
Gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch, thần kinh.
Huỷ hoại sức khoẻ, dễ lây nhiễm HIV, ...
Dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Khi say hay gây gổ, có thể gây tai nạn giao thông.
Gia đình thường bất hoà, nghèo đi, ảnh hưởng tới trật tự xã hội.
Rượu, bia, thuốc lá, ma túy là các chất gây nghiện. Ma túy là chất gây nghiện bị Nhà nước cấm. Người sử dụng, vận chuyển, buôn bán bán ma túy là phạm pháp.
Các chất gây nghiện ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người sử dụng và những người xung quanh; làm tiêu hao tài sản vật chất và tinh thần của bản thân, gia đình và xã hội; gây mất trật tự an ninh xã hội.
Cần nói “không” với những chất gây nghiện.
ĐỌC, TRẢ LỜI VÀ VIẾT
Kể tên một số chất gây nghiện.
Vì sao không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và ma tuý?
-> Một số chất gây nghiện là: rượu bia, thuốc lá, ma túy.
-> Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và ma túy vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người sử dụng và người xung quanh; làm tiêu hao tài sản vật chất và tinh thần của bản thân, gia đình và xã hội; gây mất trật tự an ninh xã hội.
Một số chất gây nghiện mà chúng ta không được thử, không được dùng là: ma túy, rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Xử lí tình huống:
a. Đọc kĩ các tình huống dưới đây:
Tình huống 1: Em bị một số người bán hàng dụ dỗ, ép hút thửa thuốc lá. Em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 2: Em được mời, nài ép phải uống rượu (hoặc bia) trong một buổi tiệc. Em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 3: Em bị một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ, em dùng thử ma túy. Em sẽ ứng xử như thế nào?
b. Em suy nghĩ đưa ra cách ứng xử trong mỗi tình huống trên.
XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
Khi có người dụ dỗ, ép hút thử thuốc lá em sẽ trả lời thẳng thắn: “Cám ơn, nhưng mình không hút thuốc”. Nếu người ấy vẫn cứ ép và ngay cả cười nhạo, em có thể nói thêm là: “Vì biết là hút thuốc có hại cho sức khỏe nên mình không hút” hay là “Đừng ép mình nữa. Hút hay không là quyền của mình”. Nếu họ vẫn cố tình ép, em sẽ xin phép họ rồi đi chỗ khác với một lí do là phải về nhà hoặc bận đi một công việc khác...
Khi có người mời, nài ép phải uống rượu (bia) trong một buổi tiệc em sẽ khéo léo từ chối và xin phép họ mình uống nước lọc hoặc nước ngọt. Bởi vì mình chưa được phép sử dụng các đồ uống có cồn và đó là thức uống gây hại cho sức khỏe nên mình xin phép không uống.
Khi có đám thanh niên dụ dỗ, sử dụng ma túy, em sẽ thẳng chắn từ chối với họ là: "Cảm ơn, nhưng tôi không sử dụng". Nếu họ vẫn tiếp tục dụ dỗ và thậm chí ép buộc thì em sẽ tìm cách tránh xa đám thanh niên đó, kể rõ câu chuyện của mình cho người lớn (thầy cô, bố mẹ) và nhờ sự giúp đỡ của người lớn để đảm bảo an toàn cho những ngày tiếp theo.
Hoạt động ứng dụng
Hãy kể tên và thực hiện những việc em có thể làm để giúp em và mọi người không sử dụng thuốc lá, rượu bia và ma túy.
Những việc làm giúp em và mọi người không sử dụng thuốc lá, rượu bia và ma túy là:
Sống và suy nghĩ tích cực, tham gia nhiều hoạt động bổ ích, có lợi cho sức khỏe (tập thể dục, đi bơi, chơi nhạc cụ...)
Tìm hiểu và đọc thêm nhiều kiến thức về các chất gây nghiện để nâng cao sự hiểu biết của bản thân và tránh xa chúng.
Khéo léo nhắc nhở và động viên những người thân không nên sử dụng bia rượu, thuốc lá và ma túy.
Luôn từ chối thẳng thắn khi người khác mời sử dụng rượu bia, thuốc lá và ma túy....
Dặn dò
CHÚC CÁC EM:
CHĂM NGOAN, HỌC TỐT!
CHÀO TẠM BIỆT
CÁC EM!
nguon VI OLET